Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VIÊM NÃO<br />
DO TOXOPLASMA GONDII TRÊN BỆNH NHÂN AIDS<br />
Nguyễn Đỗ Duy Trung*, Lê Mạnh Hùng*, Cao Thiên Tượng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ sọ não của viêm não do Toxoplasma gondii trên bệnh<br />
nhân AIDS.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca, 32 bệnh nhân AIDS được chẩn đoán<br />
xác định viêm não do Toxoplasma gondii trong thời gian từ 8/2011 đến 7/2012 tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới<br />
thành phố Hồ Chí Minh được đưa vào nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ sọ não.<br />
Kết quả: Trong nghiên cứu chúng tôi, 100% bệnh nhân có tổn thương não trên hình ảnh cộng hưởng từ, vị<br />
trí chủ yếu ở vùng ranh giới chất xám – trắng và nhân xám trung ương, chủ yếu là đa ổ. Tín hiệu trên chuỗi<br />
xung T1W đa số có tín hiệu trung gian hoặc tín hiệu thấp. Tín hiệu trên chuỗi xung T2W đa số là tín hiệu hỗn<br />
hợp vừa cao vừa thấp. Dấu hiệu bia lệch tâm trên T1W có chất tương phản từ chiếm tỷ lệ 43,8%, dấu hiệu bia<br />
trên chuỗi xung T2W chiếm tỷ lệ 28,1%.<br />
Kết luận: Cộng hưởng từ sọ não có vai trò quan trọng giúp chẩn đoán viêm não do Toxoplasma gondii trên<br />
bệnh nhân AIDS.<br />
Từ khoá: Viêm não do Toxoplasma gondii; dấu hiệu bia lệch tâm; hình ảnh cộng hưởng từ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
BRAIN MR IMAGING OF TOXOPLASMIC ENCEPHALITIS IN AIDS PATIENTS<br />
Nguyen Do Duy Trung, Le Manh Hung, Cao Thien Tuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 244 - 248<br />
Purpose: This study aims to describe the characteristic of brain MR imaging of toxoplasmic encephalitis in<br />
AIDS patients.<br />
Objects and methods: Series case study, 32 cases of toxoplasmic encephalitis between 8/2011 and 7/2012<br />
were included in the study. All patients had a significant clinical and imaging response to anti-toxoplasmosis<br />
medications.<br />
Results: All of patients in this study had lesions in brain MR imaging (100%). Imaging studies usually<br />
show multiple lesions located in the region of corticomedullary junction, or basal ganglia. On T1-weighted MRI,<br />
toxoplasmic lesions are typically iso-or hypointense in relation to the rest of the brain tissue. On MRI, the T2<br />
signal characteristics can be variable, ranging from T2 hyperintense to T2 iso-or even hypointense. Eccentric<br />
target sign on T1W post contrast MRI scans is 43.8% of cases, the target sign on T2W imaging is 28.1% cases.<br />
Conclusions: Brain MR imaging plays an important role in the growing diagnostic for toxoplasmic<br />
encephalitis in AIDS patients.<br />
Keywords: Toxoplasmic encephalitis; eccentric target sign; MR imaging<br />
nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong chính ở<br />
MỞ ĐẦU<br />
bệnh nhân (BN) AIDS. Trong các nhiễm khuẩn<br />
Nhiễm khuẩn cơ hội là một trong những<br />
* Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BSCKII Nguyễn Đỗ Duy Trung.<br />
ĐT: 0903764344 Email: nddtrung72@gmail.com<br />
<br />
244<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cơ hội, viêm não do Toxoplasma gondii (TE) là một<br />
trong những nguyên nhân thường gặp trong<br />
nhiễm khuẩn thần kinh trung ương (chỉ đứng<br />
sau viêm màng não nấm do Cryptococcus<br />
neoformans và lao màng não)(6). Cho đến nay, việc<br />
chẩn đoán TE còn gặp nhiều khó khăn, chẩn<br />
đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng,<br />
huyết thanh chẩn đoán, hình ảnh học và kết quả<br />
đáp ứng với thuốc điều trị đặc hiệu Toxoplasma<br />
gondii (T. gondii). Do đó, việc tìm các công cụ<br />
chẩn đoán cũng như đánh giá khả năng chẩn<br />
đoán của nó đối với TE là cần thiết. Một trong<br />
những phương pháp đó là hình ảnh học cộng<br />
hưởng từ (CHT).<br />
<br />
thương thần kinh trung ương, (3) Có đáp ứng<br />
<br />
Vấn đề đặt ra là hiện nay trong nước ta còn<br />
quá ít thông tin nghiên cứu về hình ảnh CHT TE<br />
trên BN AIDS, do đó những hiểu biết về hiệu<br />
quả và ứng dụng của CHT trong những trường<br />
hợp này còn hạn chế. Đề tài được thực hiện<br />
nhằm góp phần giải quyết vấn đề nêu trên và có<br />
thể làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn<br />
về hình ảnh học đối với bệnh lý TE về sau.<br />
<br />
vào thời điểm trước khi bắt đầu điều trị đặc hiệu<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu nghiên cứu chúng tôi là xác định tỷ<br />
lệ các trường hợp có tổn thương não và mô tả các<br />
đặc điểm hình thái, vị trí, số lượng các tổn<br />
thương đó trên hình ảnh CHT sọ não của TE trên<br />
BN AIDS nghiên cứu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu chúng tôi được thiết kế theo<br />
phương pháp mô tả loạt trường hợp. Đối tượng<br />
nghiên cứu của chúng tôi là những BN AIDS có<br />
biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương nghi<br />
TE nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành<br />
phố Hồ Chí Minh từ 08/2011 đến 7/2012 thoả<br />
mãn các tiêu chí chọn mẫu. Trong thời gian<br />
nghiên cứu, có 32 BN thoả mãn các tiêu chí chọn<br />
mẫu được đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
điều trị đặc hiệu TE, (4) Có xét nghiệm huyết<br />
thanh chẩn đoán T. gondii IgG dương tính<br />
và/hoặc xét nghiệm PCR trong dịch não tuỷ<br />
dương tính với T. gondii.<br />
Các BN nghiên cứu được chụp CHT sọ não<br />
bằng các máy CHT 1.5 Tesla (GE Signa; Siemens<br />
Avanto, Siemens Essenza) với các chuỗi xung Axial<br />
T1W, T2W, FLAIR, và Axial, Coronal, Sagittal<br />
T1W sau tiêm Gadolinium (Gadovist 1mmol/1ml,<br />
liều 0,1mmol cho mỗi kg trọng lượng BN). BN<br />
được tiến hành chụp CHT sọ não lần thứ nhất<br />
TE hoặc trong vòng 1 tuần đầu tiên của điều trị,<br />
chụp CHT sọ não lần thứ nhì được tiến hành ở<br />
thời điểm cách lần chụp CHT sọ não lần thứ nhất<br />
ít nhất 3 tuần. Kết quả các phim CHT được đọc<br />
bởi chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và được đưa<br />
vào phân tích các biến số theo thiết kế nghiên<br />
cứu chúng tôi.<br />
Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện<br />
Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh trong<br />
thời gian từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 7<br />
năm 2012. Các dữ liệu được xử lý và phân tích<br />
bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:<br />
Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới tính<br />
Nhóm tuổi và giới tính<br />
< 40 tuổi<br />
≥ 40 tuổi<br />
Nam<br />
<br />
Tần số<br />
26<br />
6<br />
28<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
81,2<br />
18,8<br />
87,5<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
4<br />
<br />
12,5<br />
<br />
Tuổi nhỏ nhất là 26, tuổi lớn nhất là 45,<br />
tuổi trung bình là 33 với độ lệch chuẩn là 4,51.<br />
<br />
nghiên cứu thoả mãn các tiêu chí sau được đưa<br />
<br />
Đặc điểm hình ảnh CHT TE trên mẫu<br />
nghiên cứu<br />
<br />
vào nghiên cứu chúng tôi: (1) BN nhiễm HIV ở<br />
<br />
Tất cả 32 BN trong mẫu nghiên cứu đều có<br />
<br />
giai đoạn AIDS, (2) Có triệu chứng lâm sàng tổn<br />
<br />
tổn thương trên hình ảnh CHT sọ não, chiếm tỷ<br />
<br />
Các BN AIDS nhập viện trong thời gian<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
245<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
lệ 100%.<br />
<br />
Đặc điểm về vị trí tổn thương TE trên mẫu<br />
nghiên cứu<br />
Bảng 2. Phân bố theo vị trí tổn thương trên não bộ<br />
Tổn thương<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
21<br />
11<br />
<br />
65,6<br />
34,4<br />
<br />
24<br />
18<br />
13<br />
20<br />
9<br />
19<br />
29<br />
7<br />
2<br />
19<br />
4<br />
<br />
75<br />
56,2<br />
40,6<br />
62,5<br />
28,1<br />
59,4<br />
90,6<br />
21,9<br />
6,2<br />
59,4<br />
12,5<br />
<br />
Vị trí so với lều tiểu não:<br />
Trên lều dưới lều<br />
Chỉ có trên lều<br />
Vị trí theo phân vùng não:<br />
Thuỳ trán<br />
Thuỳ đính<br />
Thuỳ chẩm<br />
Thuỳ thái dương<br />
Thân não<br />
Tiểu não<br />
Ranh giới chất xám-chất trắng<br />
Chất trắng sâu<br />
Thể chai<br />
Nhân xám trung ương<br />
Màng não<br />
<br />
Nhận xét: tổn thương có vùng trên lều ở<br />
tất cả BN trong mẫu nghiên cứu, tổn thương<br />
dưới lều cũng chiếm tỷ lệ cao. Tổn thương<br />
vùng ranh giới chất xám-chất trắng chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất.<br />
<br />
Đặc điểm số lượng ổ tổn thương (đơn hay đa ổ)<br />
trên CHT ở mẫu nghiên cứu<br />
Tổn thương đơn ổ 3/32 BN (9,4%), tổn thương<br />
đa ổ 29/32 BN (90,6%), trong mẫu nghiên cứu tổn<br />
thương kiểu đa ổ chiếm tỷ lệ cao.<br />
<br />
Đặc điểm ổ tổn thương trên chuỗi xung T1W<br />
không chất tương phản và T2W:<br />
Tín hiệu trên chuỗi xung T1W ở ngoại biên<br />
và trung tâm ổ tổn thương có đủ các kiểu bắt<br />
tín hiệu từ thấp-trung gian-cao, nhưng đa số<br />
bắt tín hiệu trung gian.<br />
Tín hiệu trên chuỗi xung T2W ở ngoại biên<br />
và trung tâm ổ tổn thương ít thấy tín hiệu<br />
trung gian (chỉ 3,1%), đa số là bắt tín hiệu hỗn<br />
hợp vừa cao vừa thấp (bảng 3).<br />
<br />
246<br />
<br />
Bảng 3. Phân bố theo đặc điểm hình ảnh ổ tổn thương<br />
trên các chuỗi xung T1W không chất tương phản từ<br />
và T2W:<br />
Biểu hiện trên CHT<br />
Ngoại biên của ổ<br />
Tín hiệu T1W: Thấp<br />
Trung gian<br />
Cao<br />
Tín hiệu T2W: Thấp<br />
Trung gian<br />
Cao<br />
Trung tâm của ổ<br />
Tín hiệu T1W: Thấp<br />
Trung gian<br />
Cao<br />
Tín hiệu T2W: Thấp<br />
Trung gian<br />
Cao<br />
Dấu hiệu hình bia trên T2W<br />
Phù não xung quanh<br />
Hiệu ứng choán chổ<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
10<br />
22<br />
12<br />
26<br />
1<br />
22<br />
<br />
31,2<br />
68,8<br />
37,5<br />
81,2<br />
3,1<br />
68,8<br />
<br />
16<br />
19<br />
11<br />
28<br />
1<br />
25<br />
9<br />
27<br />
23<br />
<br />
50<br />
59,4<br />
34,4<br />
87,5<br />
3,1<br />
78,1<br />
28,1<br />
84,4<br />
71,9<br />
<br />
Đặc điểm bắt thuốc và các kiểu bắt thuốc<br />
tương phản từ trên hình T1W<br />
Bảng 4. Đặc điểm bắt thuốc tương phản từ trên hình<br />
T1W:<br />
Biểu hiện trên CHT<br />
Đặc điểm bắt thuốc:<br />
Có bắt thuốc<br />
Không bắt thuốc<br />
Các kiểu bắt thuốc:<br />
Đồng nhất<br />
Không đồng nhất<br />
viền đều<br />
viền không đều, không bia lệch<br />
tâm<br />
viền không đều, có dấu bia lệch<br />
tâm<br />
Độ dày thành ổ tổn thương:<br />
3-7mm<br />
> 7mm<br />
Tổn thương đặc<br />
<br />
Tần<br />
số<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
%<br />
<br />
31<br />
1<br />
<br />
96,9<br />
3,1<br />
<br />
17<br />
29<br />
7<br />
26<br />
<br />
53,1<br />
90,6<br />
21,9<br />
81,2<br />
<br />
14<br />
<br />
43,8<br />
<br />
27<br />
2<br />
3<br />
<br />
84,4<br />
6,2<br />
9,4<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Các ổ tổn thương hầu hết bắt thuốc tương<br />
phản từ (96,9%), bắt thuốc không đồng nhất<br />
chiếm tỷ lệ cao 90,6%, bắt thuốc kiểu đồng nhất<br />
chiếm tỷ lệ trung bình 53,1%.<br />
Bắt thuốc dạng viền không đều và có dấu bia<br />
lệch tâm chiếm tỷ lệ 43,8%.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Độ dày thành các ổ tổn thương đa số từ 3 – 7<br />
mm chiếm tỷ lệ 84,4%, độ dày thành >7 mm và<br />
tổn thương đặc chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 6,2%<br />
và 9,4%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Tuổi trung bình của BN là 33 tuổi, lớn nhất<br />
là 45 tuổi và nhỏ nhất là 26 tuổi. 81,2% BN<br />
thuộc nhóm < 40 tuổi. BN nam chiếm đa số<br />
(87,5%). Tỷ lệ phân bố giới tính trong mẫu<br />
nghiên cứu chúng tôi cũng tương tự với số<br />
liệu báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS<br />
về giám sát trọng điểm HIV tại Việt Nam<br />
(phái nam bao gồm 73,4%) và các nghiên cứu<br />
khác thực hiện tại Việt Nam(7).<br />
<br />
Đặc điểm hình ảnh CHT TE trên mẫu<br />
nghiên cứu<br />
Tất cả 32 BN trong mẫu nghiên cứu đều có<br />
tổn thương trên hình ảnh CHT sọ não, chiếm<br />
tỷ lệ 100%.<br />
<br />
Đặc điểm về vị trí tổn thương<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi, tổn thương<br />
viêm não thấy hiện diện hầu như tất cả vị trí<br />
trong não bộ. Những vị trí có tỷ lệ xuất hiện<br />
nhiều là ranh giới chất xám-chất trắng (90,6%),<br />
trong đó thuỳ trán (75%), thái dương (62,5%),<br />
thuỳ đính (56,2%). Phân bố tổn thương ở những<br />
vị trí này là không đặc hiệu cho TE và cũng<br />
thường gặp trong các nhiễm khuẩn nội sọ khác,<br />
vùng ranh giới chất xám-chất trắng thường gặp<br />
nhất do bản chất nhiều mạch máu.<br />
Ngoài vị trí ranh giới chất xám-trắng<br />
thường gặp, phân bố tổn thương ở nhân xám<br />
trung ương chiếm tỷ lệ khá cao 19/32 (59,3%).<br />
Các vị trí tổn thương ít gặp là chất trắng sâu<br />
21,9% (7/32), thể chai 6,25% (2/32), màng não<br />
12,5% (4/32). Theo nhiều tài liệu y văn trên thế<br />
giới, vị trí thường gặp nhất của nhiễm T.<br />
gondii nội sọ là hạch nền, đồi thị và ranh giới<br />
chất xám-chất trắng(1,2), các vị trí ít gặp là thân<br />
não và thể chai.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phân bố theo số lượng tổn thương<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi, tổn thương kiểu<br />
đa ổ chiếm tỷ lệ cao (90,6%), tổn thương đơn độc<br />
chỉ có 9,4%. Tỷ lệ tổn thương đa ổ ở nghiên cứu<br />
chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả Steven<br />
B Porter (tỷ lệ tổn thương đa ổ chiếm tỷ lệ 73%)(8).<br />
Đặc điểm hình ảnh ổ tổn thương trên các chuỗi<br />
xung T1W không chất tương phản từ và T2W<br />
Tín hiệu trên chuỗi xung T1W ở ngoại biên<br />
và trung tâm ổ tổn thương có đủ các kiểu tín<br />
hiệu từ thấp-trung gian-cao, nhưng đa số có<br />
tín hiệu trung gian, tỷ lệ ngoại biên và trung<br />
tâm lần lượt là 68,8% và 59,4%. Ở trung tâm ổ<br />
tổn thương trên T1W còn thấy kiểu tín hiệu<br />
thấp 50%.<br />
Trong nhiễm T. gondii, các tổn thương<br />
thường có tín hiệu thấp trên T1W, nhưng có thể<br />
có tăng tín hiệu ở ngoại biên trên T1W. Đây là<br />
đặc điểm giúp phân biệt với lymphoma(4).<br />
Tín hiệu trên chuỗi xung T2W ở ngoại biên<br />
và trung tâm ổ tổn thương đa số là có tín hiệu<br />
hỗn hợp vừa cao vừa thấp. Tỷ lệ tín hiệu T2W<br />
thấp ở ngoại biên và trung tâm lần lượt là 81,2%<br />
và 87,5%. Tỷ lệ tín hiệu T2W cao ở ngoại biên và<br />
trung tâm lần lượt là 68,8% và 78,1%. Tỷ lệ tín<br />
hiệu thấp ở trung tâm của nghiên cứu chúng tôi<br />
khá cao (87,5%). Theo Miguel J. và cộng sự, tín<br />
hiệu thấp ở trung tâm trên T2W là dấu hiệu gợi ý<br />
TE, nhưng để khẳng định, cần nghiên cứu trên<br />
loạt trường hợp lớn hơn.<br />
Khi phân tích sâu về sự khác biệt tín hiệu<br />
trung tâm và ngoại biên ổ tổn thương, một<br />
nghiên cứu loạt ca của R. Masamed và cộng sự(7),<br />
họ đã nêu lên một dấu hiệu hình ảnh mới là dấu<br />
hiệu bia trên chuỗi xung T2W/FLAIR. Theo các<br />
tác giả này, dấu hiệu bia trên T2W gồm 3 vùng,<br />
vùng lõi giảm tín hiệu, vùng giữa tăng tín hiệu<br />
và vùng ngoại vi giảm tín hiệu hoặc đồng tín<br />
hiệu. Đôi khi dấu hiệu bia trên T2W/FLAIR có<br />
hơn 3 vùng. Tuy nhiên, viền ngoài cùng nhất<br />
luôn giảm tín hiệu với các lớp thay đổi tín hiệu<br />
về phía trung tâm. Dấu hiệu hình bia trên CHT ít<br />
gặp trong các bệnh lý khác. Trong một bài báo<br />
<br />
247<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
của Wasay và cộng sự, dấu hiệu bia chỉ thấy<br />
được 2 trường hợp trong 100 trường hợp củ lao<br />
hệ thần kinh trung ương(9).<br />
Tác giả R. Masamed và cộng sự cho rằng, dấu<br />
hiệu bia trên T2W giúp bổ sung thêm trong chẩn<br />
đoán TE. Mặc dù dấu hiệu này có thể không<br />
hoàn toàn đặc hiệu cho TE. Việc xác định độ đặc<br />
hiệu và độ chính xác của dấu hiệu này cần phải<br />
có một nghiên cứu tiến cứu thêm về viêm não do<br />
các tác nhân T. gondii, vi khuẩn, nấm, lao và các<br />
KST khác của hệ thần kinh trung ương cũng như<br />
PCNSL(6).<br />
Đa số các trường hợp có phù não và hiệu<br />
ứng choán chỗ xung quanh ổ tổn thương tỷ lệ<br />
lần lượt là 84,4% và 71,9%. Nghiên cứu của<br />
Steven B. Porter và cộng sự cho thấy phù chiếm<br />
80% và hiệu ứng choán chỗ 57%(8). Các dấu hiệu<br />
này không đặc hiệu, thường gặp trong các nhiễm<br />
khuẩn khác và lymphoma.<br />
<br />
Đặc điểm hình ảnh ổ tổn thương trên T1W có<br />
chất tương phản từ Gadolinium<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi, đa số các ổ tổn<br />
thương bắt thuốc tương phản từ (96,9%), chỉ 1<br />
trường hợp không bắt thuốc (3,1%). Các ổ tổn<br />
thương bắt thuốc không đồng nhất chiếm tỷ lệ<br />
cao 90,6%, bắt thuốc kiểu đồng nhất chiếm tỷ lệ<br />
trung bình 53,1%.<br />
Dấu hiệu bia lệch tâm trên hình T1W sau<br />
tiêm thuốc tương phản từ là một dấu hiệu gợi<br />
ý nhiều đến chẩn đoán TE. Dấu hiệu này có độ<br />
đặc hiệu cao (95%) nhưng độ nhạy thấp dưới<br />
30%(3). Kết quả của chúng tôi cho thấy bắt<br />
thuốc dạng viền không đều và có dấu hiệu bia<br />
lệch tâm chiếm tỷ lệ 43,8%, cao hơn các nghiên<br />
cứu trước đây(3).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100%<br />
BN trong mẫu nghiên cứu có tổn thương não<br />
<br />
248<br />
<br />
trên CHT, tổn thương có cả ở trên lều và dưới<br />
lều, vị trí chủ yếu ở vùng ranh giới chất xám –<br />
trắng và nhân xám trung ương, tổn thương chủ<br />
yếu là đa ổ, hầu hết các trường hợp có phù não<br />
và hiệu ứng choán chổ xung quanh ổ tổn<br />
thương. Tín hiệu trên chuỗi xung T1W ở ngoại<br />
biên và trung tâm ổ tổn thương có đủ các kiểu<br />
tín hiệu thấp-trung gian-cao, nhưng đa số có tín<br />
hiệu trung gian hoặc tín hiệu thấp. Tín hiệu<br />
trên chuỗi xung T2W ở ngoại biên và trung tâm<br />
ổ tổn thương đa số là tín hiệu hỗn hợp vừa cao<br />
vừa thấp. Dấu bia bắn lệch tâm trên T1W có<br />
chất tương phản từ chiếm tỷ lệ 43,8%, dấu hiệu<br />
bia trên chuỗi xung T2W chiếm tỷ lệ 28,1%.<br />
Chúng tôi nghĩ rằng, các dấu hiệu này gợi ý<br />
nhiều chẩn đoán TE trên CHT.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Abdel Razek AA, Watcharakorn A, Castillo M (2011). Parasitic<br />
diseases of the central nervous system. Neuroimaging Clin N<br />
Am, 21(4), 815-841, viii.<br />
Aiken AH (2010). Central nervous system infection.<br />
Neuroimaging Clin N Am, 20(4), 557-580.<br />
Kumar GG, Mahadevan A, Guruprasad AS, Kovoor JM,<br />
Satishchandra P, Nath A et al (2010). Eccentric target sign in<br />
cerebral toxoplasmosis: neuropathological correlate to the<br />
imaging feature. J Magn Reson Imaging, 31(6), 1469-1472.<br />
Lee GT, Antelo F, Mlikotic AA (2009). Best cases from the<br />
AFIP: cerebral toxoplasmosis. Radiographics, 29(4), 1200-1205.<br />
Levy RM, Bredesen DE, Rosenblum ML (1985). Neurological<br />
manifestations of the acquired immunodeficiency syndrome<br />
(AIDS): experience at UCSF and review of the literature. J<br />
Neurosurg, 62(4), 475-495.<br />
Masamed R, Meleis A, Lee EW, Hathout GM (2009). Cerebral<br />
toxoplasmosis: case review and description of a new imaging<br />
sign. Clin Radiol, 64(5), 560-563.<br />
Nguyễn Hữu Chí. (1999). Một số ghi nhận về viêm não do<br />
Toxoplasma gondii trên bệnh nhân AIDS tại Trung tâm Bệnh<br />
nhiệt đới. Hội nghị khoa học toàn quốc về HIV/AIDS lần thứ II, Tp<br />
Hồ Chí Minh, 628-629.<br />
Porter SB, Sande MA (1992). Toxoplasmosis of the central<br />
nervous system in the acquired immunodeficiency syndrome.<br />
N Engl J Med, 327(23), 1643-1648.<br />
Wasay M, Kheleani BA, Moolani MK, Zaheer J, Pui M, Hasan<br />
S et al (2003). Brain CT and MRI findings in 100 consecutive<br />
patients with intracranial tuberculoma. J Neuroimaging, 13(3),<br />
240-247.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />