intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu lực của nấm metarhizium anisoliae trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) và rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.)

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

46
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Metarhizium anisopliae là nấm ký sinh trên côn trùng, được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật ở nhiều nước trên thế giới. M. anisopliae được thu thập ở khu vực thành phố Sơn La, khi thử nghiệm tính độc của loài nấm này đối với một số côn trùng cho thấy độ hữu hiệu của nấm đối với sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus) và sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu lực của nấm metarhizium anisoliae trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) và rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.)

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 109 - 117<br /> <br /> HIỆU LỰC CỦA NẤM METARHIZIUM ANISOLIAE<br /> TRỪ SÂU XANH BƢỚM TRẮNG (Pieris rapae Linnaeus),<br /> SÂU KHOANG (Spodoptera litura Fabr.)<br /> VÀ RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.)<br /> Hoàng Văn Thảnh, Phạm Thị Mai14<br /> Trường Đại học Tây Bắc<br /> Tóm tắt: Metarhizium anisopliae là nấm ký sinh trên côn trùng, được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi<br /> trong công tác bảo vệ thực vật ở nhiều nước trên thế giới. M. anisopliae được thu thập ở khu vực thành phố Sơn<br /> La, khi thử nghiệm tính độc của loài nấm này đối với một số côn trùng cho thấy độ hữu hiệu của nấm đối với sâu<br /> xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus) và sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) sau 7 ngày lây nhiễm, đạt<br /> 62 - 68% và đối với rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens Stal.) đạt 65,79%. Hiệu lực ngoài đồng ruộng của nấm<br /> M. anisopliae sau 15 ngày xử lý đối với sâu xanh bướm trắng là 64,21%, sâu khoang là 63,80% và rầy nâu là<br /> 64,43%. Kết quả này cho thấy, hiệu lực của nấm M. anisopliae đối với sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và rầy<br /> nâu không có sự khác biệt so với chế phẩm Lục cương A - sản phẩm của Viện Bảo vệ thực vật.<br /> Từ khóa: Metarhizium anisopliae, nấm ký sinh côn trùng.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Hiện nay, an toàn thực phẩm là một vấn đề cấp bách ở nhiều nước trên thế giới và tại<br /> Việt Nam. Việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đã đem đến nhiều hệ lụy như<br /> làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, gây hiện tượng kháng thuốc ở dịch hại, ảnh<br /> hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng. Trước hiện trạng này, các nhà<br /> khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những phương pháp mới trong việc phòng trừ và tiêu diệt<br /> các loài côn trùng gây hại. Một trong những phương pháp đó là kiểm soát sinh học thông qua<br /> việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc từ nấm, vi khuẩn hoặc sử dụng các kí sinh thiên<br /> địch, các hợp chất thứ cấp có nguồn gốc thảo mộc để phòng trừ để tiêu diệt các loài côn trùng<br /> gây hại một cách hiệu quả và an toàn. Nhiều sản phẩm thuốc trừ sâu hiện nay có nguồn gốc vi<br /> sinh vật như nấm Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae và vi khuẩn Bacillus<br /> thuringiensis,... đã được sản xuất và thương mại hóa, ứng dụng hiệu quả trong công tác bảo vệ<br /> thực vật. Nấm M. Anisopliae thuộc ngành Ascomycota, lớp Sordariomycetes, bộ Hypocreales<br /> họ Clavicipitaceae, chi: Metarhizium, nấm này được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên thế<br /> giới trong công tác bảo vệ thực vật. Hiệu lực Metarhizium anisopliae var. Acridum trừ châu<br /> chấu (Rhammatocerus schistocercoides Rehn.) ngoài đồng ruộng đạt 65 - 80%. Sử dụng một<br /> số chủng của Metarhizium anisopliae trừ ruồi đục quả (Anastrepha ludens) hiệu lực đạt<br /> 75,2 - 89,4%. Ở Việt Nam từ năm 1992, Viện Bảo vệ thực vật đã phân lập, nuôi cấy và thử<br /> nghiệm các chủng Metarhizium thuộc 2 loài Metarhizium anisopliae và Metarhizium<br /> flavoviride để phòng trừ các loài sâu hại cây trồng nông, lâm nghiệp bằng phương pháp phun<br /> trực tiếp bào tử Metarhizium trên đồng ruộng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm mật độ<br /> 108 bào tử/ml, độ hữu hiệu của M. anisopliae đối với trưởng thành bọ hà hại khoai lang 7 ngày<br /> 14<br /> <br /> Ngày nhận bài: 05/12/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017<br /> Liên lạc: Hoàng Văn Thảnh, e - mail: hoangthanhtbu@gmail.com<br /> <br /> 109<br /> <br /> lây nhiễm đạt 100%. Tại Cần Thơ, nấm Metarhizium anisopliae được dùng để phòng trừ một<br /> số loài sâu, rầy đạt hiệu lực trên 70%. Tuy nhiên, nấm Metarhizium anisopliae ở mỗi vùng<br /> sinh thái có những chủng khác nhau, việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học có nguồn<br /> gốc từ nấm M. anisopliae vào sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế ở vùng Tây Bắc. Kết quả<br /> nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu hại trên một số cây trồng của chế phẩm<br /> có nguồn gốc M. anisopliae do Viện Bảo vệ thực vật sản xuất và nấm M. anisopliae được thu<br /> thập ngoài tự nhiên ở tỉnh Sơn La, được phân lập và nuôi cấy tại phòng Thí nghiệm Bảo vệ<br /> thực vật, Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc.<br /> 2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Vật liệu và phương pháp<br /> 2.1.1. Vật liệu<br /> - Chế phẩm Lục cương A - sản phẩm của Viện Bảo vệ thực vật; nấm M. anisopliae<br /> được phân lập từ phòng Thí nghiệm Bảo vệ thực vật, Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây<br /> Bắc; sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), rầy<br /> nâu hại lúa (Nilaparvata lugens Stal); Cây bắp cải giống K - KCross, lúa nếp 87.<br /> - Địa điểm thử nghiệm: Phòng thí nghiệm Bảo vệ thực vật, Khoa Nông - Lâm, Trường Đại<br /> học Tây Bắc; xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La. Thời gian thử nghiệm: Từ tháng 6 - 11/2013.<br /> 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Thu thập xác sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) bị nấm M. anisopliae ký sinh ngoài<br /> đồng ruộng ở khu vực thành phố Sơn La về phân lập nấm trên môi trường Sabouroud:<br /> 20 gram Agar + 40 gram Glucoza + 10 gram Pepton + 1.000 ml H2O (pH = 6). Tạo chế phẩm<br /> nấm M. anisopliae trên giá thể gạo lứt hấp ở nhiệt độ 121C, áp xuất 1,5 at theo quy trình của<br /> Phạm Thị Thùy năm 2004.<br /> a. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu tính độc của nấm M. anisopliae đối với sâu xanh bướm<br /> trắng (Pieris rapae Linnaeus) tuổi 1 ở trong phòng thí nghiệm.<br /> Bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (RCD) với 3 công thức, 3 lần nhắc lại.<br /> Ký hiệu<br /> công thức<br /> <br /> Chế phẩm<br /> <br /> Nồng độ<br /> <br /> Ma1<br /> <br /> Chế phẩm Lục cương A (M. anisopliae)<br /> <br /> 107 bào tử/ml<br /> <br /> Ma2<br /> <br /> Nấm M. anisopliae phân lập, cấy trên giá thể gạo tại phòng Thí nghiệm<br /> BVTV, Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc.<br /> <br /> 107 bào tử/ml<br /> <br /> Cnt<br /> <br /> Đối chứng<br /> <br /> Nước lã<br /> <br /> Thu thập 20 mẫu trưởng thành của sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus) nuôi<br /> trong lồng trồng bắp cải, sau nuôi được 1 ngày bỏ hết mẫu trưởng thành ra và theo dõi trứng nở.<br /> Sau khi trứng nở tiến hành nuôi sâu bằng lá bắp cải trong hộp nhựa kích thước 12 × 12 × 4 cm,<br /> khi sâu nở (tuổi 1) bỏ bớt sâu ra chỉ để 10 con sâu/hộp (mỗi hộp là 1 lần nhắc lại). Sử dụng lá<br /> 110<br /> <br /> bắp cải nhúng vào dung dịch chứa bào tử M. anisopliae sau đó tiến hành nuôi sâu, thay lá<br /> hằng ngày. Đối chứng sử dụng lá rau họ hoa thập tự nhúng vào nước lã, rửa sạch cho vào hộp<br /> rồi thả sâu vào ăn. Theo dõi hàng ngày số sâu sống ở mỗi công thức (24 giờ theo dõi một lần).<br /> Điều kiện phòng thí nghiệm: Nhiệt độ khoảng 30 ± 2C, ẩm độ 80 ± 5%. Xác định hiệu lực<br /> của thuốc sau phun 3 đến 7 ngày bằng công thức Abbot:<br /> <br /> H %  =<br /> <br /> C -T<br /> ×100<br /> C<br /> <br /> Trong đó: H: Hiệu lực của chế phẩm;<br /> T: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý;<br /> C: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau xử lý.<br /> b. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu tính độc của M. anisopliae đối với sâu xanh bướm trắng<br /> (Pieris rapae Linnaeus) tuổi 3 ở trong phòng thí nghiệm. Cách bố trí thí nghiệm 2 tương tự<br /> Thí nghiệm 1, chỉ khác thí nghiệm 1 ở chỗ đối tượng thử nghiệm là sâu tuổi 3.<br /> c. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu tính độc của M. anisopliae đối với sâu khoang (Spodoptera<br /> litura Fabr.) tuổi 3 ở trong phòng thí nghiệm. Cách bố trí Thí nghiệm 3 tương tự Thí nghiệm<br /> 1, chỉ khác ở chỗ đối tượng thử nghiệm là sâu khoang.<br /> d. Thí nghiệm 4: Đánh giá tính độc của M. anisopliae đối với rầy nâu hại lúa<br /> (Nilaparvata lugens Stal.) tuổi 3 ở trong phòng thí nghiệm.<br /> Bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (RCD) với 3 công thức thuốc như ở<br /> Thí nghiệm 1, với 3 lần nhắc lại. Lúa trồng trong chậu nhựa kích thước (23,5 × 21 × 17,5 cm)<br /> cấy 1 dảnh lúa/chậu, sau đó bắt 15 con rầy trưởng thành cho vào các dảnh lúa trong chậu rồi<br /> chụp vải màn lại. Sau khi thả được 1 ngày bỏ hết 15 con rầy mới thả hôm trước ra rồi tiếp tục<br /> chăm sóc, sau 8 ngày thấy rầy con nở để nuôi, tiếp tục theo dõi rầy đến khi rầy tuổi 3 (7 ngày<br /> sau nở), bỏ bớt rầy ra để lại 10 con rầy/1 chậu (mỗi chậu là một lần nhắc lại) rồi tiến hành<br /> phun chế phẩm M. anisopliae. Chỉ tiêu theo dõi đánh giá tương tự ở Thí nghiệm 1.<br /> e. Thí nghiệm 5: Đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm M. Anisopliae đối với sâu xanh<br /> bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus) và sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) trên cây bắp cải<br /> ngoài đồng ruộng.<br /> Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 công thức, 3 lần nhắc<br /> lại, mỗi ô thí nghiệm là 20 m2.<br /> Ký hiệu<br /> công thức<br /> <br /> Chế phẩm<br /> <br /> Ma1<br /> <br /> Chế phẩm Lục cương A (M. anisopliae)<br /> <br /> Ma2<br /> <br /> Nấm M. anisopliae phân lập, cấy trên giá thể gạo tại phòng Thí<br /> nghiệm BVTV, Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc.<br /> <br /> Cnt<br /> <br /> Đối chứng<br /> <br /> Nồng độ,<br /> liều lượng<br /> 107 bào tử/ml,<br /> 400 lít nước/ha<br /> Nước lã<br /> <br /> 111<br /> <br /> Điều tra mỗi ô thí nghiệm 5 điểm, mỗi điểm 1 m2, tính mật độ sâu hại (con/m2), đánh<br /> giá hiệu lực trừ sâu của chế phẩm sau phun 3, 5, 7, 10 và 15 ngày, hiệu đính theo công thức<br /> Henderson - Tilton:<br /> <br />  Ta  Cb <br /> H  %   1 <br />  100<br />  Tb  Ca <br /> Trong đó: H: Hiệu lực của chế phẩm;<br /> Ta: Mật độ sâu ở lô thí nghiệm sau xử lý;<br /> Tb: Mật độ sâu ở lô thí nghiệm trước xử lý;<br /> Ca: Mật độ sâu ở lô đối chứng sau xử lý;<br /> Cb: Mật độ sâu ở lô đối chứng trước xử lý.<br /> g. Thí nghiệm 6: Thử hiệu lực của chế phẩm nấm M. Anisopliae đối với rầy nâu hại lúa<br /> (Nilaparvata lugens Stal.) ngoài đồng ruộng.<br /> Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 công thức, 3 lần nhắc<br /> lại, mỗi ô thí nghiệm là 20 m2, tương tự Thí nghiệm 5. Điều tra mỗi ô thí nghiệm 5 điểm, mỗi<br /> điểm 5 khóm, tính mật độ rầy nâu (con/m2). Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu của chế phẩm<br /> sau khi phun: 3, 5, 7, 10 và 15 ngày.<br /> 2.1.3. Xử lý số liệu<br /> Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê toán học bằng phần mềm Excel và IRRISTAT<br /> 4.0. Các số liệu hiệu lực thuốc % được chuyển sang cung Arcsin trước khi xử lý thống kê.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> 3.1. Tính độc của M. anisopliae đối với sâu ở trong phòng thí nghiệm<br /> Kết quả nghiên cứu tính độc của nấm M. Anisopliae đối với sâu xanh bướm trắng và sâu<br /> khoang được thể hiện ở các Bảng 1, 2 và 3.<br /> Bảng 1. Hiệu lực của M. anisopliae trừ sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae Linnaeus)<br /> tuổi 1 trong phòng thí nghiệm<br /> Công<br /> thức<br /> <br /> Hiệu lực của các công thức thuốc sau các ngày thí nghiệm (%)<br /> 3NSP<br /> <br /> 4 NSP<br /> <br /> 5 NSP<br /> <br /> 6 NSP<br /> <br /> 7 NSP<br /> <br /> a<br /> <br /> a<br /> <br /> a<br /> <br /> a<br /> <br /> 68,16a<br /> <br /> Ma1<br /> <br /> 47,12<br /> <br /> 53,41<br /> <br /> 60,17<br /> <br /> 62,39<br /> <br /> Ma2<br /> <br /> 40,95b<br /> <br /> 49,04b<br /> <br /> 53,41b<br /> <br /> 57,79b<br /> <br /> 62,39b<br /> <br /> Cnt<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> LSDα=0.05<br /> <br /> 2,73<br /> <br /> 3,15<br /> <br /> 4,29<br /> <br /> 4,36<br /> <br /> 4,83<br /> <br /> CV%<br /> <br /> 4,65<br /> <br /> 4,61<br /> <br /> 5,67<br /> <br /> 5,42<br /> <br /> 5,56<br /> <br /> Ghi chú: NSP - Ngày sau phun; + Số liệu hiệu lực thuốc (%) đã được chuyển sang Arcsin trước khi<br /> phân tích thống kê; Các chữ cái cùng một cột giống nhau thì số liệu không khác nhau ở độ tin cậy 95%.<br /> <br /> 112<br /> <br /> Ở điều kiện trong phòng thí nghiệm, hai loại chế phẩm Ma1 và Ma2 đều có hiệu lực trừ<br /> sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus) tuổi 1 và đạt cao sau 7 ngày sau xử lý. Kết quả<br /> này tương tự như nghiên cứu của Trần Văn Hai và cộng sự (2006). Sau xử lý chế phẩm hai<br /> ngày, toàn bộ số sâu vẫn còn sống, chưa thấy có biều hiện bất thường do những ngày đầu sau<br /> khi tiếp xúc với bào tử nấm, sâu bị nấm xâm nhập và đặt mối quan hệ ký sinh - ký chủ. Từ<br /> ngày thứ 3, bắt đầu thấy sâu hoạt động chậm và một số sâu chết, số sâu chết tăng lên theo thời<br /> gian. Qua theo dõi sau 3 - 7 ngày sau xử lý cho thấy hiệu lực ở Ma1 cao hơn Ma2.<br /> Bảng 2. Hiệu lực của M. anisopliae trừ sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae Linnaeus)<br /> tuổi 3 trong phòng thí nghiệm<br /> Công<br /> thức<br /> <br /> Hiệu lực của các công thức thuốc sau các ngày thí nghiệm (%)<br /> 3NSP<br /> <br /> 4 NSP<br /> <br /> 5 NSP<br /> <br /> 6 NSP<br /> <br /> 7 NSP<br /> <br /> a<br /> <br /> a<br /> <br /> a<br /> <br /> a<br /> <br /> 70,87a<br /> <br /> Ma1<br /> <br /> 43,93<br /> <br /> 46,06<br /> <br /> 49,04<br /> <br /> 60,17<br /> <br /> Ma2<br /> <br /> 33,89b<br /> <br /> 40,09b<br /> <br /> 40,95b<br /> <br /> 55,41b<br /> <br /> 68,16a<br /> <br /> Cnt<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> LSDα=0.05<br /> <br /> 2,52<br /> <br /> 2,73<br /> <br /> 2,42<br /> <br /> 3,65<br /> <br /> 4,77<br /> <br /> CV%<br /> <br /> 4,87<br /> <br /> 4,76<br /> <br /> 4,05<br /> <br /> 4,74<br /> <br /> 5,15<br /> <br /> Sau 3 - 6 ngày xử lý, hiệu lực trừ sâu của chế phẩm đối với sâu xanh bướm trắng tuổi 3<br /> của Ma1 cao hơn Ma2. Tuy nhiên sau khi xử lý bằng chế phẩm 7 ngày, hiệu lực của Ma1 và<br /> Ma2 đối với sâu đạt 68,16 - 70,84 % và không khác nhau có ý nghĩa giữa hai chế phẩm. Mức<br /> độ nhiễm bệnh của từng tuổi sâu đối với nấm M. anisopliae có thể khác nhau, đây là nội dung<br /> cần tiếp tục tìm hiểu.<br /> Bảng 3. Hiệu lực của M.anisopliae trừ sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.)<br /> tuổi 3 trong phòng thí nghiệm<br /> Hiệu lực của các công thức thuốc sau các ngày thí nghiệm (%)<br /> Công thức<br /> <br /> 3NSP<br /> <br /> 4 NSP<br /> <br /> 5 NSP<br /> <br /> 6 NSP<br /> <br /> 7 NSP<br /> <br /> a<br /> <br /> a<br /> <br /> a<br /> <br /> 71,21a<br /> <br /> Ma1<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 40,09<br /> <br /> 49,90<br /> <br /> 60,69<br /> <br /> Ma2<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 27,08b<br /> <br /> 40,09b<br /> <br /> 56,10b<br /> <br /> 68,50a<br /> <br /> Cnt<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> LSDα=0.05<br /> <br /> 2,00<br /> <br /> 2,42<br /> <br /> 4,23<br /> <br /> 5,15<br /> <br /> CV%<br /> <br /> 4,48<br /> <br /> 4,05<br /> <br /> 5,44<br /> <br /> 5,53<br /> <br /> Hiệu lực đối với sâu khoang tuổi 3 sau xử lý 3 - 7 ngày ở Ma1 cao hơn Ma2 và không<br /> khác nhau sau 7 ngày. Hiệu lực của 2 loại chế phẩm đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu<br /> của P. Wanida và cộng sự. Theo công bố của P. Wanida và cộng sự (2012), hiệu lực của nấm<br /> M. anisopliae đối với sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) đạt 50% sau 4 ngày xử lý và<br /> 100% ở 7 ngày sau xử lý.<br /> 113<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2