intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng môi trường đảo Cát Bà và một số giải pháp quản lý - Cao Thị Thu Trang

Chia sẻ: Nguyễn Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

103
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này trình bày một số vấn đề môi trường trên đảo Cát Bà ước tính các nguồn ô nhiễm trên đảo Cát Bà và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý môi trường và chính quyền đảo có những quyết định chính xác hơn những vấn đề liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng môi trường đảo Cát Bà và một số giải pháp quản lý - Cao Thị Thu Trang

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/259198209<br /> <br /> Hiện trạng môi trường đảo Cát Bà và một số giải pháp quản lý<br /> Article · January 2012<br /> <br /> CITATIONS<br /> <br /> READS<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3,286<br /> <br /> 1 author:<br /> Cao Thi Thu Trang<br /> Institute of Marine Environment and Resource<br /> 45 PUBLICATIONS   58 CITATIONS   <br /> SEE PROFILE<br /> <br /> Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br /> <br /> Coastal pollution in the Viet Nam View project<br /> <br /> All content following this page was uploaded by Cao Thi Thu Trang on 12 March 2014.<br /> The user has requested enhancement of the downloaded file.<br /> <br /> HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẢO CÁT BÀ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ<br /> Cao Thị Thu Trang<br /> Viện Tài nguyên và Môi trường Biển<br /> 246 – Đường Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng<br /> Email: trangct@imer.ac.vn<br /> Tóm tắt<br /> Đảo Cát Bà, nằm ở phía nam Vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng, cách trung<br /> tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành<br /> chính, đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Từ năm 2004, đảo Cát Bà đã<br /> được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới.<br /> Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khu vực đảo Cát Bà đang diễn ra hết sức sôi động<br /> bao gồm hoạt động du lịch – dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, tàu thuyền bến bãi. Tuy<br /> nhiên, các hoạt động này đang gây sức ép lớn đối với môi trường đảo với các vấn đề về khí thải,<br /> nước thải và chất thải rắn. Nhận diện các nguồn ô nhiễm để từ đó có những giải pháp bảo vệ môi<br /> trường, phát triển bền vững khu vực đảo là hết sức quan trọng, giúp các nhà quản lý, hoạch định<br /> chính sách có những quyết định chính xác trong phát triển kinh tế-xã hội. Bài báo này tập trung<br /> đánh giá hiện trạng môi trường đảo Cát Bà, ước tính các nguồn ô nhiễm trên đảo Cát Bà và đề<br /> xuất một số giải pháp phục vụ phát triển bền vững.<br /> Abstract<br /> Cat Ba Island, located in the southern part of Ha Long Bay, is far from Hai Phong city (Viet<br /> Nam), 30 km, and far from Ha Long city 25 km. On administration, Cat Ba Island belongs to Cat<br /> Hai District, Hai Phong city. Since 2004, Cat Ba Island had been recognized as Reserve<br /> Biosphere by UNESCO.<br /> Social - economic activities in Cat Ba Island is happening very excited, including service –<br /> tourism, aquaculture, agriculture and shipping. However, these activities are causing big<br /> pressure to environment in the Island on exhaust fume, wastewater and solid waste. Identify of<br /> polluted sources, from that propose solutions for environmental protection and sustainable<br /> development the Island is very important, it will help managers, decision makers to have correct<br /> decision in social-economic development. These papers focuses on assessment of environmental<br /> state in Cat Ba Island, estimation of pollution sources in Cat Ba Island and propose some<br /> solutions for sustainable development of the Island.<br /> 1. Mở đầu<br /> Đảo Cát Bà, nằm ở phía nam Vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng, cách trung<br /> tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành<br /> chính, đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Từ năm 2004, đảo Cát Bà đã<br /> được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới. Hiện nay, các hoạt động kinh tế<br /> chính của đảo Cát Bà là du lịch, dịch vụ khách sạn, nuôi trồng thuỷ sản đang diễn ra hết sức sôi<br /> động. Sức ép về môi trường do các hoạt động kinh tế trên đảo Cát Bà đang ngày càng gia tăng,<br /> đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm môi trường nước và trầm tích biển, sự gia tăng lượng chất thải rắn<br /> trên toàn đảo.<br /> 1<br /> <br /> Để có thể bảo vệ môi trường đảo theo hướng phát triển bền vững, cần thiết nhận diện các<br /> nguồn ô nhiễm, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bày<br /> một số vấn đề môi trường trên đảo Cát Bà và các giải pháp bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó giúp<br /> các nhà quản lý môi trường và chính quyền đảo có những quyết định chính xác hơn những vấn đề<br /> liên quan.<br /> 2. Tài liệu và phương pháp<br /> - Tài liệu sử dụng cho bài báo chủ yếu là các kết quả nghiên cứu thuộc đề tài cấp thành<br /> phố Hải Phòng thực hiện giai đoạn 2006-2008 “Đánh giá sức tải môi trường đảo Cát Bà và đề<br /> xuất các giải pháp phát triển bền vững” [12]. Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu liên quan như<br /> các nghiên cứu đề xuất khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà theo mô hình UNESCO [8],<br /> nghiên cứu đa dạng sinh học khu vực Cát Bà [9, 10], các tài liệu về hiện trạng và định hướng phát<br /> triển kinh tế, xã hội trên đảo Cát Bà [2, 5, 6, 7, 13, 14].<br /> - Phương pháp sử dụng trong bài báo là các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường<br /> nước, không khí và trầm tích biển trên cơ sở các số liệu phân tích đã có và so sánh với hệ thống<br /> tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; phương pháp tính toán các tải lượng ô nhiễm theo UNEP 1984 và<br /> tính dự báo phát thải dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên đảo [1, 15, 16], phương<br /> pháp điều tra khảo sát và thu thập tài liệu về lượng chất thải rắn thu gom được trên đảo Cát Bà.<br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> 3.1. Hiện trạng môi trường đảo Cát Bà<br />  Chất lượng không khí: chất lượng không khí trong khu vực còn khá tốt nếu so sánh với<br /> tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT . Tuy nhiên, một số khu<br /> vực trên đảo như chợ Cát Bà, cảng cá Cát Bà có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ bởi bụi lơ lửng từ 1 1,3 lần vào mùa hè do mật độ của các phương tiện giao thông trên đảo.<br /> Bảng 1. Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại đảo Cát Bà tháng 6/2007 (mg/m3)<br /> (Nguồn [12])<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Thông số<br /> TSP<br /> CO<br /> NO2<br /> SO2<br /> Bụi Pb<br /> <br /> Chợ Cát Bà<br /> 0,41<br /> 0,69<br /> 0,04<br /> 0,01<br /> 0,0055<br /> <br /> Cảng cá Cát<br /> Bà<br /> 0,33<br /> 0,60<br /> 0,06<br /> 0,02<br /> 0,0044<br /> <br /> Đường tới khu<br /> Cát Cò II<br /> 0,30<br /> 0,28<br /> 0,03<br /> 0,05<br /> 0,0054<br /> <br /> QCVN 05:2009<br /> (trung bình 1h)<br /> 0,3<br /> 30<br /> 0,2<br /> 0,35<br /> -<br /> <br />  Chất lượng nước biển ven bờ: Nước biển ven bờ vùng Cát Bà có nhiệt độ luôn ổn định và<br /> chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu hai mùa trong năm. Độ muối và pH của nước biển ở mức cao,<br /> đặc biệt là trong vụng Cát Bà và khu vực Bến Bèo luôn có độ muối 25‰ và pH 7,5 nên nước<br /> biển Cát Bà thuộc loại nước biển mặn. Nước biển vùng đảo Cát Bà chưa bị ô nhiễm bởi các chất<br /> hữu cơ tiêu hao ôxy. Các thong số BOD5, COD chưa vượt quá giới hạn cho phép ở cả ba khu vực<br /> khảo sát vụng Cát Bà, Cạp Gù và Xuân Đám. Nước có độ đục và hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng<br /> thấp, hàm lượng nitơ và phốt pho ở các dạng nitrat, amoni, phốt phát đều không vượt quá giới<br /> hạn cho phép cho mục đích nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch (bảng 2). Tuy nhiên, các<br /> nghiên cứu của Chu Văn Thuộc và cộng sự năm 2004-2005 cho thấy hàm lượng nitrit tại Bến<br /> Bèo đã vượt quá GHCP đối với giá trị GHCP theo tiêu chuẩn của Bộ Thủy sản cũ (GHCP:<br /> 10g/l) [11].<br /> 2<br /> <br /> Bảng 2. Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven đảo Cát Bà (Nguồn [12])<br /> Thông số<br /> DO, mg/l<br /> BOD5, mg/l<br /> COD, mg/l<br /> NO2-, g/l<br /> NO3-, g/l<br /> NH4+, g/l<br /> N-T, mg/l<br /> PO43-, g/l<br /> P-T, mg/l<br /> <br /> Mùa mưa, tháng 7/2006<br /> Cát Bà<br /> Cạp Gù<br /> Xuân Đám<br /> 5,55<br /> 5,38<br /> 5,28<br /> 0,86<br /> 0,78<br /> 2,00<br /> 2,97<br /> 2,97<br /> 2,43<br /> 7,47<br /> 5,62<br /> 6,48<br /> 81,43<br /> 65,86<br /> 73,33<br /> 78,53<br /> 61,54<br /> 73,30<br /> 1,96<br /> 0,41<br /> 1,20<br /> 17,67<br /> 14,14<br /> 14,10<br /> 0,26<br /> 0,28<br /> 0,24<br /> <br /> Mùa khô, tháng 2/2007<br /> Cát Bà<br /> Cạp Gù<br /> Xuân Đám<br /> 6,50<br /> 5,63<br /> 6,85<br /> 0,76<br /> 0,66<br /> 0,78<br /> 2,50<br /> 2,16<br /> 1,81<br /> 4,95<br /> 3,69<br /> 4,28<br /> 48,06<br /> 43,94<br /> 54,73<br /> 67,17<br /> 35,82<br /> 53,98<br /> 1,06<br /> 0,48<br /> 0,98<br /> 9,03<br /> 7,36<br /> 9,82<br /> 0,21<br /> 0,08<br /> 0,46<br /> <br /> So với GHCP trong QCVN 10:2008 đối với nước biển ven bờ (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2