intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp một hình thức dạy học hiệu quả dành cho học sinh phổ thông trong học môn mĩ thuật

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trọng tâm dạy/học mỹ thuật ngoài lớp là giúp HS có khả năng tự học tích cực bằng nhiều con đường đồng thời nhằm hỗ trợ tính đa chủ thể và quá trình giáo dục thẩm mĩ cho HS phổ thông. Thông qua những giờ học này HS có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp một hình thức dạy học hiệu quả dành cho học sinh phổ thông trong học môn mĩ thuật

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 196-200 HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOÀI LỚP MỘT HÌNH THỨC DẠY HỌC HIỆU QUẢ DÀNH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG HỌC MÔN MĨ THUẬT Trần Thị Yến Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội Email: tranthiyensp@yahoo.com.vn Tóm tắt. Hình thức tổ chức dạy, học môn Mĩ thuật ngoài lớp cho HS phổ thông không phải là hoạt động mĩ thuật chuyên nghiệp hay hoạt động mĩ thuật không chuyên. Đây là hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật của trường phổ thông diễn ra ngoài lớp học với các hình thức cơ bản và nội dung khác nhau như: Vẽ ngoài trời; thăm quan học tập qua bảo tàng, triển lãm, danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá - lịch sử hay các công trình văn hoá khác; học thông qua tổ chức nói chuyện về mĩ thuật và mạn đàm theo chuyên đề; tổ chức trưng bày triển lãm tranh; tổ chức câu lạc bộ Mĩ thuật ở trường phổ thông. . . Trọng tâm dạy/học mỹ thuật ngoài lớp là giúp HS có khả năng tự học tích cực bằng nhiều con đường đồng thời nhằm hỗ trợ tính đa chủ thể và quá trình giáo dục thẩm mĩ cho HS phổ thông. Thông qua những giờ học này HS có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại. 1. Mở đầu Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp cho học sinh (HS) phổ thông học môn Mĩ thuật là dạy HS: Học vẽ ngoài trời; học tại bảo tàng, triển lãm; đi thăm quan thực tế và học thông qua các hoạt động ngoại khoá nhằm củng cố, bổ sung và làm phong phú hứng thú học tập chính khoá (trong lớp), tạo không khí phấn khởi, khích lệ HS học tập. Mục tiêu của môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông là giáo dục tình cảm thẩm mĩ, nhận thức thẩm mĩ cho thế hệ trẻ. Từ đó, HS biết yêu, trân trọng và phát huy cái đẹp trong cuộc sống, hình thành những tố chất cần thiết của người lao động mới trong xã hội tương lai. Giáo dục nghệ thuật là hoạt động gián tiếp của giáo dục đạo đức trong học đường. Song có một thực tế hiện nay, việc dạy, học mĩ thuật trong lớp còn nặng nề, thiên về kỹ thuật dạy học mà ít chú ý đến giáo dục cảm xúc thẩm mĩ, không chú trọng phát huy khả năng sáng tạo của HS. Giáo viên 196
  2. Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp - một hình thức dạy học hiệu quả... chưa thoát khỏi cách dạy cứng nhắc theo bài soạn ở sách giáo viên, các hoạt động trên lớp cũng như phương pháp dạy học tích cực chưa được thiết kế nhằm vào người học. Một phần do quy định của sách giáo khoa mà giáo viên phải tuân thủ, phần khác do đặc điểm chung trong dạy học là lấy GV làm trung tâm trong dạy học mĩ thuật vẫn tồn tại. Nghĩa là: Giáo viên hướng dẫn và thực hành rất nhiều các công việc mĩ thuật, HS đóng vai trò thụ động khi nghe giảng và trả lời các câu hỏi rồi làm theo công việc của giáo viên. Do vậy, tình trạng học thụ động, học lý thuyết nhiều, thực hành ít vẫn còn phổ biến trong giờ học mĩ thuật. Theo đó, HS thường rơi vào trạng thái thụ động, máy móc theo ý giáo viên hoặc bắt chước theo hướng dẫn ở sách giáo khoa, tính sáng tạo, vai trò cá nhân của HS chưa được phát huy trong giờ học mĩ thuật. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vai trò của dạy học mĩ thuật ngoài lớp và mối quan hệ giữa dạy học trong lớp và dạy học ngoài lớp môn Mĩ thuật Hình thức tổ chức dạy, học môn Mĩ thuật ngoài lớp cho học sinh phổ thông ở đây được hiểu chính là hoạt động mĩ thuật trong nhà trường phổ thông mà không phải là hoạt động mĩ thuật chuyên nghiệp hay hoạt động mĩ thuật không chuyên. Ngoài số lượng nội dung chương trình tiết dạy trên lớp, hoạt động mĩ thuật trong nhà trường phổ thông được diễn ra thường xuyên hàng năm vào các ngày lễ kỉ niệm trong năm, kết thúc năm học, kì học hoặc các dịp hè, các chiến dịch phát động, thậm chí trong những tiết học tích hợp học tại thực địa như tích hợp môi trường, tích hợp an toàn giao thông... với nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích giáo dục thẩm mĩ cho HS, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu thẩm mĩ ngay từ trong nhà trường phổ thông. Qua hoạt động mĩ thuật các em thấy được vai trò của mĩ thuật trong đời sống xã hội, giúp các em hòa nhập, tự tin trước tập thể và tạo hứng thú học tốt các môn học khác. Tổ chức dạy học mĩ thuật ngoài lớp là rất cần thiết, HS không chỉ được tiếp xúc với thế giới muôn màu muôn vẻ, sôi động, được tận mắt nhìn thấy sản phẩm mĩ thuật mà “nhìn” là một trong những đặc trưng của mĩ thuật - nhìn không chỉ để thấy mà nhìn còn để bồi dưỡng thị giác. Học mĩ thuật HS cần được nghe, được nhìn và được vẽ. Thông qua giờ học mĩ thuật ngoài lớp, HS sẽ được quan tâm đến yếu tố rèn luyện phương pháp tự học, học để biết, học hiểu, học vận dụng và nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá giúp HS tự tin, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động văn hóa ở trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra, HS còn được khuyến khích sự sáng tạo và phát triển đặc điểm và năng lực xã hội. Chính vì vậy, trọng tâm dạy học mĩ thuật ngoài lớp là một phần cực kỳ quan trọng trong nỗ lực của GV nhằm hỗ trợ tính đa chủ thể và quá trình giáo dục thẩm mĩ cho HS phổ thông. 197
  3. Trần Thị Yến Trong dạy học Mĩ thuật nói chung, dường như chưa bao giờ có sự tách bạch giữa dạy học trên lớp và dạy học ngoài lớp bởi người thày của màu sắc và hình khối là thiên nhiên, là hiện thực cuộc sống. Ở đây, dạy học trên lớp và dạy học ngoài lớp có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nội dung giờ học trên lớp cung cấp kiến thức cơ bản, vấn đề cốt lõi của hệ thống kiến thức, kĩ năng và một số phương pháp chính về vẽ và thường thức mĩ thuật... Đồng thời với việc trang bị kiến thức cơ bản ở chương trình dạy học trên lớp, tổ chức dạy học ngoài lớp giúp HS có khả năng tự học tích cực bằng nhiều con đường. Tích luỹ được kiến thức trên cơ sở của sự quan sát tìm tòi nghiên cứu, thực hành, thói quen quan sát thiên nhiên, thực tế cuộc sống... vì học sinh luôn là chủ thể sáng tạo tích cực trong các bài học mĩ thuật. Tuy nhiên, làm thế nào để HS phổ thông có cơ hội được học mĩ thuật ngoài lớp để rèn kĩ năng thực hành sáng tạo, được nâng cao năng lực cá nhân là vấn đề không đơn giản. Vì thế, việc giáo dục nghệ thuật thông qua chương trình trên lớp chưa đủ, mà cần phải giáo dục thông qua chương trình dạy học ngoài lớp. Đây chính là con đường thích hợp để đổi mới PPDH theo hướng: phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành và lòng say mê học tập mĩ thuật cho HS phổ thông. 2.2. Một số hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp và hiệu quả dành cho học sinh phổ thông học môn Mĩ thuật Có rất nhiều hình thức tổ chức dạy/học ngoài lớp với nhiều nội dung khác nhau trong môn Mĩ thuật. Ở đây có thể tổ chức học môn Mĩ thuật ngoài lớp theo các hình thức cơ bản sau đây: Vẽ ngoài trời là hình thức học tập rất thú vị luôn được HS hào hứng, mong đợi. Hình thức này nhằm thay đổi không khí học tập, đồng thời tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với thế giới màu sắc và hình khối trong thiên nhiên. Tuy nhiên, tổ chức đi vẽ ngoài trời cần phải có kế hoạch trước và HS cần được giới thiệu thêm về phong tục tập quán, về lịch sử cũng như về truyền thống văn hoá... để các em có thêm hiểu biết và tạo cho bài vẽ phong phú, sinh động hơn. Thăm quan học tập qua bảo tàng, triển lãm, danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá - lịch sử hay các công trình văn hoá khác là hình thức vừa để củng cố kiến thức đã học, vừa để lĩnh hội thêm kiến thức mới và để giải trí tinh thần. Với môn Mĩ thuật, hình thức này thường được tổ chức kết hợp cho HS lấy tài liệu bằng cách vẽ kí họa cảnh, vẽ kí họa công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, hoặc ghi chép mẫu hoa văn; tìm hiểu về lịch sử văn hoá... Học thông qua tổ chức nói chuyện về mĩ thuật và mạn đàm theo chuyên đề. Nội dung các chuyên đề phục vụ cho học chính khóa của chương trình mĩ thuật phổ thông như: giới thiệu về các hoạ sĩ bậc thầy việt Nam, về mĩ thuật cổ Việt Nam hoặc thế giới, về gốm sứ, điêu khắc, kiến trúc Việt Nam xưa và nay, về vẻ đẹp tranh thiếu nhi vẽ... Kết hợp nói chuyện, xem phim, mạn đàm về mĩ thuật cũng là hình 198
  4. Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp - một hình thức dạy học hiệu quả... thức học tập tích cực. Ở đây HS được cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích và lý thú thông qua hình thức trao đổi, nhận xét, bổ sung, tóm tắt hay tổng kết. Tổ chức trưng bày triển lãm tranh cũng là hình thức học tập có hiệu quả. Có thể tiến hành trưng bày kết quả học tập hoặc kết quả các cuộc thi phát động vẽ tranh của HS vào các dịp lễ hội hay cuối năm, cuối kỳ học. Trưng bày phiên bản tranh của hoạ sĩ theo nội dung chương trình học tập môn Mĩ thuật ở trường phổ thông. Thông qua hình thức tổ chức trưng bày triển lãm, đông đảo HS được tiếp xúc, tìm hiểu, thưởng thức những sản phẩm mĩ thuật. Đồng thời, HS có cơ hội phân tích, so sánh và liên hệ năng lực bản thân trong quá trình học mĩ thuật. Mặt khác, triển lãm còn là nơi người thưởng thức cũng được thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ mang lại giá trị tinh thần cho cuộc sống. Tổ chức câu lạc bộ Mĩ thuật ở trường phổ thông được xem là một hình thức tổng hợp năng lực mĩ thuật cho HS phổ thông bởi ở đây các em được bồi dưỡng, làm quen và tập sáng tác tranh theo chủ đề, theo chất liệu, được biết thêm một số ứng dụng của mĩ thuật để ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Câu lạc bộ mĩ thuật có những mục đích: phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật; phát triển phong trào mĩ thuật của trường thông qua hoạt động sáng tác; phát huy tình cảm, tình yêu mến, niềm tự hào với ngôi trường, với quê hương; nâng cao tinh thần trách nhiệm cho tất cả mọi HS. 3. Kết luận Thực tế hiện nay, việc tổ chức cho các em HS được ra thực tế thiên nhiên để quan sát, tìm hiểu sự biến đổi theo quy luật của thiên nhiên ở nhiều trường phổ thông còn rất hạn chế. Trong giờ học chính khóa phải đảm bảo theo chương trình của sách giáo khoa nên việc đưa các em ra môi trường thiên nhiên để tìm hiểu chỉ có thể tổ chức vào các buổi dạy học ngoài lớp. Hơn nữa, để các em có thể chọn được nội dung, phát triển được ý tưởng trong vẽ tranh gần như phụ thuộc vào sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên giúp các em liên tưởng tới những hình ảnh đã được tri giác trước đó rồi tái hiện dần lại theo cách nhận thức riêng của mình, chính vì thế mà hình ảnh không sát thực. Nếu HS được tạo điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên, có sự hướng dẫn cách thức quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp về mọi quy luật, hiện tượng, sự vật khi có tác động bởi ánh sáng, không gian, thời gian các em sẽ có những nhận thức đúng đắn và có khả năng tư duy hình tượng một cách khoa học hơn. Trong quá trình tổ chức hình thức dạy học ngoài lớp môn Mĩ thuật, giáo viên cần phải biết định hướng, lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động học tập phù hợp để HS chủ động lĩnh hội nội dung kiến thức, phát huy tính tích cực học tập và khả năng tưởng tượng, sáng tạo của mình. Thông qua những giờ học này HS có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại. Yếu tố quyết định là sự nỗ lực của các em và sự định hướng của GV mĩ thuật. 199
  5. Trần Thị Yến TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2002. Chương trình mĩ thuật Tiểu học và THCS. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Đỗ Xuân Hà, 1997. Giáo dục thẩm mĩ – món nợ lớn đối với thế hệ trẻ. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Trần Tuyết Oanh (Chủ biên), 2004. Giáo trình Giáo dục học hiện đại. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Nguyễn Quốc Toản (Chủ biên), 2008. Giáo trình Phương pháp dạy - học mĩ thuật. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Lê Huy Văn, Trần Từ Thành, 2002. Cơ sở tạo hình. Nxb Văn hoá – Thông tin. ABSTRACT Organizing out-of-classroom instruction - an effective way of teaching fine arts to general school students The way of teaching and learning Fine Arts for general school children outside the classroom is neither a professional nor a non-professional Fine Art activity but is an effective way of teaching and learning in various forms and contents: drawing in the open air, study visits to museums, exhibitions, galleries, sightseeing, cultural and historical heritage or other cultural works or teaching and learning Fine Arts through conversations about Fine Arts or organizing Fine Arts clubs in general schools. This is a good way to enable students to study in various forms and support the process of Fine Arts education for general school children and through the periods of teaching and learning Fine Arts, students can acquire a good knowledge of, and a positive attitude towards cultural and social values of mankind and the Nation. 200
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2