intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồ Chí Minh - những ngày đầu ở Bắc Bộ Phủ (Hồi ký): Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

88
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Bác Hồ - những ngày đầu ở Bắc Bộ Phủ (Hồi ký) giới thiệu những dòng hồi kí của một số tác giả về Bác Hồ trong những ngày đầu Bác ở Bắc Bộ Phủ trong khoảng thời gian 1945 - 1946. Tài liệu gồm 2 phần, sau đây là phần 2. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồ Chí Minh - những ngày đầu ở Bắc Bộ Phủ (Hồi ký): Phần 2

  1. ĐẾN BẢY GIỜ MỚI THẤY ĐAY... NGUYỄN ÁI QUỐC - HỐ CHÍ MINH VÜ ĐÌNH HÒE'" 1- ÔNG KÉ CAO BẰNG C hính phủ nhân dân cách mạng lâm thời - Chính phủ lâm thời, ta quen nói gọn thế, là hóa thân tự nhiên của ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Đại hội quốc dân Tân Trào lập ra để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám thành công. Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên tại Bắc Bộ phủ, trong phòng khách “điện nội” của Thống xứ Pháp xưa kia, của cố Khâm sai gần đây đại diện Chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim tại Bắc Bộ. Phòng rộng, lộng lẫy nhung lụa và đèn chùm pha lê, nhìn sang “Nhà băng Đông Dương" sừng sững khối đá hoa cương. Hà Nội thuở ấy cồn hai lâu đài nữa, nguy nga hơn: Phủ Toàn quyén trong vườn Bách Thảo và "Cung Công lý” 1- N guyên th ư ký của Bác Hồ. 53
  2. NH IỀU TÁC GIẢ cạnh “Nhà đá Hỏa Lò”, cả bốn lâu đài hợp lại, tượng trưng cho nền thống trị thực dân. Thêm vào là "Nhà hát lớn Thành phố”, mà dân ta gọi là “Nhà hát Tây”, tụ điểm văn nghệ của các quý quan thượng quốc. Bỗng Bắc Bộ phủ đổi chủ. Ngồi đó hôm nay là 15 vị trí bộ trưởng áo vải, đa số từ chiến khu chân đất trở vế Thủ đô. Họ khoác bộ áo Áu phục FIỒ C hủ tịc h trê n đường đ i công tác - T u y ê n Q u a n g (1951). 54
  3. NHỮNG NGAY DA J ỏ BẮC bộ phủ thùng thỉnh, có vị mới được đổng bào “ủng hộ". Trừ một vị cao niên, vẫn cái khăn xếp và áo the cổ kín: Cụ Nguyễn Văn Tố, mang tên hiệu trìu mến “ông Phán Men” mà nhãn dân tặng cho. Không phải vì “ma men” ám ảnh. Mà là vi suốt năm, từ nhà riêng ở phó Vải Thâm đến nơi làm việc khá xa, gần Oổn Thủy, ông cứ cuốc bộ trên hè phố, men sát mặt tién các nhà trên hè phố. Các vị bộ trưởng “nhân dân” an tọa xung quanh chiếc bàn dài gỗ mun, trải tấm da xanh, Vài người rì rầm. Không khí nghiêm trang khác thường. Chiếc đồng hồ treo, khung cham trổ, gõ tám tiếng trịnh trọng vừa dứt thì cánh cửa một phòng hé mở, ông Đổng lỷ vẫn phòng Hoàng Minh Giám khẽ nói: "Cụ Hồ Chí Minh", rồi rời nhanh chỗ ngồi. Cửa phồng mở ròng, cụ Chủ tịch Chính phủ lâm thời hiện ra. Một õng giá thon thon, quấn áo kaki màu vàng nhạt, cổ áo cài khuy, chần bọc trong đôi giầy vải đen, êm. Mặt gầy, trán cao, râu đen, dài, thưa, điểm vài sợi bạc, đôi mắt lóng lánh sáng như gương: "Nguyễn Ái Quốc đấy!", tôi nghĩ thầm. Mừng, điểm chút ngạc nhién. Một giây nhớ lại tối hôm đầu tháng, vừa đến chiến khu, mong ước được gặp Người. Nhưng hôm đó Người còn mệt, anh Tống'''nói thế. Cũng lại nhớ, ngay chiéu qua thôi, khi bước lên cầu thang phía sau Bắc Bộ phủ, tôi thấy thoáng lưng một ông cụ già, bận áo chàm màu dưa, đi theo mấy anh bảo vệ dẫn Cụ tới cuối hành lang. Cụ ngoái đầu lạ , thỉ thầm câu gì đó, rồi anh bảo vệ đẩy nhẹ Cụ vào buồng Sau, trở lui, gặp tôi, anh rỉ tai: “Ồng Ké Cao Bằng”. Tôi yén trí ông cụ là một bạn thân của Cụ Hồ Chí Minh, biết tin C j vé Thủ đô thỉ vội tới thăm. 1 ■ Bí da nh (tồỉìg chí Phạm V ãn f)()nị». 55
  4. NHIỀU TÁ C GIẢ Kia kìa: cũng dáng dấp ấy, cũng gương mặt ấỵ, iNgười đang bước tới. Chúng tôi đứng bật cả dậy, kính cẩn. INgười thoăn thoắt, ung dung, dang hai cánh tay, mời tất cả ngồi xuống. Rồi khai mạc luôn: “Chào các Ngài Bộ trưởng. Chúc sức khỏe. Tôi xin lỗi, vào hơi chậm... Ta bắt đầu làm việc nhỉ? Thời gian gấp rút, tôi để nghị đầu tháng 9, Chính phủ ta ra mắt quốc dân, và đọc Tuyên ngôn Độc lập. Tôi đã chuẩn bị. Xin đưa bản thảo để các vị xét duyệt. Đẽ nghị duyệt kỹ. Vì ta sẽ đọc không phải chỉ để đồng bào cả nước ta nghe, mà còn cho cả Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, cho các nước Đồng minh nghe". Thật là ngắn gọn và gợi ý đầy đủ! Một cán bộ văn phòng chuyển đến các bản đánh máy, đặt từng bản trước mặt mọi người. Chúng tôi chăm chú xem từng câu, từng chữ, rồi suy nghĩ... Ai cũng thấy hay quá, sáng sủa, chắc nịch, đơn giản mà hùng hổn, đanh thép, chỉ thêm bớt vài ý nhỏ, sửa mấy chữ lặt vặt; sau đó mọi người ký vào bản của mình, theo yêu cầu của Chủ tịch. Tôi đâ tranh thủ vào lúc tạm nghỉ, đến nói nhỏ với anh Hoàng Minh Giám xin hộ với Chủ tịch cho tôi được “yết kiến" Cụ Chủ tịch lúc nào đó vào ngày mai, vì có chuyện gấp ở Bộ Giáo dục, mong được Cụ Chủ tịch chỉ giáo... May quá, khi mọi người đã ra vé, thì anh Giám bác tin là Cụ sẵn sàng cho tôi gặp ngay lúc này, ở phòng làm việc của Cụ, cuối hành lang. Tôi vội chạy tới. Cụ đâ đợi ở cửa. Một phòng nhỏ xíu, vừa là phòng làm việc, vừa là phòng ngủ: một bàn nhỏ, hai ghế tựa, một kệ sách báo, một giường hẹp, gỗ tạp, chiếu cói, màn sô. Tôi trình Cụ Chủ tịch: anh em sinh viên rất nóng lòng muốn biết ngày Chính phủ mở cửa lại các trường đại học 56
  5. NHỮNG NGAY ĐẦU ỏ BẮC bộ phủ và tổ chức thi tốt nghiệp kỳ hai. Các sinh viên đã đỗ kỳ một thi xin đươc Chính phủ công nhận và cấp bằng. Cụ Chủ tịch tươi cười tán thành yêu cầu của sinh viên, cồn ngày giờ và cách thức cụ thể thì tùy Bộ quyết định. Bắt tay tôi tạm biệt, Hồ Chủ tịch cồn dặn với, nên lo ngay việc giải quyết nạn mù chữ cho đồng bào nghèo. Sự ủng hộ mau lẹ của Người đối với mấy điều tôi vừa xin làm tôi phấn khởi vô cùng vào cái buổi ban đầu tôi phục vụ cách mạng ấy! Sau này có dịp gặp anh Lê Giản, Tổng Giám đốc Nha Công an Việt Nam tại ATK (An toàn khu) Tân Trào hồi kháng chiến chống Pháp, nhắc với nhau về kỷ niệm gặp Bác Hồ lần đầu tiên, chúng tôi đéu thống nhất nhận xét và cảm tưởng. Anh Lê kể hồi tháng 3-1945, anh được Trung ương giao trách nhiệm lên Cao Bằng đón Bác vé Tân Trào. “Bác mặc một bộ đồ màu chàm trông như một ông già người Nùng, trông hiển lành, phúc hậu quá. Tuy đã được mấy đồng chí sống gần Bác tả diện mạo, phong thái Bác, tôi vẫn không thể nào ngờ cụ già đố lại chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, một lãnh tụ nổi tiếng mà từ khi Người còn ở nước ngoài chúng tõi đã nghe nói, bàn nhau và mường tượng hình ảnh của Người”. Đúng như tôi (Vũ Đình Hòe) nghĩ khi thoáng thấy Hồ Chủ tịch bước vào phòng họp ở Bắc Bộ phủ trên đây. Anh Lê kể tiếp: “Chỉ được sống gần Bác ít ngày ở Cao Bằng mà tôi đã thấy biết bao nhiêu điều mới mẻ, mỗi lời dạy đơn giản của Bác đéu là bài học lớn đối với chúng tôi. Ví dụ: vé tinh thắn cảnh giác, giữ gìn bí mật, Bác căn dặn: giấy tờ không để 57
  6. C h ín h p h ủ V iệ t K a m D ân chủ Cộng hòa được th à n h lập do Fỉồ C hù tịc h là m C hủ tịc h ra m ắ t quốc dân (3/11/1946). vương vãi, bếp phải làm xa nơi ở, nấu xong phải dọn dẹp ngay không để khói; cả đến vệ sinh cá nhân, đào lỗ cũng không để dấu vết lại, địch sinh nghi... Phải nói Bác có tài lóa trang. Khoảng cuối 1944, một máy bay Mỹ bị Nhật bắn rơi, phi công phải nhảy dù xuống địa phận Hòa An - tỉnh Cao Bằng, ta bắt được. Biết tin này, Bác chỉ thị đưa phi công Mỹ đến gặp Bác. Mọi người có vẻ băn khoăn. Bác râì điém tĩnh, Bác đóng vai một người lính già đã từng tham chiến ở nhiều nơi và biết được hoàn cảnh những người lính Mỹ. Viên phi công hết sức ngạc nhiên, phấn khởi, nhưng anh ta không hé biết là đang được tiếp chuyện với vị lãnh tụ tối cao đã từng đến tận nước Mỹ chứng kiến những gi mà ho vẫn khoe là văn minh hiên đai”. 58
  7. Tôi xen vào càu chuyện: ‘Và chắc viên phi công ấy càng không thể hiểu được vị lãnh tụ tối cao kia lại nói năng bỉnh dị như thế, hệt một bác nông dân mặc áo lính, mà có trình độ hiểu biết già dặn khác thường, vi đã lăn lộn tiếp xúc với đủ loại người cầm súng tham gia trận mạc". Câu chuyện Lê Giản đã được Bác Hồ dạy bảo tỉ mỉ về vấn đé bảo mật phòng gian gần đây tôi đọc lại trong Hồi ký của anh cũng gợi cho tôi nhớ lời Bác xét nét mấy anh em bạn tôi quen lối sống thành thị, ỷ lại, lười nhác đối với các việc tưởng như lặt vặt, không đáng để ý. Đã có lần mấy người chúng tôi được ngồi ăn cùng mâm với Bác. Ân xong, buông đũa buông bát, ung dung bước ra khỏi bàn, thi Bác gọi lại, khẽ bảo: “Các chú giúp Bác một tay với”. Bác đang thu dọn bát đũa, mỉm cười: “Lao động nhẹ một tí, đỡ việc 59
  8. NHIỀU TÁC GIẢ cho nhà bếp". Nhớ rằng trước khi vào ăn Bác thườriig liếc qua các đĩa thịt cá thấy có thể thừa so với số người ăn„ thỉ Bác mượn thêm cái đựng, sẻ bớt thức ăn để riêng ra (Chỗ khác, nói nhỏ với anh em mình: “Để người ăn sau khỏi phải ăn thừa!". Những chuyện vui vui vé Bác có thực như vậy, đểu lan truyền nhanh trong số anh em trí thức ở Hà Thành đang mong chờ ngày đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau ngày Tổng khởi nghĩa. Được nhìn thấy Người “bằng thịt, bằng xương”, được đọc trước bản thảo của Người viết Tuyên ngôn Độc lập, lại được nghe những chuyện vui vui vé Người, tôi cảm thấy sung sướng quá, thấm thìa vô cùng. Nên tôi cố diễn tả sự xúc động ấy với Phan Anh, sau bữa cơm tôi mời anh tới nhà dự cùng với anh Tô'’' và anh Văn*^’vào cuối tháng 8-1945. Trong lúc àn, Phan Anh kể lại chuyện anh mang thông điệp từ chức của Chính phủ Trần Trọng Kim từ Huế ra Hà Nội để phổ biến cho các tỉnh trưởng trên hành trình của anh, nhưng đến Hà Tĩnh thì ở đấy cách mạng đã cướp chính quyến rồi, v.v... Hai anh Tô và Văn cùng cho biết về tỉnh hỉnh sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gợi hình ảnh quý báu vé Người, làm nức lòng anh Phan Anh. Tuy anh Phan không hỏi và hai anh Tô, Văn cũng ra vẻ muốn tránh nói đến lai lịch vị Chủ tịch khả kính, nhưng ai cũng đoán được rồi, Phan Anh chỉ khéo léo gợi ý về mối liên tục của phong trào yêu nước muôn màu, muôn vẻ công khai, bí mật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Anh nhấn mạnh vé sự rung động trái tim của anh khi còn theo học nội tnú ở 1, 2- B í d a n h của anh Phạm V án Đ ồng và a n h V õ N guyên G iáp. 60
  9. NHỮNG NGÀY ĐẦU ỏ BẮC bộ ph ủ trường Trung học Bảo Hộ, anh được một bạn cùng phỏng ngủ đưa lén vào tay anh một buổi tối kia, quyển sách nhỏ viết bằng tiếng Pháp Le Procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp). Suốt ba đêm liền, anh đã “tự giam” trong “toalet" để "ngốn” cuốn sách “vĩ đại” đó. Thật là “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, Ngàn năm chưa dễ đã ai quên!" (Tôi rỉ tai chàng Phan). Hai anh Tô và Văn chỉ cười. Sau bữa cơm đạm bạc (chỉ có độc một món “thỏ xivê”) nhưng đầy ý vị, hai ông khách quý kia cáo từ trước. Tôi giữ Phan Anh ngồi lại, tỉ tê với nhau thêm. Tất nhiên tôi khoe với anh nỗi vui mừng vô hạn của tôi hôm họp Chính phủ âm thời, lần đầu tiên được gặp Bác. Phan Anh bắt chặt tay tôi, đồng thời ngâm câu Kiều lẩy: “Đến bây giờ mới thấy đây”... Cướp lời, tôi lẩy tiếp luôn: “Mà iồng đã chắc những ngày một hai” . 2- B IẾ T XOAY T IỀ N ..., MÀ NGẠI K lẾ N LỬAl Một tuần sau, Hồ Chủ tịch lại dành hẳn một giờ tiếp đoàn cán bộ cao cấp của Bộ Giáo dục. Biết rõ tác phong ngắn gọn của Cụ, tôi đi ngay vào đề: - Thưa Cụ Chủ tịch, chúng tôi xin phép trình bầy ba việc, để xin Cụ chỉ giáo. - Tôi nghe. Việc thứ nhất? - Dạ việc thứ nhất hưởng ứng sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch, chúng tỏi trình Cụ hai dự thảo sắc lệnh, một: Quyết định việc thanh toán nạn mù chữ trong vòng một năm. - Hoan nghênh ông đương kim Phó Chủ tịch Hội Truyền 61
  10. N H IỀU TÁC G IẢ bá quốc ngữ (không hiểu sao Cụ biết rõ thế!). Rất sốt sắng đấy, nhưng một năm, được không? - Khó. Nhưng với quyết tâm của Chính phủ và sự phấn đấu cao của đồng bào, thì chắc là được ạ. - Kê' hoạch thế nào? - Tất cả vấn đé là có tổ chức thích hợp. Xin trình Cụ sắc ệnh thứ hai, thành lập Nha Binh dàn học vụ và chuyển mọi cơ sở vật chất, tài liệu, phương tiện, chuyển toàn bộ tổ chức các cấp quản lý và giáo viên của Hội Truyền bá quốc ngữ đã hoạt động bảy tám năm nay có kết quả sang Bộ Quốc gia Giáo dục, để trở thành một ngành học chính thức của nhà nước. Cụ Nguyễn Văn Tố và các vị lãnh đạo khác của Hội đã nhất trí như vậy rồi ạ. - Tôi tán thành... Đến việc thứ hai? - Chúng tôi để nghị Chính phủ chỉ thị cho Bộ Giáo dục ngay niên học tới đây, tất cả các trường kể cả đại học, chỉ được dùng tiếng Việt khi học, khi dạy và trong mọi kỳ thi. - Hay đây. Nhưng có sợ vội quá không? Các ông đã chuẩn bị đủ chưa? Theo sự phân 8ông trong đoàn, anh Nguyễn Văn Huyên và anh Ngụy Như Kontum, Tổng Giám đốc các Nha đại học vụ, trung học vụ, trả lời: - Thưa Cụ Chủ tịch, ông Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng trong Chính phủ cũ trước đây, đã bắt đầu làm ở Trung Bộ, xem ra cũng khá trơn tru đấy ạ. Vì mấy năm trước đó, nhóm Tạp chí Khoa học có quan tâm đến vấn đé này, giao cho giáo sư Hãn soạn thảo cuốn Danh từ khoa học đối chiếu hai thứ tiếng Pháp và Việt. - ông Hoàng Xuân Hãn, tôi biết tiếng hồi còn ở bên 62
  11. NHỮNG NGÀY ĐẦU ỏ BẮC bộ phủ Pháp, người có tâm... Thế thi Bộ ra quyết định đi. Còn việc cuối cùng là việc gì? Tôi trinh vắn tắt vấn đẽ cải cách giảo dục thay thế hẳn nén giáo dục nhồi sọ, phù phiếm trước đây của thực dân Pháp bằng một nén giáo dục của Chính phủ nhân dân cách mạng ta theo ba phương châm: dân chủ, dân tộc, khoa học. Nển giáo dục mới của nước ta phải đào tạo được những lớp thanh niên vững vàng vế đạo làm người, và làm chủ đất nước, sớm chuyên ngành để bước vào đời là họ hành động được ngay, có lợi cho mình và cho cả xã hội. Hồ Chủ tịch chăm chú lắng nghe tôi trình bày vấn đế cải cách giáo dục, có vẻ ưng ý, Người chỉ dặn thêm: - Các ông hoàn chỉnh đé án đi, làm sao cho hợp tỉnh hỉnh nước ta, rồi đưa ra Hội nghị Vãn hóa Cứu quốc, nay mai sẽ họp đấy, trưng cầu ý kiến rộng rãi. Chính phủ sẽ duyệt kỹ. Còn trước mắt đây, hãy nên tập trung sức sắp xếp ngay việc hoạt động của Binh dân học vụ. Được Hồ Chủ tịch trực tiếp chăm sóc vá chỉ dẫn, chúng tôi tổ chức Hội nghị toàn quốc Bỉnh dân học vụ để bàn kế hoạch triển khai thực hiện sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời vể xóa nạn mù chữ trong một năm; gắng hoàn thành, nếu có phải kéo dài vì chiến sự thỉ chậm nhất là ba năm. Đi lién với hội nghị là khai mạc lớp đào tạo Bình dân học vụ đầu tiên cho toàn quốc, mang tên: "Khóa Hồ Chí Minh”, tại Đại giảng đường Đại học. Vinh dự được Hồ Chủ tịch đích thân đến dự. Phụ Iráổh tổ chức lớp lá anh Nguyễn Công Mỹ, nguyên Hội trưởng Chi nhánh Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng, mới được Bộ tuvển làm Tổng Giám đốc Nha Bình dân học vụ. 63
  12. NHIỀU TÁ C G IẢ Tôi đọc báo cáo, nhấn mạnh đến những phưcmg tiện vật chất cần huy động. Nếu chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước thỉ phải ba, bốn mươi năm nữa mới kết thúc được phong trào. Nhưng theo kinh nghiệm của Hội Truyền bá Quốc ngữ, nếu biết dựa vào sức dân thì chắc chắn sẽ hoàn thành được sự nghiệp cao cả đó. Tôi tính toán chi li từng khoản tiến phải chi... Ngắt lời tôi, Cụ Chủ tịch Chính phủ tươi cười, thoăn thoắt bước lên diễn đàn, hoan nghênh quyết tàm của hội nghị, góp kinh nghiệm riêng của Cụ đã tổ chức lớp dạy quốc ngữ cho đồng bào Nùng năm xưa ở Cao Bằng. Cuối cùng Hồ Chủ tịch nói thêm: - Tôi khen sáng kiến của ông Bộ trưởng, ôn g là Bộ trưởng Giáo dục mà lại kiêm cả Bộ trưởng Tài chính, ông khéo thu xếp để ta làm được việc lớn mà không phải tiêu pha lớn. Ngay ngày hôm sau hội nghị, báo Dân Quốc hồi đó (tức là báo Tin Mới hàng ngày của Bs. Nguyễn Văn Luyện trước Cách mạng tháng Tám) tường thuật như sau (trích): - (Ông Bộ trưởng nói) - Dạy cho một người biết đọc biết viết trong ba tháng, như Hội Truyền bá Quốc ngữ đã thực hành “phương pháp ị tờ” của mình, phấ tốn ít ra là 6 đồng. Dạy cho 10 triệu người (ước tính số người mù chữ lúc đó) trong một năm, công quỹ sẽ phải tiêu íhêm 10 triệu đồng nữa, vì phải cẩn đến 10 vạn giáo viên, mỗi giáo viển có thể dạy 100 học sinh trong một năm. - Lấy đâu ra tiển?” Có cách ạ. - Về khoản chi 10 triệu đồng tiền lương cho giáo viên, thi khỏi phải chi. Vì tất cả các giáo viên, như rước đây vẫn 64
  13. NHỮNG NGÀY DẦU ỏ BẮC bộ ph ủ thế, không một ai chịu nhận tiển lương (Vỗ tay vang dội). - Nhưng tim đâu cho đủ 10 vạn giáo viên? Trong ba miền Trung, Nam, Bắc, tính ra có 57 tỉnh, mỗi tỉnh phải cố làm lẩy 2000: Mỗi tỉnh phải có độ 800 làng, mỗi làng phải làm lấy 1 giáo viên, ổng Bộ trưởng hỏi: “Như thế có thể tìm dược không?”. “Nhiều tiếng trả lời: "Được". Rồi tiếng vỗ tay như pháo ran”, ông Bộ trưởng tỏ vẻ vui mừng: “Thế là ta đã giải quyết được một nửa vấn để”. “Về khoản chi 60 triệu đổng để mua sách vở, giấy, bút, ông Bộ trưởng đề nghị, trong lúc ngân sách còn eo hẹp, ta có thể dùng phấn hay gạch viết xuống đất, hay cách khấc, thi ta sẽ chỉ phải tiêu 2 đồng cả khóa cho mỗi học sinh chứ không phải 6 đông. Và ông Bộ trưởng Giáo dục nhìn ông Bộ trưởng Tài chính, hỏi: “Xin ông Bộ trưởng Tài chính cho biết hiện nay Chính phủ Trung ương có thể trả 5 triệu đồng một năm cho khoản đó không ạ?”. - “Được”, Ổng Bộ trưởng Tài chính Phạm Vãn Đổng trả lời (vỗ tay). - “Còn 15 triệu nữa - lời ông Bộ trưởng Giáo dục - ta sẽ trông vào ngân sách làng, mỗi làng phải chỊu 1.000 đồng một năm, có được không?’’ “Những tiếng trả lời: “Được” (vỗ tay)”. (...) Chị Trương Thị Giáo là nữ huấn luyện viên (lớp đào tạo giáo viên) mang quyển sổ vàng lên xin chữ ký của Cụ Hồ, ông cố vấn Vĩnh Thụy và cắc ông bộ trưởng. Cụ Hổ nói cho mọi người biết so với chữ Tàu, chữ Đức, chữ Nga thi chữ quốc ngữ ta dễ học hơn nhiều: chữ Tàu phải sáu năm, chữ Nga, chữ Đức, cả chữ Anh phải bốn năm”. 65
  14. N H IỀ U TÁC GIẢ * * * Chuyện đời thật éo le. Tôi chỉ được ở Bộ Giáo dục có sáu tháng. Đang hãng say với cõng việc và vui với anh em đồng sự, đồng nghiệp nữa, vì tôi nguyên là giáo viên (trường tư) - tuy có học luật nhưng chưa bao giờ hành nghé luật - thì, đùng một cái, Cụ Hồ cho gọi lên bảo: - Chính phủ có ý chuyển chú sang Bộ Tư pháp. Chú nghĩ thế nào? Tôi không giấu được sự choáng váng. Vì biết rõ ở Bộ Tư pháp lúc ấy, đang có một số nhân viên là đảng viên Q.z (Quốc dân Đảng) tìm cách vận động lật đổ ông Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh để giành lấy cơ quan chuyên chính này vào tay đảng của họ. Ta nhớ lại lúc đó, Tổng bộ Việt Minh chủ trương nhân nhượng chia ghế trong Chính phủ lâm thời cho hai đảng Việt quốc, Việt cách từ hải ngoại mới vể nước. Chính phủ lâm thời mở rộng và (tháng 1-1946) mang tên mới Chính phủ liên hiệp làm thời. Tôi nghĩ bụng sang Bộ Tư pháp bây giờ thì khác nào lao đầu vào tổ kiến lửa. Như đoán được ý thầm vụng ấy (có lẽ tôi đã lẩm bẩm trong họng!), Cụ mỉm cười; - Đúng là tổ kiến lửa, phải không? Nhưng chính vì thế mà chú nên nhận. Tôi hiểu ý Cụ. - Vâng, thưa Cụ. Tôi xin nhận. - Vui vẻ chứ? - Dạ vui vẻ. Vì tin sẽ dược sự chỉ bảo, khi cần, của Cụ Chủ tich. 66
  15. NHỮNG NGÀY ĐẦU ỏ BẮC bộ phủ Công việc đầu tiên là, với sự ủng hộ hàng ngày của Hồ Chủ tịch, tôi tiến hành việc tuyển lựa số thẩm phán đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc tuyển lựa được thực hiện trong số anh em trẻ đâ qua trường Đại học Luật Đông Dưcmg của Pháp (12 khóa liên tiếp), trong các tham sự, lục sự, chánh án, luật sư, biên tập viên thuộc tòa sứ, Tòa án thời trước, thậm chí cả tri huyện, tri phủ cũ tương đối sạch sẽ, không phạm tội ác gi lớn đối với nhân dân. Lập danh sách, hồ sơ từng người, đem ra Hội đồng tuyển chọn xét duyệt. Đứng đầu Hội đồng là cụ Bùi Bằng Đoản, cựu Thượng thư Bộ Hỉnh của Nam triều, được tiếng là liêm khiết và ông Nguyễn Huy Mẫn, trưởng đoàn luật sư do đồng sự tín nhiệm cử ra hồi Nhật thuộc. Trước đây, ông Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh đã bắt đầu làm việc này, tôi chỉ xúc tiến khẩn trưcmg hơn, nhờ hoàn cảnh mới thuận lợi hơn. Cùng với việc tuyển chọn thẩm phán đệ nhị cấp (thẩm phán tỉnh trở lên) nói trên, tôi cùng với các bạn lãnh đạo Bộ, tổ chức lớp huấn luyện để đào tạo thẩm phán huyện (thẩm phán sơ cấp) cho các sinh viên chưa ra trường và những người có bằng tú tài hoặc tương đương học lực, tự nguyện nộp đơn xin vào ngành tư pháp, huấn luyện cấp tốc trong sáu tháng. Anh Lê Văn Bỉnh, làm bí thư cho tôi ở Bộ Giáo dục, tiếp tục giúp tôi ở Bộ Tư pháp, để chấn chỉnh cơ quan Bộ, chủ yếu nhằm tạo ra không khí làm việc mới, trung thành và nhiệt tình với chẽ' độ Cụ Hồ. Nhờ tinh thần vui vẻ, hòa nhã, mểm mỏng, anh thành công trong nhiệm vụ đó. Lấy một chuyện thôi, tuy đơn giản nhưng cũng đòi hỏi phải vừa tế nhị vừa kiên quyết. Đó là vận động tất cả cán bộ công nhân 67
  16. NHIỀU TÁC GIẢ viên chức của Bộ, sáng sáng trước khi làm việc thỉ đội ngũ chỉnh té, dự lễ chào cờ Tổ quốc trước tién sảnh. Anh dùng “mẹo”, “lê la” chuyện trò vui vẻ cùng với các công nhân, phục dịch và nhân viên cấp dưới của các phòng, con số khá đông, tất cả mộc mạc, chân chất, họ vui vẻ theo chân ông bộ trưởng, thứ trưởng, anh Nguyễn Văn Hưởng, (luật sư) ra sân làm lễ chào cờ. Thế là chỉ hôm sau, không ai chờ thúc giục, tất cả cán bộ thẩm phán, tham tán, lục sự thuộc Tòa án trên, Tòa án dưới ở khu “Lâu đài Công lý” trong đó có vài đảng viên Q.Z hồi trước thường hay “gây sự” được quần chúng thu hút một cách tự nhiên vào lễ khai trương ngày làm việc. Đối với một số nhỏ, tôi nghĩ đến câu nói của một nhà hién triết Pháp: “Mời các ngài cứ nhúng tay vào “nước thánh”. Hãy tự luyện cho si mê đi, thì các ngài khắc sẽ nhiễm đức tin!” . * * Ht Buổi lễ tuyên thệ được long trọng tổ chức cho lớp thẩm phán đầu tiên của Nhà nước ta, tôi mời được Cụ Hồ đến dự. Vinh hạnh quả chừng. Tôi còn rất phấn khởi cảm thấy sự tin cậy mà Cụ đặt ở nơi tôi. Buổi lễ diễn ra tại Phòng xử án đồ sộ của Tòa Thượng thẩm (xưa người ta gọi là Tòa án đỏ, vì các quan tòa đội mũ miện màu đỏ khi xử đại hình). Hai toán tự vệ của thanh niên cơ quan Bộ, đồng phục kaki, mũ calô, quân hiệu vuông, làm hàng rào danh dự trước tién sảnh. Tarớc giờ khai mạc, tôi đi rà soát một vòng. Quốc kỳ rực rỡ, khẩu hiệu ngay 68
  17. NHŨNG NGÀY ĐẦU ỏ BẮC bộ ph ủ ngắn treo đúng chỗ. “Chết rổi!" Tôi giật mình khi vào phòng họp nhìn thấy một ghế bành gụ trùm chiếc da hổ. ông quản lý văn phòng tôi (công chức cũ thời Pháp) không biết đã xoay ở đâu cái của lạ ấy, đặt ngay chính giữa phòng nhìn lên cái bàn dài rộng của các quan tòa, bàn ngự trên một bục tam cấp mênh mông, Ý chừng ông muốn dành chiếc ghế bành cho Cụ Chủ tịch Chính phủ. Tôi ra hiệu cho ông cất ngay đi iập tức vào một chỗ nào thật kín, ông còn ngây mặt ra không hiểu, thì tôi ghé vào tai ông “thét” lên nho nhỏ: “Cụ không thích thế đâu!” . Trong diễn văn khai mạc, tôi phân tích đặc điểm của chế độ ‘T ư pháp nhân dân”, nói rõ nhiệm vụ và nghĩa vụ của người thẩm phán nhân dân lá phải bảo vệ nền độc lập dân tộc và các quyén tự do dân chủ của nhân dân. Tôi nhắc anh em nhớ lại cách đây mấy tháng, Hồ Chủ tịch đã ký “Sắc lệnh bảo đảm tự do cá nhân”. Cụ Hồ quay người lại, đối diện với anh em, thân mật dặn dò: "Các õng là thẩm phán của dân, xử án vỉ dân. Hãy luôn luôn làm đúng những khẩu hiệu mà tự minh đã viết kia (Cụ chỉ lên tường): “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư’...”. Viên Chưởng tòa hô: “Tuyên thệ bắt đầu!" Tôi bước lên bục, ngồi vào ghế dành cho chánh án. Bốn mươi thẩm phán tương lai đứng cả dậy, nghiêm trang, ông Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng bước vào chỗ dành cho công tố viên, bên phải bục chánh án: ông tuyên đọc sắc ệnh do Chủ tịch Chính phủ ký cử Chánh nhất và Chưởng lý Tòa Thượng thẩm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Viên Chưởng tòa mời hai vị này từ hàng ngũ thẩm phán 69
  18. N H IỀU TÁC GIẢ tương lai bước ra. Chánh lục sự Tòa Thượng thẩm (chỗ ngồi ở bên trái bục chánh án) đọc sơ yếu lý lịch của hai ông. Tôi mời hai ông tuyên thệ. ông Chánh án nhất, rồi ông Chưởng lý trịnh trọng, dõng dạc đọc to lời thé đâ ghi trên miếng giấy cầm tay, nâng lên trước ngực. Tôi đứng dậy, cúi chào Chủ tịch nước rồi tuyên bố nhận lời thề của hai ông Chánh nhất Nguyễn Huy Mẫn và ông Chưởng lý Vũ Trọng Khánh, và truyền cho Chảnh lục sự ghi sổ. Hai ông cắp cặp tiến lẽn bục, trong khi tôi vả viên chánh lục sự rời chỗ bước xuống. Sau đó, ông Chánh nhất và Chưởng lý tòa Thượng thẩm chủ tọa phiên tỏa, nhận lời thể của 39 viên thẩm phán đã được Hội đồng tuyển lựa đề nghị và Bộ duyệt y. Cuối cùng, một đại biểu thẩm phán vừa được phong, thay mặt anh em, cảm ơn hội nghị. Tôi tiễn Hổ Chủ tịch ra xe, giữa hai hàng thanh niên tự vệ lập nghiêm, chào, và trong tiếng hát “Diệt phát xít” tự phát vang lên trong phòng họp. 3- T Ừ P H E N ĐÁ B IẾ T TUỔ l VÀNG... SAO CHO NAM BẮC m ộ t n h à Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bộ trưởng Tư pháp Vũ Trọng Khánh báo tin cho nguyên đồng nghiệp - luật sư Phan Anh rằng Hồ Chủ tịch sẽ gặp mặt các nhân sĩ, trí thức, trong đó có nhiéu luật sư tại Bắc Bộ phủ. Phan kể lại với tôi, anh nghĩ cố lẽ cũng như mọi người nghĩ: chắc đến để nghe lời chỉ bảo của Bác. Nhưng khi mọi người đâ ổn định chõ ngồi, thì Bác lại nói: - Tôi xin được nghe ý kiến của các vị. 70
  19. NHỮNG NGÀY ĐẦU ỏ BẮC bộ phủ Phan Anh đã phát biếu, đại khái nói: Cách mạng nhờ đoản kết mà thành công, giành được chính quyền. Nay, để bảo vệ chính quyén, xây dựng độc lập, chống những âm rriLOj của những th ế lực ngoại bang, thì điéu chủ yếu là phải giữ vững đoàn kết và tăng cường đoàn kết. Cuối buổi họp, Hổ Chủ tịch tỏ lời tin tưởng ở lòng yêu nước của giới trí thức và động viên mọi người tham gia sự nghiệp cách mạng mới của đất nước. Sau đó ít lâu, Bác giao cho Phan Anh nhiệm vụ thành lập vả làm Chủ tịch “Hội đóng Kiến thiết quốc gia” gồm hầu hết trí thức Hà Nội. Anh Bùi Công Trừng được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng, Phan Anh đâ từng biết tiếng anh Bùi Công Trừng là một người cách mạng thuộc cánh tả, theo Bác Hồ từ tuổi thanh niên và đã học chính trị ở Liên Xô. Chính vì vậy, khi Chính phủ Trần Trọng Kim từ chức, trong danh sách nhân sĩ Bắc, Nam được mời về Huế để tham khảo ý kiến lập Chính phủ mới có tên anh Bùi Công Trừng. Hai anh tuy mới gặp nhau, nhưng đã thân nhau ngay. Tính giản dị và trung thực của anh Bùi Công Trừng đã nổi lên ngay từ buổi đầu đó. Công việc của Hội đồng chưa nhiéu vỉ tình hình chính trị phức tạp. Nên ai nấy nhất trí rằng: nhiệm vụ trước tiên của Hội đồng Kiến thiết là kiến thiết sự đoàn kết giới trí thức, nhằm vào mục đích thiêng liêng bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng các mối quan hệ giữa các thành phần trí thức khác nhau, để cùng nhau theo cùng một con đường cứu nước. Vấn đé sinh hoạt tư tưởng lúc đó chưa đặt những vấn đế thuộc ý thức hệ. Đối với những kẻ muốn chia rẽ để tranh phần ảnh hưởng chính trị thì vận động họ cùng phấn đấu giữ vững 71
  20. NHIỀU TÁC GIẢ độc lập dân tộc và công nhận vai trò lãnh tụ của Hồ Chủ tịch, tăng cường uy tín của Người trên trường quốc tế. Báo chí Pháp lúc bấy giờ đã phải thú nhận tinh hoa của giới trí thức Việt Nam đều đi theo Hồ Chủ tịch khiến cho Pháp khó có thể thành lập được một bộ máy chính quyền thân Pháp có ảnh hưởng lớn. Ngày 6-1-1946, Việt Minh sẽ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lúc này đất nước còn nhiều phe phái phức tạp. Hai người đứng đầu phe đối lập là Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh đến gặp Phan Anh tại nhà riêng để vận động anh tham gia danh sách ứng cử của phe họ. Phan trả lời đại ý: “Nhiệm vụ của mọi người Việt Nam yêu nước là phải giữ vững tinh thần đoàn kết dân tộc trong lĩnh vực này”. Tình hình chính trị của đất nước lúc bấy giờ rất căng thẳng. Phe đối lập thân Tàu- Tưởng dựa vào quân Tàu, gây áp lực đòi Việt Minh thành lập một chính phủ mà Bảo Đại là nguyên thủ quốc gia. Phe đối lập thân Pháp cũng vậy, dựa vào Pháp đòi thực hiện giải pháp phối hợp quân chủ với Chính quyền Cách mạng. Rồi có chuyện Chủ tịch Hồ chí Minh nhận dành 70 ghế đại biểu Quốc hội, thay thế mấy thành viên Chính phủ cho hai đảng đối lập. Họ nhận và đồi thêm rằng hai Bộ Quốc phồng và Nội vụ phải do những người trung lập nắm. Hồ Chủ tịch một mặt điện mời khẩn khoản cụ Huỳnh Thúc Kháng nhận chức Bộ trưởng Nội vụ: mặt khác cho mời Phan Anh tới Bắc Bộ phủ ngỏ ý giao anh phụ trách Bộ Quốc phòng. Anh hiểu nên rất cảm kích vé ý đó của Cụ Chủ tịch nhưng bàn với Cụ là để tinh thần đại đoàn kết được rõ nét hơn, Cụ Chủ tịch nên nhằm một trí thức khác, 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2