intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP): Cơ hội và thách thức cho thương mại Việt Nam

Chia sẻ: ViDeshiki2711 ViDeshiki2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

72
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CTPPP) tiền thân là TPP-11, bao gồm các quốc gia thành viên là Úc, brunei, Ca-na-đa, Chi-lê , Nhật bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, niu di-lân, Pêru, Xin-ga-po, Việt nam đã được ký kết tại thành phố santiago(Chi-lê) vào ngày 8/3/2018 và có một số thay đổi so với TPP. Các nền kinh tế trong CPTPP chiếm khoảng 14% gdp toàn cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP): Cơ hội và thách thức cho thương mại Việt Nam

QUẢN LÝ - KINH TẾ<br /> <br /> <br /> <br /> HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ<br /> XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CTPPP):<br /> CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM<br /> THE COMPREHENSIVE AND PROGRESSIVE AGREEMENT<br /> FOR TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP (CTPPP):<br /> OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM'S TRADE<br /> <br /> <br /> TS Phạm Văn Hiếu<br /> Đại Học Công Nghệ Và Quản Lý Hữu Nghị<br /> <br /> Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 28/11/2018<br /> Ngày phản biện đánh giá: 18/12/2018<br /> Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/12/2018<br /> <br /> <br /> Tóm tắt: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CTPPP) tiền<br /> thân là TPP-11, bao gồm các quốc gia thành viên là Úc, brunei, Ca-na-đa, Chi-lê , Nhật<br /> bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, niu di-lân, Pêru, Xin-ga-po, Việt nam đã được ký kết tại thành<br /> phố santiago(Chi-lê) vào ngày 8/3/2018 và có một số thay đổi so với TPP. Các nền kinh<br /> tế trong CPTPP chiếm khoảng 14% gdp toàn cầu. Tuy khối kinh tế này chỉ chiếm tỷ trọng<br /> 15,7% trong tổng số các thị trường xuất khẩu của Việt nam và là thị trường cung cấp<br /> 15,71% hàng nhập khẩu cho Việt nam, nhưng CTPPP có hiệu lực sẽ vẫn mở ra cơ hội<br /> cũng như mang lại thách thức cho thương mại Việt nam.<br /> Từ khóa: CTPPP, Thương Mại Việt Nam, Fta<br /> Summary: Comprehensive partnership agreement and trans-pacific progress (CTPPP)<br /> precursor to TPP-11, including australia, brunei, canada, chile, japan , malaysia, mexico,<br /> new zealand, peru, singapore, vietnam were signed in santiago city (chile) on march 8,<br /> 2018 and there are some changes compared to TPP. The economies in CPTPP account<br /> for about 14% of global gdp. Although this economic sector only accounts for 15.7% of<br /> the total export markets of vietnam and is a market that provides 15.71% of imports to<br /> vietnam, but the validity of CTPPP will still create opportunities as well as challenges for<br /> vietnamese trade.<br /> Keywords: Vietnam CTPPP, Trade, Fta<br /> <br /> 28 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br /> 1. Khái niệm CTPPP và giới thiệu thành viên<br /> <br /> Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CTPPP) tiền thân là TPP-11,<br /> bao gồm các quốc gia thành viên là Úc, brunei, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-<br /> cô, niu di-lân, Pêru, Xin-ga-po, Việt nam đã được ký kết tại thành phố santiago (Chi-lê) vào ngày<br /> 8/3/2018. Đây là thành công của 11 nền kinh tế trong nỗ lực khởi động lại hiệp định TPP sau khi<br /> hoa kỳ rút lui tháng 1 năm 2017. Khuyết hoa kỳ, tổng gdp của cả khối cTPP năm 2017 xấp xỉ<br /> 10,27 nghìn tỷ usd, chiếm 14% tổng gdp toàn thế giới với thị trường 466 triệu dân, chiếm 6,1%<br /> tổng dân số toàn thế giới.<br /> <br /> Bảng 1: Các quốc gia thành viên của CPTPP<br /> <br /> <br /> Quốc gia Chỉ tiêu Năm 2017<br /> Gdp (tỷ usd) 1390 ,150<br /> Úc Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 56135 ,416<br /> Dân số (triệu người) 24 ,764<br /> Gdp (tỷ usd) 11 ,963<br /> Bru-nêy Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 27893 ,449<br /> Dân số (triệu người) 0 ,429<br /> Gdp (tỷ usd) 1640 ,385<br /> Ca-na-đa Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 44773 ,260<br /> Dân số (triệu người) 36 ,638<br /> Gdp (tỷ usd) 263 ,206<br /> Chi-lê Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 14314 ,752<br /> Dân số (triệu người) 18 ,387<br /> Gdp (tỷ usd) 4884 ,489<br /> Nhật bản Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 38550 ,089<br /> Dân số (triệu người) 126 ,705<br /> Gdp (tỷ usd) 1142 ,453<br /> Mê-hi-cô Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 9249 ,265<br /> Dân số (triệu người) 123 ,518<br /> Gdp (tỷ usd) 200 ,837<br /> Niu di-lân Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 41629 ,329<br /> Dân số (triệu người) 4 ,824<br /> Gdp (tỷ usd) 210 ,013<br /> Pêru Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 6598 ,460<br /> Dân số (triệu người) 31 ,828<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC 29<br /> QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br /> Gdp (tỷ usd) 305 ,757<br /> Xin-ga-po Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 53880 ,128<br /> Dân số (triệu người) 5 ,675<br /> Gdp (tỷ usd) 309, 858<br /> Ma-lai-xi-a Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 9,659.878<br /> Dân số (triệu người) 32.077<br /> Gdp (tỷ usd) 215 ,963<br /> Việt nam Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 2306 ,227<br /> Dân số (triệu người) 93 ,643<br /> Nguồn: http://www.imf.org/<br /> Trong đó, xét về dân số, Nhật bản là quốc gia có dân số đông nhất là 126,705 triệu người,<br /> tiếp đến là Mê-hi-cô với dân số 123,518 triệu người, và đứng thứ ba là Việt nam với con số<br /> 93,643 triệu người. Xét về gdp bình quân đầu người, có thể thấy rõ sự phân hóa giữa các quốc<br /> gia trong khối. Nhóm các quốc gia có gdp bình quân đầu người cao bao gồm Úc, trên 56 nghìn<br /> usd/người, tiếp đến là Xin-ga-po, trên 53 nghìn usd/người. Bên cạnh đó, Mê-hi-cô, Pêru, và Việt<br /> nam là nhóm những quốc gia có gdp bình quân đầu người thấp nhất trong khối, lần lượt là 9,2<br /> nghìn usd/người, 6,6 nghìn usd/người và 2,3 nghìn usd/người.<br /> Những sửa đổi và khác biệt của CPTPP so với TPP được tóm tắt trong bảng dưới đây. So<br /> với TPP, CPTPP vẫn giữ nguyên đa số các nội dung cốt lõi của TPP và có 22 điều khoản bị tạm<br /> hoãn hoặc được sửa đổi.<br /> Bảng 2: So sánh CPTPP và TPP<br /> <br /> <br /> Tiêu chí CPTPP TPP<br /> Đầu tàu Nhật bản Hoa kỳ<br /> Thành viên 11 thành viên 12 thành viên<br /> Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Hiệp định đối tác xuyên thái<br /> Tên gọi<br /> xuyên thái bình dương (CTPPP) bình dương (TPP)<br /> Ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê Hiệp định có hiệu lực khi tổng<br /> chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực sau gdp của các nước triển khai<br /> Điều kiện hiệu lực<br /> 60 ngày kể từ ngày ký phải bằng 85% tổng gdp của<br /> 12 nước đã ký từ năm 2013<br /> Có 22 điều khoản bị tạm hoãn hoặc tạm<br /> dừng. Trong đó 11/20 điều khoản bị tạm<br /> Nội dung hoãn có liên quan tới sở hữu trí tuệ. Các<br /> điều khoản bị hoãn còn lại liên quan tới<br /> đầu tư.<br /> <br /> <br /> <br /> 30 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br /> Bổ sung các quy định về quy trình rút lui,<br /> gia nhập, rà soát lại CPTPP trong tương<br /> lai, tạo tính linh hoạt của hiệp định và<br /> có thể sẵn sàng cho những đợt kết nạp<br /> thành viên mới<br /> Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ https://www.mfat.govt.nz/<br /> Trong đó, xét về dân số, Nhật bản là quốc gia có dân số đông nhất là 126,705 triệu người,<br /> tiếp đến là Mê-hi-cô với dân số 123,518 triệu người, và đứng thứ ba là Việt nam với con số<br /> 93,643 triệu người. Xét về gdp bình quân đầu người, có thể thấy rõ sự phân hóa giữa các quốc<br /> gia trong khối. Nhóm các quốc gia có gdp bình quân đầu người cao bao gồm Úc, trên 56 nghìn<br /> usd/người, tiếp đến là Xin-ga-po, trên 53 nghìn usd/người. Bên cạnh đó, Mê-hi-cô, Pêru, và Việt<br /> nam là nhóm những quốc gia có gdp bình quân đầu người thấp nhất trong khối, lần lượt là 9,2<br /> nghìn usd/người, 6,6 nghìn usd/người và 2,3 nghìn usd/người.<br /> Nếu như TPP được dẫn dắt bởi hoa kỳ, thì CTPPP được dẫn dắt bởi Nhật bản. Theo mulgan<br /> (2018)1, đây là trường hợp hiếm hoi Nhật bản đóng vai trò dẫn dắt các vòng đàm phán đa<br /> phương. Chính quyền của thủ tướng abe cam kết sớm thực thi hiệp định này vì nhiều lý do. Thứ<br /> nhất, Nhật bản kỳ vọng hiệp định CPTPP chất lượng cao sẽ trở thành một hình mẫu cho những<br /> hiệp định thương mại đa phương khác, bao gồm cả hiệp định đối tác kinh tế toàn diện vùng rcep.<br /> Đồng thời, CPTPP được xem như một động thái chống lại chiến dịch “nước mỹ trước tiên” chỉ<br /> tập trung vào các hiệp định thương mại song phương.<br /> Có thể thấy, để tránh rủi ro lặp lại trong quá trình thực thi hiệp định như trường hợp của TPP,<br /> CPTPP đã sửa đổi điều khoản về hiệu lực của hiệp định. Nếu như việc TPP quy định hiệp định<br /> có hiệu lực khi tổng gdp của các nước triển khai phải bằng 85% tổng gdp của 12 nước đã ký<br /> từ năm 2013 đã đặt hiệp định này vào bế tắc khi hoa kỳ (chiếm 60% gdp toàn khối TPP) không<br /> thông qua và rút lui, CTPPP chỉ quy định cần có ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê chuẩn thì<br /> hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký. Ngoài ra, hiệp định này cũng tiếp tục bổ sung<br /> các quy định về quy trình rút lui, gia nhập, cũng như khả năng rà soát lại cá điều khoảnCPTPP<br /> trong tương lai. Điều này đã phát huy tính linh hoạt của hiệp định và cũng như tính sẵn sàng cho<br /> việc kết nạp thành viên mới.<br /> Về điều khoản cam kết, so với TPP, CPTPP đã tạm hoãn thực thi 22 nội dung. Trong đó tập<br /> trung vào các cam kết về sở hữu trí tuệ do hoa kỳ đề xuất trước đây, ngoài ra là các cam kết<br /> thuộc lĩnh vực đầu tư, và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và nhà đầu tư (isds).<br /> 2. Cơ hội và thách thức cho Việt nam<br /> Như đã đề cập tới ở trên, các nền kinh tế trong CPTPP chiếm khoảng 14% gdp toàn cầu.<br /> Các nền kinh tế này chiếm tỷ trọng 15,7% trong tổng số các thị trường xuất khẩu của Việt nam<br /> và là thị trường cung cấp 15,71% hàng nhập khẩu cho Việt nam.<br /> <br /> <br /> <br /> 1: http://www.eastasiaforum.org/2018/02/27/cptpp-a-boost-for-japans-regional-trade-leadership/<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC 31<br /> QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br /> Bảng 3: Tỷ trọng xuất, nhập khẩu của các quốc gia thành viên khối CPTPP với<br /> Việt Nam giai đoạn 2012-2017<br /> <br /> Nước 2012 2013 2014 2015 2016 2017<br /> Bru-nêy 0,01 0,01 0,03 0,02 0,01 0,01<br /> Xin-ga-po 2,07 2,04 1,96 1,96 1,37 1,38<br /> Nhật bản 11,41 10,26 9,77 8,70 8,31 7,87<br /> Ca-na-đa 1,01 1,18 1,38 1,49 1,50 1,27<br /> Chi-lê 0,15 0,17 0,35 0,40 0,46 0,47<br /> Xuất khẩu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Pêru 0,09 0,08 0,12 0,15 0,16 0,15<br /> Niu- di-lân 0,16 0,21 0,21 0,20 0,20 0,21<br /> Úc 2,80 2,64 2,65 1,79 1,62 1,54<br /> Mê-hi-cô 0,60 0,68 0,69 0,95 1,07 1,09<br /> Ma-lai-xi-a 3,93 3,78 2,61 2,21 1,89 1,97<br /> Các nước khác 77,78 78,96 80,22 82,13 83,41 84,03<br /> Bru-nêy 0,54 0,46 0,07 0,03 0,04 0,02<br /> Ma-lai-xi-a 3,00 3,10 2,84 2,53 2,96 2,78<br /> Xin-ga-po 5,88 4,31 4,62 3,64 2,72 2,51<br /> Nhật bản 10,20 8,75 8,70 8,58 8,62 7,86<br /> Nhập khẩu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Ca-na-đa 0,40 0,31 0,26 0,27 0,23 0,37<br /> Chi-lê 0,33 0,24 0,25 0,18 0,13 0,13<br /> Mê-hi-cô 0,10 0,09 0,18 0,29 0,28 0,27<br /> Pê-ru 0,08 0,03 0,07 0,04 0,04 0,06<br /> Niu di-lân 0,34 0,34 0,32 1,23 0,20 0,21<br /> Úc 1,56 1,20 1,39 0,23 1,39 1,50<br /> Các nước khác 77,58 81,17 81,30 82,99 83,39 84,29<br /> <br /> Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của tổng cục thống kê<br /> <br /> Rõ ràng, sau khi hoa kỳ rời khỏi TPP, đối tác thương mại hàng đầu của Việt nam trong khối<br /> CPTPP là Nhật bản, thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỷ trọng xấp xỉ 8% tổng kim ngạch<br /> xuất, nhập khẩu của Việt nam trong năm 2017. Trong số các thị trường xuất khẩu thuộc khối, thị<br /> trường Ma-lai-xi-a đứng thứ hai, tiếp đến là Úc, Xin-ga-po, Ca-na-đa, Mê-hi-cô với các con số<br /> lần lượt là 1,97%; 1,54%; 1,38%; 1,27%; 1,09% trong năm 2017. Trong số các thị trường nhập<br /> <br /> 32 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br /> khẩu, tiếp sau Nhật bản là các thị trường Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Úc với các con số lần lượt là<br /> 2,78%; 2,51%; và 1,5% trong năm 2017.<br /> <br /> Tuy nhiên,Việt nam cũng có nhiều tiềm năng cải thiện quan hệ thương mại với các quốc gia<br /> trên. Cụ thể, chỉ số bổ trợ thương mại (trade complimentary index – tc) của Việt nam và các quốc<br /> gia khối CPTPP đã cho thấy cơ cấu xuất khẩu của Việt nam khá phù hợp với cơ cấu nhập khẩu<br /> của hầu hết các quốc gia CPTPP. Tc là chỉ số thương mại khá quan trọng và phổ biến, giúp cung<br /> cấp thông tin hữu ích về triển vọng thương mại nội vùng. Chỉ số này cho thấy sự bổ trợ giữa cấu<br /> trÚc nhập khẩu của một quốc gia với cấu trÚc xuất khẩu của đối tác và đặc biệt hữu ích cho các<br /> quốc gia đang cân nhắc việc hình thành hiệp định thương mại tự do.chỉ số tc giữa hai quốc gia<br /> k và j được tính toán như sau:<br /> <br /> Tcij = 100 ( 1 - sum ( | mik - xij | / 2 ) )<br /> <br /> Trong đó, xij: tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng i trong giỏ xuất khẩu của quốc gia j<br /> <br /> Mik là tỷ trọng nhập khẩu của mặt hàng i trong giỏ nhập khẩu của quốc gia k<br /> <br /> Nếu chỉ số tc = 0: không có thương mại song phương về mặt hàng i giữa hai quốc gia j và k.<br /> Nếu chỉ số tc = 100: tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của hai quốc gia bổ trợ hoàn hảo cho nhau.<br /> <br /> Bảng 4: Chỉ số TC giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trong khối CPTPP<br /> thời kỳ 2012-2016<br /> <br /> Nước 2012 2013 2014 2015 2016<br /> Bru-nêy - 50,84 46,37 43,37 37,53<br /> Úc - 48,91 48,54 46,72 43,78<br /> Ca-na-đa - 49,92 48,95 46,45 43,38<br /> Chi-lê - 50,56 49,53 49,02 45,66<br /> Nhật bản - 52,69 52,15 54,24 51,73<br /> Mê-hi-cô - 58,61 56,96 53,73 52,09<br /> Niu di-lân - 48,72 47,17 46,02 41,71<br /> Pêru 51,63 49,97 49,93 47,60 41,48<br /> Xin-ga-po - 55,19 53,58 55,54 54,77<br /> Ma-lai-xi-a - 60,82 58,83 59,23 55,60<br /> <br /> Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của itc<br /> Trong khối CPTPP, chỉ số tc có thể thấy, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Mê-hi-cô và Nhật bản là<br /> những đối tác phù hợp nhất cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam. Chỉ số tc với Ma-lai-xi-a<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC 33<br /> QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br /> duy trì ở mức cao hơn 60 giai đoạn vào năm 2013, sau đó giảm nhẹ vào các năm 2014 và 2015,<br /> rồi giảm mạnh vào năm 2016 nhưng vẫn cao nhất trong số các nước trong khối. Chỉ số tc của<br /> Mê-hi-cô cũng giảm mạnh trong giai đoạn 2013-2016, từ 58,61 xuống 52,09. Nhật bản và Xin-<br /> ga-po chứng kiến sự giảm nhẹ đối với tc trong cùng thời kỳ, nhưng chỉ số này của hai quốc gia<br /> trên vẫn luôn trên 50. Trong khi đó, chỉ số tc với bru-nêy giảm mạnh nhất từ 50,84 xuống 37,53<br /> từ năm 2013 đến năm 2016. Như vậy, theo chỉ số tc, xuất khẩu của Việt nam có nhiều khả năng<br /> nhất đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Mê-hi-cô và Nhật bản. Cơ cấu xuất<br /> khẩu của Việt nam cũng đáp ứng nhu cầu của Chi-lê, Úc, Ca-na-đa, Pêru. Chỉ số tc cho thấy<br /> bru-nêy là thị trường xuất khẩu kém hấp dẫn nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt nam.<br /> Từ những phân tích trên, có thể tổng kết một số cơ hội và thách thức cho thương mại Việt<br /> nam khi tham gia CPTPP như sau:<br /> Xét về cơ hội, thứ nhất, CPTPP mở ra cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho Việt nam vào thị<br /> trường các thành viên trong khối. Với bản chất là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới<br /> tiêu chuẩn cao, phạm vi cam kết của CPTPP trong lĩnh vực thương mại hàng hóa trải rộng từ cắt<br /> giảm thuế quan đối với hàng hóa, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, cũng như đặt ra<br /> các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa và đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính<br /> ràng buộc và chặt chẽ. Trong đó, các nước cam kết xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo<br /> lộ trình, mang lại cơ hội tiếp cận thị trường, tăng trưởng xuất khẩu, góp phần gia tăng lợi ích cho<br /> cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng thuộc các nước thành viên.world bank group (2018) đã<br /> tiến hành đánh giá tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của hiệp định đối tác toàn diện và tiến<br /> bộ xuyên thái bình dương đối với Việt nam. Tính đến năm 2030, CPTPP giúp gdp của Việt nam<br /> tăng trưởng 1,1%, xuất khẩu tăng trưởng 4,2% và nhập khẩu tăng trưởng 5,3%.<br /> Thứ hai, CTPPP mở ra cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt nam. Như<br /> đã phân tích ở trên, cơ cấu xuất khẩu của Việt nam khá phù hợp với cơ cấu nhập khẩu của các<br /> quốc gia khác trong khối, do đó, đây là cơ hội để hàng hóa xuất khẩu của Việt nam thâm nhập<br /> và tăng trưởng ở các thị trường này trong điều kiện các rào cản thương mại được gỡ bỏ. Cũng<br /> theo world bank group (2018), những ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực<br /> là i) thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; ii) may mặc, hàng da; iii) dệt may. Đồng thời, tỷ trọng xuất<br /> khẩu sang thị trường khối CPTPP cũng tăng mạnh. Cụ thể, tính đến năm 2030, xuất khẩu sang<br /> các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 lên 80 tỉ us$, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Kim ngạch xuất<br /> khẩu sang các nước thành viên CPTPP ở cả ba ngành trên cũng sẽ tăng lần lượt là 10,1, 6,9 và<br /> 0,5 tỉ us$.<br /> Tuy nhiên, tham gia CPTPP cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho Việt nam. Thứ nhất, việc<br /> xóa bỏ các hàng rào thuế quan sẽ tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu từ các quốc gia thành viên<br /> thâm nhập vào thị trường nội địa, khiến áp lực cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước và hàng<br /> hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải thích nghi, chuyển<br /> đổi, tái cơ cấu, phù hợp với thông lệ quốc tế. Nếu không thành công, họ sẽ đứng đều cho các<br /> ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt nam. Bên cạnh những ngành được trước nguy cơ thất bại<br /> trên chính “sân nhà”. Thứ hai, lợi ích mà CPTPP mang lại sẽ không phân bổ hưởng lợi, một số<br /> ngành đứng trước nguy cơ suy giảm kim ngạch xuất khẩu như ngành “nông nghiệp” (- 1,6 tỉ usd),<br /> “sản xuất công nghiệp khác” (- 1,2 tỉ usd), “thiết bị điện” (- 0,5 tỉ usd), “kim loại” (- 0,4 tỉ usd)2.<br /> 2 World Bank Group (2018)<br /> <br /> 34 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br /> Để có thể phát huy tối đa những lợi ích do CPTPP mang lại cũng như vượt qua những thách<br /> thức mà hiệp định này đặt ra, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam cần chủ động và quyết tâm<br /> để thích nghi, đổi mới. Cụ thể,các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp xuất khẩu và doanh<br /> nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực quản lý, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, quản<br /> lý chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm<br /> để có nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt nam cũng cần<br /> tích cực tìm cơ hội và nâng cao tính sẵn sàng trong việc tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. World bank group (2018), tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của hiệp định đối tác toàn<br /> diện và tiến bộ xuyên thái bình dương: trường hợp của Việt nam, quan hệ đối tác chiến lược<br /> ốtxtrâylia – nhóm ngân hàng thế giới tại Việt nam, .., nxb hồng đức, ngày 05/3/2018.<br /> 2. https://www.mfat.govt.nz/en/trade/free-trade-agreements/free-trade-agreements-<br /> concluded-but-not-in-force/CPTPP/CPTPP-overview/<br /> 3. http://cafef.vn/4-diem-khac-biet-lon-giua-CPTPP-va-TPP-20180305110257022 ,chn<br /> 4. https://www.economist.com/blogs/economist-explains/2018/03/economist-explains-8<br /> 5. https://www.mfat.govt.nz/en/trade/free-trade-agreements/free-trade-agreements-<br /> concluded-but-not-in-force/CPTPP/<br /> 6. http://www.eastasiaforum.org/2017/12/23/is-the-CPTPP-a-risky-gamble/<br /> 7. http://www.eastasiaforum.org/2018/02/27/CPTPP-a-boost-for-japans-regional-trade-<br /> leadership/<br /> 8. https://www.mfat.govt.nz/assets/CPTPP/comprehensive-and-progressive-agreement-for-<br /> trans-pacific-partnership-CPTPP-national-interest-analysis.pdf<br /> 9. http://international.gc.ca/trade-commerce/trade-agreements-accords-commerciaux/agr-<br /> acc/CPTPP-ptpgp/overview-apercu.aspx?lang=eng<br /> 10. http://www.imf.org/<br /> 11. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217<br /> 12. https://www.trademap.org/<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC 35<br /> QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2