Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC HÒM NHĨ TRONG<br />
VIÊM TAI GIỮA MẠN THỦNG NHĨ<br />
Nguyễn Hữu Thường*, Phạm Ngọc Chất**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Hình thái tổn thương đại thể của niêm mạc hòm nhĩ trong VTG mạn thủng nhĩ. Đối chiếu lâm<br />
sàng với thay đổi vi thể của niêm mạc hòm nhĩ và mối tương quan giữa các dạng tổn thương thường gặp với<br />
thính lực.<br />
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca theo một quy trình định sẵn, tại<br />
BVTMH TPHCM từ 10/2009 đến 08/2010.<br />
Kết quả: Trong 46 trường hợp VTGMT thủng nhĩ có 100% là tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc hòm<br />
nhĩ; 47,8% có tình trạng viêm cấp tính trên nền viêm mạn tính. Trong đó có 6 tổn thương thường gặp được chia<br />
làm hai nhóm hồi phục và không hồi phục với các đặc điểm đại thể và vi thể có sự phù hợp với nhau. Nhóm hồi<br />
phục chiếm tỷ lệ 23,9%, trong đó phù nề có 5 trường hợp, kế đến là mô hạt viêm 4 và loét niêm mạc là 2 trường<br />
hợp; chúng gây ra nghe kém dẫn truyền ở mức độ từ độ I đến độ II với ngưỡng nghe trung bình khí đạo là<br />
36,3±3,8dB. Nhóm tổn thương không hồi phục chiếm tỷ lệ 76,1%, trong đó tất cả 35 trường hợp đều có tăng sản<br />
sợi, nhóm tăng sản sợi kết hợp với tổn thương polyp có 15 trường hợp, kết hợp với mảng canxi có 14 và kết hợp<br />
cả 2 vừa polyp vừa canxi là 5 trường hợp; gây ra nghe kém hỗn hợp ở mức độ từ độ II đến độ IV với ngưỡng<br />
nghe trung bình khí đạo và cốt đạo lần lượt là 67,9±5,4dB và 34±5,3dB.<br />
Kết luận: Có 6 tổn thương thường gặp của niêm mạc hòm nhĩ trong VTGMT thủng nhĩ được chia làm hai<br />
nhóm là hồi phục và không hồi phục với các đặc điểm đại thể và vi thể có sự phù hợp với nhau. Nhóm hồi phục<br />
gây ra nghe kém dẫn truyền độ I, II; Nhóm không hồi phục gây ra nghe kém hỗn hợp ở từ độ II đến độ IV.<br />
Từ khóa: Tai giữa, màng nhĩ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INJURIED FORMS OF MUCOUS MEMBRANE IN THE MIDDLE EAR IN CHRONIC OTITIS MEDIA<br />
WITH HOLED TYMPANIC MEMBRANE<br />
Nguyen Huu Thuong, Pham Ngoc Chat<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 251 - 256<br />
Objectives: To survey characteristic features of typical mucous membrane injuries in the middle ear in<br />
patients with chronic middle ear inflammation (otitis media with perforation) and compare commonly<br />
encountered injuries with micro changes in tympanic mucous membrane in those situations. The correlation<br />
between general characteristics and micro injuries will be considered and also in hearing loss level.<br />
Subjects and methods: This descriptive study of presenting patients according to a pre-determined process<br />
aim to identify characteristic features of tympanic membrane injuries in patients with chronic middle ear<br />
inflammation at ENT Hospital HCM City, between October 2009 and August 2010.<br />
Results: There are 46 patients, 46 cases chronic otitis. There were 22 cases of acute inflammation. There<br />
were 34 cases of chronic inflammation more than 3 years and 12 cases less than 3 years. Characteristic injuries:<br />
Edema of mucous membrane (20 specimens), ulcer of mucous membrane (20 specimens), calcification of mucous<br />
* Bộ Môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: Bs Nội trú Nguyễn Hữu Thường<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
ĐT: 0908443300,<br />
<br />
Email: huuthuong83@yahoo.com<br />
<br />
251<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
membrane (17 specimens), polyp (15 specimens), tympanosclerosis (25 specimens), granulomatous inflammation<br />
(17 specimens). Micro injuries: edema of mucous membrane (25 specimens), ulcer of mucous membrane (27<br />
specimens), calcification of mucous membrane (19 specimens), polyp (20 specimens), tympanosclerosis (35<br />
specimens), granulomatous inflammation (18 specimens).<br />
Conclusion: 100% of the patients presenting with chronic otitis media had chronic inflammatory<br />
mucous membrane with perforation with 47,8% had acute inflammation. The characteristic features of<br />
typical CMO with perforation were edema of mucous membrane, ulcer of mucous membrane, calcification,<br />
polyp, granulomatous inflammation, tympanosclerosis. The results indicated that these characteristic<br />
injuries had a statistically significant correlation with the first five. Tympanosclerosis and calcification<br />
appeared to be a factor in hearing loss.<br />
Key word: Middle ear, tympanic membrane.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) thủng nhĩ<br />
vẫn còn là một bệnh lý phổ biến ở các nước<br />
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong<br />
tiến trình viêm, sự biến đổi niêm mạc hòm nhĩ là<br />
một trong những yếu tố quan trọng, vì vậy đánh<br />
giá thật kỹ trên lâm sàng sẽ giúp lựa chọn<br />
phương pháp điều trị hiệu quả nhất, và giúp<br />
đánh giá tiên lượng cho bệnh nhân(3)<br />
Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng hằng<br />
ngày, việc đánh giá tổn thương niêm mạc hòm<br />
nhĩ không phải dễ dàng và chưa được thống<br />
nhất. Vấn đề hình ảnh học nội soi tai nói chung<br />
và niêm mạc hòm nhĩ nói riêng là vấn đề thách<br />
thức do tổn thương vừa phức tạp vừa đa dạng.<br />
Bên cạnh đó mô tả đại thể sẽ rất có giá trị khi<br />
được chứng minh bằng vi thể. Do đó đề tài này<br />
nhằm xác định rõ hơn bản chất của niêm mạc<br />
hòm nhĩ trong bệnh VTGMT, và để góp phần<br />
chẩn đoán chính xác, điều trị thích hợp cũng<br />
như tiên lượng kết quả điều trị cho các bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt trường hợp (Case–series).<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Trong thời gian từ 01/10/2009 đến ngày<br />
30/8/2010, các bệnh nhân được chọn trong mẫu<br />
nghiên cứu với tiêu chuẩn.<br />
Bệnh nhân >15 tuổi được chẩn đoán sau<br />
phẫu thuật VTGMT thủng nhĩ (không:<br />
<br />
252<br />
<br />
cholesteatoma, túi lõm, sụp nhĩ, tiền căn chấn<br />
thương tai, các bệnh lý tai ngoài, tai trong gây<br />
giảm thính lực trước đó).<br />
Có thính lực đồ.<br />
Đáp ứng các điều kiện phẫu thuật.<br />
Trong khi phẫu thuật được lấy mẫu niêm<br />
mạc hòm nhĩ thử GPB.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Niêm mạc hòm nhĩ bình thường: Niêm mạc<br />
mỏng, láng, hồng, ẩm. Nhìn thấy xương ụ nhô<br />
ánh màu vàng qua nội soi hay KHV.<br />
Phù nề: Niêm mạc bóng, màu đỏ hoặc hơi<br />
xanh, Không thấy rõ màu vàng kem của<br />
xuơng ụ nhô.<br />
Loét biểu mô: Biểu mô lõm so với xung<br />
quanh, màu đỏ, có thể có dấu xuất huyết.<br />
Mô hạt viêm: Biểu mô sùi dạng chùm nho,<br />
cao hơn xung quanh, dễ chảy máu khi<br />
chạm vào.<br />
Polyp hòm nhĩ: Niêm mạc phồng, dày, trơn<br />
láng; có hay không có cuống(xác định chân<br />
bám, xuất phát); có thể chui qua lỗ thủng màng<br />
nhĩ vào ống tai ngoài.<br />
Tăng sản sợi: Niêm mạc nhạt, đục; không<br />
thấy ánh vàng của ụ nhô; Lan toả hay khu trú ở<br />
ụ nhô.<br />
Mảng canxi: Mảng màu vàng hay trắng đục<br />
ở niêm mạc hòm nhĩ; mảng lớn hay nhiều đốm<br />
rải rác; cảm giác cứng khi đụng vào.<br />
Đặc điểm giải phẫu bệnh<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Niêm mạc hòm nhĩ bình thường: gồm 2 lớp:<br />
Lớp biểu mô, lớp dưới niêm mạc; trong giới hạn<br />
bình thường về cấu trúc mô học; không hiện<br />
diện tổn thương khác: Tăng sinh, tế bào viêm,…<br />
Phù nề: Biến đổi lớp biểu mô, phù nề<br />
lớp sợi.<br />
Loét biểu mô: Mất một phần lớp biểu mô; có<br />
tế bào viêm mạn và tăng sinh mạch máu.<br />
Mô hạt viêm: Tân tạo mạch máu mới; có<br />
nguyên bào sợi mới; hiện diện tế bào lạ<br />
khổng lồ.<br />
Polyp hòm nhĩ: Biểu mô có thể loét hay<br />
chuyển sản gai; tân tạo mạch máu nhỏ; có nhiều<br />
tế bào viêm mạn tính; có nhiều mô sợi.<br />
Tăng sản sợi: Có nhiều tế bào sợi, có thể có<br />
nguyên bào sợi.<br />
Mảng canxi: Hiện diện sợi collagen hyaline<br />
hóa; lắng đọng canxi trong lớp dưới niêm mạc<br />
tạo thành những phiến mỏng; hiện diện tế bào<br />
bạch cầu ái kiềm.<br />
Đặc điểm nhóm tổn thương hồi phục và không hồi<br />
phục<br />
Tổn thương không hồi phục: Những trường<br />
hợp nào có ít nhất một trong các tổn thương<br />
dạng xơ như tăng sản sợi, mảng canxi, polyp.<br />
Tổn thương hồi phục: Những trường hợp<br />
còn lại.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ 01/10/2009 đến ngày<br />
30/08/2010, có 46 bệnh nhân VTGMT thủng nhĩ<br />
đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
Trong tổng số 46 tai gồm 24 tai phải và 22 tai<br />
trái; nam 15 trường hợp (32,6%), nữ 31 trường<br />
hợp (67,4%); tuổi trung bình là 35,6±11.69, nhỏ<br />
nhất là 19 và lớn nhất là 69.<br />
100% là tình trạng viêm mạn tính của niêm<br />
mạc hòm nhĩ, 47,8% có tình trạng viêm cấp tính<br />
trên nền viêm mạn tính.<br />
<br />
Đối chiếu tổn thương đại thể và vi thể<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Có 6 loại<br />
thường thấy.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
tổn<br />
<br />
thương<br />
<br />
niêm<br />
<br />
mạc<br />
<br />
Bảng 1. Đối chiếu tổn thương đại thể và vi thể.<br />
Lâm sàng<br />
Phù nề 20 (43,5%)<br />
Loét niêm mạc 20 (43,5%)<br />
Mô hạt viêm 17 (36,9%)<br />
Polyp 15 (32,6%)<br />
Mảng canxi 17 (36,9%)<br />
Tăng sản sợi 25 (54,3%)<br />
<br />
GPB<br />
Phù nề 25 (54,3%)<br />
Loét niêm mạc27 (58,7%)<br />
Mô hạt viêm 18 (39,1%)<br />
Polyp 20 (43,5%)<br />
Mảng canxi 19 (41,3%)<br />
Tăng sản sợi 35 (76,1%)<br />
<br />
Các tổn thương trên lâm sàng gần như phù<br />
hợp với GPB, trong đó sự khác biệt lớn nhất<br />
giữa tổn thương trên GPB và LS là tăng sản sợi<br />
(dày niêm mạc).<br />
Phép kiểm Mc Nemar có sự phù hợp giữa<br />
LS và GPB trên các tổn thương phù nề, loét, mô<br />
hạt viêm, polyp, mảng canxi.<br />
Bảng 2. Tổng thương phối hợp trên GPB.<br />
Tổn thương trên GPB<br />
Đủ 7 dạng tổn thương<br />
Đủ 6 dạng tổn thương<br />
Đủ 5 dạng tổn thương<br />
Đủ 4 dạng tổn thương<br />
Đủ 3 dạng tổn thương<br />
Đủ 2 dạng tổn thương<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số ca<br />
3<br />
4<br />
13<br />
15<br />
6<br />
5<br />
46<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
6,5%<br />
8,7%<br />
28,3%<br />
32,6%<br />
13%<br />
10,9%<br />
100%<br />
<br />
100% l tổn thương phối hợp, không có tổn<br />
thương đơn thuần. Trong đó 100% có hiện diện<br />
viêm mạn tính đi kèm với một hay nhiều tổn<br />
thương khác. Trong 7 dạng tổn thương thường<br />
gặp thì phối hợp đủ 4 dạng tổn thương và 5<br />
dạng tổn thương là gặp nhiều nhất tổng số<br />
chiếm tỷ lệ cao 60,9 % và ít nhất là có đủ 7 dạng<br />
tổn thương phối hợp chiếm tỷ lệ 6,5%.<br />
<br />
Liên quan giữa hai nhóm tổn thương thường<br />
gặp với sức nghe<br />
Có 6 loại tổn thương niêm mạc thường thấy<br />
được chia làm hai nhóm.<br />
Bảng 3. Phân bố tổn thương niêm mạc hòm nhĩ.<br />
Nhóm tổn<br />
thương<br />
Tổn thương có<br />
khả năng hồi<br />
phục<br />
N=11(23,9%)<br />
Tổn thương<br />
<br />
Tổn thương<br />
Phù nề<br />
<br />
Tần<br />
số<br />
5<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
10,9<br />
<br />
Loét<br />
<br />
2<br />
<br />
4,3<br />
<br />
Mô hạt viêm<br />
<br />
4<br />
<br />
8,7<br />
<br />
Tăng sản sợi<br />
<br />
1<br />
<br />
2,1<br />
<br />
253<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Nhóm tổn<br />
thương<br />
không có khả<br />
năng hồi phục<br />
N=35 (76,1%)<br />
<br />
Tổn thương<br />
Tăng sản sợi + polyp<br />
<br />
Tần<br />
số<br />
15<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
32,6<br />
<br />
Tăng sản sợi + canxi<br />
<br />
14<br />
<br />
30,4<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tăng sản sợi + polyp + canxi<br />
<br />
5<br />
<br />
10,9<br />
<br />
46<br />
<br />
100<br />
<br />
500 Hz<br />
1000 Hz<br />
2000 Hz<br />
4000 Hz<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Trong nhóm tổn thương có khả năng hồi<br />
phục thì tổn thương phù nề chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (10,9%). Đối với nhóm tổn thương không<br />
có khả năng hồi phục thì tất cả các trường<br />
hợp 35/35 đều có tổn thương tăng sản sợi,<br />
trong đó tăng sản sợi kết hợp với polyp chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất (32,6%).<br />
<br />
Nhóm tổn thương có thể hồi phục: 11 trường<br />
hợp<br />
Bảng 4. Ngưỡng nghe khí đạo của nhóm tổn thương<br />
hồi phục.<br />
TẦN SỐ<br />
500 Hz<br />
1000 Hz<br />
2000 Hz<br />
4000 Hz<br />
<br />
NN<br />
20<br />
20<br />
25<br />
30<br />
<br />
CƯỜNG ĐỘ ÂM (dB)<br />
LN<br />
TB<br />
55<br />
37,7<br />
55<br />
30,9<br />
55<br />
36,8<br />
55<br />
39,6<br />
<br />
ĐLC<br />
14,4<br />
12,8<br />
10,3<br />
8,8<br />
<br />
Ngưỡng nghe tối đa là 55dB ở cả 4 tần số từ<br />
500Hz đến 4000Hz, với ngưỡng nghe trung bình<br />
Ngưỡng nghe trung bình khí đạo (PTA):<br />
36,3±3,8dB.<br />
Bảng 5. Ngưỡng nghe cốt đạo của nhóm tổn thương<br />
hồi phục.<br />
<br />
500 Hz<br />
1000 Hz<br />
2000 Hz<br />
4000 Hz<br />
<br />
NN<br />
5<br />
5<br />
5<br />
5<br />
<br />
CƯỜNG ĐỘ ÂM (dB)<br />
LN<br />
TB<br />
30<br />
8,6<br />
20<br />
9,6<br />
25<br />
14,1<br />
25<br />
15,9<br />
<br />
ĐLC<br />
7,4<br />
5,7<br />
6,6<br />
6,3<br />
<br />
Ngưỡng nghe tối đa là 30dB ở tần số 500Hz,<br />
ngưỡng nghe trung bình 8,6 ± 7,4dB.<br />
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo (PTA): 12,1<br />
±3,5dB.<br />
<br />
Nhóm tổn thương không thể hồi phục: 35<br />
trường hợp<br />
<br />
254<br />
<br />
NN<br />
25<br />
30<br />
40<br />
30<br />
<br />
Cường độ âm (dB)<br />
LN<br />
TB<br />
90<br />
61,1<br />
95<br />
68,2<br />
120<br />
67,7<br />
120<br />
74,4<br />
<br />
ÑLC<br />
18,6<br />
19,6<br />
23,6<br />
25,7<br />
<br />
Ngưỡng nghe tối đa là 120dB ở tần số<br />
2000Hz và 4000Hz, với ngưỡng nghe trung bình<br />
ở 4000Hz là 74±25,7dB.<br />
Ngưỡng nghe trung bình khí đạo (PTA):<br />
67,9±5,4dB<br />
Bảng 7. Ngưỡng nghe cốt đạo của nhóm tổn thương<br />
không hồi phục.<br />
TẦN SỐ<br />
<br />
NN<br />
5<br />
5<br />
10<br />
5<br />
<br />
500 Hz<br />
1000 Hz<br />
2000 Hz<br />
4000 Hz<br />
<br />
CƯỜNG ĐỘ ÂM (dB)<br />
LN<br />
TB<br />
65<br />
27,9<br />
75<br />
31,1<br />
75<br />
37,2<br />
80<br />
39,4<br />
<br />
ĐLC<br />
15,1<br />
15,9<br />
18,9<br />
21,4<br />
<br />
Ngưỡng nghe tối đa là 80dB ở tần số<br />
4000Hz, ngưỡng nghe trung bình tương ứng<br />
39,4±21,4dB.<br />
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo (PTA):<br />
34±5,3dB.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
ở 2000Hz là 36,8±10,3dB.<br />
<br />
TẦN SỐ<br />
<br />
Bảng 6. Ngưỡng nghe khí đạo của nhĩm tổn thương<br />
không hồi phục.<br />
<br />
Tổn thương niêm mạc hòm nhĩ trên đại thể<br />
và vi thể<br />
Tổn thương viêm của niêm mạc hòm nhĩ<br />
Hầu hết các tài liệu về tai học đều cho rằng<br />
khái niệm VTG mạn tính chính là tình trạng<br />
viêm mạn tính của niêm mạc hòm nhĩ. Về mặt<br />
lâm sàng, VTG mạn khác nhiều so với VTG cấp;<br />
trong VTG cấp, màng nhĩ đỏ, sung huyết nên dễ<br />
chẩn đoán; ngược lại, trong VTG mạn thường<br />
trên đại thể lâm sàng không có dấu hiệu đặc<br />
hiệu nên không thể chẩn đoán được mà phải<br />
dựa vào giải phẫu bệnh mới biết được( (6,7,8) .<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận niêm mạc<br />
hòm nhĩ về đại thể có nhiều dạng tổn thương<br />
khác nhau như: phù nề, dày lên, mảng canxi, mô<br />
hạt viêm … nên khi khám dễ bị các tổn thương<br />
trên che khuất, và như vậy các nhà lâm sàng về<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
tai học dễ bỏ sót tổn thương. Nội soi tuy là<br />
phương tiện khám và điều trị rất tốt trong giai<br />
đoạn hiện nay, song nội soi tai chỉ giúp nhà lâm<br />
sàng nhận biết những tổn thương làm thay đổi<br />
hình thái đại thể chứ không thể ghi nhận được<br />
những thay đổi về hình thái vi thể. Mặt khác,<br />
nội soi giúp thấy rõ tổn thương làm thay đổi đại<br />
thể song không thể cho biết mức độ tổn thương<br />
đó là nặng hay nhẹ(1,3).<br />
<br />
Nhóm tổn thương có khả năng hồi phục<br />
Các tổn thương: phù nề; loét; mô hạt viêm<br />
có sự tương thích rõ rệt về lâm sàng và GPB.<br />
Nhóm tổn thương không có khả năng hồi phục<br />
Các tổn thương polyp; mảng canxi; tăng sản<br />
sợi có sự tương thích rõ rệt cả về lâm sàng và<br />
GPB. Tuy nhiên, tổn thương thường không đơn<br />
thuần mà có thể kết hợp một hay nhiều tổn<br />
thương cùng lúc.<br />
Với các đặc điểm lâm sàng như mô tả, khảo<br />
sát cho thấy có sự tương thích rõ rệt giữa lâm<br />
sàng và giải phẫu bệnh đối với các tổn thương<br />
phù nề, loét, mô hạt viêm, polyp, mảng canxi.<br />
<br />
Mối liên quan của các tổn thương thường<br />
gặp đối với sức nghe<br />
Do tổn thương trong bệnh lý viêm tai rất<br />
phức tạp nên đa số tác giả đã chia làm hai nhóm<br />
tổn thương chính về mặt bệnh học là: dạng A(có<br />
khả năng hồi phục), bao gồm viêm niêm mạc,<br />
viêm xương, polyp, mô hạt viêm; và dạng B<br />
(không thể hồi phục), bao gồm sự di cư của biểu<br />
mô và chuyển sản niêm mạc, hủy xương, sự<br />
biểu bì hóa và các tổn thương xương. Có sự<br />
khác biệt đáng kể của hai dạng tổn thương này<br />
trong việc ảnh hưởng lên sức nghe(4).<br />
Nhóm tổn thương có khả năng hồi phục có<br />
11 trường hợp chiếm tỷ lệ 23,9%, trong đó phù<br />
nề có 5 trường hợp, kế đến là mô hạt viêm 4 và<br />
loét niêm mạc là 2 trường hợp. Nhóm tổn<br />
thương có khả năng hồi phục theo ghi nhận của<br />
chúng tôi gây ra nghe kém dẫn truyền ở mức độ<br />
từ độ I đến độ II với ngưỡng nghe trung bình<br />
khí đạo là 36,3±3,8dB. Điều này tương tự với<br />
những ghi nhận trước đó. Các tác giả khác cũng<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cho rằng những tổn thương khả hồi dạng A có<br />
thể gây ra một tình trạng nghe kém dẫn truyền<br />
với mức độ dao động và thường phụ thuộc vào<br />
kích thước lỗ thủng màng nhĩ, tình trạng chảy<br />
tai, và mức độ phù nề của niêm mạc. Sức nghe<br />
thường mất dao động từ 20 đến 40 dB(4).<br />
Ở nhóm tổn thương không có khả năng hồi<br />
phục có 35 trường hợp chiếm tỷ lệ 76,1%, trong<br />
đó tất cả 35 trường hợp đều có tăng sản sợi,<br />
nhóm tăng sản sợi kết hợp với tổn thương polyp<br />
có 15 trường hợp, kết hợp với mảng canxi có 14<br />
và kết hợp cả 2 vừa polyp vừa canxi là 5 trường<br />
hợp. Nhóm tổn thương không có khả năng hồi<br />
phục theo ghi nhận của chúng tôi cũng gây ra<br />
nghe kém dẫn truyền nhưng chủ yếu là hỗn hợp<br />
ở mức độ từ độ II đến độ IV với ngưỡng nghe<br />
trung bình khí đạo và cốt đạo lần lượt là 67,9 ±<br />
5,4dB và 34 ± 5,3dB. Ở nhóm tổn thương bất khả<br />
hồi, chúng tôi không xét đến trường hợp có<br />
cholesteatoma vì thế chủ yếu là tình trạng xơ<br />
nhĩ. Các tác giả cho rằng xơ nhĩ là dạng tổn<br />
thương bất khả hồi và gây ra một nghe kém dẫn<br />
truyền ở nhiều mức độ khác nhau, đôi khi cũng<br />
có thể gây ra một nghe kém tiếp nhận thứ phát<br />
(5). Điều này cũng tương đối phù hợp với kết quả<br />
của chúng tôi. Tuy nhiên trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi đã ghi nhận có những trường hợp<br />
giảm thính lực nhiều dạng nghe kém của tai<br />
trong. Điều này có lẽ do quá trình viêm kéo dài<br />
quá lâu hoặc do quá trình tạo xơ ảnh hưởng đến<br />
các cấu trúc của tai trong. Đây là những trường<br />
hợp gây rất nhiều khó khăn trong việc hồi phục<br />
sau khi phẫu thuật.<br />
Dùng kiểm định thống kê cho thấy nhóm<br />
tổn thương không hồi phục gây giảm thính lực<br />
nhiều hơn nhóm có khả năng hồi phục trên cả<br />
đường khí lẫn đường xương và sự khác biệt này<br />
có ý nghĩa thống kê với p