Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ LÀM SẠCH ĐẠI TRÀNG CỦA DUNG DỊCH POLYETHYLENE<br />
GLYCOL Ở TRẺ EM<br />
Chìu Kín Hầu*, Trương Nguyễn Uy Linh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Dung dịch polyethylene glycol (PEG) làm sạch đại tràng trước mổ hiệu quả, rút ngắn thời<br />
gian nằm viện, dễ thực hiện, không gây khó chịu nhiều cho bệnh nhi cũng như không cần phải thực hiện nghiêm<br />
ngặt chế độ ăn trước mổ.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên<br />
Kết quả: Nghiên cứu trên 150 bệnh nhi. Hiệu quả làm sạch đại tràng của dung dịch PEG cao hơn so với<br />
phương pháp thụt tháo. Ngoài ra, dung dịch PEG không làm thay đổi nhu động cũng như biến chứng sau mổ.<br />
Do giảm được thời gian chuẩn bị trước mổ, phương pháp rửa toàn ống tiêu hóa này làm giảm đáng kể thời gian<br />
nằm viện của bệnh nhi.<br />
Kết luận: Sử dụng dung dich PEG làm sạch đại tràng trước mổ ở trẻ em có thể là phương pháp thay thế tốt<br />
hơn so với phương pháp thụt tháo thông thường.<br />
Từ khóa: Dung dịch polyethylene glycol, chuẩn bị đại tràng trước mổ, thụt tháo<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE CLEANING BOWEL EFFECT OF POLYETHELENE GLYCOL SOLUTION IN CHILDREN<br />
Chiu Kin Hau, Truong Nguyen Uy Linh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 113 - 118<br />
Background: Not only considered safe in children, using polyethelene glycol solution for bowel cleaning<br />
provides a more effective, shorter hospitalization time, easier- to -do method as compare to the wash out.<br />
Method: Randommized control trial<br />
Result: 150 patients take part in the research. More effective in cleaning bowel is proved in PEG solution.<br />
Moreover, this solution does not alter the bowel movement and postoperative complications as well. Due to<br />
shortening the preoperative time, whole gut solution certainly reduces the total hospitalization time.<br />
Conclusion: PEG solution for bowl preoperative preparation may be a better alternative to traditional wash<br />
out method.<br />
Key words: Polyethelene glycol solution, bowl preoperative preparation,wash out<br />
phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
riêng(1).<br />
Chuẩn bị đại tràng trước mổ là một trong<br />
Phương pháp thụt tháo kèm chế độ ăn ít<br />
những yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh<br />
chất xơ để làm sạch đại tràng trước mổ đã được<br />
hưởng đến kết quả phẫu thuật đại tràng10. Hiện<br />
áp dụng từ rất lâu. Ngày nay, phương pháp này<br />
nay trên thế giới có nhiều phương pháp làm<br />
bộc lộ nhiều khuyết điểm như là kéo dài thời<br />
sạch đại tràng trước mổ như thụt tháo kết hợp<br />
gian chuẩn bị tiền phẫu, gây khó chịu cho người<br />
với chế độ ăn ít chất xơ, rửa toàn ống tiêu hoá<br />
bệnh và đặc biệt là biến chứng làm thủng đại<br />
với nhiều loại dung dịch khác nhau.... Mỗi<br />
*Bệnh viện Nhi Đồng II<br />
** Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM<br />
Email: uylinhbs@yahoo.com<br />
Địa chỉ liên hệ: Ts.Bs Trương Nguyễn Uy Linh ĐT: 0909500579<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
113<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
tràng(9).<br />
<br />
Mức ý nghĩa = 5%, kiểm định 2 phía:<br />
<br />
Sử dụng dung dịch PEG rửa toàn ống tiêu<br />
hóa để làm sạch đại tràng trước mổ khắc phục<br />
được các nhược điểm nêu trên và được đánh giá<br />
là an toàn, hiệu quả ở người lớn(6). Tuy nhiên các<br />
nghiên cứu lâm sàng trên trẻ em vẫn còn hạn<br />
chế.<br />
<br />
Lực của test: 80%.<br />
<br />
Sự an toàn của dung dịch PEG trên trẻ em đã<br />
được đánh giá trong một nghiên cứu trước đây<br />
của chúng tôi(2). Trong nghiên cứu định hướng<br />
này, một nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát,<br />
nhằm làm làm sáng tỏ tính hiệu quả của việc sử<br />
dụng dung dịch PEG trong làm sạch đại tràng<br />
trước mổ ở trẻ em trên cơ sở so sánh với phưong<br />
pháp làm sạch đại tràng bằng thụt tháo thông<br />
thường kèm chế độ ăn ít chất xơ trước mổ.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu.<br />
Sử dụng phương pháp thử nghiệm lâm sàng<br />
có nhóm chứng ngẫu nhiên.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu.<br />
Tiêu Chuẩn Chọn Bệnh<br />
Tất cả các trẻ hơn 3 tháng tuổi được nhập<br />
Bệnh Viện Nhi Đồng 1 từ 15/08/2003 đến<br />
02/03/2004 cần chuẩn bị đại tràng trước mổ đều<br />
được mời tham gia nghiên cứu.<br />
Tiêu Chuẩn Loại Trừ<br />
Những trẻ chống chỉ định dùng dung dịch<br />
polyethylene glycol:<br />
Rối loạn nước và điện giải<br />
Dị ứng với các thành phần trong thuốc<br />
Có sự tắc nghẽn trên đường tiêu hoá<br />
Bệnh Hirschsprung có u phân (khám trên<br />
lâm sàng sờ thấy được u phân ở hố chậu trái,<br />
XQ đại tràng cản quang cho thấy hình ảnh u<br />
phân trên phim)<br />
Những trẻ mà thân nhân không đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu<br />
<br />
Cỡ Mẫu<br />
n = (Z (1-α /2) + Z(1-β))2 (σ12 + σ22)/(μ2 – μ1)2.<br />
<br />
114<br />
<br />
Tính ra được n = 70 bệnh nhi cho mỗi nhóm.<br />
Vậy mẫu cần thiết là 150 bệnh nhi.<br />
<br />
Tiến hành<br />
Sau khi bố mẹ bệnh nhi đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu, bệnh nhi được phân bố ngẫu nhiên<br />
thành hai nhóm.<br />
Nhóm 1 : làm sạch đại tràng bằng dung dịch<br />
PEG.<br />
Những trẻ dùng dung dịch PEG vào lúc 13g<br />
ngày trước phẫu thuật. Các trẻ được dùng dung<br />
dịch PEG theo một cách thức tương tự nhau.<br />
Thuốc sử dụng mang tên thương mại là<br />
Fortrans (Beaufour Ipsen, Pháp), sử dụng bằng<br />
cách 1 gói pha 01 lít nước chín. Liều = 100<br />
mL/Kg (liều tối đa là 3000 mL) nhỏ qua sonde dạ<br />
dày trong 3-4 giờ. Công việc thường được thực<br />
hiện vào đầu giờ chiều, khoảng 13-14g ngày<br />
trước phẫu thuật.<br />
Riêng bệnh Hirschsprung không có hậu<br />
môn tạm, ngoài vấn đề dùng dung dịch PEG<br />
bệnh nhi còn được thụt tháo liên tục 3 ngày<br />
trước mổ.<br />
Tất cả các trẻ sau khi dùng dung dịch PEG,<br />
đều phải uống nước đường cho tới 3 giờ sáng<br />
ngày phẫu thuật, sau đó nhịn hoàn toàn.<br />
Nhóm 2 : làm sạch đại tràng bằng thụt tháo<br />
và chế độ ăn ít chất xơ.<br />
Những trẻ được thực hiện với thụt tháo kèm<br />
chế độ ăn trước mổ theo phác đồ tại khoa<br />
Ngoại, Bệnh viện Nhi đồng 1, cụ thể :<br />
Đối với bệnh Hirschsprung (không có hậu<br />
môn tạm) thụt tháo ít nhất 7 ngày trước mổ. Còn<br />
những bệnh còn lại (bao gồm cả bệnh<br />
Hirschsprung có hậu môn tạm) cần thụt tháo 3<br />
ngày trước mổ.<br />
Những trẻ chuẩn bị đại tràng bằng thụt tháo<br />
cần tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt: ăn cháo<br />
vào ngày thứ 3 trước mổ, uống sữa vào ngày<br />
thứ 2 trước mổ và uống nước đường vào ngày<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
thứ 1 trước mổ cho đến 3 giờ sáng ngày phẫu<br />
thuật.<br />
Các trẻ được tiến hành thụt tháo theo một<br />
kỹ thuật thống nhất tại Khoa Ngoại Tổng Hợp<br />
Bệnh Viện Nhi Đồng 1<br />
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được<br />
thu thập số liệu theo một bảng thu thập số liệu.<br />
Các chỉ số chính bao gồm: tuổi, cân nặng, chẩn<br />
đoán, phương pháp phẫu thuật, thời gian nằm<br />
viện (thời gian tiền phẫu, thời gian hậu phẫu),<br />
thời gian phẫu thuật, lượng nước cần thiết để<br />
làm sạch đại tràng lần cuối, độ sạch của đại<br />
tràng, biến chứng sau mổ, thời gian có nhu<br />
động ruột trở lại.<br />
<br />
Một số biến số thu thập được xac định như<br />
sau<br />
Độ sạch của đại tràng được phân thành 4 độ<br />
dựa trên quan sát trực tiếp lần thụt tháo cuối<br />
cùng và trong lúc mổ (3):<br />
Độ I : thụt tháo ra nước hoàn toàn trong,<br />
trong lòng ruột hoàn toàn sạch, thấy rõ niêm<br />
mạc của ruột, không thấy vết tích của phân.<br />
Độ II : thụt tháo ra nước vàng, trong lòng<br />
ruột thỉnh thoảng nước phân vàng ít, tương đối<br />
thấy rõ niêm mạc ruột.<br />
Độ III: thụt tháo ra phân vàng dẻo, trong<br />
lòng ruột vẫn còn ít phân vàng lợn cợn.<br />
Độ IV: thụt tháo ra nhiều phân đặc, trong<br />
lòng ruột còn nhiều phân sệt, không thể tiến<br />
hành phẫu thuật.<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
Sự khác nhau của mỗi nhóm được đánh giá<br />
bằng kiểm định 2 hoặc Fisher cho các biến số<br />
rời rạc và kiểm định Student cho các biến số liên<br />
tục với độ tin cậy là 95%.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là<br />
150, được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm<br />
1= 74 bệnh nhi và nhóm 2 = 76 bệnh nhi.<br />
Bảng 1: So sánh các biến số<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
Giá trị thống kê<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Z= 0.8940 < Z0.05<br />
=1.960<br />
<br />
Cân nặng<br />
<br />
Z=0.108 < Z0.05 =<br />
1.960<br />
2<br />
P(X> ) =0.2298 ><br />
= 0.05<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Sự khác biệt ý<br />
nghĩa thống kê<br />
Không<br />
Không<br />
Không<br />
<br />
2<br />
<br />
Phương pháp<br />
phẫu thuật<br />
<br />
P(X> ) =0.125 > <br />
= 0.05<br />
<br />
Không<br />
<br />
Thời gian tiền<br />
phẫu<br />
Thời gian hậu<br />
phẫu<br />
<br />
Z=4.081 > Z 0.001<br />
= 3.291<br />
Z= 0.0071 < Z0.05<br />
=1.96<br />
<br />
Có +<br />
<br />
Thời gian phẫu<br />
thuật<br />
<br />
Z=1.911 < Z0.05<br />
=1.96<br />
<br />
Không<br />
<br />
Lượng nước thụt Z= 2.987 > Z 0.05<br />
tháo lần cuối<br />
= 1.96<br />
Thời gian có nhu z=1.898 < z0.05 =<br />
động ruột<br />
1.960<br />
<br />
Có ++<br />
<br />
Không<br />
<br />
Không<br />
<br />
+: thời gian chuẩn bị tiền phẫu nhóm 1 ngắn hơn nhóm 2.<br />
++: lượng nước thụt tháo lần cuối của nhóm 1 ít hơn nhóm<br />
2.<br />
<br />
Bảng 2: So sánh độ sạch đại tràng của hai nhóm tham<br />
gia nghiên cứu<br />
Độ sạch đt<br />
Độ I<br />
Độ II<br />
Độ III<br />
Độ IV<br />
Tổng<br />
<br />
Nhóm 1<br />
5<br />
58<br />
11<br />
0<br />
74<br />
<br />
Nhóm 2<br />
3<br />
48<br />
19<br />
6<br />
76<br />
<br />
Tổng<br />
8<br />
106<br />
30<br />
6<br />
150<br />
<br />
P(x>2)<br />
0.443925<br />
0.040658<br />
0.120786<br />
0.013629<br />
<br />
P(X>2) =0.022 < = 0.05<br />
<br />
Sự khác biệt về độ sạch đại tràng giữa hai<br />
nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).<br />
Độ I và độ III : sự khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
Độ II và độ IV: sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê.<br />
Số lượng bệnh nhi có độ sạch đại tràng loại<br />
II nhóm 1 nhiều hơn nhóm 2 (p < 0.05).<br />
Số lượng bệnh nhi có độ sạch đại tràng loại<br />
IV nhóm 1 ít hơn nhóm 2 (p < 0.05).<br />
Bảng 3: So sánh biến chứng sau mổ của hai nhóm<br />
tham gia nghiên cứu<br />
Biến chứng<br />
Ap xe trong ổ bụng<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
Viêm ruột<br />
<br />
Nhóm 1<br />
1<br />
2<br />
2<br />
<br />
Nhóm 2<br />
1<br />
7<br />
1<br />
<br />
Tổng<br />
2<br />
9<br />
3<br />
<br />
115<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Tổng<br />
<br />
5<br />
<br />
9<br />
<br />
14<br />
<br />
P(X> ) =0.342 > = 0.05<br />
2<br />
<br />
Sự khác biệt về biến chứng sau mổ giữa hai<br />
nhóm không có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Các yếu tố ảnh hưởng lên kết quả nghiên<br />
cứu<br />
Tuổi, cân nặng, chẩn đoán, phương pháp<br />
phẫu thuật, thời gian phẫu thuật là những yếu<br />
tố có thể ảnh hưởng lên kết quả nghiên cứu. So<br />
sánh giữa hai nhóm làm sạch đại tràng trước mổ<br />
về những yếu tố này chúng tôi nhận thấy không<br />
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các<br />
nhóm. Điều này cho thấy các yếu tố này không<br />
tham gia làm lệch kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
Hiệu quả làm sạch đại tràng<br />
Chúng tôi đánh giá khả năng làm sạch đại<br />
tràng của các phương pháp dựa trên hai yếu tố:<br />
thang đo độ sạch đại tràng (4 độ sạch) và lượng<br />
nước thụt tháo lần cuối cần thiết.<br />
Trước tiên, chúng tôi tiến hành so sánh độ<br />
sạch đại tràng giữa hai nhóm và nhận thấy độ<br />
sạch đại tràng I và III cho thấy sự khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê. Độ sạch đại tràng<br />
loại I là độ sạch lý tưởng cho cuộc phẫu thuật.<br />
Đối với độ sạch đại tràng loại III chúng ta có thể<br />
tiến hành thụt tháo thêm một lần nữa nhằm đảm<br />
bảo độ sạch đại tràng và sau đó có thể tiến hành<br />
phẫu thuật. Do đó, độ sạch đại tràng này không<br />
thật sự ảnh hưởng lên tiến trình phẫu thuật.<br />
Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
thể hiện rõ ở độ sạch đại tràng II và IV.<br />
Độ sạch đại tràng loại II là độ sạch thường<br />
gặp nhất trong cả hai phương pháp làm sạch đại<br />
tràng trước mổ. Và đây cũng là sự mong đợi của<br />
kết quả làm sạch đại tràng vì đảm bảo tính an<br />
toàn cao trong phẫu thuật. Nghiên cứu của<br />
chúng tôi cho thấy độ sạch đại tràng loại II gặp<br />
nhiều hơn ở nhóm dùng dung dịch PEG.<br />
Ngược lại, độ sạch đại tràng loại IV là độ<br />
sạch không được mong đợi vì tính chất bẩn của<br />
đại tràng cao, kết quả phẫu thuật sẽ không được<br />
<br />
116<br />
<br />
đảm bảo. Những bệnh nhi có độ sạch đại tràng<br />
này phải hoãn cuộc mổ để tiến hành làm sạch<br />
đại tràng hơn nữa. Trong nghiên cứu này, độ<br />
sạch đại tràng loại IV thường gặp hơn ở nhóm<br />
thụt tháo thông thường.<br />
Tuggle(11) ghi nhận độ sạch đại tràng trong<br />
lúc mổ sau khi dùng PEG từ khá cho đến rất tốt.<br />
Engum(5) cũng nhận thấy tất cả các bệnh nhi<br />
trong lô nghiên cứu sữ dụng PEG đều được<br />
đánh giá là tốt.<br />
So sánh lượng nước thụt tháo lần cuối giữa<br />
hai nhóm, chúng tôi nhận thấy lượng nước cần<br />
thiết ở nhóm 1 ít hơn so với nhóm 2. Nghĩa là<br />
khả năng làm sạch đại tràng của nhóm dùng<br />
dung dịch PEG cao hơn so với phương pháp<br />
thụt tháo thông thường.<br />
Như vậy, dung dịch PEG có khả năng làm<br />
sạch đại tràng tốt hơn so với phương pháp thụt<br />
tháo thông thường.<br />
<br />
Ảnh hưởng lên nhu động ruột<br />
Trên cơ sở so sánh hai nhóm, chúng tôi nhận<br />
thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê,<br />
nghĩa là dung dịch PEG không gây ảnh hưởng<br />
lên hoạt động nhu động ruột so với phương<br />
pháp thụt tháo thông thường. Grundel(7) cho<br />
rằng quá trình hoạt động trở lại của nhu động<br />
ruột không thật sự chịu ảnh hưởng của phương<br />
pháp làm sạch đại tràng trước mổ. Tác giả này<br />
cho rằng chính các yếu tố như phương pháp<br />
phẫu thuật và thời gian phẫu thuật mới thật sự<br />
ảnh hưởng lên sự hoạt động trở lại của nhu<br />
động ruột.<br />
Lemann(8) khi so sánh sự hoạt động ruột trở<br />
lại của nhóm thụt tháo thông thường và nhóm<br />
sữ dụng PEG đã cho thấy không có sự khác biệt<br />
về sự hoạt động trở lại nhu động ruột.<br />
<br />
Biến chứng sau mổ<br />
Biến chứng sau mổ của phương pháp sử<br />
dụng dung dịch PEG không khác biệt so với<br />
phương pháp thụt tháo thông thường. Kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét<br />
Fleites(6). Tác giả này khi tiến hành so sánh trên<br />
53 bệnh nhân được chia làm hai nhóm như<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
chúng tôi đã cho thấy không có sự khác biệt về<br />
biến chứng sau mổ.<br />
Dharmendra(4) không ghi nhận các biến<br />
chứng sau mổ khi tiến hành dùng dung dịch<br />
PEG làm sạch đại tràng trên 26 bệnh nhi. Tác giả<br />
này cho rằng phương pháp này không làm tăng<br />
biến chứng sau mổ.<br />
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên (bao<br />
gồm cả nghiên cứu của chúng tôi) cỡ mẫu đưa<br />
ra không thật sự đủ lớn để đi đến kết luận<br />
thuyết phục. Do đó, cần phải có nghiên cứu với<br />
cỡ mẫu lớn hơn để xác định lại vấn đề này.<br />
<br />
Thời gian nằm viện<br />
Sử dụng dung dịch PEG để làm sạch đại<br />
tràng trước mổ làm giảm đáng kể số ngày nằm<br />
viện(5). Thường đối với phương pháp thụt tháo<br />
kèm chế độ ăn ít chất xơ trước mổ, bệnh nhi<br />
phải được nhập viện ít nhất 7 ngày (đối với<br />
bệnh Hirschsprung không có hậu môn tạm) và 4<br />
ngày (đối với những bệnh khác). Các trẻ này<br />
được nhập viện để tiến hành thụt tháo và thực<br />
hiện chế độ ăn ít chất xơ.<br />
Với việc sử dụng dung dịch rửa toàn ống<br />
tiêu hoá này, bệnh nhi thật sự chỉ cần được nhập<br />
viện trước mổ 3 ngày(đối với bệnh<br />
Hirschsprung không có hậu môn tạm) và 1<br />
ngày(đối với những bệnh khác). Do đó làm<br />
giảm đáng kể thời gian nhập viện trước mổ ở trẻ<br />
em. Điều này có nghĩa là sẽ rút ngắn thời gian<br />
nằm viện của trẻ.<br />
Không những làm giảm số ngày nhập viện<br />
trước mổ, sử dụng dung dịch PEG làm giảm<br />
đáng kể công việc phải làm của nhân viên y tế.<br />
Ở phương pháp thụt tháo kèm chế độ ăn trước<br />
mổ, các điều dưỡng phải tiến hành thụt tháo<br />
nhiều trẻ trong một ngày (trung bình 10 trẻ mỗi<br />
ngày tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1). Trong khi đó,<br />
với những gói PEG đã được đóng gói sẵn, các<br />
điều dưỡng chỉ cần pha với nước chín theo hàm<br />
lượng sẵn và tiến hành nhỏ giọt trong 3-4 giờ là<br />
kết thúc quá trình làm sạch đại tràng trước mổ.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua tiến hành tiến hành thử nghiệm lâm<br />
sàng có nhóm chứng nhẫu nhiên đối với 150<br />
bệnh nhi cần làm sạch đại tràng trước mổ tại<br />
Bệnh Viện Nhi Đồng 1, chúng tôi rút ra những<br />
kết luận sau:<br />
- Dung dịnh PEG không làm thay đổi sự<br />
hoạt động của nhu động ruột.<br />
- So sánh với phương pháp thụt tháo thông<br />
thường kèm chế độ ăn ít chất xơ trước mổ,<br />
phương pháp làm sạch đại tràng bằng dung<br />
dịch PEG hiệu qua hơn trong việc làm sạch đại<br />
tràng trước mổ.<br />
- Dung dịch PEG tỏ ra ưu việc hơn phương<br />
pháp thụt tháo kinh điển ở tính đơn giản, giảm<br />
chi phí điều trị và thời gian nằm viện, giảm<br />
đáng kể công việc của điều dưỡng.<br />
- Biến chứng hậu phẫu không thay đổi khi<br />
tiến hành phương pháp rửa đại tràng với dung<br />
dịch PEG.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Barrish J.O., Gilger M.A (1993), “Colon cleanout preparation in<br />
children and adolescents”, Gastroenterol Nurs 16 (3), pp. 106-109.<br />
Chìu Kín Hầu, Vũ Ngọc Bảo, Đào Trung Hiếu (2004), “Đánh giá<br />
việc sử dụng dung dịch polyethylene glycol (PEG) làm sạch đại<br />
tràng trước mổ ở trẻ em”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh tập 8<br />
(1), tr 203-207.<br />
Delmotte J.S., Desurmont P., Houcke P., et al (1988), “ Use of a<br />
solution containing polyethylene glycol (called fortran’s solution)<br />
to prepare colon for endoscopy or surgery”, Ann Gastroentérol<br />
Hepatol 24 (4), pp. 211-216.<br />
Dharmendra S., Sangram S., Gaddi D., et al (2003), “Bowel<br />
preparation with peglec in infants: a safe, effective and<br />
expeditiuos way”, Bombay Hospital Journal 45 (3).<br />
Engum S.A., Carter M.E., Murphy D., et al (2000), “ Home<br />
bowel preparation for elective colonic procedures in children:<br />
cost saving with quality assurance and improvement”, J Pediatr<br />
Surg 35 (2), pp. 232-234.<br />
Fleites R.A., Marshall J.B., Eckhauser M.L., et al (1985), “The<br />
efficacy of polyethylene glycol-electrolyte lavage solution versus<br />
traditional mechanical bowel preparation for elective colonic<br />
surgery: a randomized, prospective, blinded clinical trial”,<br />
Surgery 98 (4), pp. 708-717.<br />
Grundel K, Schwenk W, Bohm B, et al (1996), “Effect of<br />
orthograde intestinal irrigation with prepacol and polyethylene<br />
glycol solution on duration of postoperative ileus after colorectal<br />
resections”, Langenbecks Arch Chir, 381(3): p. 160-164.<br />
Lemann M, Flourie B, Picon L, et al (1995), “Motor activity<br />
recorded in the unprepared colon of healthy humans”, Gut,<br />
37(5): p. 649-653<br />
<br />
117<br />
<br />