Hiệp định TPP - cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt Nam
lượt xem 2
download
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, gồm 30 chương với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bài viết của tác giả sẽ phân tích những cơ hội, thách thức và giải pháp của Chính phủ cũng như người lao động khi tham gia vào TPP.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiệp định TPP - cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt Nam
- HIỆP ĐỊNH TPP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM Lê Thanh Hải Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Tóm tắt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, gồm 30 chương với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định TPP sẽ tác động mạnh đến tất cả các hoạt động kinh tế, các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam. Trong đó, bên cạnh những cơ hội về việc làm, tiền lương thì lao động Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức lớn... Chính phủ và người lao động Việt Nam phải làm gì để đón làn sóng đầu tư mới mà TPP đem lại? Bài viết của tác giả sẽ phân tích những cơ hội, thách thức và giải pháp của Chính phủ cũng như người lao động khi tham gia vào TPP. Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP3) là hình mẫu hợp tác kinh tế đầu thế kỷ XXI, giúp tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc làm ở Việt Nam cũng như các nước thành viên TPP khác, trong khi tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện. Vậy, khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, lao động Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì? 1. Nguồn lao động Việt Nam tính đến năm 2015 Theo Tổng cục Thống kê, đến 1/10/2015, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 54,3 triệu người, trong đó, nam 28,1 triệu người, chiếm 51,77% và nữ 26,2 triệu người, chiếm 48,2%; khu vực thành thị là 16,9 triệu người, chiếm 31%; khu vực nông thôn là 37,5 triệu người, chiếm 68,9%. Với khoảng 20% đã qua đào tạo, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại thời điểm trên là 47,8 triệu người, nam chiếm 54% và nữ chiếm 46%; khu vực 3 Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement 409
- thành thị chiếm 32,2%; khu vực nông thôn chiếm 67,81%. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong 9 tháng năm 2015 ước tính là 52,7 triệu người, trong đó ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản là 23,35 triệu người, chiếm 44%; ngành công nghiệp và xây dựng là 11,8 triệu người, chiếm 22,5%; ngành dịch vụ là 17,52 triệu người, tăng 590 nghìn người, chiếm 33%. Trong 9 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,36%, trong đó khu vực thành thị là 3,42% và khu vực nông thôn là 1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) ước tính là 6,74%, trong đó, khu vực thành thị là 11,5% và khu vực nông thôn là 5%. Mặc dù nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng, có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn và tỷ lệ thất nghiệp thấp, nhưng lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệp (việc làm tự do, không có bảo hiểm xã hội) lại khá cao. Ước tính quý III/2015, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệp của cả nước chiếm 56,4% tổng số lao động có việc làm khu vực phi hộ nông nghiệp, trong đó tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệp khu vực thành thị là 47,1%; khu vực nông thôn là 64,5%. Thu nhập của người lao động nước ta nhìn chung còn thấp; lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu và khoảng 80% lao động Việt Nam không có tích lũy hoặc chỉ có mức tích lũy dưới 2 triệu đồng/người/tháng. Tính chung 9 tháng năm 2015, cả nước có 227,8 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 938,7 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 27,3%. 2. Các tiêu chuẩn lao động của ILO được áp dụng tại Hiệp định TPP Hiệp định TPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO4) về những nguyên tác và quyền cơ bản trong lao động mà tất cả các nước thành viên TPP đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi với tư cách thành viên ILO, bao gồm: - Một là, quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động (theo Công ước số 87 và số 98 của ILO)5. 4 International Labour Organization. 5 Quyền tự do liên kết được đề cập đến trong hai công ước này chỉ bao gồm quyền của người lao động cũng như của người sử dụng lao động được thành lập, gia nhập tổ chức đại diện cho mình nhằm mục đích tương tác trong quan hệ lao động. Hai công ước này không điều chỉnh các hiệp hội cũng như các hoạt động không thuộc về quan hệ lao động. 410
- - Hai là, xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc (theo Công ước số 29 và số 105 của ILO). - Ba là, cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (theo Công ước số 138 và Công ước số 182 của ILO); - Bốn là, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp (theo Công ước số 100 và số 111 của ILO). Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1992. Với tinh thần bảo đảm điều kiện lao động tốt nhất cho người lao động, Việt Nam đã chủ động phê chuẩn 5 công ước cơ bản của ILO, bao gồm các Công ước số 29, 100, 111, 138 và 182. Với 3 công ước cơ bản còn lại các các Công ước số 87, 98 và 105, Việt Nam đã và đang tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị để trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. Theo Tuyên bố năm 1988 của ILO thì các nước thành viên ILO dù đã phê chuẩn hay chưa phê chuẩn các công ước cơ bản nêu trên đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện bốn tiêu chuẩn lao động được đề cập trong các công ước đó. Do đó, có thể thấy các yêu cầu về lao động trong TPP cũng chính là yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia thành viên ILO. Là thành viên có trách nhiệm của ILO, Việt Nam luôn khẳng định cam kết tôn trọng thúc đẩy và thực hiện các tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức này. 3. Hiệp định TPP - cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt Nam 3.1. Cơ hội đối với người lao động Việt Nam Về quyền lợi của người lao động: TPP giúp cải thiện điều kiện làm việc tại các nước TPP nhờ vào việc đặt ra các nghĩa vụ phải tuân thủ bao gồm: - Bảo vệ quyền thành lập công đoàn và thương lượng tập thể. - Xóa bỏ lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. - Chống phân biệt đối xử về việc làm. - Ban hành quy định pháp luật về điều kiện làm việc chấp nhận được về lương tối thiểu, thời gian làm việc, an toàn lao động, và sức khỏe lao động. - Ngăn chặn sự suy giảm các biện pháp an toàn lao động trong khác khu chế xuất. - Đấu tranh chống việc mua bán hàng hóa có xuất xứ từ lao động cưỡng bức tại các nước trong và ngoài TPP. 411
- - Thiết lập một quy trình minh bạch và nhanh chóng cho phép công đoàn, những người ủng hộ, và nhà đầu tư đưa ra ý kiến về việc tuân thủ những cam kết về lao động của các nước TPP. - TPP còn có những cam kết toàn diện của Việt Nam, Malaysia, và Brunei về việc đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn lao động cao của TPP. - Mexico cũng đang tiến hành những cải cách lao động đồng bộ, bao gồm bảo vệ tốt hơn quyền thương lượng tập thể và cải cách hệ thống quản lý tư pháp về lao động của mình. Về điều kiện làm việc, tái sản xuất sức lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực: TPP tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực như may mặc, giầy da, thủy sản, lắp ráp thiết bị điện tử… Người lao động sẽ có cơ hội cải thiện các quyền lợi hợp pháp của mình cả về thu nhập tối thiểu, môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như về hiệp hội và công đoàn, kể cả tìm kiếm cơ hội việc làm mới trong nước hoặc ở các nước thành viên TPP. Về tiền lương: TPP vừa là đòi hỏi bắt buộc, vừa là động lực để Việt Nam thay đổi cơ cấu đầu tư, chuyển dịch nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động. Trong chiều hướng phát triển hiện nay, gia nhập TPP và hội nhập kinh tế nói chung, với tầm nhìn lâu dài và tổng thể, tiền lương và thu nhập của người lao động có xu hướng được cải thiện tốt hơn. 3.2. Hiệp định TPP - thách thức đối với người lao động Việt Nam Về tay nghề, chuyên môn và kỹ thuật của người lao động: Hàng hóa của Việt Nam vào được nhiều nước mà không có cản trở, khi đó việc làm sẽ tăng lên, nhưng lao động các nước khác cũng vào Việt Nam làm việc, cạnh tranh với chính nguồn lao động trong nước. Việt Nam hội nhập thì vấn đề tiền lương cũng sẽ giảm bớt đi áp lực, nhưng Việt Nam cũng có thách thức gay cấn nhất đó là trình độ tay nghề không theo kịp thế giới. Qua các nghiên cứu người lao động Việt Nam kém xa so với người lao động của Thái Lan, Malaysia và đặc biệt so với Indonesia, khoảng cách năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với những nước trung bình khá trên thế giới. Trong các ngành thế mạnh của Việt Nam như: dệt may, thủy sản, da giày…, nhưng lại sử dụng nhiều lao động giản đơn, giá trị sức lao động thấp, điều kiện lao động kém, việc làm và thu nhập khá bấp bênh. Bên cạnh đó, cũng có không ít ngành, lĩnh vực nội địa chịu sức ép cạnh tranh, khó khăn trong sản xuất, kinh 412
- doanh, nguy cơ giảm việc làm, như: dịch vụ, thương mại, sản xuất hàng hóa công nghệ cao… Về kỷ luật lao động và sự thông hiểu của người Việt Nam về những luật lệ quốc tế: Người Việt Nam vẫn quen thói “phép vua thua lệ làng”. Nhiều thách thức với lao động Việt Nam, lớn nhất trong thị trường lao động là chuyên môn, kỷ luật lao động và sự hiểu biết của người lao động về TPP, yêu cầu của TPP. Chỉ có người lao động Việt Nam mới có khái niệm “nhảy việc”. Trong các ngành thế mạnh của Việt Nam như: dệt may, thủy sản, da giày…, nhưng lại sử dụng nhiều lao động giản đơn, giá trị sức lao động thấp, điều kiện lao động kém, việc làm và thu nhập khá bấp bênh. Bên cạnh đó, cũng có không ít ngành, lĩnh vực nội địa chịu sức ép cạnh tranh, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nguy cơ giảm việc làm, như: dịch vụ, thương mại, sản xuất hàng hóa công nghệ cao… Về sử dụng người lao động: Những tranh chấp giữa người lao động với các chủ sử dụng lao động khu vực tư nhân và nước ngoài cũng có thể tăng gắn với hệ quả phá sản, tái cơ cấu kinh tế hoặc vi phạm điều kiện hợp đồng lao động và điều kiện lao động. Tuân thủ để tránh bị điều tra, bị kiện và bị phạt, cũng như áp lực cạnh tranh nhằm nâng cao các yêu cầu tối thiểu về an toàn lao động, tiền lương, giờ làm việc, vệ sinh lao động, cấm lao động cưỡng bức, cấm lao động trẻ em, cùng cơ chế giám sát và chế tài đặt ra trong các FTA, nhất là TPP,… sẽ tạo ra không ít thách thức về chi phí cho doanh nghiệp và chi phí phát triển văn hóa doanh nghiệp, nhất là khi tham gia vào các chuỗi cung ứng xuất khẩu khu vực và quốc tế. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tham gia TPP sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ di chuyển lao động từ nông thôn tới thành phố và các khu công nghiệp. Sức ép về việc làm ở các khu đô thị sẽ tăng lên. Vấn đề mất cân bằng giữa cung và cầu lao động có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ tăng cao. Về chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao: Xu thế chuyển dịch lao động giữa các nước thành viên vừa tạo cơ hội tìm kiếm việc làm mới, vừa gia tăng áp lực cho ngành Giáo dục - Đào tạo và tự nâng cao trình độ để tìm kiếm và giữ cơ hội việc làm của người lao động, nhất là lao động trẻ. Phát triển thị trường LĐ có tổ chức, chất lượng cao đang và sẽ ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc và công cụ đắc lực để hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng, lực lượng lao động Việt Nam nói chung trong bối cảnh đó. 413
- Tuy nhiên, trên hết vẫn là kỳ vọng lớn lao rằng tham gia và thực thi TPP sẽ giúp Việt Nam và các thành viên thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ những công việc được trả lương cao hơn, cải thiện sức sáng tạo, năng suất, sức cạnh tranh, tăng mức sống, giảm đói nghèo, cải thiện tính minh bạch trong điều hành, bảo vệ môi trường và người lao động, tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới và có lợi cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 4. Những giải pháp để người lao động Việt Nam phát huy những cơ hội và khắc phục những thách thức khi gia nhập TPP Chính phủ Việt Nam đang thực hiện và sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đối với những nội dung liên quan đến xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, phân biệt đối xử trong lao động và quy định bảo đảm điều kiện lao động về lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn lao động; Việt Nam và tất cả các nước tham gia Hiệp định TPP phải tôn trọng và bảo đảm quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; Hiệp định TPP cũng có các quy định bảo vệ tổ chức của người lao động để không bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền và lợi ích của người lao động. Điều này cũng phù hợp với quy định của ILO6. Theo cam kết trong Hiệp định TPP, chỉ riêng Việt Nam có thời gian chuẩn bị là 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực (tức là khoảng 7 năm kể từ khi ký Hiệp định), các tổ chức của người lao động ở cấp cơ sở doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc cùng nhau thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định một cách công khai, minh bạch. Tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn này cũng phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với các quy định của ILO. Thời gian chuẩn bị này là để Chính phủ Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức bộ máy quản lý để bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động. Việc đạt được một khoảng thời gian hợp lý nêu trên để Chính phủ Việt Nam chuẩn bị là thể hiện thiện chí của các bên trong đàm phán và vị thế, uy tín của Việt Nam, nhất là trong việc thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế, trong đó có việc thực hiện tốt những quy định về lao động của ILO. Sau khi Hiệp định TPP được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Đối với nội dung về lao động trong Hiệp định, Chính phủ Việt Nam sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ 6 Tổ chức lao động quốc tế: International Labour Organization 414
- sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật (có thể là Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) để thực thi nội dung về lao động trong Hiệp định, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và quy định của ILO. Người lao động Việt Nam sẽ cạnh tranh với đội ngũ chất lượng cao từ các nước và phải phấn đấu nâng cao trình độ, phải rèn luyện nhiều kỹ năng và ý thức lao động để có thể làm việc được trong môi trường hội nhập rộng lớn. Tóm lại, từ một số cơ hội, thách thức đối với thị trường lao động - việc làm của Việt Nam đã trình bày trên sau khi TPP chính thức có hiệu lực, muốn phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của thị trường lao động trong nước khi mở rộng thị trường, Việt Nam cần phải có những đánh giá xác thực về chất lượng nguồn nhân lực của mình. Từ đó tìm ra giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng lao động, cải thiện các điều kiện lao động trong nước để đáp ứng các yêu cầu theo cam kết TPP. Song song với đó, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo đội ngũ lao động chuyên môn có tay nghề cao, thực hiện tái cấu trúc lại một số ngành theo hướng hiện đại bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, để từng bước vươn lên thế chủ động trong lĩnh vực lao động - việc làm, đón đầu trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trang web của Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn 2. Trang web Cổng thông tin điện tử của Chính phủ: http://www.chinhphu.vn 3. Trang web Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn 4. Trang web Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: http://www.molisa.gov. 415
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của việc tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với ngành logistics của Việt Nam
12 p | 53 | 5
-
Quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nhìn từ góc độ đa văn hóa
15 p | 46 | 5
-
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những tác động đến thương mại, đầu tư và hoạch định chính sách của Việt Nam
13 p | 33 | 5
-
Xu hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện TPP
14 p | 48 | 4
-
Thuận lợi và khó khăn của việc gia nhập hiệp định TPP khi thực hiện và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ hiện nay - dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền
13 p | 29 | 3
-
Ảnh hưởng của AEC và TPP tới vị thế kinh tế Việt Nam
9 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn