Hồ Chí Minh - Giá trị thời đại của văn hóa: Phần 2
lượt xem 17
download
Tiếp nối phần 1, mời bạn đọc cùng tham khảo phần 2 Tài liệu Giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh.Nội dung Tài liệu gồm các bài viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và việc thực hiện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của toàn Đảng, toàn dân. Tài liệu cũng cung cấp thêm cho bạn đọc những tư liệu quý giá, góp phần tích cực vào việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của mỗi cá nhân; đồng thời, góp phần làm phong phú thêm kho tàng tư liệu viết về Người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hồ Chí Minh - Giá trị thời đại của văn hóa: Phần 2
- ĐẶC SẮC VĂN HOÁ - PHẨM CÁCH CAO QUÝ CỦA LÃNH TỤ HỔ CHÍ MINH TS. VĂN THỊ THANH MAI • Trong số các vị lãnh tụ cách mạng trên thê giối, Hồ Chí Minh là một con người đặc biệt. Cuộc đòi Người, cuộc đời nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, nhà văn hoá kiệt xuất, mà nét đặc sắc trong văn hoá ứng xử với con ngưòi, với tự nhiên đạt đến tầm nghệ thuật thể hiện phẩm cách cao quý của Ngưòi đã không chỉ hấp dẫn bạn bè, anh em đồng chí mà còn hấp dẫn cả những người ở phía bên kia chiến tuyến. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, nơi mảnh đất núi Hồng, sông Lam "địa linh nhân kiệt", Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của tư tưỏng, văn hoá phương Đông. Từng được sông ở Huế một thòi gian, Hồ Chí Minh bắt đầu tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây qua sách vỏ, nơi trường học và cả những tư tưởng mới trong Tân Thư của Nhật Bản và Trung Hoa. Nước không còn được độc lập, dân không còn được tự do và dư âm của các phong trào kháng Pháp, phong trào Đông Du, của xu hướng cải cách Duy Tân và sự bế tắc của khởi nghĩa nông dân Hoàng Hoa Thám đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh ròi Tổ quốc ra đi tìm đưòng cứu nưốc, tìm tri thức mối cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. 192
- Chủ iịch Hồ Chí Minh dọc Tuyên ìiỊỊÔn dộc ỉập (J945) 193
- Hành trình tìm đường cứu nước đã đưa Ngưòi đến với nhiều quốic gia ở các châu lục, tiếp xúc vối nhiều giai tầng trong xã hội, không phân biệt màu da, quốíc tịch, để quan sát và học hỏi trong nhiều điều kiện khác nhau...nên về phương diện giao lưu và tiếp biến văn hoá, Hồ Chí Minh đã ý thức rất rõ ràng rằng "nắm chắc bản lĩnh, cởi mỏ tiếp thu" để làm giàu cho bản thân mình. Vượt lên trên hết thảy, trái tim nhân hậu luôn rộng mỏ, bao dung với con ngưòi, với tự nhiên của Người đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá phương Đông và phương Tây, của ngày xưa và của thực tại. Tìm ra những nét hoà đồng, một Hồ Chí Minh bao la, nhân ái đã kết hỢp thật tài tình những tinh hoa trong "đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn" của Đức Phật với "cứu thế, độ dân, hy sinh cho tự do" của Giêsu, sự "tu dưỡng đạo đức cá nhân" của Khổng Tử, cùng "phương pháp làm việc biện chứng" của chủ nghĩa Mác, và những tinh tuý trong chính sách của Tôn Dật Tiên thực sự "phù hỢp vói điều kiện Việt Nam" để xin làm học trò nhỏ của các vỊ đó. • Nhân loại có rất nhiều nhà cách mạng vĩ đại, song ứng xử văn hoá một cách khoan dung, tuyệt vòi như Hồ Chí Minh, đạt đến đỉnh cao của phẩm cách như Hồ Chí Minh thì thật hiếm. Ai đã từng một lần được gặp gỡ Hồ Chí Minh đều thấy từ Ngưòi bóng dáng môt nhà Nho xứ Nghệ, rất cộng sản song cũng rất Oasinhtơn, Lincôn của châu Mỹ, "Lênin" của châu Âu, "Nêru, Găngđi" của châu Á và cũng rất Hồ Chí Minh "tinh hoa, khí phách của dân tộc Việt Nam". Không' ngạc nhiên khi nhà báo, nhà thơ Ồxíp Manđenxtam sau một lần trò chuyện cùng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh năm 1923 ở Liên Xô, đã dự báo: "Từ 194
- Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu mà có lẽ là một nền văn hoá tương Là nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh luôn luôn nêu cao nhân cách của nhà hoạt động chính trị. Trong những năm hoạt động cách mạng, đấu tranh cho độc lập tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam và nhân loại yêu chuộng hoà bình trên th ế giới, Hồ Chí Minh đã từng bị bắt giam ở Hương Cảng (1931-1933), ở Quảng Tây (1942-1943). Với một Hồ Chí Minh "dù gầy và hơi xanh", "thông minh và nhất quán" trong từng câu trả lồi đã cảm hoá được luật sư Lôdơbai và những ngưòi cộng sự, đã tranh thủ đưỢc sự giúp đõ của rất nhiều ngưòi, trong đó có cả vợ chồng thông đốc Hương Cảng để rồi qua 3 phiên thẩm vấn, 9 phiên xét xử công khai, Người đã thoát khỏi hiểm nguy, trở về vối những người đồng chí của mình. Và cũng chính một Hồ Chí Minh không khi nào quên những ân nhân đã từng cứu giúp mình, sau này khi đã trở thànhChủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mòi gia đình luật sư sang thăm V iệt Nam. Gia đình luật sư Lôdơbai đã trở thành những vị khách quý của Bác Hồ, họ đă từng hơn một lần đến Phủ Chủ tịch - thăm nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh - người thanh niên Tống Văn Sơ mà họ đã cứu giúp năm nào. Với một Hồ Chí Minh kiên cường cách mạng, nỗi đau của giam cầm, tù tội không nặng bằng nỗi buồn của một ngưòi không được hoạt động, bị đứng gần như ở "bên ngoài Đảng". Trong khoảng thời gian đó, cũng rất Hồ Chí Minh, Ngưòi đã vượt lên trên sự tù túng của hoàn cảnh, đã thật HỒ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t l , tr.478. 195
- kiên nhẫn và bình tĩnh để kiên định con đường mình đã chọn. Hồ Chí Minh - "Người ấy là một phần của lịch sử châu Á" đã hết sức nhã nhặn, lịch sự và quyến rũ, đã biến tướng Valuy của nước Pháp thành một ngưòi bạn hữu nghị của mình. Lịch lãm và khôn khéo, quyết đoán và tỉnh táo trong khi xác định "đồng minh", Hồ Chí Minh đã khiến hai sỹ quan tình báo Mỹ - oss là Sáclơ Phen và Asimét Patty cùng tướng Sênôn mặc dù biết Hồ Chí Minh là một người cộng sản, vẫn giúp đỡ thuốc men, vũ khí; vẫn không khỏi đi từ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước một Hồ Chí Minh giản dị mà cao quý, đã không chỉ am hiểu lịch sử mà còn rất yêu nhân dân Mỹ. Đi qua một chặng đường dài đầy gian nan, Hồ Chí Minh đã về đến Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nưốc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Thời gian trôi đi, người Việt Nam vẫn không thể nào quên một Hồ Chí Minh rất tự nhiên, trầm giọng nói xứ Nghệ "Đồng bào nghe tôi nói rõ không?" - Chỉ một khoảnh khắc đó thôi, ranh giối và sự cách biệt giữa vỊ lãnh tụ và nhân dân đã không còn nữa. Hồ Chí Minh như hoà mình cùng biển ngưòi dự lễ mít tinh. Hồ Chí Minh - con ngưòi "đã làm thay đổi lịch sử", khi trở thành nguyên thủ quốc gia vẫn chỉ khiêm nhường mơ ước "làm một câi nhà nho nhỏ, nơi có non. xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chán trâu, không dính líu gì với vòng danh Trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, những HỒ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t4, tr. 161. 196
- tháng ngày tiêu diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, phát động toàn dân xây dựng đời sống mối, xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thốhg... cuộc sống mới đã làm thay đổi bộ mặt đất nước. Kháng chiến thành công, Thủ đô Hà Nội đưỢc giải phóng, đồng bào thủ đô vui mừng đón Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ trỏ vê' Hà Nội. Nhưng rồi, không ở trong ngôi nhà của Phủ Toàn quyền, Người chuyển xuổng căn phòng của người thợ điện, sau đó chuyển sang ỏ trong ngôi nhà sàn đơn sơ với vườn hoa, ao cá...Nơi Hồ Chí Minh sống và làm việc từ khi về tiếp quản Thủ đô, cho đến khi Ngưòi từ biệt chúng ta vê' th ế giới ngưòi hiền, giờ là Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ở nơi đây, truyền kỳ về đôi dép cao su huyền thoại, bộ quần áo nâu giản dị, bữa cơm nhiều rau hơn thịt cá...của một vị nguyên thủ quốc gia còn đưỢc lưu truyền mãi. ở nơi đây, đòi sống vật chất của Người luôn giản dị, nhưng đòi sốhg tinh thần Người vô cùng phong phú. Tâm hồn Người thanh cao, lộng gió bốn phương. Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn, rặng hoa giấy, con đưòng xoài, ao cá... rửiư hoà đồng giữa con ngưòi và thiên nhiên, gắn bó với tự nhiên. Đó là bản lĩnh văn hoá Hồ Chí Minh, đó là nét đặc sắc văn hoá mang đậm một nhân cách lớn - Hồ Chí Minh. v ẫ n cốt cách phương Đông, vẫn lịch thiệp và tế nhị của một nhân cách lớn, không cần phòng khánh tiết trang trọng, ngay dưởi giàn hoa giấy, Hồ Chí Minh đã tiếp những vị khách quý của mình. Khách của Người là chính khách, là nhà báo, nhà văn, là các đồng chí lãnh đạo, là những anh hùng, dũng sỹ, bà con nông dân, các em nhỏ....đều được Ngưòi đón tiếp chân tình và cỏi mở, lịch 197
- lãm và khoan dung. Tất cả mọi người đều cảm thấy gẫn gũi, thân thiết lạ thường. Dường như với Hồ Chí Minh, vói một con người mà văn hoá ứng xử đạt đến tầm nghệ thuật thì không chỉ bạn bè mà ngay cả những ngưòi bất đồng chính kiến, những người ở phe đôi lập cũng không thể thù ghét Ngưòi, bởi rằng "Hồ Chí Minh là một con người suôt đời không có kẻ thù riêng". Hồ Chí Minh là người mà những bạn bè như nhà văn Hăngri Bácbuýt, danh hoạ Picatxô... đều đồng nhận xét: Người khiêm nhường nhưng không tự ti, tự nhiên mà không điệu bộ, "gặp lần đầu mà ngỡ như đã gặp từ lâu". Đến với vị lãnh tụ suốt cuộc đòi cần kiêm liêm chính, chí công vô tư, đến với khung cảnh thiên nhiên trong lành của Phủ Chủ tịch, từ các đồng chí lãnh đạo cao cấp đến những người dân lao động bình thường, từ chính khách đến em nhỏ mồ côi đều cảm thấy tự tin và ấm lòng. Trước một Hồ Chí Minh hiền hậu như một nhà hiền triết phưdng Đông, trong một khung cảnh thiên nhiên đầy hoa thơm và cá lội... phần tốt trong mỗi con ngưòi dường như được nhân lên, cái ác sẽ không còn chỗ để chung sống nữa. Yêu thương và quý trọng từng con người, yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa nơi đất mẹ, Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốh tột bậc là "nưóc ta được hoàn toàn độc lập, dân ta đưỢc hoàn toàn tự do", song Ngưòi cũng thấu hiểu sâu sắc rằng; "Nếu nưóc độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý Từ ngôi nhà sàn đơn sơ, hằng ngày Họ Chí Minh dành thời gian đọc sách, đọc báo, đánh dấu kỹ những gương người tốt, việc tốt để kịp thòi biểu dương và thưởng huy HỒ Chí Minh: Toàn tập» Sđd, t4, tr.56. 198
- hiệu. Cũng từ nơi đây, Người nghe tin chiến sự miền. Nam, quốc tế, đọc thư và trả lòi từng người mỗi khi nhận được lòi yêu cầu hay câu hỏi... bằng những lòi lẽ, ngôn từ dễ hiểu, dễ nhớ mà lắng sâu lòng ngưòi. Đến với Hồ Chí Minh là đến với một cuộc đời giản dị, thanh cao, suốt đồi "tận trung vối nước, tận hiếu với dân" mà bao trùm lên hết thảy là chủ nghĩa nhân vàn cao cả. Với hết thảy những gì Người để lại, vối những nơi từng in dấu chân Ngưòi và cả những nơi Người chưa một lần từng đến, cũng vẫn luôn hiển hiện một Hồ Chí Minh thốhg nhất giữa lời nói và việc làm, luôn mẫn cảm về chính trị và đặc sắc trong văn hoá. Cuộc đời Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, của nhân loại vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. ở Ngưòi không có của riêng, chỉ có tình thương yêu đồng loại, gắn bó vói tự nhiên và Ngưòi thuộc về nhân dân, để lại ân tình sâu nặng trong lòng nhân dân. Bà Giôdơphin Stensơn đã từng đến Di tích Phủ Chủ tịch, đã từng đến thăm ngôi nhà sàn và nói "đến mái nhà sàn của Người lục tìm của riêng thì, vĩ đại thay, Ngưồi thật chẳng có gì là riêng cả". Đặc sắc văn hóa, nhân cách cao quý của Hồ Chí Minh đã trở thành thú vị và hấp đẫn hết thảy. Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nơi đầy ắp những kỷ niệm, những câu chuyện về cây đa kiên trì, về cháu gái dân quân ngưòi Quảng Bình được Bác Hồ tặng hoa, về các anh hùng dũng sỹ miền Nam đưỢc chụp ảnh cùng Người ở đưòng xoài, về cháu nhỏ đưỢc vuốt chòm râu Bác Hồ....Tất cả, tất cả đã làm nên một Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất và ngời sáng một tấm gương đạo đức cách mạng. Đến với nơi đây, 199
- mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, thậm chí cả những người đã từng có một thòi muôn đè bẹp ý chí cứu nước giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đều thấu hiểu sâu sắc rằng; "Người là tưỢng trưng cho tinh hoa dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch Chúng ta học được từ một Hồ Chí Minh vĩ nhân giản dị cho mình và cũng giản dị cho đời. Việc riêng của Người cũng là việc chung của dân tộc, Ngưòi căn dặn "sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giò và tiền bạc của nhân dân... Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn... Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng răi, chắc chắn, mát mẻ để những ngưòi đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi"®. Cuộc đòi Hồ Chí Minh là một thiên thần thoại và những di tích, khu lưu niệm về Người ở cả trong và ngoài nước càng làm cho thiên thần thoại Hồ Chí Minh thêm đặc sắc. ở Hồ Chí Minh, phong cách giản dị, đức khiêm tốn của Người hoà quyện cùng nhau, và thực sự "không bao giờ chúng ta thấy sự giản dị và sự vĩ đại đi liền với nhau như vậy" nếu đó không phải là một Hồ Chí Minh với từng cử chỉ, lời nói, thái độ, ngôn từ, việc làm, hành động gắn bó với thiên nhiên, hoà đồng với tự nhiên. Cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh, những nơi Ngưòi từng đến, dừng lại và hoạt động cách mạng đã trỏ thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta, để lại cho muôn đòi các th ế hệ con cháu mai sau. Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cốt cách, tâm hồn, đạo đức Việt Nam, một biểu tượng của bản sắc dân tộc Việt, ở
- Hồ Chí Minh, tinh thần cách mạng cao cả, đạo đức cách mạng trong sáng, tư tưởng sâu sắc của triết lý phương Đông đã hoà quyện cùng nhau làm nên một triết lý nhân sinh. Học tập tư tưởng của Người, học ở tấm gương đạo đức cao đẹp của Người và học phép xử th ế của Người với đồng loại, với tự nhiên, là phải sống với nhau có tình, có nghĩa, là phải có "tình đồng chí thướng yêu lẫn nhau". Đó chính là lôi sổhg đẹp, đẹp với đồng loại, đẹp với thiên nhiên, đẹp với quá khứ và đẹp với tương lai. ĐỐì với mỗi ngưòi dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí M inh là biểu tượng rực rỡ của văn hoá dân tộc. Người đã góp phần phát triển và tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thốhg của dân tộc bằng cuộc sống thanh cao, giản dị, bằng tấm gương tận tụy hy sinh vì nước vì dân, bằng trí tuệ và phong cách ứng xử đặc sắc đạt đến tầm nghệ thuật của mình. Bằng những đóng góp của mình, không chỉ dừng lại ở việc khẳng định, bảo tồn những giá trị văn hoá tôt đẹp của truyền thông, Hồ Chí Minh còn bổ sung, làm phong phú thêm thang giá trị cho văn hoá dân tộc Việt Nam ngày một phát triển qua những sáng tạo văn hoá và phẩm cách đạo đức cao quý của mình. Từ cuộc đời, sự nghiệp, tấm gương đạo đức cách mạng của Người, mỗi người đều cảm nhận đưỢc: Hồ Chí Minh là Người "mặc dầu trong thế giối ngày nay có khác biệt và xung đột, nhưng được gặp Bác Hồ, chúng ta sung sướng được thấy lòng tốt của con ngưòi... tình bạn, lòng nhân ái sẽ vượt qua tất Trích lòi phát biểu của thủ tưóng Ấ n Độ Nêru trong tiệc chiêu đãi Chủ tịch H ổ Chí Minh ngày 7/2/1958 khi Ngưòi san g thám Ấn Độ. 201
- TÌM HIỂU KHÍ A CẠNH VĂN HÓA TRONG PHÊ BÌNH THEO QUAN ĐIỂM c ủ a c h ủ t ị c h H ổ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG ĐIỆP • « Tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng được Hồ Chí Minh coi là qui luật phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén để làm cho đảng viên tiến bộ, làm cho Đảng ngày càng mạnh. Tự phê bình và phê bình cũng được coi là biện pháp cơ bản, thiết thực để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Song tự phê bình và phê bình chỉ xứng đáng với vai trò đó khi nó đưỢc thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc và có văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: Tự phê bình và phê bình cốt là để phát huy ưu điểm, sửa chữa quyết điểm để tư tưởng và hành động được đúng hơn và tốt hơn để làm việc có hiệu quả hơn. Theo quan niệm trên thì bản chất của tự phê bình và phê bình là vươn tới sự hoàn thiện, là thúc đẩy sự tiến bộ, là hưóng tới cái đẹp. Như vậy cũng có nghĩa; tự phê bình và phê bình là hành vi văn hóa, vì vậy nó phải được thực hiện đúng như bản chất của nó, hay nói cách khác là phê bình phải có văn hoá. Qua tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, có thể tạm định nghĩa phê bình có văn hóa là: - Phê bình thẳng thắn, khách quan và xây dựng. 202
- - Phê bình với tâm trong sáng, tấm lòng bao dung và tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. - Phê bình được thực hiện một cách dân chủ, công khai. - Phê bình có phương pháp và nghệ thuật. Với nhân sinh quan rộng mở, Hồ Chí Minh thấy rằng: người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm, điều quan trọng là phải mạnh dạn nhận quyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Người ví việc che giấu khuyết điểm giống như "giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy hiểm đến tính mạng"*^’, bởi vậy "thang thuốc hay nhâ^t là tự phê bình và phê bình", trong đó phải phê bình mình trưóc rồi phê bình người sau như người xưa đã dạy: "Tiên trách kỷ hậu trách nhân". Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của phê bình là nhằm tăng cưòng sức mạnh đoàn kết của Đảng: "Muôn đoàn kết chặt chẽ phải thật thà tự phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí và những người xung quanh, phê bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến đoàn kết"^^\ Để đạt được mục đích đó thì phê bình và tự phê bình phải được thực hiện một cách có văn hoá. Thái độ văn hóa trong phê bình và tự phê bình là thành khẩn, trung thực và xây dựng. M ạnh dạn công khai tự phê bình, có khuyết điểm gì nói bằng hết cho dù đó là việc làm khó khăn, đau đớn vì thừa nhận cái sai, cái dốt, cái kém của mình là sỢ mất thể diện, uy tín, địa vị. Khi được người khác phê bình phải vui vẻ tiếp thu với thái độ thực sự cầu thị chứ không phải chỉ nhận lỗi qua loa, hoặc tìm cách bao biện cho khuyết điểm HỒ Chí M inh toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia 1995. Tập V, tr.233. s.đ .d , nt, Tập VIII, tr.387. 203
- của mình rồi lại "chứng nào tật nấy". Khi phê bình người khác phải thành khẩn, đúng mực, có sao nói vậy, không nên "ít suýt ra nhiều". Phê bình có văn hóa là phê bình có tính xây dựng, không lợi dụng phê bình đê bới móc, nói xấu lẫn nhau, không phê bình lung tung, hồ đồ, vô trách nhiệm: "Phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt"^^\ Phê bình không chỉ dừng lại ỏ việc vạch ra khuyết điểm mà còn phải đưa ra biện pháp sửa chữa. Thái độ đúng đắn trong phê bình mà Hồ Chí Minh nêu ra là "lý lẽ phân minh, nghĩa tình đầy đủ". Phê bình phải sáng suốt, không cực đoan nhưng cũng không xuê xoa vì nếu thiếu kiên quyết hoặc thỏa hiệp với những sai trái thì sẽ đánh mất niềm tin vào lẽ phải, đánh đồng tôt xấu. Khi phê bình phải thật sự khách quan, công tâm chứ không phải "yêu nên tốt, ghét nên xấu" đê dẫn tói tình trạng cùng phe cánh thì bao che, không cùng phe cánh thì bới móc. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Những người có thói hư tật xấu, trừ hạng ngưòi phản lại Tổ quổic và nhân dân ta, cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con ngưòi nảy nở để đẩy lùi phần ác chứ không phải đập cho tơi bời"*^\ Phê bình chính là để giúp người khác tiến bộ, vì vậy khi phê bình phải có tâm trong sáng, có tấm lòng bao dung, biết lắng nghe những ý kiến khác biệt với mình và biết tôn trọng nhân cách ngưòi khác. Phê bình là để cho người ta nhận thấy khuyết điểm để sửa chữa chứ không phải chỉ muốn áp đặt ý kiến của mình. E[hi phê bình phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân mắc khuyết s.đ.d, nt. Tập V, tr.232. Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Sự thật 1980. Tập X, tr.666 -667. 204
- điểm để đưa ra cách sửa chữa. Tuyệt đốì tránh nghi kỵ, định kiến, cố chấp... Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Càng yêu thương thì càng phải thẳng thắn phê bình, có như vậy mới thực sự giúp nhau tiến bộ. Trong tình đồng chí thương yêu thì phê bình chính à sự tiếp sức cho đồng chí của mình sau một lần vấp ngã. Tránh thái độ đối với những người mắc sai lầm, khuyết điểm như đôi với "hổ mang thuồng luồng" hoặc sử dụng phê bình như là những thủ đoạn, tiểu xảo để "dìm" nhau, làm mất uy tín của nhau. Phê bình phải được thực hiện một cách dân chủ, công khai. Muốn dân chủ tốt thì cán bộ phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Thực hiện dân chủ trong phê bình tốt nhất là bằng phương pháp tác động ba chiều từ trên xuống, từ dưới lên, từ ngoài (Đảng) vào: "Cấp trên phê bình, chưa đủ. Đồng chí, đồng sự phê bình, chưa đủ. Phải hoan nghênh quần chúng phê bình nữa thì sự phê bình mới hoàn toàn"^^\ Phê bình phải công khai, tránh thái độ "trước mặt không nói, soi mói sau lưng" hay " trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng lắm mồm". Hồ Chí Minh cũng xác định rõ đốỉ tượng của phê bình "là công việc chứ không phải là ngưòi" để loại trừ những thái độ thù hận, trả đũa hay mặc cảm, đô"kỵ. Tự phê bình và phê bình còn được Hồ Chí Minh coi là thứ "vũ khí thần diệu" để Đảng thường xuyên trong sạch vững mạnh. Muốin sử dụng đưỢc thứ "vũ khí" này thì cần phải nắm vững kỹ thuật và cao hđn nữa là phải có nghệ HỒ Chí M inh toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia 1995. Tập V, tr.585. 205
- thuật. Đó chính là phương pháp và nghệ thuật phê bình. Phương pháp và nghệ thuật phê bình thể hiện ở quan điểm biện chứng trong sự nhìn nhận đánh giá con r.gưòi (tức là nhìn nhận con ngưòi trong sự vận động và phát triển), biết phối hỢp một cách hài hòa giữa tình và lý ừong hành vi và thái độ ứng xử giữa con người với con ngươi; có khả năng kết hỢp giữa cái riêng, cá thê với cái chung, tập thể, xã hội; biết vận dụng qui luật đấu tranh giữa các mặt đốỉ lập đúng - sai, tốt - xấu... Phương pháp và nghệ thuật phê bình thể hiện từ việc bảo ban, giúp đõ, giáo dục, thuyết phục, cảm hóa cho đến đấu tranh phê phán, khi cần mềm dẻo, lúc lại phải kiên quyết. Phương pháp và nghệ thuật ỏ đây còn thể hiện trong việc tác động vào ý thức tự giác của con ngưòi để bản thân họ tự nhận thấy khuyết điểm mà tự giác sửa chữa. Như Hồ Chí Minh từng nói: "Ta phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo như chiếu tấm gương cho mọi ngưòi soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa chữa"^^\ Khổng Tử xưa có câu; "Kỳ sỏ bất dục, vật thi ư nhân" (Điều gì không muốn người khác làm vối mình thì cũng đừng làm với ngưòi". Khi bản thân mình không muốn bị chỉ trích, miệt thị thì cũng đừng làm như vậy với đồng chí của mình. Phê bình phải đi đôi với khen ngỢi vì nếu chỉ phê bình sẽ sinh ra bi quan, chán nản. Trưốc đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân ra ba thái độ khác nhau về tự phê bình và phê bình: "Một là, những đồng chí giác ngộ chính trị cao thì tự phê bình rất thật thà và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm. s.đ.d, nt, tr.244. 206
- Khi phê bình người khác các đồng chí ấy thành khẩn, đối với những người có khuyết điểm nặng mà không chịu sửa chữa thì các đồng chí ấy đấu tranh không nể nang. Hai là, một số người thì phê bình, giáo dục mấy cũng không sửa đổi, "cứ ì ra". Ba là, một sô" người khá đông có thái độ với ngưòi khác thì đúng đắn nhưng tự phê bình thì quá yếu. Các đồng chí ây không mạnh dạn công khai tự phê bình, không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình, thường tìm những khó khăn khách quan để tự biện hộ. Đốì vối ngưòi khác thì các đồng chí ấy rất "macxit" nhưng đối với bản thân mình thì mắc vào "chủ nghĩa tự do", mang "một ba lô chủ nghĩa cá nhân", sỢ mất thể diện, mất uy tín"^*\ Hiện nay, bên cạnh một sô" ít cán bộ đảng viên mạnh dạn tự phê bình và phê bìrửi thì thái độ phổ biến vẫn là né tránh hoặc qua loa, hình thức và thường có xu hướng đổ lỗi cho sự hạn chế về nhận thức. Nhiều vi phạm nghiêm trọng làm thất thoát tài sản rất lớn của nhà nước cũng chỉ nhận khuyết điểm là hạn chế về nhận thức. Những thái độ như "trông trước ngó sau" nghe ngóng xem ngưòi khác nói gì rồi hùa theo, đón ý cấp trên để phê bình cho "trúng"... vẫn thường thấy trong các buổi sinh hoạt. Nguyên nhân là vì người thì sỢ ảnh hưỏng đến việc thăng quan tiến chức, đến quyền lợi kinh tế; người thì sỢ phê bình người khác rồi họ lại sẽ phanh phui những khuyết điểm của mình; một sô" người thì chủ trương "dĩ hòa vi quí", "mũ ni che tai", "ngậm miệng ăn tiền"; Có người thì sỢ bị trù dập nên nhẫn nhục, chịu đựng, an phận, thủ tiêu đấu tranh... s.đ .d nt, tr.575 - 576 207
- C hủ tịch Hồ C hí M inh cùng hà con nông dân tát nước chong hạn (1958) Một sô" phần tử Cơ hội khác lại lợi dụng phê bình để công kích những người mình không ưa, kéo bè, kéo cánh để "giải quyết" "thanh toán", "hạ bệ" nhau gây ra mất đoàn kết nội bộ. Nhìn chung, hiện nay công tác phê bình, tự phê bình vẫn trong tình trạng hình thức, "mưa phùn, gió nhẹ" nên rất ít hiệu quả. Điều này lý giải vì sao trong những năm qua rất nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng ra nhưng ít được phát hiện trong quá trình tự phê bình và phê bình ở các cấỹ uỷ Đảng cơ sở mà chíỉ yếu do tô" giác của quần chúng, do các cơ quan nghiệp vụ và báo chí phanh phui. Tại kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vừa qua, 208
- Đảng ta đã nhận định: "tình trạng nể nang, né tránh, không dám nói thẳng nói thật đang là căn bệnh của nhiều tổ chức Đảng, một sô" cấp uỷ và cán bộ chủ chốt chưa thật sự gương mẫu trong công tác và sinh hoạt. Nguyên tắc công khai minh bạch trong hoạt động của hệ thống chính trị chưa được coi trọng". Để khắc phục tình trạng trên, hơn bao giờ hết cần nâng cao tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng. Phát huy dân chủ thật sự, kiên quyết chốhg thái độ ươn hèn, yếu ót trước những sai lầm khuyết điểm của một sô" cán bộ, đảng viên, cần xử lý nghiêm minh những biểu hiện thành kiến, trù dập người dám phê bình, cần có những hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người lợi dụng phê bình để đạt mục đích tự tư tự lợi, để gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ, để phá hoại Đảng. Cũng cần phải phê phán thái độ phê bình theo lốĩ "vuốt ve", xu nịnh đôi với cán bộ lãnh đạo... Tất cả những thái độ trên đây biểu hiện sự thiếu văn hóa trong tự phê bình và phê bình. Việc tìm hiểu khía cạnh văn hoá trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu thấu đáo hơn những chỉ dẫn của Ngưòi trong nguyên tắc sinh hoạt Đảng, góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng thật sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tô chức, gắn bó mật thiết với nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu mạnh mẽ của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, mau chóng hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. 209
- KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH Hổ CHÍ MINH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH PHẠM HO ANG ĐIỆP Những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu về kinh tế mà đất nước ta đạt được nhò công cuộc đổi mới thì mặt trái của kinh tế thị trường có tác động không nhỏ tới nền tảng đạo đức xã hội, làm xói mòn những giá trị truyền thông. Lốỉ sống thực dụng làm méo mó mọi mối quan hệ giữa những con ngưòi. Nạn tham ô, ăn hốỉ lộ diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức hết sức tinh vi. Tham nhũng đang trở thành quốc nạn với quy mô ngày càng lón làm tổn hại nặng nề tới nền kinh tê quốic dân. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng tối công tác giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính trong nhân dân. Một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả mà chúng ta đã và đang thực hiện là tuyên truyền giáo dục tư tưỏng đạo đức và tác phong, lốì sống cần, kiệm, liêm, chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh với mọi tầng lóp nhân dân thông qua các di tích lưu niệm về Ngưòi. * * * Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm , chính là một dân tộc giầu về vật 210
- chất,mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ"^’\ Những đức tính cần, kiệm, liêm, chính đưỢc Người phân tích tóm tắt như sau: Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, có kỷ luật, có kê hoạch và năng suất hiệu quả. Người siêng năng thì mau tiến bộ, cả nhà siêng năng th i chắc ấm no, cả làng siêng năng th i làng phồn thịnh, cả nước siêng năng thi nước giầu mạnh. Siêng năng và kê hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạch phải đi đôi với phân công để nhằm vào hai điểm công việc và nhân tài. cần và chuyên phải đi đôi với nhau tức là phải dẻo dai bền bỉ, đồng thòi phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng là phải dẻo dai bền bỉ, đồng thời phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình để làm việc lâu dài. Kiệm: Là tiết kiệm không xa xỉ, không hoang phí tiền bạc, của cải, thòi gian, sức lao động. Cần với kiệm phải đi đôi vói nhau như hai chân của con ngưòi. cần mà không kiệm, làm chừng nào xào chừng nấy như cái thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốic, thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Liêm: Là trong sạch, không tham lam tiền bạc, địa vị, danh vọng. Liêm phải đi đôi vối kiệm, có kiệm mối liêm đưỢc vì xa xỉ mà sinh ra ra tham lam. Để thực hiện chữ liêm cần có tuyên truyền và kiểm t soát, giáo dục và pháp HỒ Chí M inh toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, 1996, tr.642. 211
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân "
36 p | 659 | 241
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị): Phần 1
121 p | 370 | 40
-
Câu hỏi bài tập ôn thi Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
8 p | 839 | 37
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị): Phần 2
151 p | 60 | 25
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần Chính trị xã hội): Phần 1
112 p | 34 | 10
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí vai trò đạo đức
19 p | 133 | 8
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần Chính trị xã hội): Phần 2
114 p | 18 | 8
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và ý nghĩa trong việc sử dụng, đào tạo đội ngũ trí thức ở việt nam hiện nay
7 p | 65 | 5
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: Phần 1
97 p | 5 | 4
-
Chia sẻ kinh nghiệm về việc nâng cao hiệu quả tự học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
3 p | 13 | 4
-
Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh
6 p | 42 | 4
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đào tạo và sử dụng trí thức ở nước ta hiện nay
5 p | 73 | 3
-
Hồ Chí Minh với trí thức tôn giáo
7 p | 66 | 1
-
Nâng cao trách nhiệm và bổn phận của cán bộ, đảng viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
5 p | 4 | 1
-
Phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
4 p | 5 | 1
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay
5 p | 3 | 1
-
Phát huy vai trò của công nhân trong phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh
4 p | 2 | 1
-
Hồ Chí Minh và giáo dục
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn