TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 88 - 100<br />
<br />
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA<br />
CÁC TỈNH TIỂU VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM<br />
Nguyễn Thị Lan Anh<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt: Tiểu vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực Trung du và<br />
miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong những năm qua, kinh tế của các tỉnh tiểu vùng Tây<br />
Bắc phát triển đạt tốc độ khá, đời sống của nhân dân đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, các tỉnh này vẫn<br />
còn là những tỉnh nghèo nhất Việt Nam: Thu nhập bình quân đầu người thấp, mức sống của dân cư còn nhiều<br />
khó khăn, kết cấu hạ tầng còn yếu kém,... Trong bối cảnh đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có ý<br />
nghĩa đặc biệt quan trọng đóng góp trong tổng vốn đầu tư để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,<br />
nâng cao đời sống người dân. Sử dụng ODA ở Việt Nam cũng như ở các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc đã đạt được<br />
những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết tập trung làm rõ hiệu quả sử<br />
dụng ODA ở các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc dựa trên phân tích dữ liệu từ điều tra khảo sát 171 cán bộ tham gia<br />
quản lý ODA và 425 người dân thụ hưởng ODA với sự hỗ trợ phân tích của phần mềm SPSS. Từ đó, phân tích<br />
thực trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng ODA giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các cơ quan<br />
quản lý, các đơn vị thụ hưởng ODA xem xét nhằm đưa ra quyết định chính xác nâng cao hiệu quả sử dụng ODA<br />
ở các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.<br />
Từ khóa: Hiệu quả sử dụng ODA, ODA, Tây Bắc.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Khu vực Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của các tỉnh Trung du và miền núi phía<br />
Bắc, Việt Nam với tổng diện tích là 37,5 nghìn km2 chiếm 11,3% tổng diện tích toàn quốc,<br />
các dân tộc thiểu số chiếm trên 75% tổng dân số (Lê Thông và Nguyễn Quý Thao, 2012). Đến<br />
nay, toàn bộ khu vực này có số huyện nghèo chiếm trên một nửa của cả nước (43/62 huyện),<br />
trình độ dân trí thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chính trị chưa thực sự ổn<br />
định,... Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của khu vực là nguồn ngân<br />
sách Nhà nước tại địa phương và do ngân sách trung ương cấp, nguồn FDI chiếm tỷ lệ nhỏ,<br />
ODA hàng năm của các tỉnh đáp ứng khoảng 3% tổng vốn ngân sách của tỉnh. Sử dụng ODA<br />
trong thời gian qua của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn như khả năng bảo<br />
đảm vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA thấp; các địa phương trong vùng chưa chủ<br />
động đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể thu hút nguồn vốn ODA cho toàn vùng và cho<br />
từng địa phương; năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp huyện, thôn bản còn nhiều bất<br />
cập, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng... (Ban Chỉ đạo Tây Bắc, 2013). Bài viết tập trung<br />
nghiên cứu, làm rõ hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc thời gian qua nhằm<br />
đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA, đóng góp tốt hơn trong phát triển kinh<br />
tế - xã hội của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc.<br />
2. Tình hình thu hút ODA trong 20 năm qua của tiểu vùng Tây Bắc<br />
Trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2013 lượng ODA được ký kết ở các tỉnh tiểu<br />
vùng Tây Bắc liên tục tăng. Như Bảng 1 dưới đây, số liệu cho thấy giai đoạn 2006 - 2010 với<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 21/9/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016<br />
Liên lạc: Nguyễn Thị Lan Anh, e - mail: lananhsonla@yahoo.com<br />
<br />
88<br />
<br />
lượng ODA được ký kết là lớn nhất trên 3.500 tỷ VNĐ, giai đoạn đó tỉnh Lai Châu có số<br />
lượng ký kết ODA lớn nhất đạt trên 1.400 tỷ VNĐ.<br />
Bảng 1. Ký kết ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc từ 1993 - 2013<br />
Đơn vị tính: triệu đồng<br />
<br />
Giai đoạn<br />
<br />
Điện Biên<br />
<br />
Lai Châu<br />
<br />
Sơn La<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
1993 - 1995<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
31.710,0<br />
<br />
10.570,00<br />
<br />
1996 - 2000<br />
<br />
98.250,0<br />
<br />
98.250,0<br />
<br />
478.571,0<br />
<br />
225.023,67<br />
<br />
2001 - 2005<br />
<br />
333.000,0<br />
<br />
333.000,0<br />
<br />
763.421,0<br />
<br />
476.473,67<br />
<br />
2006 - 2010<br />
<br />
1.021.658,0<br />
<br />
1.461.430,0<br />
<br />
1.177.843,0<br />
<br />
1.220.310,33<br />
<br />
2011 - 2013<br />
<br />
-<br />
<br />
165.800,0<br />
<br />
-<br />
<br />
55.266,67<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
1.452.908,0<br />
<br />
2.058.480,0<br />
<br />
2.451.545,0<br />
<br />
1.987.644,33<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp số liệu Báo cáo 20 năm hợp tác của các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu<br />
<br />
Bảng 1 cũng cho thấy, lượng ODA ký kết trong 20 năm vừa qua giữa các tỉnh là không<br />
đồng đều, giai đoạn 1993 - 1995 chỉ có tỉnh Sơn La bắt đầu thu hút ODA, Tỉnh Lai Châu cũ chưa<br />
thu hút nguồn vốn này. Trong suốt thời gian từ 1996 - 2005, tỉnh Lai Châu cũ chỉ thu hút trên 862<br />
tỷ VNĐ thì tỉnh Sơn La đã thu hút được trên 1.200 tỷ VNĐ. Nhưng kể từ khi tách tỉnh Lai Châu<br />
thành Lai Châu và Điện Biên thì từ năm 2006 tỉnh Lai Châu thu hút được trên 643 tỷ VNĐ, tỉnh<br />
Sơn La chỉ thu hút được chưa đầy 300 tỷ VNĐ. Từ năm 2011, các tỉnh này hầu như không thu hút<br />
thêm được ODA trong khi ký kết hàng năm của Việt Nam là ngày một tăng. Đây là điều đáng suy<br />
nghĩ khi các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc còn nhiều khó khăn.<br />
Để thấy rõ hơn thu hút ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc trong thời gian qua cần thiết<br />
phải so sánh với các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên và cả nước.<br />
Bảng 2. Tỷ lệ thu hút ODA của các vùng giai đoạn 1993 - 2013<br />
Vùng<br />
<br />
Tổng ODA (Triệu đồng)<br />
<br />
Tỷ lệ so với cả nước (%)<br />
<br />
1.Đồng bằng sông Hồng<br />
<br />
177.222.450,0<br />
<br />
32,60<br />
<br />
2. Trung du và miền núi Bắc Bộ (12 tỉnh)<br />
<br />
40.892.990,0<br />
<br />
7,52<br />
<br />
- Tây Bắc (4 tỉnh)<br />
<br />
7.950.577,3<br />
<br />
1,46<br />
<br />
- Đông Bắc (8 tỉnh)<br />
<br />
32.942.412,7<br />
<br />
6,06<br />
<br />
3. Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung<br />
<br />
127.932.990,0<br />
<br />
23,53<br />
<br />
4. Tây Nguyên (4 tỉnh)<br />
<br />
23.264.500,0<br />
<br />
4,28<br />
<br />
5. Đông Nam Bộ<br />
<br />
107.113.260,0<br />
<br />
19,70<br />
<br />
6. Đồng bằng sông Cửu Long<br />
<br />
67.233.980,0<br />
<br />
12,37<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
543.660.170,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các sở KH&ĐT tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu<br />
<br />
89<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy tỷ lệ thu hút ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc là thấp nhất cả nước.<br />
Nếu xét khu vực Tây Nguyên (4 tỉnh) so với Tây Bắc (4 tỉnh) thì khu vực Tây Nguyên khả<br />
năng thu hút ODA gấp hơn 3 lần so với tiểu vùng Tây Bắc. Từ đây có thể khẳng định rằng thu<br />
hút ODA của tiểu vùng Tây Bắc còn yếu, kém. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề<br />
này, cũng như phải nghiên cứu, tìm hiểu để tăng khả năng thu hút ODA cho khu vực còn<br />
nhiều khó khăn như Tây Bắc.<br />
Hơn nữa số liệu trên cũng cho thấy trung bình một tỉnh của cả nước trong 20 năm qua<br />
ký kết ODA được trên 8.500 tỷ VNĐ để phục vụ phát triển kinh tế. Còn với 1 tỉnh của vùng<br />
Tây Bắc trong 20 năm qua mới ký kết được gần 2.000 tỷ VNĐ. Một lần nữa khẳng định ODA<br />
ký kết hàng năm ở Tây Bắc mới chỉ bằng 1/4 so với trung bình của cả nước.<br />
3. Thực trạng hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc<br />
3.1. Phương pháp đánh giá<br />
3.1.1. Xây dựng thang đo, phiếu khảo sát<br />
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm thực hiện mục đích xây dựng thang<br />
đo khảo sát, trong đó trình tự thực hiện gồm công việc: Xây dựng thang đo nghiên cứu, phỏng<br />
vấn ý kiến chuyên gia, tiến hành hiệu chỉnh thang đo.<br />
Thang đo về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ODA là thang đo được áp dụng theo tài<br />
liệu hướng dẫn của Bộ Ngoại giao Nhật Bản - MOFA [2]. Thang đo với 5 nhóm tiêu chí gồm:<br />
Phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, bền vững và tác động được hiệu chỉnh phù hợp với điều kiện áp<br />
dụng tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam.<br />
3.1.2. Phương pháp khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá<br />
Tác giả đã tiến hành khảo sát tại 33 (trong 43 dự án đang thực hiện) dự án ODA tại khu<br />
vực 3 tỉnh Tây Bắc là Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Trong đó: Sơn La 16 dự án, Lai Châu 8<br />
dự án và Điện Biên 9 dự án. Tại các dự án, tác giả cũng thực hiện việc khảo sát người dân tại<br />
các khu vực mà dự án thực hiện.<br />
Số lượng phiếu khảo sát phát ra đối với đối tượng cán bộ quản lý các cấp là 185 phiếu,<br />
số phiếu thu về là 178 phiếu, số phiếu hợp lệ là 171 phiếu, chiếm tỷ lệ 92%.<br />
Số lượng phiếu khảo sát phát ra đối với đối tượng người dân thụ hưởng là 480 phiếu, số<br />
phiếu thu về là 425, số phiếu hợp lệ là 376 phiếu, chiếm tỷ lệ 78,3%.<br />
3.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu<br />
Dữ liệu sau khi được thu thập về, tiến hành mã hóa, kiểm tra. Sau đó, xử lý dữ liệu được<br />
tiến hành dựa vào ứng dụng phần mềm SPSS. Các bước của giai đoạn phân tích gồm: Thống<br />
kê mô tả và thống kê suy luận, Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, Phân tích nhân<br />
tố khám phá EFA, Phân tích T - test.<br />
3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tiểu vùng Tây Bắc<br />
Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý ODA: Kết quả cho thấy, đối với<br />
thang đo khảo sát tính phù hợp các biến quan sát PH4, PH5, PH6 có hệ số tương quan biến 90<br />
<br />
tổng ở mức thấp hơn 0,3, do đó các biến này cần phải loại bỏ khỏi thang đo. Sau khi loại bỏ<br />
ba biến này, thang đo có được hệ số tin cậy là 0,831, các hệ số tương quan biến tổng và hệ số<br />
Cronbach - alpha nếu loại biến đều đảm bảo, do đó dữ liệu của thang đo sau khi bỏ các biến là<br />
đảm bảo độ tin cậy. Với các thang đo khác, hệ số Cronbach - alpha đều đạt mức cao trên 0,7,<br />
hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt trên 0,3, hệ số Cronbach - alpha nếu<br />
loại biến của các biến quan sát đều thấp hơn giá trị hệ số hiện tại, do đó dữ liệu của các thang<br />
đo đã đảm bảo độ tin cậy, không có biến quan sát nào cần bị loại bỏ khỏi thang đo.<br />
Bảng 3. Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo khảo sát<br />
Đối tượng<br />
<br />
Thang đo<br />
<br />
Cronbach - alpha<br />
<br />
Biến quan sát loại bỏ<br />
<br />
Phù hợp<br />
<br />
0,831<br />
<br />
PH4, PH5, PH6<br />
<br />
Hiệu quả<br />
<br />
0,897<br />
<br />
Không<br />
<br />
Cán bộ quản lý dự án Hiệu suất<br />
<br />
0.853<br />
<br />
Không<br />
<br />
Tác động<br />
<br />
0,777<br />
<br />
Không<br />
<br />
Bền vững<br />
<br />
0,924<br />
<br />
Không<br />
<br />
Phù hợp<br />
<br />
0,916<br />
<br />
Không<br />
<br />
Hiệu quả<br />
<br />
0,797<br />
<br />
Không<br />
<br />
Hiệu suất<br />
<br />
0,870<br />
<br />
Không<br />
<br />
Tác động<br />
<br />
0,845<br />
<br />
Không<br />
<br />
Bền vững<br />
<br />
0,869<br />
<br />
Không<br />
<br />
Người dân<br />
<br />
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát<br />
<br />
Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát người dân hưởng lợi: Kết quả kiểm định cho thấy, dữ<br />
liệu khảo sát người dân với các yếu tố bao gồm tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính tác động, tính<br />
bền vững, tính phù hợp của dự án đều có hệ số Cronbach - alpha đạt giá trị cao, thấp nhất trong<br />
đó là giá trị 0,797 của thang đo tính hiệu quả. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát<br />
đều đạt giá trị cao hơn 0,5 cho thấy có sự tương quan tốt giữa biến quan sát và thang đo mà các<br />
biến đó biểu diễn. Như vậy, dữ liệu khảo sát của các thang đo đã đảm bảo độ tin cậy.<br />
3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng ODA tiểu vùng Tây Bắc<br />
3.3.1. Đánh giá về tính phù hợp<br />
Kết quả thống kê cho thấy, cán bộ quản lý đánh giá ở mức trung bình khá về tính phù<br />
hợp của dự án (3,60 - 3,75), đối với người dân thì một số nhận định đạt được ở mức trung<br />
bình khá, một số ở mức khá. Kết quả đánh giá được thể hiện Hình 1.<br />
3.3.2. Đánh giá về tính hiệu quả<br />
Kết quả đánh giá cho thấy, các nhận định về tính hiệu quả của các dự án ODA đang<br />
được đội ngũ cán bộ quản lý cũng như người dân thụ hưởng đánh giá ở mức trung bình khá.<br />
91<br />
<br />
3,7<br />
<br />
PH6<br />
<br />
3,76<br />
<br />
PH5<br />
<br />
3,61<br />
<br />
PH4<br />
<br />
3,66<br />
3,75<br />
3,77<br />
3,76<br />
3,74<br />
3,82<br />
<br />
PH3<br />
PH2<br />
PH1<br />
2<br />
<br />
2,5<br />
<br />
3<br />
<br />
3,5<br />
<br />
Người dân<br />
<br />
4<br />
<br />
4,5<br />
<br />
5<br />
<br />
Cán bộ quản lý<br />
<br />
Hình 1. Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính phù hợp của ODA<br />
3,76<br />
<br />
HQ4<br />
<br />
3,64<br />
3,63<br />
3,61<br />
<br />
HQ3<br />
<br />
3,76<br />
<br />
HQ2<br />
3,61<br />
3,59<br />
HQ1<br />
<br />
3,73<br />
2<br />
<br />
2,5<br />
<br />
3<br />
<br />
Người dân<br />
<br />
3,5<br />
<br />
4<br />
<br />
4,5<br />
<br />
5<br />
<br />
Cán bộ quản lý<br />
<br />
Hình 2. Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính hiệu quả của ODA<br />
3.3.3. Đánh giá về tính hiệu suất<br />
3,72<br />
3,63<br />
<br />
HS5<br />
<br />
3,75<br />
<br />
HS4<br />
<br />
3,51<br />
<br />
HS3<br />
<br />
3,68<br />
3,56<br />
<br />
HS2<br />
<br />
3,73<br />
3,54<br />
3,74<br />
<br />
HS1<br />
<br />
3,58<br />
2<br />
<br />
2,5<br />
<br />
3<br />
<br />
Người dân<br />
<br />
3,5<br />
<br />
4<br />
<br />
4,5<br />
<br />
5<br />
<br />
Cán bộ quản lý<br />
<br />
Hình 3. Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính hiệu suất của ODA<br />
92<br />
<br />