TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(2): 178-184<br />
<br />
HIỆU CHỈNH THÀNH PHẦN LOÀI DƠI NẾP MŨI (HIPPOSIDERIDAE) Ở<br />
VIỆT NAM VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HIPPOSIDEROS ALONGENSIS<br />
Vũ Đình Thống<br />
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, thong@iebr.ac.vn<br />
TÓM TẮT: Thành phần loài Dơi nếp mũi (Hipposideridae) hiện biết ở Việt Nam đã thay đổi so với trước<br />
đây, cụ thể tên của bốn loài Hipposideros bicolor, H. fulvus, H. Turpis và Paracoelops megalotis trong<br />
nhiều tài liệu công bố trước đây là kết quả định loại không đúng. Thực tế, chưa có thông tin chắc chắn về<br />
sự phân bố của bốn loài dơi này ở Việt Nam. Những ghi nhận về Hipposideros turpis là do định loại sai<br />
những mẫu vật thuộc loài Hipposideros alongensis (Dơi nếp mũi hạ long), một trong hai loài dơi đặc hữu<br />
của Việt Nam. Dơi nếp mũi hạ long và Dơi nếp mũi xám (Hipposideros larvatus) có nhiều đặc điểm hình<br />
thái tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở kích cỡ cơ thể, dẫn liệu về sinh học phân tử và tần số<br />
siêu âm. Mặt khác, Dơi nếp mũi hạ long bao gồm hai phân loài: H. a. alongensis phân bố ở hai vườn quốc<br />
gia (Cát Bà, Bái Tử Long) và một số đảo thuộc vịnh Hạ Long; H. a. sungi phân bố ở hai vườn quốc gia<br />
(Cúc Phương, Ba Bể) và hai khu bảo tồn thiên nhiên (Hữu Liên, Na Hang). Bài báo này đưa ra thành phần<br />
loài Dơi nếp mũi (Hipposideridae) hiện biết ở Việt Nam (bao gồm: 16 loài đã có ghi nhận chắc chắn và 4<br />
loài được hiệu chỉnh) và bổ sung một số đặc điểm của loài Dơi nếp mũi hạ long.<br />
Từ khóa: Mammalia, Chiroptera, Dơi, phân loại học, siêu âm, Hạ Long, Việt Nam.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Trong hơn 10 năm qua, khu hệ dơi của Việt<br />
Nam đã nhận được sự quan tâm đáng kể của các<br />
nhà khoa học ở trong và ngoài nước. Số lượng<br />
loài dơi ghi nhận ở Việt Nam ngày càng tăng;<br />
trong đó, có nhiều loài mới cho khoa học [32,<br />
35, 36]. Đáng chú ý, một số loài dơi nếp mũi<br />
được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều công<br />
trình nghiên cứu trước đây là kết quả định loại<br />
sai hoặc chưa đủ cơ sở tin cậy. Trong đó, Dơi<br />
nếp mũi hạ long được phát hiện và mô tả là một<br />
phân loài mới thuộc loài Dơi nếp mũi xám (H.<br />
larvatus alongensis) căn cứ trên 9 mẫu dơi thu ở<br />
vịnh Hạ Long [6, 7].<br />
Sau đó, vị trí phân loại của alongensis bị thay<br />
đổi đáng kể [5, 10, 12, 17, 21, 13, 26, 30, 31, 33].<br />
Đáng chú ý, Vu Dinh Thong et al. (2012) [35] đã<br />
nghiên cứu tổng họ dơi có phần phụ mũi<br />
(Rhinolophoidea) ở Việt Nam và chứng minh<br />
cấp bậc loài của Dơi nếp mũi hạ long<br />
(Hipposideros alongensis) căn cứ trên kết quả<br />
nghiên cứu về hình thái, dẫn liệu sinh học phân<br />
tử và tần số siêu âm. Đồng thời, kết quả nghiên<br />
cứu đó cũng cho thấy: Dơi nếp mũi hạ long gồm<br />
2 phân loài (H. a. alongensis và H. a. sungi).<br />
Thực tế, nhiều nhà thú học của Việt Nam và<br />
nước ngoài thường gặp khó khăn trong việc định<br />
loại Dơi nếp mũi hạ long và Dơi nếp mũi xám.<br />
178<br />
<br />
Mặt khác, thành phần loài trong họ Dơi nếp mũi<br />
ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Vì<br />
vậy, bài báo này cung cấp thành phần loài dơi cập<br />
nhật nhất thuộc họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae)<br />
ở Việt Nam và bổ sung một số đặc điểm của Dơi<br />
nếp mũi hạ long làm cơ sở khoa học cho những<br />
công trình nghiên cứu tiếp theo.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Thu và xử lý mẫu dơi<br />
Từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 6 năm<br />
2012, chúng tôi đã điều tra dơi ở 12 Vườn quốc<br />
gia (Ba Bể, Cúc Phương, Bái Tử Long, Cát Bà,<br />
Xuân Sơn, Hoàng Liên, Tam Đảo, Cát Tiên,<br />
Côn Đảo, Phú Quốc, Chư Mom Ray, Yok Đôn)<br />
và 3 Khu bảo tồn thiên nhiên (Hữu Liên, Na<br />
Hang, Đăk Rông). Quá trình thu và xử lý mẫu<br />
dơi được thực hiện theo các tài liệu đã công bố<br />
[32, 35, 36]. Trên thực địa, dơi được bẫy bằng<br />
lưới mờ có kích cỡ khác nhau (2,6 m [cao]; 312 m [dài]) và bẫy thụ cầm loại bốn khung dây<br />
[16]. Những cá thể dơi mắc lưới hoặc bẫy được<br />
bắt cẩn thận rồi đựng riêng lẻ trong các túi vải<br />
bông. Trong tổng số dơi bắt được, có 14 cá thể<br />
thuộc phân loài Dơi nếp mũi bourret và 42 cá<br />
thể thuộc phân loài Dơi nếp mũi sung. Một số<br />
cá thể được giữ làm mẫu đại diện (IEBRT.220408.4 [♂], IEBR-T.060608.2 [♂], IEBR-<br />
<br />
Vu Dinh Thong<br />
<br />
T.060608.3 [♂], IEBR-T.300808.5 [♂], IEBRT.030908.9 [♀], IEBR-T.030908.3 [♂], IEBRT.030908.2 [♂], IEBR-T.040908.4 [♂], IEBRT.190609.3 [♂], IEBR-T.190609.2 [♂], IEBRT.190609.4 [♂], IEBR-T.190609.1 [♂]) để<br />
kiểm định kết quả phân loại ở Bảo tàng Động<br />
vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật<br />
(IEBR). Những mẫu vật đó đã được so sánh với<br />
bộ mẫu chuẩn ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên<br />
Paris (MNHN), Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên<br />
Hungary (HNHM), Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên<br />
London (BM(NH)) và Viện Harrison (HZM).<br />
Mỗi cá thể dơi mắc lưới hoặc bẫy được đo<br />
kích thước hình thái cần thiết cho định loại, bao<br />
gồm: dài cẳng tay (FA), cao tai (EH), rộng tai<br />
(EW), rộng lá mũi trước (NW) và dài xương<br />
chày (TIB), dài sọ (SL), dài đáy sọ (CCL), rộng<br />
phần mũi (RW), khoảng cách giữa hai ổ mắt<br />
(IOW), khoảng cách ngoài của hai xương gò má<br />
(ZW), rộng hộp sọ (MW), khoảng cách giữa hai<br />
mặt ngoài của răng nanh hàm trên (C1-C1),<br />
khoảng cách giữa hai mặt ngoài của răng hàm<br />
trên thứ 3 (M3-M3), dài hàng răng hàm trên (CM3), dài hàm dưới (ml), dài hàng răng hàm<br />
dưới (c-m3). Cách đo các kích thước trên theo<br />
các tài liệu đã công bố [2, 11, 32]. Giới tính, độ<br />
tuổi và tình trạng sinh sản được xác định theo<br />
tài liệu [8, 24].<br />
Ghi và xử lý siêu âm<br />
Tần số siêu âm của mỗi cá thể được ghi<br />
trong 3 tình huống khác nhau (cầm tay [H], đậu<br />
cố định [R] và bay lượn [F]) bằng hệ thống ghi<br />
PCTape với tỷ lệ dải tần ghi tối đa là 480 kHz.<br />
Phần mềm Batman được sử dụng trong quá<br />
trình ghi nhằm thu được những tiếng kêu có<br />
chất lượng cao. Tất cả dẫn liệu đã ghi được xử<br />
lý bằng phần mềm Selena nhằm xác định tần số<br />
(CF) tương ứng với năng lượng cực đại của các<br />
tín hiệu thuộc họa âm thứ hai trong mỗi tiếng<br />
kêu. Hệ thống PCTape cùng với những phần<br />
mềm Batman và Selena được sản xuất tại Đại<br />
học Tổng hợp Tuebingen (UT), CHLB Đức.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Thành phần loài dơi nếp mũi hiện biết ở<br />
Việt Nam<br />
Hiện nay, họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae)<br />
của Việt Nam bao gồm 16 loài và phân loài<br />
<br />
thuộc 3 giống (bảng 1). Trong 5 năm gần đây,<br />
một số tài liệu công bố về thành phần loài thú<br />
của Việt Nam có ghi nhận các loài: Dơi nếp mũi<br />
hai màu (Hipposideros bicolor), Dơi nếp mũi<br />
lớn (Hipposideros fulvus), Dơi nếp mũi lông<br />
vàng (Hipposideros turpis), Dơi nếp mũi việt<br />
nam (Paracoelops megalotis) [12, 13]. Tuy<br />
nhiên, các tài liệu đó không chỉ rõ nguồn mẫu<br />
vật nghiên cứu nên chúng tôi không có sơ sở để<br />
kiểm định trong quá trình thực hiện nghiên cứu<br />
này. Thực tế, nhiều tài liệu công bố trước đây<br />
cũng không viện dẫn nguồn mẫu vật nghiên cứu<br />
của loài Dơi nếp mũi hai màu và Dơi nếp mũi<br />
lớn. Cho đến nay, chưa có thông tin chắc chắn<br />
về sự phân bố của hai loài dơi này ở Việt Nam<br />
nên chúng không được ghi trong bảng 1. Những<br />
ghi nhận về Dơi nếp mũi lông vàng<br />
(Hipposideros turpis) thực chất là kết quả định<br />
loại sai những mẫu vật thuộc loài Dơi nếp mũi<br />
hạ long (Hipposideros alongensis) [32, 35]. Tất<br />
cả những tài liệu ghi nhận về Dơi nếp mũi việt<br />
nam (Paracoelops megalotis) đều căn cứ trên<br />
mô tả gốc bởi Dorst (1947) [15]. Tuy nhiên, Vu<br />
Dinh Thong (2012) [34] đã chứng minh rằng:<br />
Dorst (1947) đã phân loại sai một mẫu vật<br />
không hoàn chỉnh thuộc giống Hipposideros. Vì<br />
vậy, Paracoelops megalotis là giống và loài<br />
không hợp lệ.<br />
Một số đặc điểm của H. a. alongensis và H. a.<br />
sungi<br />
Hipposideros alongensis alongensis là phân<br />
loài dơi có kích cỡ trung bình trong họ Dơi nếp<br />
mũi (Hipposideridae). Chiều dài cẳng tay của<br />
phân loài này trong khoảng 66,0-71,7 mm.<br />
Những kích thước hình thái khác được trình bày<br />
trong bảng 2 và bảng 3. Đỉnh lá mũi sau uốn<br />
cong, có 4 hõm nhỏ ở mặt trước. Cả lá mũi<br />
trước và lá mũi sau đều có lá kèm màu nâu, phát<br />
triển. Thùy xương đỉnh đầu rất phát triển với<br />
điểm cao nhất tương ứng với phần ngang qua<br />
hai ổ mắt. Xương gò má dày và rộng. Khoảng<br />
cách ngoài của hai xương gò má lớn hơn rộng<br />
hộp sọ. Răng phát triển. Diện tích mặt răng hàm<br />
trên thứ nhất nhỏ hơn diện tích mặt răng hàm<br />
trên thứ hai. Diện tích mặt răng hàm trên thứ ba<br />
nhỏ hơn ½ diện tích mặt răng hàm trên thứ hai.<br />
Răng trước hàm dưới thứ hai cao hơn răng hàm<br />
dưới thứ nhất và trong khoảng 50% cao răng<br />
nanh hàm dưới. Tần số siêu âm của<br />
179<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(2): 178-184<br />
<br />
H. a. alongensis trong khoảng 77,3-79,1 kHz<br />
(bảng 2).<br />
Hipposideros alongensis sungi có dài cẳng<br />
tay trong khoảng 69,0-76,6 mm. Những kích<br />
thước hình thái khác của phân loài dơi này cũng<br />
được trình bày trong bảng 2 và bảng 3. Bộ lông<br />
của Dơi nếp mũi sung thường có hai màu. Lông<br />
mặt bụng màu nâu hoặc nâu xám. Lông mặt<br />
lưng màu nâu sẫm. Lông ở phần đầu và vai<br />
thường nhạt màu hơn lông phủ trên lưng. Màng<br />
cánh, màng đuôi và loa tai đồng màu xám sẫm<br />
hoặc hơi đen. Đỉnh của loa tai uốn tròn, cạnh<br />
<br />
trước lồi và cạnh sau hơi lõm ở phía ngọn. Có<br />
một rãnh xẻ sâu ở chính giữa cạnh trước của lá<br />
mũi trước. Có 3 đôi lá kèm phát triển ở dưới lá<br />
mũi trước. Lá mũi giữa phát triển và lồi ở giữa.<br />
Phần đỉnh của lá mũi sau uốn cong, có 4 hõm<br />
sâu ở mặt trước. Xương gò má phát triển, thon<br />
nhỏ dần về phía trước. Thùy xương trên đỉnh<br />
đầu rất phát triển. Rộng ốc tai nhỏ hơn khoảng<br />
cách giữa hai ốc tai. Răng cửa trên nhỏ và phần<br />
mặt chẻ đôi thành hai thùy rõ. Tần số siêu âm<br />
của Hipposideros alongensis sungi trong<br />
khoảng 70,0-74,4 kHz (bảng 2).<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần loài dơi nếp mũi hiện đã biết ở Việt Nam<br />
Tên khoa học<br />
Aselliscus stoliczkanus (Dobson, 1871) [13]<br />
Coelops frithii Blyth, 1848 [3]<br />
Hipposideros alongensis alongensis Bourret, 1942a [6]<br />
H. a. sungi Vu Dinh Thong et al., 2012 [35]<br />
H. armiger (Hodgson, 1835) [22]<br />
H. ater (Templeton, 1848) [27]<br />
H. cineraceus (Blyth, 1853) [4]<br />
H. diadema (Geoffroy, 1813) [18]<br />
H. galeritus (Cantor, 1846) [9]<br />
H. khaokhouayensis Guillén-Servent & Francis, 2006 [19]<br />
H. larvatus (Horsfield, 1823) [23]<br />
H. lylei Thomas, 1913 [29]<br />
H. pomona Andersen, 1918 [1]<br />
H. pratti Thomas, 1891 [28]<br />
H. scutinares Robinson et al., 2003 [25]<br />
Hipposideros griffini Vu Dinh Thong et al., 2012c [36]<br />
<br />
Tên tiếng Việt<br />
Dơi nếp mũi ba lá<br />
Dơi nếp mũi không đuôi<br />
Dơi nếp mũi bourret<br />
Dơi nếp mũi sung<br />
Dơi nếp mũi quạ<br />
Dơi nếp mũi tro<br />
Dơi nếp mũi lông đen<br />
Dơi nếp mũi vương miện<br />
Dơi nếp mũi nâu<br />
Dơi nếp mũi cát bà<br />
Dơi nếp mũi xám<br />
Dơi nếp mũi khiên<br />
Dơi nếp mũi xinh<br />
Dơi nếp mũi prat<br />
Dơi nếp mũi đông dương<br />
Dơi nếp mũi grip-phin<br />
<br />
Bảng 2. Kích thước (mm) hình thái ngoài của hai phân loài Hipposideros alongensis alongensis và<br />
Hipposideros alongensis sungi<br />
Kích thước<br />
FA<br />
EH<br />
EW<br />
NW<br />
TIB<br />
F<br />
H<br />
R<br />
<br />
180<br />
<br />
Phân loài<br />
H. a. alongensis (n = 14)<br />
69,1 ± 1,6; 66,0-71,7<br />
25,4 ± 2,5; 18,0-27,7<br />
23,0 ± 1,0; 21,0-25,0<br />
8,8 ± 0,5; 7,5-9,5<br />
28,5 ± 1,6; 25,1-30,6<br />
78,4 ± 0,5; 77,3-79,1<br />
78,2 ± 0,5; 77,4-79,0<br />
78,4 ± 0,5; 77,6-79,1<br />
<br />
H. a. sungi<br />
73,1 ± 2,0; 69,0-76,6 (n = 39)<br />
27,1 ± 1,4; 23,0-30,0 (n = 35)<br />
24,8 ± 1,5; 21,5-27,0 (n = 35)<br />
9,6 ± 0,6; 8,0-11,0 (n = 34)<br />
30,6 ± 1,2; 29,3-32,6 (n = 8)<br />
72,7 ± 0,8; 70,5-74,0 (n = 22)<br />
72,5 ± 1,1; 70,1-74,4 (n = 34)<br />
72,8 ± 0,9; 70,0-74,1 (n = 21)<br />
<br />
Vu Dinh Thong<br />
<br />
Bảng 3. Kích thước (mm) sọ và răng của hai phân loài Hipposideros alongensis alongensis và<br />
Hipposideros alongensis sungi<br />
Kích thước<br />
SL<br />
CCL<br />
RW<br />
IOW<br />
ZW<br />
MW<br />
C1-C1<br />
M3-M3<br />
C-M3<br />
ml<br />
c-m3<br />
<br />
Phân loài<br />
H. a. alongensis (n = 1)<br />
26,03<br />
22,77<br />
7,72<br />
3,41<br />
14,61<br />
12,72<br />
6,51<br />
9,51<br />
10,11<br />
17,82<br />
11,08<br />
<br />
Phân bố của H. a. alongensis và H. a. sungi<br />
Cho đến nay, H. a. alongensis đã được ghi<br />
nhận ở quần đảo thuộc vườn quốc gia Cát Bà và<br />
một số đảo khác thuộc vịnh hạ long [35].<br />
Hardiman và cộng sự (2004) cũng ghi nhận<br />
phân loài dơi này ở vườn quốc gia Bái Tử Long.<br />
H. a. sungi hiện đã được ghi nhận ở 2 vườn<br />
quốc gia (Cúc Phương, Ba Bể) và 2 khu bảo tồn<br />
thiên nhiên (Hữu Liên, Na Hang) thuộc vùng<br />
Đông Bắc Việt Nam.<br />
Cả hai phân loài dơi này phân bố ở những<br />
sinh cảnh núi đá vôi, sống trong các hang với số<br />
lượng khoảng 300-500 cá thể mỗi đàn [35]. Quá<br />
trình thực hiện nghiên cứu này cùng với số liệu<br />
công bố trước đây [35] đã ghi nhận 5 loài dơi<br />
khác sống cùng sinh cảnh với H. a. alongensis<br />
(Hipposideros armiger, H. larvatus, H. pomona,<br />
Aselliscus stoliczkanus, Rhinolophus pusillus) và<br />
27 loài dơi khác sinh sống trong cùng sinh cảnh<br />
với H. a. sungi (Macroglossus sobrinus,<br />
Rousettus leschenaultii, Megaderma lyra, M.<br />
spasma, Aselliscus stoliczkanus, Hipposideros<br />
armiger, H. cineraceus, H. larvatus, H. lylei, H.<br />
pomona, Coelops frithii, Rhinolophus macrotis,<br />
R. marshalli, R. paradoxolophus, R. pearsonii,<br />
R. pusillus, R. thomasi, Harpiocephalus harpia,<br />
Ia io, Kerivoula picta, Miniopterus magnater,<br />
M. cf. schreibersii, Myotis ricketti, M.<br />
chinensis, Pipstrellus javanicus, P. Pulveratus<br />
và Scotomanes ornatus).<br />
Tình trạng bảo tồn của Dơi nếp mũi hạ long<br />
<br />
H. a. sungi (n = 7)<br />
27,0 ± 0,5; 26,2-27,5<br />
23,8 ± 0,4; 23,2-24,1<br />
8,2 ± 0,1; 8,0-8,4<br />
3,5 ± 0,1; 3,5-3,7<br />
15,0 ± 0,1; 14,9-15,2<br />
13,1 ± 0,2; 12,8-13,6<br />
6,9 ± 0,1; 6,7-7,1<br />
9,6 ± 0,1; 9,5-9,9<br />
10,2 ± 0,2; 10,0-10,5<br />
18,4 ± 0,4; 17,8-18,9<br />
11,1 ± 0,2; 10,9-11,5<br />
Vị trí phân loại của Dơi nếp mũi hạ long mới<br />
được chứng minh đầu năm 2012 nên loài dơi này<br />
chưa được ghi trong Danh lục Đỏ của IUCN năm<br />
2011. Hiện trạng của loài dơi này đang bị ảnh<br />
hưởng bởi nhiều hoạt động của con người, bao<br />
gồm hoạt động phát triển du lịch hang động và<br />
săn bắt dơi làm thức ăn của người dân địa<br />
phương. Dơi nếp mũi hạ long có vùng phân bố<br />
hẹp, sinh sống tập trung trong hang động và các<br />
sinh cảnh núi đá vôi theo đàn nhỏ. Căn cứ vào<br />
những kết quả đã ghi nhận được trong 5 năm gần<br />
đây và tiêu chí đánh giá cấp độ bảo tồn các loài<br />
thú của IUCN, Dơi nếp mũi hạ long cần được ghi<br />
trong Sách Đỏ Việt Nam.<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae) của Việt<br />
Nam hiện bao gồm 16 loài và phân loài thuộc 3<br />
giống.<br />
Dơi nếp mũi hạ long có thể phân biệt với<br />
các loài dơi nếp mũi khác ở Việt Nam bởi kích<br />
thước cơ thể, dẫn liệu về sinh học phân tử và tần<br />
số siêu âm. Loài dơi này mới chỉ có ghi nhận ở<br />
các sinh cảnh rừng trên núi đá vôi thuộc vùng<br />
Đông Bắc Việt Nam.<br />
Dơi nếp mũi hạ long là loài dơi đặc hữu của<br />
Việt Nam, bao gồm hai phân loài: Dơi nếp mũi<br />
bourret (H. a. alongensis) và Dơi nếp mũi sung<br />
(H. a. sungi).<br />
Lời cảm ơn: Trong quá quá trình thực hiện và<br />
hoàn thành công trình nghiên cứu này, chúng tôi<br />
<br />
181<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(2): 178-184<br />
<br />
đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và<br />
cá nhân, tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng<br />
khoa học, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong<br />
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Ban<br />
quản lý 12 vườn quốc gia (Ba Bể, Cúc Phương,<br />
Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Sơn, Hoàng Liên,<br />
Tam Đảo, Cát Tiên, Côn Đảo, Phú Quốc, Chư<br />
Mom Ray, Yok Đôn) và 3 khu bảo tồn thiên<br />
nhiên (Hữu Liên, Na Hang, Đăk Rông), BLTP,<br />
BLTH, BLTL, GS. H.-U. Schnitzler, TS. A.<br />
Denzinger, TS. C. Dietz, TS. I. Dietz của UT,<br />
GS. Lê Vũ Khôi (Trường Đại học Khoa học Tự<br />
nhiên, ĐHQG Hà Nội), TS. N.M. Furey (FFI,<br />
Cam-pu-chia), TS. P.J.J. Bates, TS. D. Harrison<br />
HI và GS. P.A. Racey, Đại học Aberdeen (Anh<br />
quốc).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Andersen K., 1918. Diagnoses of new bats<br />
of the families Rhinolophidae and<br />
Megadermatidae. Annals and Magazine of<br />
Natural History, 2: 374-384.<br />
2. Bates P. J. J., Harrison D. L., 1997. Bats of<br />
the<br />
Indian<br />
Subcontinent.<br />
Harrison<br />
Zoological Museum Publications, Kent,<br />
UK.<br />
3. Blyth E., 1848. Report of Curator,<br />
Zoological Department. Journal of the<br />
Asiatic Society of Bengal, 17: 247-255.<br />
4. Blyth E., 1853. Report of Curator,<br />
Zoological Department. Journal of the<br />
Asiatic Society of Bengal, 22408-417.<br />
5. Borissenko A. V., Kruskop S. V., 2003.<br />
Bats of Vietnam and Adjacent Territories:<br />
an Identification Manual. Hanoi, Vietnam<br />
and Moscow, Russia.<br />
6. Bourret R., 1942a. Sur quelques petits<br />
Mammifères du Tonkin et du Laos.<br />
Comptes rendus du Conseil de Recherches<br />
Scientifiques de l’Indochine 2ème semestre:<br />
27-30.<br />
7. Bourret R., 1942b. Les mammifères de la<br />
collection du Laboratoire de Zoologie de<br />
l’École Supérieure des Sciences. Université<br />
Indochinoise, Hanoi, Vietnam.<br />
8. Brunet-Rossini A. K., Wilkinson G. S.,<br />
2009. Methods for age estimation and the<br />
182<br />
<br />
study of senescence in bats. In: Kunz TH &<br />
Parsons S (eds) Ecological and Behavioral<br />
Methods for the Study of Bats, 315-325.<br />
Johns Hopkins University Press, Baltimore,<br />
Maryland, USA.<br />
9. Cantor T., 1846. Catalogue of mammalia<br />
inhabiting the Malayan Peninsular and<br />
islands. Journal of the Asiatic Society of<br />
Bengal, 15: 171-203.<br />
10. Corbet G. B., Hill J. E., 1992. The<br />
Mammals of the Indomalayan Region.<br />
Oxford University Press, Oxford, UK.<br />
11. Csorba G., Ujhelyi P., Thomas N., 2003.<br />
Horseshoe Bats of the World (Chiroptera:<br />
Rhinolophidae). Alana Books, United<br />
Kingdom.<br />
12. Dang Ngoc Can, Endi H., Son N. T., Oshida<br />
T., Canh L. X., Phuong D. H., Lunde D. P.,<br />
Kawada S.-I., Sasaki M., Hayashida A.,<br />
2008. Checklist of wild mammal species of<br />
Vietnam, Hanoi, Vietnam. [In Vietnamese].<br />
13. Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh, 2009.<br />
Phân loại học lớp Thú (Mammalia) và Đặc<br />
điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. Nxb.<br />
Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.<br />
14. Dobson G. E., 1871. On some new species<br />
of Malayan bats. Proceedings of Asiatic<br />
Society of Bengal: 105-106.<br />
15. Dorst J., 1947. Une nouvelle chauve-souris<br />
de l’Indochine française Paracoelops<br />
megalotis. Bulletin du Muséum, série 2 :<br />
436-437.<br />
16. Francis C. M., 1989. A comparison of mist<br />
nets and two types of harp traps for<br />
capturing bats. Journal of Mammalogy, 70:<br />
865-870.<br />
17. Furey N., Canh L. X., Fanning E. (eds.),<br />
2002. Cat Ba National Park. FrontierVietnam Forest Research Programme<br />
Report No. 16. The Society for<br />
Environmental Exploration, London, UK,<br />
and the Institute of Ecology and Biological<br />
Resources, Hanoi, Vietnam.<br />
18. Geoffroy E., 1813. Sur un genre de chauvesouris sous le nom de Rhinolophes (1).<br />
Annales du Muséum National d’Histoire<br />
Naturelle (Paris), 20: 254-266.<br />
<br />