intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệp định TPP: Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày những tác động của Hiệp định TPP đến nền kinh tế Việt Nam; Một số giải pháp chủ yếu tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệp định TPP: Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

  1. HIỆP ĐỊNH TPP: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PGS. TS. Phan Tố Uyên ThS. Lê Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP) giữa 12 quốc gia bao gồm: Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Hoa Kỳ, Australia, Peru, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico, Nhật Bản đã kết thúc đàm phán từ ngày 05/10/2015, dự kiến ký kết vào ngày 04/02/2016 tại New Zealand, và sẽ có hiệu lực 2 năm sau ngày ký kết. Được xem là một hiệp định mang tính bước ngoặt về thương mại và đầu tư của thế kỷ XXI, TPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm nghèo tại các nước; và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường. Đối với Việt Nam, TPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội đó, TPP cũng đem lại những thách thức không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu, xem xét một cách đầy đủ, toàn diện về TPP và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam là vô cùng cần thiết để Việt Nam có thể lựa chọn những bước đi đúng đắn, tận dụng được những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam. 289
  2. 1. Những tác động của Hiệp định TPP đến nền kinh tế Việt Nam Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP) có nguồn gốc từ Hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (còn gọi là Hiệp định P4 ký vào ngày 03/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 28/5/2006 giữa 4 quốc gia: Singapore, Chile, New Zealand và Brunei). Sau thời điểm đó, đã có thêm nhiều quốc gia đàm phán để gia nhập Hiệp định, bao gồm: Hoa Kỳ, Australia, Peru, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico, Nhật Bản, nâng tổng số đối tác tham gia đàm phán TPP lên 12 quốc gia. Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết từ đầu năm 2009; và đến tháng 11/2010 đã chính thức tham gia đàm phán Hiệp định. Ngày 05/10/2015, tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP được tổ chức tại Atlanta, Hoa Kỳ, các quốc gia đã đạt được thống nhất về các vấn đề đàm phán và tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định TPP. Bên lề hội nghị cấp cao APEC lần thứ XXIII diễn ra tại Manila, Philippines khai mạc vào ngày 18/11/2015, nguyên thủ của 12 nước thành viên TPP đã nhóm họp và nhất trí sẽ tổ chức lễ ký kết chính thức Hiệp định TPP vào ngày 04/02/2016 tại New Zealand, đồng thời đưa ra lộ trình để Hiệp định đi vào hiệu lực là 2 năm sau ngày ký kết. Ngoài ra, nguyên thủ các quốc gia cũng cam kết sẽ tập trung mọi nỗ lực cần thiết để quốc hội các nước thành viên sớm phê chuẩn Hiệp định. Như vậy, trải qua quãng thời gian 5 năm, với 19 vòng đàm phán chính thức, 6 Phiên họp cấp Bộ trưởng thương mại và hàng chục vòng đàm phán không chính thức cấp kỹ thuật hoặc cấp Trưởng Đoàn đàm phán; thêm vào đó là một số lượng rất lớn cuộc gặp, đàm phán song phương giữa các cặp đối tác trong TPP (như giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản về vấn đề nông nghiệp, ô tô; giữa Hoa Kỳ với Việt Nam về vấn đề mở cửa thị trường, dệt may, giầy dép, lao động…), tiến trình đàm phán Hiệp định TPP đã hoàn tất, mở đường cho sự phát triển của khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới. TPP là một hiệp định có phạm vi điều chỉnh rất rộng lớn, bao gồm cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ; và cả vấn đề phi thương mại như mua sắm Chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn... Bên cạnh việc nâng cấp cách tiếp cận truyền thống đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại tự do trước đó (FTAs), Hiệp định 290
  3. TPP còn đưa vào những vấn đề thương mại mới và đang nổi lên như những nội dung liên quan đến Internet và nền kinh tế số, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp nhà nước vào thương mại và đầu tư quốc tế, vấn đề hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nhiều nội dung khác. Điều này đã góp phần làm nên một Hiệp định mang tính bước ngoặc của thế kỷ XXI, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu. Việc tham gia Hiệp định TPP được coi là một bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; và được xem như cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận, đó là so với các đối tác trong TPP là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Mexico, Peru, Chile, Singapore, Brunei, Malaysia, Australia và New Zealand, thì Việt Nam hiện là thành viên kém phát triển nhất. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đang phải thực hiện các bước đi để các thành viên trong TPP thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, khi hiện nay, mới chỉ có 8 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, còn ba quốc gia còn lại là Hoa Kỳ, Canada và Mexico thì chưa. Ký kết một FTA đồng nghĩa với việc chấp thuận mở rộng thị trường của mình cho hàng hóa dịch vụ nước ngoài, cũng như xác lập quyền tiếp cận ưu tiên của hàng hóa dịch vụ nước mình tại thị trường đối tác. Với cách hiểu thông thường này, lợi ích trong TPP của Việt Nam chủ yếu nằm ở khả năng hàng hóa dịch vụ của chúng ta sẽ thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường các nước đối tác thông qua việc đối tác cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện đối với đầu tư, dịch vụ. Thêm vào đó, TPP cũng được kỳ vọng sẽ mang lại luồng gió mới cho Việt Nam khi tạo sức ép buộc Việt Nam phải đổi mới, cải tổ mạnh mẽ từ thể chế, kinh tế, luật pháp đến hệ thống doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với đó, Việt Nam cũng sẽ phải mở cửa chào đón hàng hóa, dịch vụ của các nước đối tác tại thị trường trong nước, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn tại “sân nhà”. Điều này cho thấy, TPP không chỉ đem lại cơ hội mà còn đem lại rất nhiều thách thức cho Việt Nam trong thời gian tới. 291
  4. 1.1. Những cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia vào TPP Thứ nhất, tham gia Hiệp định TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Tham gia Hiệp định TPP, các quốc gia thành viên nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp, với hầu hết thuế quan được xóa bỏ ngay lập tức, ngoại trừ thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn. Với cam kết này, hàng hóa của Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp cận với thị trường các nước đối tác trong TPP, đặc biệt là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Canada. Qua đó, Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu. Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đối với các quốc gia trong TPP đã gia tăng nhanh chóng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. Hiện nay, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia này ổn định ở mức 40%, và tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia này chiếm khoảng trên 20%. Có thể nói, đây là một mức tỷ trọng cao khi khối TPP chỉ bao gồm 12 thành viên, trong đó có Việt Nam. Do đó, khi Hiệp định TPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào những thị trường này sẽ ngày càng gia tăng và khối các quốc gia TPP sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025; và xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) cũng chỉ ra rằng, sau khi TPP được ký kết, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 12 quốc gia TPP, với lần lượt 13,6% và 31,7%; trong khi đó, những nước không tham gia TPP sẽ chịu thiệt hại do giao thương chuyển hướng. 292
  5. Bảng 1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia TPP giai đoạn 2012-2015 11 tháng năm 2015 so với Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 cùng kỳ năm 2014 VN nhập khẩu VN xuất khẩu VN VN VN VN VN VN 11 11 Đối tác nhập xuất nhập xuất nhập xuất So với So với tháng tháng khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu cùng cùng năm năm kỳ kỳ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ 2015 2015 2014 2014 USD) USD) USD) USD) USD) USD) (Tỷ (Tỷ (%) (%) USD) USD) Hoa Kỳ 4,74 19,665 5,232 23,841 6,284 28,655 7,175 125,92 30,427 116,81 Canada 0,461 1,156 0,406 1,545 0,386 2,081 0,415 120,29 2,214 117,33 Mexico 0,11 0,683 0,115 0,889 0,264 1,036 0,434 188,70 1,45 151,36 Chile 0,369 0,169 0,315 0,219 0,368 0,522 0,269 82,52 0,604 129,89 Peru 0,095 0,1 0,043 0,1 0,098 0,186 0,056 58,33 0,223 132,74 Nhật Bản 11,675 13,065 11,611 13,63 12,908 14,704 13,175 114,53 12,875 95,66 Singapore 6,802 2,368 5,702 2,655 7,01 2,833 5,611 88,42 3,05 118,08 Malaysia 3,446 4,5 4,105 4,922 4,193 3,93 3,818 100,71 3,315 90,95 Brunei 0,611 0,017 0,606 0,017 0,118 0,049 0,048 76,19 0,024 53,33 Australia 1,797 3,209 1,587 3,509 2,058 3,99 1,855 98,46 2,707 72,57 New 0,379 0,184 0,449 0,274 0,478 0,316 0,347 81,07 0,305 106,27 Zealand Tổng 30,485 45,116 30,171 51,601 34,165 58,302 33,203 57,194 Tổng kim ngạch XK (NK) của 113,8 114,5 132,032 132,033 148,058 150,042 151,11 148,24 VN (Tỷ USD) Tỷ trọng đóng góp của nhóm 26,79 39,39 22,85 39,08 23,08 38,86 21,97 38,58 quốc gia TPP (%) Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan Trong khối các quốc gia TPP, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia là những thị trường xuất khẩu chính các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như sản phẩm dệt may; giày dép các loại; gỗ và các sản phẩm gỗ; hàng thủy sản; hàng nông sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh 293
  6. kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù; hạt điều; dầu thô. Do đó, khi các quốc gia trong TPP giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, dẫn đến sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản… sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ (thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới), Nhật Bản (thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 thế giới) và các quốc gia khác trong TPP. Đối với ngành hàng dệt may, hiện nay các quốc gia trong TPP đều là những đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước. Đặc biệt, 31% các mặt hàng quần áo, da giày của Việt Nam hiện nay được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản. Do đó, khi Việt Nam tham gia vào TPP, ngành dệt may đang được kỳ vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng lớn trong những năm tới. Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ sẽ giảm 50% ngay năm đầu tiên TPP có hiệu lực (tương đương 1 tỷ USD) và tăng lên trong những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 30%/năm; về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, có một số linh hoạt như nhập nguyên liệu từ nước thứ ba để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn được hưởng ưu đãi theo TPP. Theo dự báo mới đây của Ngân hàng Thế giới, sản lượng ngành dệt may của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020 nếu TPP có hiệu lực. Cũng theo tổ chức này, tốc độ tăng trưởng chung của ngành dệt may có thể đạt 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỷ USD đến năm 2020. Đối với ngành hàng thủy sản, đây cũng được cho là ngành tận dụng được nhiều lợi thế khi Việt Nam gia nhập TPP bởi Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai trong số các quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam. Tính đến hết tháng 11/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào hai quốc gia này đạt 2,143 tỷ USD, chiếm tới 35,73% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong những năm qua, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản vào khối các quốc gia TPP luôn chiếm trên dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Sau khi Hiệp định TPP được đàm phán thành công vào tháng 10/2015, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã bước đầu thấy được nhiều tín hiệu tích cực. Hoa Kỳ đã cam kết xóa bỏ thuế ngay cho 92,6% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; trong khi Nhật Bản cam kết mức xóa bỏ ngay là 91%, Canada cũng gần như xóa bỏ 100% thuế cho tất cả mặt hàng nông, thủy sản, đồ gỗ từ Việt Nam. Mới đây, theo 294
  7. đúng lộ trình của TPP, Nhật Bản đã bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với sản phẩm cá ngừ và cá hồi và mở cửa cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các nước thành viên tham gia tích cực hơn vào thị trường này. Dự báo trong năm 2016, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản sẽ có thể tăng từ 5-15% so với năm nay. Bên cạnh đó, khi nguồn nguyên liệu hải sản trong nước đang dần bị cạn kiệt, thuế nhập khẩu giảm cũng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ngừ, mực, bạch tuộc Việt Nam khi nhập khẩu từ các nước lớn như: Malaysia, Mexico, Peru… Đối với ngành hàng nông sản, các nước thành viên TPP cũng sẽ mở cửa cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng. Hoa Kỳ đã cam kết sẽ xóa bỏ thuế với 97,7% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam; Nhật Bản cũng cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam; mức cam kết đạt được với Mexico không nhiều, trong đó nông sản thuế chỉ đưa về 0% cho khoảng 37% kim ngạch xuất khẩu... Đặc biệt, tám nước thành viên sẽ xóa bỏ ngay thuế cho gạo Việt Nam, Mexico và Chile sẽ xóa thuế cho gạo VN sau 8-10 năm, riêng Nhật Bản không cam kết xóa thuế cho mặt hàng này của Việt Nam. Mặt hàng cà phê nguyên liệu cũng được 10 thành viên bỏ ngay thuế khi Hiệp định có hiệu lực, trừ Mexico giữ lộ trình. Bên cạnh tác động gia tăng xuất khẩu, việc tham gia TPP cũng giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các thị trường trọng điểm, tránh sự phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Thực tế hiện nay cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, thường xuyên ở mức trên 60%, nếu tính riêng nhập khẩu thì lên tới trên 75%. Đặc biệt, đối với Trung Quốc, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này hiện chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, và nhập khẩu chiếm tới 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn 2012 - 2014, mặc dù Việt Nam liên tục đạt thặng dư cán cân thương mại, song nhập siêu với Trung Quốc vẫn không ngừng tăng lên. Chính vì vậy, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường, cải thiện tình hình nhập siêu hiện nay với các thị trường Trung Quốc, ASEAN, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn khi kinh tế Đông Á có biến động bất lợi. Thêm vào đó, khi tham gia TPP các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận với hàng hóa nhập khẩu từ các nước này hơn do giá 295
  8. thành thấp hơn và các điều kiện thương mại thuận lợi hơn. Xét về dài hạn, Việt Nam có thể nhập khẩu máy móc thiết bị và hàng hóa là các mặt hàng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, tham gia Hiệp định TPP tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. TPP là một Hiệp định có phạm vi điều chỉnh rất rộng lớn, bao gồm cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ; và cả vấn đề phi thương mại như mua sắm Chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn... Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hiện nay Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về các vấn đề cải cách pháp luật, tôn trọng sở hữu trí tuệ, quản trị minh bạch doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công, cải cách tiêu chuẩn lao động và môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, tự do hóa thương mại và dịch vụ… Chính vì vậy, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một khuyến cáo rõ ràng trong bản báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam công bố ngày 2/12/2015 tại Hà Nội, đó là Việt Nam cần phải có những cải cách toàn diện và quyết liệt để có thể tận dụng được những lợi ích mà TPP đem lại. Với những cam kết sâu và rộng hơn trong WTO, TPP tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Bên cạnh đó, do TPP hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình này, nên có tác dụng rất tốt để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch cũng như tăng cường cải cách hành chính, đặc biệt là từ góc độ phát triển bền vững (môi trường), vì quyền con người (lao động), minh bạch hóa và cải cách hành chính (các vấn đề còn lại). Thứ ba, tham gia Hiệp định TPP góp phần tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế. TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển, trong khi WTO vẫn có các chính sách ưu tiên cho các quốc 296
  9. gia đang phát triển. Điều này tạo ra sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp lớn đến từ các thị trường phát triển hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, hay Australia, đặc biệt trong bối cảnh 96% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Với một sân chơi khốc liệt như TPP, những doanh nghiệp Việt Nam không có đủ năng lực cạnh tranh sẽ có nguy cơ bị đào thải khỏi cuộc chơi. Đứng trước quyết định “đổi mới hoặc thất bại”, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh TPP đều phải tự tìm cho mình những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm. Có thể nói, chính sức ép cạnh tranh mà TPP đem lại sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ để có thể tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh. Ở một khía cạnh khác, Hiệp định TPP cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ thông qua khả năng cắt giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam được mua nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước TPP với chi phí thấp do cắt giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác. Tiếp đó, các ngành sản xuất sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước thành viên TPP lại tiếp tục được hưởng lợi từ việc giảm thuế quan nhập khẩu vào các thị trường trong khối TPP, qua đó hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia với giá thành sản xuất giảm và sức cạnh tranh tăng lên. Thứ tư, tham gia Hiệp định TPP giúp Việt Nam thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn. Nhằm đạt được các lợi ích tối đa từ việc được hưởng mức thuế quan ưu đãi, Việt Nam phải nỗ lực hết mình trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, song song với việc cải cách thể chế, quy định luật pháp và cách thức thực thi luật pháp như các điều kiện về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ… Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thêm vào đó, với nguyên tắc tự do trong hoạt động đầu tư, Hiệp định TPP tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Đặc biệt với nguyên tắc mở rộng hơn trong việc tiếp cận thị trường, TPP tạo cơ 297
  10. hội cho gia tăng đầu tư trong lĩnh vực viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải…; nhất là thu hút vốn đầu tư từ các dự án tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh… Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 11/2015, Việt Nam đã thu hút được 20,22 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm cả vốn đăng ký mới và tăng thêm, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong các lĩnh vực, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất với 12,93 tỷ USD, chiếm 64% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ hai là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2,78 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt 2,33 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Các ngành còn lại đạt 2,18 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư. Có 47/63 tỉnh, thành phố thu hút được FDI trong 11 tháng đầu năm, trong đó dẫn đầu là các tỉnh Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Đồng Nai. Hiện tại, trong tổng số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất với 2,515 tỷ USD; Malaysia đứng thứ 2 với 2,445 tỷ USD, Vương Quốc Anh đứng thứ 3 với 1,269 tỷ USD. Trong thời gian tới, khi TPP có hiệu lực, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng những khoản đầu tư đến từ Hoa Kỳ và các quốc gia trong TPP sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, mang đến công nghệ và phương thức quản lý mới cũng như sức ép phải cải tổ cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời mang lại hàng hóa, dịch vụ giá rẻ với chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng. Thứ năm, Tham gia Hiệp định TPP góp phần tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đang giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, Microsoft, Intel, Mitsubishi Heavy Industries… và đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, mặc dù cơ hội rất lớn đang mở ra, song sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn hạn chế. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mới chỉ 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia, Thái Lan là 60%. Theo VCCI, nguyên nhân chính của thực trạng này là do Việt Nam 298
  11. chỉ có khoảng 4% doanh nghiệp lớn và vừa trong tổng số doanh nghiệp, nên năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng thấp và chỉ hướng vào thị trường bản địa. Trong thời gian tới, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào ngày 31/12/2015, và Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực, cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lại càng mở rộng đối với Việt Nam. Hiện nay, đã có nhiều công ty thuộc ngành dệt may nổi tiếng như Texhong Textile, Shenzhou International Group, hay Pacific Textile chuyển nhà máy tới Việt Nam để đón đầu lợi ích mà TPP mang lại. Thêm vào đó, các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, nên chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội lớn khi những chuỗi cung ứng mới hình thành. Do đó, nếu Việt Nam có những cải cách kịp thời về thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh và luật pháp, đồng thời cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại. Thứ sáu, tham gia Hiệp định TPP tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Hiện nay, tình trạng vi phạm quyền SHTT tại nước ta rất phổ biến, đặc biệt việc kinh doanh trên môi trường Internet ngày càng phát triển nhanh chóng đã đặt ra những thách thức cho việc bảo hộ bản quyền SHTT của các cơ quan SHTT. Trong khi đó, cơ chế thực thi quyền SHTT hiện hành của chúng ta vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: còn tồn tại một số quy định pháp luật chưa hợp lý về thực thi quyền SHTT; thiếu các quy định rõ ràng, cụ thể bảo đảm xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT; các biện pháp và chế tài hiện hành chưa có giá trị cao trong xử lý, ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT. Hiệp định TTP mà Việt Nam là thành viên lại là một hiệp định có tiêu chuẩn cao về thương mại, nhất là về khía cạnh sở hữu trí tuệ. Do đó, việc tham gia vào TPP đặt ra sức ép cho cơ quan thực thi quyền SHTT phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực thi quyền SHTT; bộ máy thực thi quyền SHTT; cũng như năng lực cán bộ thực thi quyền SHTT. Về đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam cũng đều phải nhận thức được về vấn đề sở hữu trí tuệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền về sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế, theo các nội dung rất mới trong Hiệp định TPP. 299
  12. Thứ bảy, tham gia TPP giúp Việt Nam minh bạch hóa thị trường mua sắm công, đấu thầu chính phủ. Đây là khu vực thiếu minh bạch, tham nhũng cao và làm xấu hình ảnh của Việt Nam đối với các nước trên thế giới. Do đó, việc thực hiện cam kết về mua sắm công trong TPP sẽ đem lại nhiều tác động tích cực, đó là: (i) Tính cạnh tranh sẽ cao hơn, chất lượng hàng hóa sẽ tốt hơn. Hàng hóa xuất xứ từ 11 nước thành viên trong TPP có tính bổ sung cho hàng hóa Việt Nam và có chất lượng cao hơn hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Nhà thầu của họ cũng chuyên nghiệp hơn và năng lực cao hơn; (ii) Tiền thuế của người dân được chi tiêu hiệu quả hơn, hạn chế được tình trạng “quân xanh”, “quân đỏ”, thông thầu; (iii) Nhà thầu Việt Nam cũng có cơ hội vươn ra một thị trường mua sắm công rộng lớn. 1.2. Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia vào TPP Thứ nhất, những hạn chế trong năng lực cạnh tranh quốc gia có thể là nhân tố cản trở Việt Nam khai thác những cơ hội mà TPP mang lại. So với các quốc gia đối tác trong TPP, Việt Nam hiện là thành viên kém phát triển nhất, thêm vào đó lại chưa được Hoa Kỳ, Canada và Mexico công nhận là nền kinh tế thị trường, cộng với những hạn chế và yếu kém về nhiều khía cạnh trong năng lực cạnh tranh quốc gia, sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam khi muốn khai thác những cơ hội mà TPP đem lại. Để hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực TPP nói riêng, Việt Nam cần phải nhìn nhận lại những hạn chế nội tại và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Những vấn đề nội tại đó bao gồm: - Những tồn tại về thể chế kinh tế thị trường, cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh: (i) Môi trường kinh doanh chưa thực sự đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp; (ii) Sự phát triển về quy mô, cơ cấu và trình độ các loại thị trường chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế, bất cập; (iii) Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao: phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn bất cập và thiếu chặt chẽ; thiếu thể chế cho kinh tế vùng, liên kết vùng; cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình còn thấp; chưa thiết lập được cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo kết quả đầu ra; (iv) Tình hình vi phạm kỷ cương, pháp luật vẫn diễn ra; (v) Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ chưa thực sự tuân thủ và vận hành theo nguyên tắc và quy luật kinh tế thị 300
  13. trường: Giá bán điện chưa thể hiện được mức giá thị trường và thiếu tính công khai, minh bạch; Giá bán than được định dựa trên giá thành sản xuất và thiếu vắng áp lực cạnh tranh thị trường; giá bán than phụ thuộc vào giá thành sản xuất nên phụ thuộc rất nhiều vào các mức thuế suất và các loại phí; Giá bán xăng dầu thiếu tính minh bạch của cơ cấu tính giá cơ sở, lợi nhuận định mức, giá trần tối đa; Giá các dịch vụ công cơ bản chưa thực hiện hoàn toàn theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ theo quy luật thị trường, tình trạng bao cấp về giá thông qua các hình thức trợ giá, trợ cấp tài chính cho lĩnh vực cung ứng dịch vụ công vẫn còn tồn tại; (vi) Cơ chế, chính sách hiện chưa khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. - Những tồn tại về cơ sở hạ tầng: (i) Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chất lượng còn kém và lạc hậu so với thế giới; (ii) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển thiếu bền vững; (iii) Cơ sở hạ tầng năng lượng chất lượng thấp. - Những tồn tại trong lĩnh vực khoa học - công nghệ: (i) Quy mô thị trường khoa học - công nghệ còn nhỏ; (ii) Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với hoạt động nghiên cứu khoa học chưa tạo được động lực để nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu; (iii) Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa gắn kết giữa nguồn cung là các nhà khoa học và nguồn cầu là doanh nghiệp, cũng như thiếu định chế trung gian làm cầu nối cung - cầu trong thị trường khoa học - công nghệ; (iv) Mối liên kết giữa trường, viện nghiên cứu và doanh nghiệp yếu khiến cho các sáng kiến đổi mới sáng tạo khó đi vào thực tế. - Những tồn tại về nguồn nhân lực: (i) Quy mô thị trường lao động chính quy nhỏ hẹp, đạt khoảng 30%, tính ổn định của thị trường không cao, còn biến động theo mùa vụ; (ii) Việc thực thi thể chế thị trường lao động chưa đồng đều, còn mang nặng tính tự phát, bị chia cắt giữa các vùng (đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị), các khu vực kinh tế (đặc biệt giữa khu vực nhà nước và ngoài Nhà nước); (iii) Chính sách tiền công, tiền lương còn nhiều bất cập; (iv) Các định chế nhằm thúc đẩy phát triển thị trường lao động còn kém phát triển. - Những tồn tại trong việc tiếp cận tín dụng: (i) Về quy mô thị trường vốn: Thị trường tiền tệ chưa phát triển tương xứng, quy mô các NHTM còn nhỏ; Thị trường chứng khoán quy mô nhỏ, thanh khoản yếu, chưa thu hút được các dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn; quy mô thị trường bảo hiểm còn ở mức khá nhỏ, tỉ lệ doanh thu phí trên GDP mới chỉ đạt mức xấp xỉ 2% so với mức trung bình 3,2% 301
  14. trong khu vực ASEAN và 6,5% trên toàn thế giới; (ii) Về cơ cấu thị trường vốn, còn tồn tại tình trạng mất cân đối giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ dễ dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản của ngân hàng; (iii) Trình độ thị trường còn ở mức thấp, ý thức tuân thủ luật pháp còn hạn chế, chế tài xử lý vi phạm chưa có tính răn đe cao. - Những tồn tại trong việc tiếp cận thị trường đầu ra trong nước: (i) Quy mô thị trường hàng hóa - dịch vụ phát triển chưa bền vững; (ii) Việc gia nhập và rút khỏi thị trường trong một số phân khúc thị trường hàng hóa và dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt, ở một số thị trường, mức độ cạnh tranh còn gặp nhiều hạn chế với sự lấn át mang tính độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI; (iii) Công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nước và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đạt hiệu quả cao; (iv) Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại để kiểm soát nhập khẩu chưa hiệu quả. - Những tồn tại trong việc tiếp cận thị trường đầu ra nước ngoài: (i) Quá trình nắm bắt thông tin hội nhập; chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế của nhiều doanh nghiệp Việt Nam về các vấn đề thể chế, chính sách, văn hóa, nguồn lực… còn hạn chế; (ii) Hoạt động xuất khẩu có những hạn chế về tạo nguồn hàng, chất lượng và sức cạnh tranh; hầu hết các mặt hàng chế biến, chế tạo xuất khẩu của Việt Nam đều phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu, linh kiện và máy móc nhập khẩu; giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn thấp; (iii) Do chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài cao, nên các những doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận được thị trường nước ngoài. Thứ hai, sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên và nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên chính thị trường nội địa. Hiện nay, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn tồn tại rất nhiều hạn chế: (i) Quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, công nghệ và quản lý còn yếu kém, sức cạnh tranh không cao; (ii) Thiếu chủ động trong việc nắm bắt thông tin và tận dụng những cơ hội lớn mà các cam kết quốc tế mang lại; (iii) Thiếu tính sáng tạo, có tâm lý ngại sự thay đổi; (iv) Tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn hạn chế; (v) Trình độ công nghệ lạc hậu, việc tăng trưởng theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp còn hạn chế; (vi) Năng lực quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp giải 302
  15. thể, ngừng hoạt động vẫn ở mức cao, trong khi số vốn của doanh nghiệp đăng ký thành lập có xu hướng giảm. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP, thị trường dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ được mở rộng cửa, thuế nhập khẩu giảm về 0%, sẽ tiềm ẩn những thách thức không nhỏ đổi với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc phải cam kết giảm thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng từ các nước đối tác TPP có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước này gia tăng nhanh chóng. Hệ quả tất yếu là cạnh tranh sẽ gay gắt hơn và thị phần của các nhà sản xuất Việt Nam tại sân nhà sẽ bị ảnh hưởng. Thu hẹp sản xuất sẽ là một nguy cơ lớn đối với không ít doanh nghiệp và đây cũng chính là thực tế đã từng xảy ra khi Việt Nam thực thi các FTA đã ký mà đặc biệt là ACFTA với Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với hàng loạt cam kết trong TPP về các vấn đề vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật, điều kiện chống bán phá giá tại các thị trường quan trọng của Việt Nam với các đối tác như : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia. Về lĩnh vực dịch vụ, tham gia TPP đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường dịch vụ, là mảng mà mức độ mở cửa của Việt Nam là hạn chế và dè dặt nhất từ trước đến nay. Việc mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến cho các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm và danh tiếng lâu năm, có ưu thế về cung cấp dịch vụ trên thế giới (đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ) “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam, khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ của Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng và việc mất thị phần là nguy cơ có thể dự báo trước được. Những nguy cơ này là đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân và nông thôn. Sản phẩm nông sản của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt với hàng nông sản nhập khẩu khi thị trường trong nước không còn được bảo hộ như trước đây. Trước hết là nguy cơ cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam và hai nước Australia và New Zealand, vì hai nước này được đánh giá có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới ở các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa), quả ôn đới (táo, cam). Thêm vào đó là nguy cơ cạnh tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khi hiện tại Hoa Kỳ có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt heo. Theo nhận định của các chuyên gia, sau khi ký kết TPP, dòng thương mại có xu hướng thay đổi theo hướng chuyển sang nhập khẩu sữa bột từ New Zealand, trâu bò sống từ Australia và các sản phẩm thịt từ Mỹ. 303
  16. Đặc biệt, với sản phẩm nông nghiệp, thách thức lớn nhất vẫn là đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh (SPS). Trong trường hợp thuế nhập khẩu của các nước trong TPP được đưa về 0%, hàng hóa Việt Nam dồi dào, chủng loại phong phú nhưng chất lượng kém thì vẫn không thể xuất khẩu được. Thêm vào đó, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ “nội khối”, không sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0%, cũng gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, đặc biệt là ngành xuất khẩu hàng may mặc và da giầy. Việt Nam hiện chỉ chủ động được 20-40% nguyên liệu sản xuất ở các khâu, riêng da (gồm da thuộc và da nhân tạo) vẫn phải nhập khẩu tới 70%. Năm 2014, nhập khẩu nguyên liệu cho ngành may mặc và da giầy của Việt Nam là 4,69 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 32,9%; Hàn Quốc 16,97%; EU 5,8%. Trong khi các đối tác trongTPP (Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc) chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, tương ứng là 4,76%; 5,59% và 0,87%. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, Việt Nam khó có thể đáp ứng được yêu cầu quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP. Thứ ba, tham gia TPP có thể khiến Việt Nam giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu. Việc giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP là được xem hệ quả chắc chắn và trực tiếp. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia cho thấy thách thức này không lớn và việc giảm thu từ thuế nhập khẩu có thể được bù đắp từ các nguồn khác. Thứ nhất, hiện nay phần lớn các đối tác trong TPP đã có FTA với Việt Nam, do đó chúng ta đã và sẽ phải cắt giảm thuế theo các FTA này mà không phải chờ đến TPP, do đó lượng thất thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ không thật sự lớn so với hiện trạng. Thứ hai, việc giảm thu sẽ diễn ra từ từ bởi Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình. Thứ ba, khi Việt Nam giảm thuế nhập khẩu, hàng nhập từ các nước TPP có khả năng tăng lên và số thu từ thuế giá trị gia tăng (loại thuế không phải xóa bỏ trong các FTA) cũng tăng lên theo, không loại trừ khả năng không những đủ bù đắp cho thuế nhập khẩu bị giảm mà còn tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, có thể nói tác động bất lợi này không phải là quá nghiêm trọng. 304
  17. Thứ tư, tham gia TPP sẽ dẫn tới gia tăng chi phí cải cách hành chính của Chính phủ và các chi phí của doanh nghiệp. Việc tổ chức thực thi các cam kết trong TPP là một gánh nặng lớn thực sự đối với Nhà nước về các vấn đề: sửa đổi, bổ sung pháp luật nội địa, xây dựng các cơ chế, thủ tục ban hành thực thi mới, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức và đội ngũ luật sư để tranh tụng trong các vụ khiếu kiện… Ngoài ra, có những vấn đề thuộc về thể chế không dễ thay đổi (như quyền lập hội, quyền đàm phán tập thể…). Việc thực thi cũng tao ra nhiều chi phí cho doanh nghiệp để thực thi (ví dụ như thay đổi công nghệ nuôi trồng - sản xuất, thay đổi nguồn cung nguyên vật liệu, bổ sung cơ chế kiểm soát…). Việc bảo hộ chặt chẽ các quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ dẫn tới những khó khăn trước mắt cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam (khi phải bỏ vốn nhiều hơn cho những sản phẩm thuộc loại này) và người tiêu dùng (khi phải trả giá đắt hơn cho sản phẩm). Thứ năm, tham gia TPP có thể dẫn tới những tác động tiêu cực từ việc mở cửa thị trường mua sắm công. Đối với Việt Nam, việc mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ là hoàn toàn mới, cho đến thời điểm này mới chỉ xuất hiện ở TPP và FTA với EU. Đi kèm với những lợi ích, việc mở cửa thị trường này cũng đem lại những tác động tiêu cực, mà trước tiên là việc khả năng thắng thầu của các nhà thầu Việt Nam ngay trên sân nhà sẽ bị thu hẹp lại, ảnh hưởng tới công ăn việc làm, thị phần của doanh nghiệp trong nước trong khi khả năng Việt Nam tiếp cận được với thị trường mua sắm công của các đối tác TPP là hầu như không có do hạn chế về năng lực cạnh tranh. Việt Nam cũng không được đưa ra các chính sách để ưu tiên mua hàng trong nước, khuyến khích phát triển các ngành sản xuất trong nước. Thêm vào đó, cán cân thương mại có khả năng thâm hụt. Tuy nhiên, do Việt Nam đã đàm phán được lộ trình tương đối dài, mở cửa từ từ, bắt đầu từ những gói thầu có giá trị rất lớn, có thời gian quá độ để ưu tiên hàng hóa, nhà thầu trong nước, nên ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động này có thể hạn chế được phần nào. Thứ sáu, việc tham gia Hiệp định TPP có thể ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động. Khi Việt Nam tham gia vào TPP, người lao động Việt Nam có thể phải đối mặt với một số bất lợi, đó là: (i) Cùng với việc mở cửa thị trường, hàng tiêu dùng nước ngoài với ưu thế về chất lượng, giá cả và tâm lý thích dùng hàng ngoại của 305
  18. người Việt sẽ rất dễ chiếm lĩnh thị trường, dẫn đến doanh nghiệp trong nước gặp phải khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, thậm chí giải thể, phá sản, dẫn đến một bộ phận lao động mất việc; (ii) Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ di chuyển lao động từ nông thôn tới thành phố và các khu công nghiệp sẽ tăng lên, gây ra sức ép về việc làm ở các khu đô thị, dẫn đến mất cân bằng về cung cầu lao động và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp; (iii) Nguồn nhân lực của Việt Nam trẻ và dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp trong khi các ngành nghề phát triển mạnh nhờ TPP đều đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng lao động. Năm 2013, lực lượng lao động qua đào tạo chiếm gần 18% và năm 2015 là 19,5%. 2. Một số giải pháp chủ yếu tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP Có thể nói, bản thân cơ hội không biến thành lợi ích và đôi khi chính thách thức làm nên cơ hội. Thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều do đó, việc tận dụng được đến đâu những lợi ích mà TPP mang lại phụ thuộc rất lớn vào những hành động của chủ thể Nhà nước và doanh nghiệp. 2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước Thứ nhất, Tiến hành các biện pháp cải cách thể chế, tái cấu trúc kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh. - Nhà nước cần xây dựng đề án tổng thể về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo thông lệ quốc tế, căn cứ trên các chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia. - Thực hiện rà soát, bổ sung và điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ gia nhập thị trường, hoạt động trên thị trường đến rút khỏi thị trường gắn với yêu cầu thực tiễn và tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, rà soát lại các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến các cam kết trong TPP để xây dựng kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi, đơn cử như các quy định về lao động và công đoàn, mua sắm chính phủ, ngân hàng, tiếp cận thị trường… - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả năng lực thực thi và cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực thi pháp luật về kinh doanh thông qua các hoạt động: Ban hành Luật Thủ tục hành chính hoặc Luật Hành chính công và các chính sách nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực thực thi các cơ quan quản lý nhà nước theo 306
  19. hướng phát triển và nâng cao tinh thần phục vụ doanh nghiệp; Hoàn thiện bộ máy các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực thi trên tất cả các lĩnh vực về kinh doanh. - Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, theo hướng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế tập trung vào năm lĩnh vực:(1) tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công;(2) cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; (3) tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; (4) tái cấu trúc hệ thống thị trường, đặc biệt là hệ thống thị trường đất đai, bất động sản; (5) tái cấu trúc thể chế phân bổ quyền lực, cụ thể là nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, thúc đẩy liên kết tích cực trong nền kinh tế, nâng cao năng lực sẵn sàng hội nhập của nền kinh tế. - Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về các vấn đề: cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, tài chính, tiếp cận thị trường, vấn đề giáo dục và đào tạo. Về cơ sở hạ tầng, cần chú trọng phát triển cả cơ sở hạ tầng phần cứng, bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống trung tâm phân phối bán buôn, bán lẻ, các sàn giao dịch, các công trình phụ trợ (kho tàng, bến bãi, cầu cảng, sân bay…) và hạ tầng phần mềm - công nghệ thông tin viễn thông. - Phát triển hệ thống doanh nghiệp thực hiện R&D, ưu tiên tăng cường năng lực sáng tạo nội bộ trong các loại hình doanh nghiệp, từ năng lực thiết kế tới chế tạo, marketing, công nghệ thông tin và R&D; nâng cao hiệu quả đóng góp của các cơ quan nghiên cứu nhà nước với ứng dụng đổi mới, sáng tạo. - Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, nhất là nguồn lực từ Nhà nước và xã hội hóa; bảo đảm bình đẳng, minh bạch trong tiếp cận nguồn lực giữa các chủ thể kinh tế; hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế, trong đó có hệ thống các chỉ tiêu thống kê về các nguồn lực theo thông lệ quốc tế. - Thúc đẩy liên kết tích cực giữa các ngành kinh tế, các chủ thể kinh tế và các không gian kinh tế: liên kết giữa các ngành kinh tế, liên kết giữa các chủ thể kinh tế, liên kết các không gian kinh tế. - Nâng cao năng lực sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế. Tổ chức bộ máy chuyên trách giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ thực thi các hiệp định FTA và Hiệp định TPP và bộ máy quản lý phù hợp cam kết quốc tế, đảm bảo rõ ràng, 307
  20. công khai và minh bạch, đồng bộ và toàn diện, kiểm soát tốt các khâu phối hợp và gắn kết chặt chẽ giữa các chính sách kinh tế - xã hội, ở cả cấp Trung ương và địa phương nhằm khai thác có hiệu quả lợi ích từ hội nhập quốc tế. Thứ ba, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. - Nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại, định hướng hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để tháo gỡ những khó khăn cho lĩnh vực nông sản, Nhà nước cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh chiến lược ngành, trong đó cần có cơ chế, chính sách đặc biệt cho các nông hộ nhỏ. - Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, lao động, khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng và tài nguyên. - Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh với tầm nhìn xa và áp dụng phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại. - Phát huy vai trò chủ động, tích cực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của các hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. - Thường xuyên phổ biến các thông tin về cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình đàm phán các hiệp định thương mại song phương, đa phương của Việt Nam để các doanh nghiệp có sự chuẩn bị đầy đủ, tận dụng được cơ hội và đối phó với những thách thức của quá trình này. - Có đề án và chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ từng bước tháo gỡ những khó khăn, đặc biệt là về vấn đề tài chính. Bên cạnh đó là những chính sách nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho khu vực này như: hỗ trợ về khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… Thứ tư, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Muốn khai thác được lợi ích của TPP trong lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam cần thiết phải xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ - vốn lâu nay yếu kém và lệ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài. Trong những năm tới, xét về lợi thế so sánh, có 5 lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ mà Việt Nam có điều kiện để phát triển là: (i) Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, trong đó tập trung sản xuất, chế tạo thiết bị và phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, tàu thuỷ; (ii) Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp điện tử; (iii) Công nghiệp hoá chất sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, ưu tiên đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất hoá mỹ phẩm và hoá dược, chất tẩy rửa, sơn, các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các ngành công nghiệp khác và tham 308
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2