Hiệu quả kiểm soát LDL-C của rosuvastatin tại phòng khám Bệnh viện Thống Nhất
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày khảo sát liều dùng rosuvastatin có phù hợp với khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu 2019 (ESC 2019) hay không tại Phòng khám của Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả kiểm soát LDL-C tại từng nhóm đối tượng nguy cơ tim mạch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiệu quả kiểm soát LDL-C của rosuvastatin tại phòng khám Bệnh viện Thống Nhất
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT LDL-C CỦA ROSUVASTATIN TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Phạm Vũ Việt Anh*, Tống Thị Thu Hiền*, Ngô Minh Chiến*, Trương Đức Hậu*, Phan Trường Long*, Nguyễn Anh Vũ**, Nguyễn Đức Công*** * Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh * Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh *** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát liều dùng rosuvastatin có phù hợp với khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu 2019 (ESC 2019) hay không tại Phòng khám của Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả kiểm soát LDL-C tại từng nhóm đối tượng nguy cơ tim mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả 279 bệnh nhân, gồm 111 bệnh nhân nam và 168 bệnh nhân nữ, độ tuổi trung bình 65,1 ± 10,2, đến khám và điều trị rối loạn lipid máu bằng rosuvastatin tại Phòng khám Tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 4/2020 đến 8/2020. Bệnh nhân được thu thập số liệu, phân loại nguy cơ tim mạch và đánh giá hiệu quả kiểm soát LDL-C theo khuyến cáo Hiệp hội Tim mạch châu Âuu 2019 (ESC 2019). Kết quả: Với đối đối tượng có nguy cơ tim mạch rất cao (68 bệnh nhân), chỉ có 22 bệnh nhân (32,4%) sử dụng rosuvastatin ≥ 20 mg và chỉ 14/60 bệnh nhân (23,3%) ở nhóm nguy cơ tim mạch cao dùng rosuvastatin. Nghiên cứu cho thấy, có 43% số bệnh nhân rối loạn lipid máu đạt hiệu quả điều trị LDL-C bằng rosuvastatin. Đối với nhóm nguy cơ tim mạch rất cao, cao, trung bình và thấp, tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C lần lượt là 16,2%, 25%, 60,3% và 72%. Tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C không có mối liên quan với tuổi và giới. Kết luận: phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ tim mạch cao và rất cao chưa được sử dụng đúng liều rosuvastatin theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu 2019. Ngoài ra, tỉ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị LDL-C còn thấp, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân nguy cơ tim mạch cao và rất cao. Từ khóa: Rối loạn lipid máu; Rosuvastatin; LDL-C. ĐẶT VẤN ĐỀ giảm đáng kể tỉ lệ tử vong và biến cố tim mạch LDC-C được chứng minh đóng vai trò chính [1], [2], [3]. Giảm 1 mmol LDL-C sẽ giảm 10% tỉ lệ trong cơ chế xơ vữa động mạch theo các tổ chức tử vong chung, 20% tử vong do bệnh mạch vành, tim mạch như Hiệp hội Tim mạch châu Âu, Hội Tim giảm 24% tỉ lệ biến cố mạch vành chính và giảm mạch học Việt Nam. Cải thiện chỉ số LDL-C giúp 15% các biến cố đột quị [4], [5]. Ngày nhận bài: 21/9/2021 Ngày phản biện: 22/9/2021 Ngày chấp nhận đăng: 23/9/2021 18 TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM|SỐ 23/2021
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Statin có hiệu quả giúp LDL-C đạt được mục Định nghĩa các biến số chính: tiêu cho phép và cải thiện các chỉ số lipid khác Tên biến Định nghĩa biến gây xơ vữa động mạch. Statin không những giảm biến cố bệnh tim mạch thứ phát do rối loạn lipid Thang điểm dự báo tử vong do máu (RLLM) như bệnh mạch vành, nhồi máu não, Điểm số bệnh tim mạch do xơ vữa tử vong đặt stent mạch vành mà còn giảm tỉ lệ tử vong do SCORE trong 10 năm của Hội Tim mạch tất cả các nguyên nhân ở những người có yếu tố châu Âu nguy cơ chưa mắc bệnh và cả bệnh nhân đã tồn Đã được chẩn đoán bệnh tim tại bệnh lí tim mạch từ trước [6], [7]. Nhiều khuyến mạch xơ vữa cáo cho thấy statin có lợi trong khởi trị ban đầu đối Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, ĐTĐ với người bị RLLM. týp 1 có tổn thương cơ quan đích; Nguy cơ có từ 3 yếu tố nguy cơ khác hoặc Rosuvastatin là một thuốc thuộc nhóm statin tim mạch ĐTĐ týp 1 trên 20 năm được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng để kiểm soát rất cao Bệnh thận mạn với độ lọc cầu LDL-C. Bệnh viện Thống Nhất, là một bệnh viện đa thận < 30 ml/phút/1,73 m2 da khoa hạng I của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh Điểm SCORE ≥ 10% với thế mạnh là lão khoa và tim mạch, có số lượng LDL-C mục tiêu là < 1,4 mmol/l lớn bệnh nhân được sử dụng rosuvastatin để kiểm hoặc giảm được 50% số LDL-C soát RLLM. Đề tài này được thực hiện tại Phòng bệnh nhân hiện có khám Tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất với 2 mục Các yếu tố nguy cơ đơn lẻ tăng tiêu: Đánh giá xem liều dùng rosuvastatin sử dụng cao rõ rệt: TC > 8 mmol/l (310 trong thực hành lâm sàng có phù hợp với khuyến mg/dl), hoặc LDL-C > 4,9 mmol/l cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu 2019 trong (190 mg/dl); hoặc huyết áp ≥ kiểm soát RLLM hay không và hiệu quả kiểm soát 180/110 mmHg LDL-C ở các đối tượng nguy cơ tim mạch khác - Tăng cholesterol gia đình không nhau. kèm yếu tố nguy cơ khác Nguy cơ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Bệnh thận mạn trung bình tim mạch (eGFR 30 - 59 ml/min) Thiết kế nghiên cứu cao - ĐTĐ không tổn thương cơ quan Nghiên cứu cắt ngang mô tả. đích với thời gian ≥ 10 năm hoặc kèm yếu tố nguy cơ khác. Tiêu chuẩn chọn: Điểm SCORE ≥ 5% và < 10% Bệnh nhân được chẩn đoán RLLM theo LDL-C mục tiêu < 1,8 mmol/l khuyến cáo của ESC năm 2019 và đang điều trị hoặc giảm được 50% số LDL-C bằng các liều rosuvastatin tại Khoa Khám bệnh - bệnh nhân hiện có Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 4/2020 tới 8/2020 Bệnh nhân trẻ (ĐTĐ týp 1 < 35 mà nhóm nghiên cứu quan sát được. tuổi; ĐTĐ týp 2 < 50 tuổi) với Nguy cơ Tiêu chuẩn loại trừ: thời gian mắc ĐTĐ < 10 năm và tim mạch không có yếu tố nguy cơ khác - Bệnh nhân đang trong giai đoạn bệnh cấp trung bình Điểm SCORE ≥ 1% và < 5% tính, bệnh mạn tính giai đoạn cuối hoặc các bệnh LDL-C mục tiêu < 2,6 mmol/l lý ngoại khoa. Nguy cơ tim Điểm SCORE < 1% - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên mạch thấp LDL-C mục tiêu < 3,0 mmol/l cứu. TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM|SỐ 23/2021 19
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Các bước tiến hành: Dùng phần mềm SPSS version 26.0 phân tích thống kê tất cả các số liệu ghi nhận trong Đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán nghiên cứu này. Các biến số phân nhóm sẽ cho ra RLLM và đã điều trị bằng rosuvastatin trong thời tỉ lệ trình bày dưới dạng phần trăm và dùng kiểm gian ≥ 3 tháng ở khoa khám bệnh. Sau thời gian định Chi bình phương để kiểm định sự khác nhau này, bệnh nhân được xét nghiệm nồng độ LDL-C giữa hai hoặc nhiều tỉ lệ phần trăm. Các biến số máu bằng phương pháp trực tiếp tại Khoa Hóa liên tục sẽ được kiểm định biến số có tuân theo Sinh - Bệnh viện Thống Nhất. Thu thập kết quả xét luật phân phối chuẩn không, những biến số tuân nghiệm LDL-C. theo luật phân phối chuẩn sẽ trình bày dưới dạng Từ những dữ liệu về lâm sàng và cận lâm số trung bình ± độ lệch chuẩn và dùng kiểm định sàng thu được, bệnh nhân được phân tầng nguy t-student để đánh giá sự khác biệt. Khác biệt được cơ tim mạch. Tiếp tục khảo sát đối tượng nghiên xem có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. cứu về liều dùng rosuvastatin tại thời điểm nghiên Về y đức trong nghiên cứu cứu có phù hợp hay không, đánh giá tỉ lệ đạt hay không đạt mục tiêu LDL-C tương ứng với nhóm Đề tài đã được Hội đồng Y đức Bệnh viện nguy cơ tim mạch theo khuyến cáo của Hiệp hội Thống Nhất thông qua theo Giấy chấp thuận Số Tim mạch châu Âu 2019. 68/2020/BVTN-HĐYĐ ngày 16 tháng 03 năm 2020. Phân tích thống kê số liệu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu. Toàn bộ (n = 279) Nam (n = 111) Nữ (n = 168) p Tuổi trung bình ± SD, năm 65,1 ± 10.2 64,7 ± 11,2 65,4 ± 9,48 0,627 Nhóm tuổi < 60, n (%) 71 (25,4) 33 (29,7) 38 (22,6) 0,232 ≥ 60, n (%) 208 (74,6) 78 (70,3) 130 (77,4) Nghiên cứu gồm 279 bệnh nhân, tỉ lệ nam ít hơn nữ (tỉ số nam/nữ khoảng 1/1,5). Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu nằm ở mức cao, trong đó nhóm bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) chiếm gần 3/4 tổng số đối tượng. Trong số đối tượng nghiên cứu, nhóm nguy cơ tim mạch rất cao và cao lần lượt chiếm 24,4% và 21,5%, nhóm nguy cơ tim mạch trung bình và thấp chiếm tỉ lệ lần lượt 45,2% và 8,9%. Bảng 2. Liều thuốc rosuvastatin đang sử dụng cho đối tượng nghiên cứu theo nguy cơ tim mạch. Rosu Rosu Rosu Toàn bộ 5 mg 10 mg 20 mg p (n = 279) (n = 3) (n = 200) (n = 76) Nguy cơ rất cao, n (%) 68 (24,4) 1 (1,4) 45 (66,2) 22 (32,4) Nguy cơ cao, n (%) 60 (21,5) 1 (1,7) 45 (75) 14 (23,3) 0,862 Nguy cơ trung bình, n (%) 126 (45,2) 1 (0,8) 92 (73) 33 (26,2) Nguy cơ thấp, n (%) 25 (8,9) 0 (0) 18 (72) 7 (28) Đối với nhóm nguy cơ tim mạch rất cao, số 68 bệnh nhân, đạt tỉ lệ 32,4%. Đối với nhóm nguy bệnh nhân được sử dụng rosuvastatin liều cao (20 cơ tim mạch cao, số đối tượng được điều trị với mg và cao hơn) chỉ 22 bệnh nhân trong tổng số rosuvastatin liều cao (20 mg và cao hơn) là 14/60 20 TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM|SỐ 23/2021
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG bệnh nhân (23,3%). Kết quả này phản ánh việc áp Thống Nhất chưa thật sự theo khuyến cáo. Ngoài dụng khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu ra, kết quả nghiên cứu chưa ghi nhận rosuvastatin 2019 vào thực hành lâm sàng của bác sĩ hiện đang 40 mg được sử dụng trên thực hành lâm sàng tại công tác tại Phòng Khám Tim mạch - Bệnh viện Phòng Khám bệnh - Bệnh viện Thống Nhất. Bảng 3. Tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C bằng rosuvastatin theo nhóm nguy cơ tim mạch của đối tượng nghiên cứu (khuyến cáo điều trị RLLM của Hội Tim mạch châu Âu-ESC 2019). Toàn bộ (n = 279) Đạt (n = 120) Không đạt (n = 159) p Nguy cơ rất cao, n (%) 68 (24,4) 11 (16,2) 57 (83,8) Nguy cơ cao, n (%) 60 (21,5) 15 (25,0) 45 (75,0) < 0,001 Nguy cơ trung bình, n (%) 126 (45,1) 76 (60,3) 50 (39,7) Nguy cơ thấp, n (%) 25 (9,0) 18 (72,0) 7 (28,0) Trong số đối tượng nghiên cứu, 120/279 bệnh càng cao, tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C càng thấp. Cụ thể, nhân (43%) đạt mục tiêu LDL-C theo khuyến cáo tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C ở nhóm nguy cơ tim mạch ESC 2019. Tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C theo từng nhóm rất cao và cao lần lượt là 16,2% và 25%; tỉ lệ này ở nguy cơ tim mạch bằng rosuvastatin khác biệt có ý nhóm nguy cơ trung bình và thấp lần lượt là 60,3% nghĩa thống kê; trong đó, nhóm nguy cơ tim mạch và 72%. Bảng 4. Tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C theo nhóm nguy cơ tim mạch ở hai giới (khuyến cáo điều trị RLLM của Hội Tim mạch châu Âu - ESC 2019). Toàn bộ (n = 279) Nam (n = 111) Nữ (n = 168) p Chung, n (%) Đạt mục tiêu, n (%) 120 (43) 45 (40,5) 75 (44,6) 0,580 Không đạt mục tiêu, n (%) 159 (57) 66 (59,5) 93 (55,4) Nguy cơ rất cao, n (%) 68 (24,4) 36 (32,4) 32 (19) 0,831 Đạt mục tiêu, n (%) 11 (16,2) 5 (13,9) 6 (18,8) Không đạt mục tiêu, n (%) 57 (83,8) 31 (86,1) 26 (81,2) Nguy cơ cao, n (%) 60 (21,5) 28 (25,2) 32 (19) 0,765 Đạt mục tiêu, n (%) 15 (25,0) 8 (28,6) 7 (21,9) Không đạt mục tiêu, n (%) 45 (75) 20 (71,4) 25 (78,1) 0,591 Nguy cơ trung bình, n (%) 126 (45,2) 40 (36) 86 (51,3) Đạt mục tiêu, n (%) 76 (60,3) 26 (65) 50 (58,1) Không đạt mục tiêu, n (%) 50 (39,7) 14 (35) 36 (41,9) 0,626 Nguy cơ thấp, n (%) 25 (8,9) 7 (6,4) 18 (10,7) Đạt mục tiêu, n (%) 18 (72) 6 (85,7) 12 (66,7) Không đạt mục tiêu, n (%) 7 (28) 1 (14,3) 6 (33,3) Nghiên cứu cho thấy, không có mối liên quan trên tổng số 111 người (40,5%) và số bệnh nhân giữa tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C bằng rosuvastatin nữ đạt mục tiêu điều trị LDL-C là 75/168 người của đối tượng nghiên cứu với giới tính. Tổng cộng (44,6%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống 45 bệnh nhân nam đạt mục tiêu điều trị LDL-C kê (p = 0,580). TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM|SỐ 23/2021 21
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Bảng 5. Tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C theo nhóm nguy cơ tim mạch ở các nhóm tuổi (khuyến cáo điều trị RLLM của Hội Tim mạch châu Âu - ESC 2019) Toàn bộ < 60 tuổi ≥ 60 tuổi p (n = 279) (n = 71) (n = 208) Chung, n (%) Đạt mục tiêu, n (%) 120 (43) 38 (46,5) 82 (39,4) 0,053 Không đạt mục tiêu, n (%) 159 (57) 33 (53,5) 126 (60,6) Nguy cơ rất cao, n (%) 68 (24,4) 11 (15,5) 57 (27,4) Đạt mục tiêu, n (%) 11 (16,2) 2 (18,2) 9 (15,8) 1,000 Không đạt mục tiêu, n (%) 57 (83,8) 9 (81,8) 48 (84,2) Nguy cơ cao, n (%) 60 (21,5) 6 (8,5) 54 (26) Đạt mục tiêu, n (%) 15 (25,0) 5 (83,3) 10 (18,5) 0,300 Không đạt mục tiêu, n (%) 45 (75) 1 (16,7) 44 (81,5) Nguy cơ trung bình, n (%) 126 (45,2) 30 (42,3) 96 (46,2) Đạt mục tiêu, n (%) 76 (60,3) 13 (43,3) 63 (65,6) 0,490 Không đạt mục tiêu, n (%) 50 (39,7) 17 (56,7) 33 (34,4) Nguy cơ thấp, n (%) 25 (8,9) 24 (33,7) 1 (0,4) Đạt mục tiêu, n (%) 18 (72) 18 (75) 0 (0,0) 0,280 Không đạt mục tiêu, n (%) 7 (28) 6 (25) 1 (100) Kết quả nghiên cứu cho thấy không có Đề tài được thực hiện tại Bệnh viện Thống mối liên quan giữa tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C bằng Nhất, đây là một bệnh viện đa khoa hạng I với rosuvastatin theo nhóm tuổi. Trong số những bệnh một Trung tâm Tim mạch gồm nhiều chuyên gia nhân đạt mục tiêu LDL-C, bệnh nhân > 60 tuổi chiếm tim mạch và lão khoa, là nơi thực hành của nhiều đa số (82/120 bệnh nhân). Trong số 208 bệnh nhân trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh > 60 tuổi, 82 bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị LDL-C viện luôn cập nhật khuyến cáo của các Hội tim (39,4%) và 38/71 bệnh nhân (46,5%) đạt mục tiêu mạch trong và ngoài nước để các bác sĩ áp dụng điều trị trong nhóm bệnh nhân < 60 tuổi. Sự khác vào thực hiện. biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,053). Vấn đề sử dụng rosuvastatin trên lâm sàng BÀN LUẬN Thực tế lâm sàng cho thấy, chỉ có 32,4% Nghiên cứu này thực hiện trên 279 bệnh nhân bệnh nhân nguy cơ tim mạch rất cao và 23,3% có RLLM điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện bệnh nhân nguy cơ tim mạch cao được áp dụng Thống Nhất bằng rosuvastatin với các liều khác đúng với khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu nhau. Đây là một nghiên cứu không chỉ cung cấp Âu 2019. Vì vậy, một số kiến nghị được đưa ra từ thông tin về đặc điểm đối tượng nghiên cứu, mà nghiên cứu này, bao gồm kiểm tra đánh giá lại áp còn cho biết thực trạng sử dụng thuốc rosuvastatin dụng các khuyến cáo mới của bác sĩ hiện đang hiện nay tại phòng khám Bệnh viện Thống Nhất, tỉ công tác tại phòng khám Bệnh viện Thống Nhất lệ kiểm soát LDL-C ở các đối tượng nguy cơ tim để có thể giải quyết vấn đề sử dụng rosuvastatin mạch cao và rất cao. chưa thích hợp đối với bệnh nhân RLLM. 22 TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM|SỐ 23/2021
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Cũng có ý kiến cho rằng, người châu Á chỉ cho kết quả có nhiều điểm tương đồng với nghiên cần liều dùng rosuvastatin thấp cũng đã đạt mục cứu này. Nghiên cứu đã chỉ ra: chỉ có 34,9% bệnh tiêu điều trị. Một nghiên cứu thực hiện trên 37 bệnh nhân nhóm nguy cơ tim mạch rất cao đạt mục tiêu nhân có nguy cơ tim mạch cao tại Bệnh viện JA Gifu LDL-C và khi nhóm nguy cơ tim mạch càng thấp, tỉ Tohno-Kousei, tỉnh Gifu, Nhật Bản vào năm 2007 [8] lệ đạt mục tiêu LDL-C càng cao, với các giá trị lần cho thấy rosuvastatin liều 2,5 mg có hiệu quả rất tốt. lượt là 55,4%, 75,4%, 76,0% tương ứng với nhóm Cụ thể, > 80% bệnh nhân nguy cơ tim mạch cao đạt nguy cơ tim mạch cao, trung bình và thấp [9]. được mục tiêu LDL-C. Với bằng chứng này, việc kiểm Kết quả nghiên cứu cho thấy: không có soát LDL-C cho bệnh nhân RLLM ở Việt Nam cũng mối liên hệ giữa tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C bằng được thực hiện với thái độ tương tự, cụ thể việc kê rosuvastatin của đối tượng nghiên cứu theo giới. đơn rosuvastatin liều thấp đối với bệnh nhân nguy cơ Nghiên cứu cắt ngang mô tả đa trung tâm The tim mạch cao và rất cao. Tuy nhiên, một số yếu tố CEPHEUS Pan-Asian của Jeong Euy Park và CS khách quan như lối sống, chế độ ăn, tuân thủ thuốc, dựa trên dữ liệu của 8.064 bệnh nhân điều trị bằng khác biệt về chủng tộc… cũng nên được cân nhắc statin, trong đó có rosuvastatin cũng cho kết quả khi điều trị cho đối tượng RLLM tại Việt Nam. Ngoài tương tự: tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C ở nam và nữ lần ra, các khuyến cáo hiện nay như Hiệp hội Tim mạch lượt 49,6% và 48,6% [9]. châu Âu, Hội Tim mạch học Việt Nam và thậm chí Nghiên cứu còn cho thấy: không có mối Hội Tim mạch học Nhật Bản cũng ủng hộ việc điều liên quan giữa tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C bằng trị bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao hoặc rất cao rosuvastatin của đối tượng nghiên cứu theo nhóm bằng sử dụng rosuvastatin liều cao (20 - 40 mg). tuổi. So sánh kết quả với một nghiên cứu về hiệu Về tỉ lệ kiểm soát: LDL-C ở các đối tượng quả của rosuvastatin trong giảm nồng độ LDL-C nghiên cứu ở 2 nhóm bệnh nhân < 65 tuổi và ≥ 65 tuổi được Tỉ lệ bệnh nhân đạt được mục tiêu LDL-C K M Fox và CS thực hiện năm 2007 cho kết quả theo nhóm nguy cơ tim mạch còn thấp, điển hình tương tự: tỉ lệ đạt mục tiêu ở 2 nhóm bệnh nhân là nhóm nguy cơ tim mạch rất cao và cao với tỉ này không có sự khác biệt, lần lượt là: 73,6% (< 65 lệ đạt mục tiêu LDL-C lần lượt là 16,2% và 25%. tuổi) và 74,1% (≥ 65 tuổi) [10]. Điều này có thể giải thích, đối với các nhóm nguy KẾT LUẬN cơ tim mạch rất cao và cao, mục tiêu LDL-C (theo Nghiên cứu đã rút ra những kết luận sau: khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu 2019) được quy định rất khắt khe, trên thực tế LDL-C của - Liều dùng rosuvastatin áp dụng trên lâm những bệnh nhân này không đạt như mong muốn. sàng đối với bệnh nhân RLLM có nguy cơ tim mạch Ngoài ra, các yếu tố khác như lối sống, chế độ cao và rất cao chưa thật đúng với khuyến cáo của ăn, tuân thủ điều trị của bệnh nhân cũng là những Hiệp hội Tim mạch châu Âu 2019 (ESC 2019). yếu tố tác động đến khả năng kiểm soát LDL-C ở - Tỉ lệ kiểm soát LDL-C còn thấp ở đối tượng đối tượng nghiên cứu này. Một nghiên cứu “The nghiên cứu theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim Pan-Asian CEPHEUS” của Jeong Euy Park thực mạch châu Âu 2019 (ESC 2019), đặc biệt nhóm hiện vào năm 2011 trên 8.064 bệnh nhân châu Á, nguy cơ tim mạch cao và rất cao. Abstract THE EFFECTIVENESS OF ROSUVASTATIN IN LOWERING LDL-C AT THE OUTPATIENT DEPARTMENT OF THONG NHAT HOSPITAL: EFFECTIVENESS AND RECOMMENDATIONS Aims: To survey whether the rosuvastatin doses prescribed by cardiologists at the Otpatient Department of Thong Nhat Hospital are similar to that of the recommendations of European Society of TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM|SỐ 23/2021 23
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Cardiology Guidelines (ESC) 2019, and the effectiveness of rosuvastatin in lowering LDL-C in patients who have different total cardiovascular risks. Methods: This is a cross-sectional study describing 279 patients, including 111 males and 168 females, who were diagnosed with dyslipidemia at the outpatient department of Thong Nhat Hospital and had been on lipid-lowering treatment by rosuvastatin for over 3 months. The mean age of the subjects was 65.1 ± 10.2 years old. The concentrations of LDL-C in these patients were collected from April of 2020 to August of 2020. The effectiveness of lowering LDL-C was evaluated by the standards of European Society of Cardiology Guidelines in 2019. Results: In the very high-risk category, there were only 22 out of 68 patients (32.4%) were prescribed with rosuvastatin 20 mg. The figures for the high-risk group was 14 out of 60 (23.3%). Furthermore, the LDL-C goal attainment was reported in 120 out of the total of 279 patients (43%). The LDL-C goal was attained in 72% of low-risk, 60.3% of moderate-risk, 25% of high-risk and 16.2% of very high-risk patients. Goal attainment was statistically unrelated to age and sex of patients. Conclusion: The majority of patients who were at very high and high cardiovascular risks, were still prescribed with rosuvastatin in an inconsistent way with the recommendations of ESC 2019. Additionally, the percentage of patients who met the recommended LDL-C levels were still low, especially those at very high and high cardiovascular risks. Actions should be taken to evaluate the competency of cardiologists working at Thong Nhat Hospital. Keywords: Dyslipidemia; Rosuvastatin; LDL-C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mahalle N., Garg M., Naik S., & Kulkarni M. (2014). Study of pattern of dyslipidemia and its correlation with cardiovascular risk factors in patients with proven coronary artery disease. Indian Journal of Endocrinology and Metabolism 2014, 18(1):48-50. 2. American diabetes Association (2017). Standards of medical care in diabetes —2017 abridged for primary care providers. Clinical Diabetes 2017 Jan, 35(1):5-26. 3. Catapano A., et al. (2016). ESC/EAS guidelines for the management of dyslipidemia. European Heart Journal 2016, 37:2999-3058. DOI:10.1093/eurheart/ehw272. 4. Kamat S. A., et al (2007). Comparative effectiveness of rosuvastatin versus other statin therapies in patients at increased risk of failure to achieve low-density lipoprotein goals. Current Medical Research and Opinion, 23(5):1121-1130. DOI:10.1185/030079907X182167. 5. Amarenco P., Bogousslavsky J., Callahan A., Goldstein LB, Hennerici M., Rudolph AE, Sillesen H., Simunovic L., Szarek M., Welch K M A., Zivin JA. (2006). High-dose atorvastatin after stroke or transient ischemic attack. New England Journal Medicine 2006 August 10, 355(6):549–559. 1. Gransbo K., Melander O., Wallentin L., Lindback J., Stenestrand U., Carlsson J., Nilsson J. (2010). Cardiovascular and cancer mortality in very elderly post-myocardial infarction patients receiving statin treatment. Journal of the American College of Cardiology, 55(13):1362–1369. DOI: 10.1016/j.jacc.2010.01.013 2. Zmysłowski A., Szterk A. (2017). Current knowledge on the mechanism of atherosclerosis and pro-atherosclerotic properties of oxysterols. Lipids in Health and Disease, 16:188, DOI: 10.1186/ s12944-017-0579-2 24 TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM|SỐ 23/2021
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 3. Ohbayashi H. (2007). Effects of Rosuvastatin 2.5 mg on Achieving Lipid Goals Defined by the 2007 Japan Atherosclerosis Society Guidelines. Journal of Rural Medicine 2008, 3(1):10-14. DOI: https:// doi.org/10.2185/jrm.3.10 4. Park Euy J., Chiang C., Muanwar M., Pham Gia K. (2011). Lipid-lowering treatment in hypercholesterolaemic patients: the CEPHEUS Pan-Asian survey. European Journal of Preventive Cardiolog, 19(4):781-94. DOI: 10.1177/1741826710397100 5. Fox K., Gandhi S., Ohsfeldt R., Blasetto J., Davidson M. (2007). Effectiveness of Statins in Medicare-eligible Patients and Patients < 65 Years Using Clinical Practice Data. International Journal of clinical practice, 61(10):1634-1642. DOI: 10.1111/j.1742-1241.2007.01538.x Đề tài đã được Hội đồng Y đức Bệnh viện Thống Nhất thông qua theo Giấy chấp thuận Số 68/2020/ BVTN-HĐYĐ ngày 16 tháng 03 năm 2020. TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM|SỐ 23/2021 25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá hiệu quả kiểm soát LDL-c bằng rosuvatatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ
9 p | 26 | 2
-
Kết quả điều trị rối loạn lipid máu bằng pitavastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ
5 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn