YOMEDIA
ADSENSE
Hình thức âm nhạc: Phần 2 - Trần Thanh Hà
14
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Hình thức âm nhạc: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: đoạn nhạc và các thành phần của đoạn nhạc; tính định kỳ của kết cấu kết cấu tổng hợp và kết cấu phân chia; sự phức tạp hóa của đoạn nhạc đoạn nhạc một hình thức độc lập;... Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hình thức âm nhạc: Phần 2 - Trần Thanh Hà
- PHẦN THỨ HAI CÁC HÌNH THỨC CỦA ÂM NHẠC CHỦ ĐIỆU Chƣơng 1 ĐOẠN NHẠC VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA ĐOẠN NHẠC 1. Đoạn nhạc và câu nhạc Tư duy âm nhạc được kết thúc một cách tương đối ở giọng điệu ban đầu hay ở một giọng điệu mới gọi là đoạn nhạc. Những thành phần chính cấu tạo nên đoạn nhạc đƣợc gọi là câu nhạc. Thông thƣờng đoạn nhạc đƣợc tạo nên bởi hai thành phần, tức là hai câu nhạc. 2. Những đặc tính chung của đoạn nhạc Vì đoạn nhạc là sự trình bày một cách trọn vẹn một tƣ duy âm nhạc, nên nó chứa đựng các yếu tố về giai điệu chủ đề, hòa âm và cấu trúc, do đó chúng ta lần lƣợt xem xét đoạn nhạc trong mối tƣơng quan của các yếu tố ấy. 2.1. Đoạn nhạc trong mối tương quan với giai điệu chủ đề Đoạn nhạc trong hầu hết các trƣờng hợp đều đƣợc thể hiện theo cách thức của phần trình bày, nghĩa là chúng đảm bảo tính thống nhất về giai điệu chủ đề. Nếu đoạn nhạc có hai câu thì câu nhạc thứ hai luôn nhắc lại câu nhạc thứ nhất, chỉ có sự thay đổi ở kết của câu hai mà thôi. 44
- Vd. 37 Câu hai có thể chỉ nhắc lại một nhân tố nào đó ở câu nhạc thứ nhất: Vd. 38 Beethoven, Sonate op. 2 N. 1 Adagio 45
- Sự nhắc lại có thay đổi ở câu hai có thể đƣợc thể hiện dƣới các dạng khác nhau, chẳng hạn nhƣ xuất hiện các nốt tô điểm hoặc là câu hai đƣợc chuyển đến một cao độ mới, với một giọng điệu mới, v.v. Vd. 39 Nếu câu hai không có sự nhắc lại âm nhạc của câu một thì câu hai sẽ giữ lại tính chất của câu một về các mặt nhƣ quãng hoặc âm hình tiết tấu, khi đó thủ pháp xây dựng câu hai cũng không tạo nên sự tƣơng phản lớn. Vd. 40 46
- Khi câu nhạc thứ hai nhắc lại phần lớn câu nhạc thứ nhất thì cả hai câu đều có chung cao trào và cao trào riêng của đoạn nhạc sẽ không có (xem ví dụ 14). Vì vậy, thông thƣờng ngƣời ta chỉ nhắc lại một phần giai điệu câu nhạc thứ nhất, khi đó sẽ có một cao trào chung của đoạn nhạc ở cuối câu nhạc thứ hai (xem ví dụ 38). 2.2. Đoạn nhạc trong mối tương quan về hoà âm Dựa vào sự bắt đầu và kết thúc của hoà âm, ngƣời ta chia đoạn nhạc về mặt hoà âm ra làm hai loại là đoạn nhạc có chuyển điệu và đoạn nhạc không chuyển điệu. 2.2.1. Đoạn nhạc không chuyển điệu Là đoạn nhạc đƣợc bắt đầu và kết thúc ở cùng một giọng điệu. Nếu đoạn nhạc gồm hai câu thì thông thƣờng câu một đƣợc kết ở bậc V, câu hai (kết thúc đoạn nhạc) kết ở bậc I. Mặc dù có sự thống nhất về hoà âm nhƣng đoạn nhạc dạng này vẫn có sự phong phú về màu sắc hoà âm bởi chúng thƣờng đƣợc ly điệu, chuyển tạm về các giọng điệu phụ; giọng điệu chính vẫn đƣợc hồi phục để kết thúc đoạn nhạc. 2.2.2. Đoạn nhạc có chuyển điệu Là đoạn nhạc đƣợc bắt đầu ở giọng điệu này nhưng lại kết thúc ở một giọng điệu khác. Thông thƣờng chúng đƣợc bắt đầu ở giọng điệu chính và kết thúc ở giọng điệu phụ. Sự chuyển điệu thƣờng đƣợc diễn ra ở câu nhạc thứ hai, thậm chí là ở cuối câu nhạc thứ hai, vì vậy nhìn chung sự thống nhất về hoà âm trong mức độ nào đó cũng vẫn đƣợc duy trì trong đoạn nhạc dạng này. Sự chuyển điệu thƣờng theo hƣớng át (giọng điệu của bậc V, bậc III), điều này đã trở nên quen thuộc và không làm ảnh hƣởng đến những đặc điểm riêng của phần trình bày. 47
- Vd. 41 Vd. 42 Schubert, “Песнь Миньоны” 48
- Sự chuyển điệu ít khi đƣợc tiến hành ngay ở câu thứ nhất và cũng ít khi chuyển điệu về hƣớng hạ át. 2.3. Đoạn nhạc trong mối tương quan về cấu trúc 2.3.1. Số lƣợng câu trong đoạn nhạc Đoạn nhạc thông thƣờng đƣợc tạo nên bởi hai câu nhạc, ngoài ra còn có những đoạn nhạc đƣợc tạo nên bởi ba câu, với giai điệu đƣợc nhắc lại: Vd. 43 Borodin, Opera “Hoàng tử Igor” 49
- Hoặc các câu nhạc ấy có sự tƣơng phản với các kết câu khác nhau: Vd. 44 Grieg, Vũ khúc Na Uy op.35, N.12 Trong thực tế, chúng ta còn gặp những đoạn nhạc không chia câu bởi sự luân chuyển liên tục, liền lạc của giai điệu âm nhạc. Số lƣợng ô nhịp của những đoạn nhạc này vẫn đầy đủ nhƣ các đoạn nhạc thông thƣờng khác là tám nhịp. 50
- Vd. 45 Bach, Ouverture [Suite N.2] – Bouree Trong những trƣờng hợp đặc biệt ta có thể gặp các đoạn nhạc mà tổng số các ô nhịp của đoạn nhạc ấy là bốn nhịp. Đoạn nhạc trong những trƣờng hợp này thƣờng đƣợc viết ở nhịp phức, khi đó mỗi nhịp có thể đƣợc xem xét trên cơ sở của hai nhịp đơn hợp lại (4 2 = 8). Vd. 46 Các đoạn nhạc có số lƣợng câu nhạc là hai, ba hoặc không chia câu nhƣ đã trình bày trên đây đƣợc gọi là các đoạn nhạc đơn. 51
- 2.3.2. Số ô nhịp của các câu trong đoạn nhạc Đoạn nhạc thông thƣờng gồm có hai câu nhạc, mỗi câu nhạc có ít nhất bốn ô nhịp, nhƣ vậy một đoạn nhạc ít nhất phải có tám ô nhịp (trừ những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ đã nói ở phần trên). Dựa vào tỷ lệ số ô nhịp ở hai câu nhạc ta có các dạng cấu trúc: Vuông vắn: Nếu số lƣợng ô nhịp của mỗi câu là bốn Câu I Câu II 4 4 Hoặc tám ô nhịp: Câu I Câu II 8 8 4 4 4 4 Cân phƣơng: Gọi là cân phƣơng khi số lƣợng ô nhịp của hai câu bằng nhau nhƣng không phải là bốn và tám Câu nhạc sáu ô nhịp, với cấu trúc thông thƣờng là [2 + 2 + 2] hoặc [3 + 3] Ví dụ câu nhạc 6 nhịp với cấu trúc 6 2 2 2 Vd. 47 Haydn, Sonate C-dur 52
- Hoặc 6 nhịp với cấu trúc 6 3 3 Vd. 48 - Câu nhạc năm ô nhịp với các kết hợp khác nhau: [2 + 3], [3 + 2], [1 + 1 + 3], [2 + 1 + 1 + 1], v.v. 53
- Vd. 49 Schubert, Sonate op. 122 – III Allegretto Ví dụ trên (Vd. 49) với câu nhạc 5 nhịp có cấu trúc: 5 5 2+3 2+3 Câu nhạc 7 nhịp với các cấu trúc thƣờng gặp là: [3 + 4] và [4 + 3] Ví dụ 50 với câu nhạc 7 nhịp có cấu trúc: 7 7 3+4 3+4 Vd. 50 Glinka, Ouverture “Ivan Susanin” Vivace 54
- - Có thể có những câu nhạc với số lƣợng các ô nhịp khác nữa, chẳng hạn với 9, 10, 11 ô nhịp, v.v. - Đoạn nhạc không chia câu cũng có thể có những độ dài khác nhau: Vd. 51 Mozart, Quartet d-moll - Menuet 55
- 3. Tiết nhạc và mô-tip (motif) âm nhạc 3.1. Tiết nhạc Nếu nhƣ đoạn nhạc đƣợc tạo nên bởi những câu nhạc (thông thƣờng là hai câu) thì câu nhạc lại đƣợc tạo nên bởi những thành phần nhỏ hơn gọi là tiết nhạc. Một câu nhạc với số ô nhịp là bốn hoặc sáu, chúng sẽ đƣợc chia thành những tiết nhạc với số nhịp của mỗi tiết là hai nhịp, đôi khi là ba nhịp (Vd 48). Có thể nhận biết tiết nhạc thông qua việc thể hiện nội dung âm nhạc cũng nhƣ việc xây dựng thành từng nhóm tiết tấu trong câu nhạc. Mối tƣơng quan về giai điệu chủ đề của tiết nhạc trong đoạn nhạc vuông vắn tám ô nhịp thƣờng đƣợc thể hiện nhƣ sau: Vd. 52 Beethoven, Sonate op.28 – II 56
- Vd. 53 Grieg, “Heimweh” op.57, N.6 Vd. 54 Mozart, Sonate pour Violon et piano Allegro 57
- Bên cạnh những câu nhạc có thể phân chia thành các tiết nhạc, có những câu nhạc không thể phân chia các tiết nhạc đƣợc (xem Vd. 38 hoặc Vd. 64 từ nhịp 5 đến nhịp 8). 3.2. Motif Nhƣ đã trình bày ở trên, mặc dù sự luân chuyển của âm nhạc luôn diễn ra liên tục và liền lạc, nhƣng bên trong khối thống nhất ấy chúng vẫn có những điểm, thời điểm có thể phân chia đƣợc. Đoạn nhạc đƣợc chia thành các câu nhạc, câu nhạc đƣợc chia thành những tiết nhạc và đến lƣợt mình, tiết nhạc lại đƣợc phân chia thành những phần nhỏ hơn gọi là motif âm nhạc. Motif âm nhạc là tên gọi của một nhóm tiết tấu các âm được liên kết với nhau bởi một trọng âm chính, là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất. Nhóm âm này mặc dù rất ngắn nhƣng thƣờng có đặc trƣng riêng với tiết tấu tách biệt và hiển nhiên là một phần độc lập với một ý nghĩa riêng biệt trong tổng thể chung của tác phẩm. Nhờ vậy, motif dù nhắc lại không đổi hoặc nhắc lại có thay đổi ở những dạng khác nhau vẫn là hạt nhân mang tính chủ đề, từ hạt nhân ấy chủ đề âm nhạc đƣợc xác lập và thậm chí hoàn thiện cả một tác phẩm âm nhạc. Motif luôn có một trọng âm chính, chính vì thế độ dài của motif thƣờng gần bằng một ô nhịp. Dựa vào vị trí của trọng âm chính, motif âm nhạc đƣợc chia thành ba loại cơ bản: motif với trọng âm chính nằm giữa, cuối và đầu nhóm tiết tấu. Thì mạnh (trọng âm chính) có thể biểu hiện chỉ bằng một âm. Để biểu thị bằng sơ đồ, ngƣời ta dùng ký hiệu ( ). Thì nhẹ có thể biểu thị bằng một hoặc một số âm (không phụ thuộc vào số lƣợng các âm), thì nhẹ có thể nằm cả ở trƣớc và sau thì mạnh. Để biểu thị bằng sơ đồ, ngƣời ta dùng ký hiệu ( ). 3.2.1. Motif có trọng âm chính nằm ở giữa (Am-phi-bra-hi): Đây là loại motif đa dạng nhất, có thể gặp rất nhiều trong các tác phẩm âm nhạc. Với các loại nhịp khác nhau, motif này đƣợc biểu thị dƣới các dạng nhƣ sau: 58
- Xem các Vd. 1, 3, 4 3.2.2. Motif có trọng âm chính nằm cuối (Jamb): Motif này đƣợc sử dụng khá rộng rãi dƣới các dạng nhƣ sau: Xem các Vd. 2, 37 3.3.3. Motif có trọng âm chính nằm ở đầu (Horei): Motif này sử dụng phần nào ít hơn so với hai motif trên với các dạng sau: Xem các Vd. 55, 56 59
- Vd. 55 Chopin, Mazurka op. 41, N. 3 Vd. 56 3.2.4. Motif không đầy đủ (không xác định) Xét về bản chất, motif là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (nếu chia nhỏ hơn nữa sẽ không có nghĩa) và chứa đựng trong nó một trọng âm chính, tuy nhiên trong thực tế ta thấy có rất nhiều thành phần âm nhạc mà nếu chỉ xem xét một trọng âm chính sẽ không xác định đƣợc nghĩa của thành phần âm nhạc này. Muốn xác định đƣợc nghĩa của nó ta phải xem xét tổng thể cả thành phần âm nhạc ấy (có thể là cả một câu, một đoạn nhạc) khi đó những motif này sẽ có nhiều thì mạnh. Vì đặc điểm ấy, ngƣời ta gọi những motif này là motif không đầy đủ (hoặc còn gọi là motif không xác định). Có thể xem xét một số ví dụ của motif không đầy đủ dƣới đây: 60
- Vd. 57 Vd. 58 Beethoven, Sonate, Op. 2, N. 3-I CÂU HỎI HƢỚNG DẪN ÔN BÀI 1. Đoạn nhạc là gì? 2. Thế nào là đoạn nhạc có chuyển điệu? 3. Các thành phần của đoạn nhạc và đặc điểm của các thành phần ấy? 4. Đoạn nhạc với các đặc điểm về cấu trúc? 5. Motif âm nhạc là gì? 6. Có các loại motif âm nhạc nào? Đặc điểm của từng loại? 61
- Chƣơng 2 TÍNH ĐỊNH KỲ CỦA KẾT CẤU KẾT CẤU TỔNG HỢP VÀ KẾT CẤU PHÂN CHIA 1. Tính định kỳ của kết cấu Sự thống nhất về cấu trúc trong phần trình bày đƣợc thể hiện một cách chi tiết, rõ ràng nhất qua việc các thành phần âm nhạc trong các câu nhạc, đoạn nhạc nối tiếp nhau một cách đều đặn theo một kết cấu nhất định. Sự nối tiếp lần lƣợt các kết cấu giống nhau ấy (theo số lƣợng ô nhịp) gọi là tính định kỳ của kết cấu. Tính định kỳ này có thể theo các tỷ lệ khác nhau, chẳng hạn: 8 = 4 + 4 (Xem Beethoven, Quartet op.18, N. 4 - Final) 8 = 2 + 2 + 2 + 2 (ví dụ 42, 53, 54) 8 = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 nhƣ ở ví dụ 59 dƣới đây: Vd. 59 Beethoven, Quartet op. 59, N. 2 - II Tính định kỳ một cách thuần nhất thƣờng đƣợc áp dụng trong các tác phẩm viết cho thanh nhạc bởi vì chúng gắn liền với khuôn khổ của khổ thơ. Đối với khí 62
- nhạc, sự thuần nhất nhƣ vậy sẽ dẫn đến sự đơn điệu, do đó các tác phẩm khí nhạc có tính định kỳ này thƣờng là các tác phẩm âm nhạc gắn với nhạc múa hoặc các tác phẩm khí nhạc mang tính ca hát. 2. Kết cấu tổng hợp Kết cấu tổng hợp là kết cấu khi ta so sánh hai hoặc một số thành phần âm nhạc nối tiếp nhau, nếu thành phần âm nhạc đứng sau có độ lớn bằng tổng của hai thành phần âm nhạc đứng trƣớc nó, khi đó ta sẽ có kết cấu tổng hợp. Theo số lƣợng các ô nhịp, ta có các dạng kết cấu tổng hợp: 8=2+2+4 (xem ví dụ 38, 40) 4=1+1+2 (xem ví dụ 37, 44) 2=½+½+1 (xem ví dụ 60) Vd. 60 3. Kết cấu phân chia Cũng cách so sánh ấy, với kết cấu phân chia, khi so sánh các thành phần âm nhạc nối tiếp nhau, nếu thành phần âm nhạc đứng trƣớc đƣợc chia ra làm hai thành phần sau nó, khi đó ta có kết cấu phân chia. Ví dụ dƣới đây có kết cấu phân chia 8 = 4 + 2 + 2 63
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn