Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi ...<br />
<br />
HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH<br />
LỢI NHUẬN: TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN<br />
Ngô Nhật Phương Diễm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Bài viết này đề xuất mô hình dự kiến về tác<br />
động của hiệu quả quản trị doanh nghiệp đến<br />
hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua lược<br />
khảo tất cả nghiên cứu trước và các lý thuyết<br />
về hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bài viết cung<br />
cấp tổng quan cơ bản cho các nhà quản lý<br />
hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông<br />
qua hoạt động quản trị doanh nghiệp, đồng<br />
thời gia tăng hoạt động của quản trị doanh<br />
nghiệp với mục tiêu nâng cao chất lượng báo<br />
cáo tài chính. Bài viết căn cứ vào các bằng<br />
chứng thực nghiệm nghiên cứu trước, với lập<br />
luận riêng cho rằng hiệu quả quản trị doanh<br />
<br />
nghiệp thông qua hai yếu tố hội đồng quản trị<br />
và ban kiểm soát có tác động tiêu cực làm hạn<br />
chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Cụ thể hội<br />
đồng quản trị với quy mô nhỏ, thành viên độc<br />
lập nhiều, có kinh nghiệm về tài chính và họp<br />
thường xuyên thì hiệu quả giám sát càng cao;<br />
ban kiểm soát với nhiều thành viên, đa số độc<br />
lập, có kinh nghiệm về tài chính và hoạt động<br />
tích cực hơn làm gia tăng hiệu quả giám sát,<br />
hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận.<br />
Từ khóa: quản trị doanh nghiệp, điều chỉnh<br />
lợi nhuận, hội đồng quản trị, ban kiểm soát<br />
<br />
THE EFFECTIVENESS OF CORPORATE GOVERNANCE AND EARNINGS<br />
MANAGEMENT: LITERATURE REVIEW AND PROPOSED FRAMEWORK<br />
ABSTRACT<br />
This paper proposes a model of the<br />
impact corporate governance effectiveness<br />
to earnings management through a literature<br />
review of all prior research and theories of<br />
behavior of earnings management. The article<br />
provides a basic overview for managers<br />
to limit the earnings management through<br />
corporate governance while increasing the<br />
performance of corporate governance with<br />
the aim establishing a high level of financial<br />
reporting’s quality. The paper is based on<br />
previous empirical research evidence, with<br />
individual arguments that the effectiveness<br />
of corporate governance through two factors<br />
*<br />
<br />
that are the boards of directors and the<br />
audit committees which affects and limits<br />
the earnings management in a negative way.<br />
The boards of directors who are smaller in<br />
size, have more independent directors, are<br />
equipped with financial expertise and frequent<br />
meetings are effective in their monitoring<br />
role. In the same way, audit committees who<br />
are with more members, mostly independent,<br />
more financial expertise and more active are<br />
suggested to have a higher oversight function<br />
and earnings management will be limited.<br />
Keywords: corporate governance, earnings<br />
management, boards of director, audit committees.<br />
<br />
ThS. Giảng viên khoa Kế toán-Kiểm toán, trường Đại học Tài chính Marketing, ĐT: 0914308588<br />
Email: ngodiem@ufm.edu.vn;<br />
45<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
<br />
BCTC hay là những nhân tố làm hạn chế hành<br />
vi điều chỉnh lợi nhuận.<br />
<br />
Hiện nay các vấn đề về quản trị doanh<br />
nghiệp (QTDN) và điều chỉnh lợi nhuận đều<br />
đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính<br />
phủ, tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán<br />
viên cũng như sự quan tâm của công chúng.<br />
Đặc biệt từ sau sự sụp đổ hay sự bê bối của các<br />
công ty hàng đầu như Enron, Worldcom… thì<br />
các câu hỏi về vai trò giám sát của Hội đồng<br />
quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) đối với<br />
thông tin trên báo cáo tài chính như thế nào?<br />
Theo nghiên cứu của Defond và Francis (2005)<br />
cho rằng chính sự sụp đổ của các doanh nghiệp<br />
cần phải có góc nhìn mới về QTDN. Hơn nữa<br />
các nhà quản lý cũng tin rằng hiệu quả của hoạt<br />
động QTDN chính là hiệu quả của hội đồng<br />
quản trị, Ban kiểm soát mang lại lợi ích cho cổ<br />
đông, tạo sự tin tưởng của các cổ đông.<br />
<br />
Bài viết này tổng hợp lại các nghiên cứu<br />
thực nghiệm trên thế giới về hiệu quả của<br />
QTDN (QTDN) tác động đến hành vi điều<br />
chỉnh lợi nhuận với kết quả dự kiến của tác<br />
giả là các công ty có hoạt động của HĐQT<br />
và BKS càng hiệu quả thì khả năng hạn chế<br />
hành vi điều chỉnh lợi nhuận càng lớn và phù<br />
hợp với những kết luận từ các nghiên cứu của<br />
Carcello et al (2002).<br />
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC<br />
2.1. Quản trị doanh nghiệp<br />
Có rất nhiều định nghĩa về QTDN nhưng<br />
những nghiên cứu hiện nay cho rằng không<br />
có một định nghĩa chính xác nào về QTDN<br />
(Solomon, 2007). Cụ thể theo định nghĩa của<br />
Cadbury (1992, trang 15) QTDN: “là một hệ<br />
thống mà ở đó công ty được kiểm soát và điều<br />
hành”. Cũng theo tác giả này thì định nghĩa<br />
này thể hiện rất rõ vai trò của các bên trong<br />
công ty đó là: (1) cổ đông có trách nhiệm đề<br />
bạt giám đốc, kiểm toán viên và đảm bảo hệ<br />
thống quản trị phù hợp; (2) giám đốc có chức<br />
năng điều hành công ty và (3) kiểm toán viên<br />
có vai trò cung cấp sự kiểm tra độc lập về<br />
thông tin trên báo cáo tài chính cho cổ đông.<br />
<br />
Để ra các quyết định của mình, các cổ<br />
đông hoàn toàn dựa vào thông tin trên báo cáo<br />
tài chính (BCTC), chính vì thế họ hoàn toàn<br />
phụ thuộc vào hoạt động giám sát của HĐQT<br />
đối với ban giám đốc, và vì thế hiệu quả giám<br />
sát của HĐQT càng cao thì chất lượng BCTC<br />
càng cao. Trong hầu hết các nghiên cứu trước<br />
đây (Abbott & Parker 2000; Chen và cộng sự,<br />
2005) đều tập trung vào vai trò của BKS trong<br />
việc đảm bảo tính trung thực của thông tin tài<br />
chính và trong việc xử lý các vấn đề liên quan<br />
đến kiểm toán độc lập bên ngoài. Tuy nhiên<br />
với điều kiện là HĐQT có quyền bổ nhiệm,<br />
bãi nhiệm các thành viên trong BKS cũng<br />
như thành viên kiểm toán thuê ngoài và vai<br />
trò của HĐQT cũng rất to lớn trong việc nâng<br />
cao chất lượng thông tin tài chính trên BCTC.<br />
Một số nghiên cứu của Boo &Sharma (2008);<br />
Cohen et al (2002); Collier & Gregory (1996);<br />
Menor & Willianes (1994) cho rằng hiệu quả<br />
của BKS phụ thuộc vào thành phần, đặc điểm<br />
của HĐQT. Vì vậy bài viết này đề cập đến vai<br />
trò giám sát của HĐQT và BKS được lập luận<br />
là rất quan trọng để nâng cao chất lượng của<br />
<br />
Solomon (2007, trang 14) định nghĩa<br />
QTDN là “hệ thống kiểm soát sự cân bằng<br />
cả bên trong và bên ngoài công ty, có trách<br />
nhiệm giải trình cho tất cả các bên liên quan<br />
và hành động có trách nhiệm đối xã hội trong<br />
lĩnh vực kinh doanh của mình”. Trong khi đó<br />
Shleifer &Vishny (1997, trang 737) mô tả về<br />
QTDN “ giải quyết các yêu cầu của các nhà<br />
đầu tư tài chính vào công ty với mức lợi nhuận<br />
mong muốn” tương đồng với định nghĩa của<br />
Denis (2001, trang 192) “ QTDN là tập hợp tất<br />
cả đặc điểm thể chế thị trường để nhà quản lý<br />
tự tin tối đa lợi ích dòng tiền mang lại đứng từ<br />
góc độ các cổ đông”.<br />
46<br />
<br />
Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi ...<br />
<br />
bổ nguồn lực cho các thành viên nội bộ; (3)<br />
Tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa HĐQT và<br />
kiểm toán viên độc lập, xem xét và tuân thủ<br />
chính sách đạo đức, quy tắc ứng xử của công<br />
ty. Các nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng<br />
khi BKS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của<br />
mình theo nghiên cứu của Wolnieder (1995)<br />
kỳ vọng tăng tính tín nhiệm, tăng độ tin cậy<br />
của các số liệu trên báo cáo tài chính, nâng cao<br />
hiệu quả quản lý, tăng hiệu quả giám sát của<br />
kiểm soát nội bộ, tăng cường vai trò và nâng<br />
cao hiệu quả của HĐQT. Hay nói chun, khi<br />
BKS thực hiện đầy đủ 3 nhiệm vụ thì có thể<br />
cải thiện được hoạt động QTDN và tăng cao<br />
chất lượng BCTC.<br />
<br />
Như vậy có khá nhiều định nghĩa, giải<br />
thích về QTDN ở nhiều khía cạnh và lý thuyết<br />
khác nhau. Đó là (1) Quản trị doanh nghiệp<br />
với mục đích tối đa lợi nhuận cho cổ đông<br />
(Cadbury, 1992; Shleifer và Vishny, 1997;<br />
Denis, 2001) bị chi phối bởi lý thuyết cơ quan;<br />
(2) QTDN ngoài mục đích tối đa hóa sự giàu<br />
có của các cổ đông thì QTDN còn quan tâm<br />
đến vấn đề xã hội và môi trường (Solomon,<br />
2007) theo lý thuyết đại diện.<br />
Bài viết này chỉ đề cập đến hoạt động<br />
QTDN đối với chất lượng thông tin trên báo<br />
cáo tài chính. Như vậy trọng tâm của bài viết<br />
là xem xét tác động của QTDN đến hành vi<br />
điều chỉnh lợi nhuận chứ không phải xem xét<br />
tác động của QTDN đến môi trường và xã hội.<br />
<br />
Tương tự vào năm 1994, Menon và<br />
Williams (1994) cho rằng việc thành lập<br />
BKS sẽ tạo ra hai thuận lợi to lớn cho hoạt<br />
động QTDN cụ thể: (1) Các thành viên độc<br />
lập của BKS có thể đánh giá độc lập chức<br />
năng của kiểm toán viên nội bộ cũng như<br />
dịch vụ kiểm toán bên ngoài nên làm gia tăng<br />
tính minh bạch và trung thực của báo cáo tài<br />
chính; (2) BKS gia tăng hiệu quả hoạt động<br />
của HĐQT. Hơn nữa theo The Blue Ribbon<br />
Committees (1999, trang 19) thừa nhận việc<br />
thành lập BKS làm gia tăng uy tín của BCTC<br />
và tăng sự tin tưởng của nhà đầu tư, cụ thể<br />
“…BKS có hiệu quả trong việc gia tăng tính<br />
minh bạch và trung thực của BCTC và do đó<br />
duy trì niềm tin của nhà đầu tư nên thị trường<br />
chứng khoán của chúng tôi gia tăng tốt nhất<br />
và thanh khoản nhất…”<br />
<br />
2.1.1. Vai trò của QTDN và chất lượng<br />
báo cáo tài chính<br />
Sự thành công của doanh nghiệp có đóng<br />
góp một phần rất quan trọng của HĐQT, họ là<br />
những người chịu trách nhiệm thiết lập mục<br />
tiêu, chiến lược và giá trị của công ty để phù<br />
hợp với mục tiêu của cổ đông. Hơn nữa họ<br />
còn chịu trách nhiệm về sự minh bạch và trung<br />
thực của các số liệu trên BCTC. Theo quy định<br />
hiện hành, số liệu BCTC muốn công bố cho<br />
các cổ đông sử dụng thì phải được kiểm toán<br />
bởi các kiểm toán độc lập bên ngoài hay nói<br />
cách khác thì HĐQT phải chịu trách nhiệm<br />
cho tất cả hoạt động, chiến lược và tình hình<br />
tài chính của công ty bao gồm cả những chi<br />
nhánh của công ty.<br />
BKS là một bộ phận của HĐQT và được<br />
thiết lập bởi HĐQT, BKS có mối quan hệ<br />
với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Theo Wolnieder (1995) tranh cãi về 3 nhiệm<br />
vụ quan trọng của BKS như sau: (1) Xem xét<br />
BCTC; (2) Cung cấp các khuyến nghị cho các<br />
kiểm toán viên bên ngoài, đánh giá mức phí<br />
kiểm toán, đánh giá kế hoạch kiểm toán, đảm<br />
bảo tính độc lập của kiểm toán viên và phân<br />
<br />
2.1.2. Vai trò giám sát của QTDN<br />
HĐQT ra các quyết định chủ yếu cho các<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp và họ có đủ quyền lực để giải quyết<br />
toàn bộ các quyết định của các nhà quản lý<br />
cấp cao (Fama và Jensen (1983)). Hơn nữa<br />
khi HĐQT ra các quyết định từ lúc ban đầu<br />
cho đến thực hiện nên tách biệt 2 chức năng<br />
47<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
phê chuẩn và giám sát của một quyết định<br />
nhằm đảm bảo tính hiệu quả chức năng giám<br />
sát của HĐQT.<br />
<br />
Có khá nhiều định nghĩa về hành vi điều<br />
chỉnh lợi nhuận (earnings management) như<br />
định nghĩa của (Schipper, 1989) cho rằng<br />
“Hành vi điều chỉnh lợi nhuận được coi là<br />
hành động có mục đích đối với quy trình lập<br />
và trình bày báo cáo tài chính nhằm đạt được<br />
các lợi ích cá nhân”. Hơn 10 năm sau, hai nhà<br />
nghiên cứu Healy và Wahlen (1999) đã định<br />
nghĩa hành vi điều chỉnh lợi nhuận với phạm<br />
vi rộng rãi hơn “Hành vi điểu chỉnh lợi nhuận<br />
xuất hiện khi nhà quản lý dùng các xét đoán<br />
của mình trên báo cáo tài chính và trong cấu<br />
trúc các sự kiện giao dịch kinh tế phát sinh<br />
nhằm làm thay đổi BCTC, làm cho các đối<br />
tượng có liên quan hiểu sai về tình trạng hoạt<br />
động của DN”. Tuy nhiên theo hai định nghĩa<br />
này thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận được xem<br />
xét là hành động của nhà quản lý nhằm gây ra<br />
nhầm lẫn cho đối tượng sử dụng BCTC về tình<br />
hình kinh doanh của DN. Do vậy định nghĩa<br />
này chưa thể hiện đầy đủ các vấn đề về hành<br />
vi chi phối lợi nhuận.<br />
<br />
Lý thuyết đại diện cho rằng để đảm bảo<br />
tính hiệu quả của chức năng giám sát, thành<br />
viên HĐQT nên có một thành viên độc lập từ<br />
bên ngoài (thành viên độc lập là thành viên<br />
không tham gia điều hành) độc lập hoàn toàn<br />
với hoạt động quản lý và thành viên này có<br />
khả năng thực hiện vai trò giám sát với hiệu<br />
quả cao (Dalton et al (1998)). Các thành viên<br />
độc lập không tham gia điều hành thường là<br />
các chuyên gia trong từng lĩnh vực, có thể<br />
phát huy những thế mạnh chuyên môn trong<br />
việc kiểm soát việc đưa ra các quyết định và<br />
giám sát việc thực hiện các quyết định của<br />
ban điều hành (Fama và Jensen (1983)).<br />
Để nâng cao tính hiệu quả của QTDN,<br />
ngoài yêu cầu cần có thành viên độc lập không<br />
tham gia điều hành trong HĐQT và BKS thì<br />
các nghiên cứu thực nghiệm (Carcello và cộng<br />
sự, 2002; Abbott và cộng sự, 2003; Abbott và<br />
cộng sự, 2004; Chen &Zhou, 2007; Krishnan<br />
&Lee, 2009; Ronen &Yaari, 2008) đề nghị<br />
quy mô, kiến thức, kinh nghiệm, tần suất họp<br />
làm gia tăng vai trò giám sát của HĐQT và<br />
BKS tương thích với đề nghị của Zahra &<br />
Pearce (1983) và Walker (2004).<br />
<br />
Vào năm 2008, với nghiên cứu của Ronen<br />
và Yaari (2008, trang 27) đã định nghĩa hành<br />
vi điều chỉnh lợi nhuận “là tập hợp các quyết<br />
định quản lý mà kết quả sẽ dẫn đến không phản<br />
ánh đúng lợi nhuận thực trong ngắn hạn, có<br />
tính chất tối đa hóa giá trị doanh nghiệp mà<br />
nhà quản lý đã biết về chúng. Hành vi điều<br />
chỉnh lợi nhuận có thể là mang lại lợi ích<br />
(cung cấp tín hiệu về giá trị trong dài hạn),<br />
nguy hại (che giấu giá trị ngắn hạn hoặc dài<br />
hạn) hoặc trung tính (che giấu giá trị ngắn<br />
hạn hoặc dài hạn)” Như vậy, định nghĩa này<br />
không chỉ bao gồm hai loại hành vi chi phối<br />
lợi nhuận kế toán (chi phối thông qua việc lựa<br />
chọn chính sách kế toán hay biến dồn tích và<br />
chi phối thông qua các hoạt động kinh tế) mà<br />
còn bao gồm cả các quyết định quản lý khác<br />
nhằm trình bày lợi nhuận khác với lợi nhuận<br />
thực sự theo hiểu biết của nhà quản lý. Đồng<br />
<br />
2.2. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận<br />
Theo các quy định của GAAP (những<br />
nguyên tắc kế toán được chấp nhận) nhà quản<br />
lý có thể lựa chọn các ước tính và các giả<br />
định theo quy định của luật pháp để áp dụng<br />
phù hợp với tình hình kinh doanh của riêng<br />
doanh nghiệp mình. Chính vì vậy tạo cơ hội<br />
cho các nhà quản lý thực hiện hành vi điều<br />
chỉnh lợi nhuận (Walt và Zimmerman, 1990;<br />
Fields et al, 2001), do đó nhà đầu tư, chủ nợ<br />
không thể đánh giá chính xác tình hình tài<br />
chính thực của công ty.<br />
48<br />
<br />
Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hành vi ...<br />
<br />
thời, định nghĩa này cũng bao gồm cả hành vi<br />
chi phối lợi nhuận kế toán nhằm mục đích gây<br />
nhầm lẫn hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho<br />
người sử dụng báo cáo tài chính.<br />
<br />
điều này tác động đến nhà đầu tư rất lớn, tâm<br />
lý nhà đầu tư luôn thích công ty kinh doanh<br />
có lãi. Việc trình bày các khoản lãi hay lỗ trên<br />
báo cáo tài chính có khuynh hướng ảnh hưởng<br />
đến thị giá cổ phiếu (Hayn, 1995). Ngoài ra<br />
nếu doanh nghiệp không đạt được kỳ vọng<br />
của thị trường thì có thể gây tác động tiêu cực<br />
lên giá cổ phiếu chính vì vậy lợi nhuận của<br />
công ty có thể bị chi phối để đạt theo hướng<br />
mong muốn mà chuyên chuyên phân tích tài<br />
chính đã dự báo (Kinney và cộng sự, 2002;<br />
Louis, 2004)<br />
<br />
Nhà quản lý thực hiện hành vi điều<br />
chỉnh lợi nhuận vì nhiều lý do như tiền<br />
lương, thưởng (Healy, 1985; Gaver và cộng<br />
sự, 1995; Holthausen và cộng sự, 1995;<br />
Murphy, 1999), tránh vi phạm các cam kết<br />
nợ (Sweeney, 1994), tăng lợi nhuận và ngăn<br />
chặn lỗ (Bugstahler và Dichev, 1997), bù đắp<br />
các chi phí theo quy định (Cahan, 1992; Han<br />
và Wang, 1998).<br />
<br />
Tóm lại, từ bằng chứng nghiên cứu thực<br />
nghiệm trên cho thấy nhà quản lý với các<br />
động cơ của riêng mình đã tác động đến các<br />
chính sách kế toán hay hoạt động kinh tế để<br />
điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn. Vì<br />
vậy yêu cầu về vai trò giám sát của HĐQT<br />
và BKS đặt ra để hạn chế hành vi điều chỉnh<br />
lợi nhuận.<br />
<br />
Theo Murphy (1999) tiền lương có mối<br />
quan hệ chặt chẽ với quy mô doanh nghiệp.<br />
Thông thường, nhà quản lý ký hợp đồng lao<br />
động với các nhà quản trị với các điều khoản<br />
được trình bày chi tiết và rõ ràng các khoản<br />
mà nhà quản lý nhận được. Đồng thời theo<br />
nghiên cứu của Gao và Shrieves (2002) cũng<br />
đã chỉ ra mối quan hệ giữa lương và hành vi<br />
chi phối lợi nhuận kế toán. Theo nghiên cứu<br />
của Healy (1995), Gaver (1995) và các tác giả<br />
khác thì tiền thưởng có tác động đến hành vi<br />
chi phối lợi nhuận kế toán. Nhà quản lý có<br />
xu hướng làm tăng tối đa các khoản thưởng<br />
họ được nhận bằng cách điều chỉnh kết quả<br />
hoạt động kinh doanh. Đồng ý kiến trên còn<br />
có nghiên cứu của Gao và Shrieves (2002).<br />
Tóm lại, những nghiên cứu này cho thấy kế<br />
hoạch thưởng tạo động cơ cho các nhà quản<br />
lý tác động đến lợi nhuận kế toán để tối đa<br />
các khoản thưởng được hưởng. Trong khi đó<br />
nghiên cứu của Sweeney (1994) phát hiện nhà<br />
quản lý của những công ty có nguy cơ vi phạm<br />
các cam kết nợ có khả năng báo cáo thêm các<br />
khoản thu nhập để bù đắp các khoản nợ đến<br />
hạn thanh toán.<br />
<br />
3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN<br />
Căn cứ vào các nghiên cứu đã đề cập<br />
trên, nhằm xác định mối quan hệ giữa hiệu<br />
quả QTDN và hành vi điều chỉnh lợi nhuận,<br />
bài viết xây dựng mô hình dự kiến (bảng 1)<br />
với đặc điểm QTDN là biến độc lập (gồm hai<br />
nhóm biến HĐQT và BKS) và hành vi điều<br />
chỉnh lợi nhuận là biến phụ thuộc. Trong<br />
bài viết này, mô hình dự kiến chỉ nhằm giải<br />
thích tác động của QTDN đến hành vi chi<br />
phối lợi nhuận, cụ thể các giả thuyết nghiên<br />
cứu dự kiến:<br />
yy Hiệu quả của hội đồng quản trị<br />
Theo nghiên cứu của Fama và Jensen<br />
(1983) công bố rằng HĐQT là cơ quan tối cao<br />
trong doanh nghiệp đại diện cho chủ sở hữu<br />
thực hiện chức năng giám sát hoạt động của<br />
các nhà quản lý.<br />
<br />
Theo Burgstahler and Dichev (1997) nhà<br />
quản lý có xu hướng che giấu các khoản lỗ vì<br />
49<br />
<br />