intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng phân bố và tích lũy rác thải khó phân hủy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và môi trường nước ngọt, với nhiều dịch vụ hệ sinh thái có giá trị. Nghiên cứu này được thực hiện tại RNM huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng nhằm bước đầu đánh giá sự phân bố và tích lũy rác thải khó phân hủy trong RNM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng phân bố và tích lũy rác thải khó phân hủy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00032 HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ TÍCH LŨY RÁC THẢI KHÓ PHÂN HỦY TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Phạm Hồng Tính1,*, Trần Ngọc Yến1, Nguyễn Thị Hồng Hạnh1, Mai Sỹ Tuấn2 Tóm tắt: Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và môi trường nước ngọt, với nhiều dịch vụ hệ sinh thái có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm môi trường, trong đó có rác thải khó phân hủy đang đe dọa sự sinh trưởng, phát triển và đa dạng sinh học của RNM. Nghiên cứu này được thực hiện tại RNM huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng nhằm bước đầu đánh giá sự phân bố và tích lũy rác thải khó phân hủy trong RNM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ rác thải khó phân hủy tích lũy trong RNM khoảng 12,3-16,3 kg/100 m2, tốc độ tích lũy rác 0,55-0,73 kg/100m2/tháng. Trong đó, các đồ đựng thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất với 0,29-47,7%, các đồ dùng đánh bắt thủy sản chiếm 22,5-38,3 %, các đồ dùng gia đình chiếm 4,1-5,5%, còn lại là các loại rác thải khó phân hủy khác. Kết quả nghiên cứu đã bước đầu khẳng định RNM có vai trò giữ lại và lưu giữ rác thải khó phân hủy và ngăn chúng di chuyển ra xa môi trường biển. Rác thải khó phân hủy tích lũy nhiều trong RNM tại khu vực nghiên cứu cũng cho thấy, rất cần thiết phải giảm sử dụng và thải các sản phẩm làm từ vật liệu khó phân hủy, đồng thời cần phải có các giải pháp quản lý hiệu quả rác thải khó phân hủy tại khu vực ven biển. Từ khóa: Rác thải khó phân hủy, rừng ngập mặn, Tiên Lãng. 1. MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và môi trường nước ngọt, có vai trò to lớn về kinh tế - xã hội và sinh thái - môi trường. Hệ sinh thái RNM cho năng suất sinh học cao, là nơi cung cấp nguồn vật liệu hữu cơ cho hệ động vật, đảm bảo duy trì ổn định sự đa dạng sinh học của vùng biển và ven biển, góp phần đảm bảo thực hiện đầy đủ các dịch vụ hệ sinh thái vốn có của chúng. Tuy nhiên, chất lượng RNM, sự sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn đang bị suy thoái do nhiều nguyên nhân như tác động của con người, tự nhiên, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm rác thải khó phân hủy. Trong những năm gần đây, với sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện sống của người dân ngày một nâng lên, dẫn tới việc gia tăng nhanh chóng của rác thải khó phân hủy. Khối lượng rác thải khó phân hủy phát sinh ngày càng nhiều, trong khi công tác quản lý, xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Jambeck et al. (2015) cho rằng có khoảng 2,5 tỷ tấn rác thải khó phân hủy sinh hoạt 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội *Email: phtinh@hunre.edu.vn
  2. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 265 phát thải vào đại dương từ 6,4 tỷ người, chiếm 93% dân số toàn cầu, sống trong phạm vi 50 km so với đường bờ biển ở 192 quốc gia. Rác thải khó phân hủy sau đó trôi dạt theo dòng chảy của sông, đại dương hay thủy triều, đến và tích lũy chủ yếu ở các hệ sinh thái ven biển, trong đó có hệ sinh thái RNM. Mặc dù, các nghiên cứu về ô nhiễm và ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải khó phân hủy được thực hiện nhiều trên thế giới, nhưng nghiên cứu về ô nhiễm rác thải khó phân hủy trong các hệ sinh thái ven biển như hệ sinh thái RNM vẫn còn rất hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự tích tụ chất thải nhựa và vi nhựa vùng ven biển và trong trầm tích RNM (Barasarathi et al., 2011; Lima et al., 2014; Mohamed Nor & Obbard, 2014; Lourenco et al., 2017; Naji et al., 2017). Tại Việt Nam, nghiên cứu về ô nhiễm rác thải khó phân hủy, đặc biệt là ô nhiễm nhựa tại khu vực ven biển đang là một hướng nghiên cứu mới, với một số nghiên cứu trong vài năm gần đây. Trong đó, nổi bật là các nghiên cứu của Lahens et al. (2018) mô tả về ô nhiễm nhựa và vi nhựa ở sông Sài Gòn; Rochman et al. (2019) về hiện trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở khu vực cửa Ba Lạt (Sông Hồng); Hà Thị Hiền và nnk. (2019) về vi nhựa trong trầm tích mặt cửa Ba Lạt; Nguyễn Thị Thành Nhơn và nnk. (2019) về vi nhựa trong cát biển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, các nghiên cứu về ô nhiễm rác thải khó phân hủy trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn chủ yếu tập trung vào đánh giá hiện trạng số lượng, phân bố, thành phần và nguồn gốc của rác thải tại khu vực bãi cát, cửa sông, rất ít nghiên cứu thực hiện tại hệ sinh thái RNM. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về hiện trạng phân bố, tốc độ tích lũy rác thải khó phân hủy tại RNM trồng ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần đánh giá được vai trò của RNM trong việc lưu giữ rác thải khó phân hủy, đồng thời hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái RNM và quản lý rác thải khó phân hủy ven biển. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sự phân bố và tích lũy rác thải khó phân hủy trong RNM huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. RNM huyện Tiên Lãng là rừng trồng thuần loài trang (Kandelia obovata), bần chua (Sonneratia caseolaris) và rừng hỗn giao (của 2 loài trang và bần chua). RNM phát triển thành các đai dọc theo đê quốc gia tiến dần ra biển. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại RNM trồng thuần loài trang (Kandelia obovata), bần chua (Sonneratia caseolaris) và RNM hỗn giao tại 03 xã ven biển gồm Đông Hưng, Vinh Quang, Tiên Hưng thuộc huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu: liên quan đến hiện trạng và quản lý RNM, rác thải khó phân hủy trong RNM tại 03 xã ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
  3. 266 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - Thiết lập tuyến, ô tiêu chuẩn nghiên cứu: tổng số 06 tuyến nghiên cứu đã được thiết lập tại khu vực nghiên cứu (02 tuyến ở rừng trang (Kandelia obovata), 02 tuyến ở rừng bần chua (Sonneratia caseolatis) và 02 tuyến ở rừng hỗn giao). Trên mỗi tuyến nghiên cứu, thiết lập 03 ô tiêu chuẩn đại diện cho các khu vực gần đất liền, trung gian và giáp biển. Mỗi ô tiêu chuẩn có kích thước 10 × 10 m. Tổng số 18 ô tiêu chuẩn đã được thiết lập. - Phương pháp thu gom, phân loại và xác định khối lượng rác thải: tất cả rác thải khó phân hủy kích thước > 2,5 cm trong các ô tiêu chuẩn được thu gom, rửa sạch, phơi khô, sau đó phân loại thành 04 nhóm và cân khối lượng rác của từng nhóm (Opfer et al., 2012; Rochman et al., 2019). Các nhóm bao gồm: + Nhóm A: đồ gia dụng (cốc, thìa, hộp, dụng cụ sinh hoạt…). + Nhóm B: đồ đựng thực phẩm (bao bì, túi nilon, gộp bánh, hộp sữa chua…). + Nhóm C: dụng cụ đánh bắt thủy sản (dây thừng, phao xốp, lưới, bẫy/rọ bắt tôm, cua, cá…). + Nhóm D: bao gồm những mảnh nhựa, mảnh xốp, vải vụn, giày dép,... không thuộc các nhóm trên. Việc thu gom và cân khối lượng rác thải khó phân hủy được thực hiện 02 lần, lần thứ nhất vào tháng 06/2019 và lặp lại lần thứ 2 vào tháng 11/2019. - Số liệu về khối lượng rác thải khó phân hủy trong RNM được tổng hợp, xử lý thống kê mô tả bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và SPSS Statistics v22. Kiểm định t (t test) về sự khác nhau giữa hai trung bình được sử dụng để so sánh khối lượng rác tích lũy trong các kiểu RNM (thuần loài trang, bần chua hay hỗn giao). Hình 1. Sơ đồ vị trí nghiên cứu và vị trí tương đối của các ô tiêu chuẩn 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
  4. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 267 3.1. Hiện trạng rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng Kết quả tổng hợp, phân tích thông tin, số liệu, tài liệu thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Tiên Lãng, UBND các xã Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang và kết quả điều tra thực địa cho thấy, hiện nay huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng có khoảng 1403 ha RNM, tăng khoảng 4,7 lần so với năm 2000 (khoảng 300 ha). Đó là kết quả của những nỗ lực phục hồi, phát triển RNM của nhà nước, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Trong đó các dự án như: Phục hồi và nâng cấp đê biển PAM 5325; Trồng RNM của Hội Chữ thập đỏ; Hành động phục hồi RNM của tổ chức ACTMAMG (Nhật Bản)… (Phan Nguyên Hồng và nnk., 2008), đã góp phần phục hồi, trồng mới hàng trăm hecta RNM. Trong đó, trang và bần chua là 2 loài được trồng chủ yếu tạo thành những khu rừng thuần loài trang, thuần loài bần chua và hỗn giao cả 2 loài trang và vần chua. Về công tác quản lý, việc trồng và bảo vệ RNM ven biển huyện Tiên Lãng được chính quyền các cấp đặc biệt coi trọng, đồng thời người dân địa phương cũng tích cực tham gia ủng hộ. Kết quả điều tra cho thấy, chính quyền địa phương đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nhà nước, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, liên tục trồng mới RNM định kỳ hàng năm. Các tiến bộ kỹ thuật trong trồng và phục hồi RNM cũng được áp dụng như: thay trồng cây rễ trần bằng cây giống gieo ươm trong bầu từ 18 - 24 tháng tuổi; áp dụng phương pháp cải tạo cơ giới đối với những nơi có điều kiện lập địa khó khăn, bãi cát đen nghèo dinh dưỡng. UBND các xã ven biển có RNM thường xuyên theo dõi diễn biến rừng, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Mặc dù RNM huyện Tiên Lãng đã được phục hồi phát triển tốt và diện tích RNM ngày một tăng lên, RNM ở một số khu vực đang bị tác động rất lớn từ các hoạt động của con người và tự nhiên. Đặc biệt, rác thải khó phân hủy do con người thải ra, tích lũy trong RNM đe dọa sự sinh trưởng, phát triển và tái sinh của cây ngập mặn, làm suy giảm đa dạng sinh học và hạn chế các dịch vụ hệ sinh thái vốn có của RNM. 3.2. Phân bố rác thải khó phân hủy tại rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng Kết quả khảo sát thực địa cho thấy, lượng rác tích lũy ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là rác thải sinh hoạt, trong đó sản phẩm từ nhựa và các thành phần khác của nhựa chiếm lượng lớn. Đặc trưng của các loại rác thải này là nhẹ và được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt của con người như: vỏ chai nhựa, chai thủy tinh, xốp vụn, cốc nhựa, vỏ lon, quần áo, giày dép,… Ngoài ra còn một số loại rác phát sinh từ các hoạt động kinh tế của người dân như lưới đánh cá, bao tải,… đều là những loại khó phân hủy với khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường, có khi tới hàng trăm hay hàng nghìn năm. Rác thải tại RNM Tiên Lãng có cả ở trên cây và dưới mặt đất do khi thủy triều lên kéo theo các loại rác thải từ đất liền cũng như ở những khu vực cửa sông, vùng biển lân cận đưa vào RNM. Sau khi nước thủy triều rút xuống một số loại rác thải như túi nilon, lưới đánh cá, các loại dây,… sẽ bị giữ lại trên tán lá, cành cây hoặc rễ của cây ngập mặn. Còn lại những loại rác thải khác như chai lọ, xốp, giày dép… thì dồn lại hoặc phân bố rải rác trên mặt đất (Hình 2).
  5. 268 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 2. Rác thải trong rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng Khối lượng của tất cả các loại rác và tỷ lệ phần trăm từng loại rác trong rừng trang, rừng bần chua trồng thuần loài và rừng trồng hồn giao tại ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được trình bày ở Hình 3. a) b) 20 Rác loại A Tổng khối lượng rác 15 4.1% Rác loại B (kg/100m2) 10 29.6% Rác loại D 5 43.8% Rác loại C 0 Bần chua 22.5% Bần chua Trang Hỗn giao c) d) Rác loại D Rác loại A Rác loại A Rác loại D 4.7% 10.6% 9.9% Rác loại C Rác loại B 36.2% Rác loại B Rác loại C 47.1% 38.3% Trang Hỗn giao Hình 3. Tổng khối lượng rác (a) và tỉ lệ các loại rác (b, c và d) trong rừng ngập mặn Hình 3a cho thấy tổng khối lượng rác thải khó phân hủy tại rừng trang (16,3±1,9 kg/100 m2) và rừng hỗn giao (15,6±0,7 kg/100m2) lớn hơn đáng kể so với rừng bần chua (12,3±1,4 kg/100 m2) (P < 0,05). Về thành phần, Hình 3b, 3c và 3d cho thấy ở rừng trang và rừng hỗn giao, đồ đựng thực phẩm chiếm tỉ lệ lớn về khối lượng với 47,7% và 47,1%. Ở rừng bần chua, nhóm rác này cũng chiếm tỉ lệ 29,6 % tổng khối lượng rác. Nhóm rác là các dụng cụ đánh bắt thủy sản cũng chiếm tỉ lệ về khối lượng khá lớn ở cả rừng trang, hỗn
  6. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 269 giao và bần chua (tỷ lệ lần lượt là 36,2%, 38,3% và 22,5%). Nhóm rác là những đồ dùng gia dụng chiếm tỉ lệ nhỏ ở cả rừng trang, hỗn giao và bần chua (tỉ lệ lần lượt là 5,5%, 4,7% và 4,1%). Kết quả này được giải thích là do đặc điểm cấu trúc đặc trưng rừng trang có mật độ cây cao hơn rừng bần chua; cây có kích thước nhỏ (3-7 cm), phân cành nhiều, tán thấp (3-5 m) nên các loại rác dễ dàng bị giữ lại trên tán là, cành cây hoặc tích lũy ở gốc cây dưới mặt đất. Ngược lại, rừng bần chua có mật độ thấp, thân cây có đường kính lớn (10-20 cm) chiêu cao lên tới 10-15 m nên khả năng giữ rác thải trên cành cây và gốc cây và dưới mặt đất kém hơn. Đối với rừng hỗn giao hai loài trang và bần chua thì cấu trúc phân tầng rõ rệt với bần chua ở tầng trên và bên dưới là trang, do đó rừng hỗn giao cũng có khả năng giữ rác tốt hơn rừng bần chua nhưng kém hơn so với rừng trang thuần loài. Hiện nay, nghiên cứu đánh giá sâu hơn mối quan hệ giữa lượng rác thải tích lũy và đặc điểm cấu trúc RNM đang được chúng tôi tiếp tục thực hiện để đánh giá chính xác đặc điểm phân bố rác thải khó phân hủy trong RNM theo loài, tuổi rừng và ở các vị trí, đặc điểm địa hình khác nhau. 3.3. Tốc độ tích lũy rác thải tại rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng Tốc độ tích lũy rác thải khó phân hủy tích lũy tại rừng trang, rừng bần chua và rừng hỗn giao trồng tại ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được thể hiện ở Hình 4. ,1.0 Tổng khối lượng rác tích lũy (kg/100m2/tháng)) ,0.8 ,0.6 ,0.4 ,0.2 ,0.0 Bần chua Trang Hỗn giao Hình 4. Tốc độ tích lũy rác thải khó phân hủy trong các rừng ngập mặn Hình 4 cho thấy tốc độ tích lũy rác thải khó phân hủy tại rừng bần chua, rừng trang và rừng hỗn giao lần lượt là 0,55 kg/100m2/tháng, 0,72 kg/100m2/tháng và 0,73 kg/100m2/tháng. Tương tự như tổng khối lượng rác khó phân hủy trong từng loại rừng, tốc độ tích lũy rác thải khó phân hủy của rừng trang và rừng hỗn giao cũng lớn hơn đáng kể so với rừng bần chua (P < 0,05), nhưng sự khác nhau giữa tốc độ tích lũy rác thải khó phân hủy ở rừng trang và rừng hỗn giao không đáng kể (P > 0,05). Trong thực tế, việc rác thải khó phân hủy bị giữ lại trên cây ngặp mặn, mặt đất hay tiếp tục bị di chuyển tới những khu vực khác, thậm chí bị đẩy vào sát bờ đê, vào sâu trong cửa sông hay cuốn ra biển không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm loài cây và cấu trúc RNM, mà còn phụ thuộc vào nguồn gốc của rác thải, dòng chảy, thủy triều, gió, địa hình, hoạt động của tàu thuyền… (Tournadre, 2014; Abu-Hilal & Al-Najjar, 2004; Martin et al., 2019). Chính vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu về nguồn gốc, cơ chế biến đổi, các điều kiện tác động tới sự tích rác thải khó phân hủy trong RNM để đánh giá đầy đủ về tốc độ, khả năng tích lũy rác thải khó phân hủy trên cơ sở đó đánh giá ảnh hưởng của chúng tới đa dạng sinh học, sự sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái RNM.
  7. 270 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, mật độ rác thải khó phân hủy tích trong RNM trồng ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng khoảng 12,3-16,3 kg/100 m2, tốc độ tích lũy rác 0,55-0,73 kg/100 m2/tháng. Trong đó, các đồ đựng thực phẩm chiếm tỉỷ lệ cao nhất với 0,29-47,7%, các đồ dùng đánh bắt thủy sản chiếm 22,5-38,3%, các đồ dùng gia đình chiếm 4,1-5,5%, còn lại là các loại rác thải khó phân hủy khác. Kết quả đó khẳng định RNM có vai trò giữ lại và lưu giữ rác thải khó phân hủy và ngăn chúng di chuyển ra xa môi trường biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy RNM với loài cây khác nhau RNM có ảnh hưởng tới khả năng lưu giữ rác thải khó phân hủy. Đặc biệt, với một lượng lớn rác thải nhựa đang được lưu giữ trong RNM huyên Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, các nghiên cứu tiếp theo về sự biến đổi lý học, hóa học và sinh học của rác thải, và tác động của chúng tới đa dạng sinh học của RNM cần tiếp tục được nghiên cứu, đồng thời phải có các giải pháp quản lý hiệu quả rác thải khó phân hủy tại khu vực ven biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abu-Hilal A. H., Al-Najjar T., 2004. Litter pollution on the Jordanian shores of thegulf of Aqaba (Red Sea). Mar. Environ. Res. 58 (1), 39-63. Barasarathi J., Periathamby A., Fauziah S. H. and Emenike C., 2011. Microplastic abundance in selected mangrove forest in Malaysia. In: Proceeding of the ASEAN Conference on Science and Technology 2014, 18-20 August 2014, Bogor, Indonesia, (June 2015), p.4. Hà Thị Hiền, Hoàng Thị Lan, Trần Đỗ Mai Trang, Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Mai Sen và Nguyễn Tuấn Long, 2019. Kết quả sơ bộ về ô nhiễm vi nhựa trong trầm tích bề mặt ở cửa sông Ba Lạt, miền Bắc Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Hà Nội 11/2019, 130-138. Phan Nguyên Hồng, Phan Hồng Anh, Motohiko Kogo, Asano Tetsumi, Miyamoto Chiharu, Suda Seiji, 2008. Kết quả 5 năm (1992-1997) thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu và phục hồi rừng ngập mặn giữa Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn và Tổ chức hành động phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản (ACTMANG). Jambeck J. R., R. Geyer, C. Wilcox, T.R. Siegler, M. Perryman, A. Andrady, R. Narayan and K.L. Law, 2015. Plastic waste inputs from land into the ocean. Science 347, 768-771. Lahens L., E. Strady, T. C. Kieu Le, R. Dris, K. Boukerma, E. Rinnert, J. Gasperi and B. Tassin, 2018. Microplastic and microplastic contamination assessment of a tropical river (Saigon River, Vietnam) transversed by a developing megacity. Environmental Pollution 236, 661- 671. Lima A. R. A., Costa, M. F., Barletta, M., 2014. Distribution patterns of microplastics within the plankton of a tropical estuary. Environ. Res. 132, 146-155. Lourenço P. M., Serra-Gonçalves C., Ferreira J. L., Catry T., Granadeiro J. P., 2017. Plastic and other microfibers in sediments, macroinvertebrates and shorebirds from three intertidal wetlands of southern Europe and west Africa. Environmental Pollution 231, 123-133. Martin C., Almahasheer H. and Duarte M. C., 2019. Mangrove forests as traps for marine litter. Environmental Pollution 247: 499-508. Mohamed Nor N. H., Obbard, J. P., 2014. Microplastics in Singapore's coastal mangrove ecosystems. Mar. Pollut. Bull. 79 (1-2), 278-283.
  8. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 271 Naji A., Esmaili, Z., Khan, F. R., 2017. Plastic debris and microplastics along the beaches of the strait of Hormuz, Persian gulf. Mar. Pollut. Bull. 114 (2), 1057-1062. Nguyễn Thị Thành Nhơn, Đặng Thị Yến Vy, Nguyễn Thảo Nguyên và Tô Thị Hiền, 2019. Vi nhựa trong cát biển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Hà Nội 11/2019, 139-148. Opfer S., C. Arthur and S. Lippiatt, 2012. NOAA marine debris shoreline survey field guide. NOAA Marine Debris Program. http: www.marinedebris.noaa.gov. Rochman S., Giles R., Nguyen C., Nguyễn Văn Công, Ngô Thị Ngọc, Hồ Thị Yến Thu và Mai Kiên Định, 2019. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở khu vực cửa sông ven biển - trường hợp thí điểm tại của Ba Lạt sông Hồng. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Hà Nội 11/2019, 103-121. Tournadre J., 2014. Anthropogenic pressure on the open ocean: the growth of shiptraffic revealed by altimeter data analysis. Geophys. Res. Lett. 41 (22),7924-7932. DISTRIBUTION AND ACCUMULATION OF PERSISTENT WASTES IN MANGROVE ECOSYSTEM IN TIEN LANG DISTRICT, HAI PHONG CITY Pham Hong Tinh1,*, Tran Ngoc Yen1, Nguyen Thi Hong Hanh1, Mai Sy Tuan2 Abstract: Mangroves is known as a transitional ecosystem between the marine and freshwater environments, with many valuable ecosystem services. However, current environmental pollution, including persistent wastes, is threatening the development and biodiversity of mangroves. This study was conducted in the mangroves of Tien Lang district, Hai Phong city in order to initially assess the distribution and accumulation of persistent wasted in the mangrove ecosystem. The results show that the density of persistent waste in the mangroves is about 12.3-16.3 kg/100 m2, the accumulation rate is 0.55-0.73 kg/100m2/month. In particular, the packing materials accounted for the highest proportion of 0.29- 47.7%, the fishing gear & related material accounted for 22.5-38.3%, the consumer products accounted for 4.1-5.5% and the rest was other persistent wastes. The results initially confirmed that mangroves play an important role in retaining and storing persistent wastes, and preventing them from moving to the marine environment. The results also indicated that it is necessary to reduce the use and disposal of products made from persistent materials, and the need for effective management solutions for persistent waste in coastal areas. Keywords: Mangroves, persistent wastes, Tien Lang. 1Hanoi University of Natural Resources and Environment 2Hanoi National University of Education *Email: phtinh@hunre.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2