HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 2
lượt xem 15
download
Nguyên tắc đồng thuận nghịch hay đồng thuận phủ quyết (Negative consensus) Là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO. Với nguyên tắc đồng thuận nghịch thì các vấn đề sẽ không được thông qua nếu tất cả các Thành viên của DSB nhất trí không thông qua. Phá giá (Price dumping): Một loại phá giá được xác định trong các cuộc đàm phán Hiến chương Havana nay chịu sự điều chỉnh tại Điều VI của GATT. Phá giá được dựa vào khái niệm là các nhà xuất khẩu bán...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 2
- Nguyên tắc đồng thuận nghịch hay đồng thuận phủ quyết (Negative consensus) Là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO. Với nguyên tắc đồng thuận nghịch thì các vấn đề sẽ không được thông qua nếu tất cả các Thành viên của DSB nhất trí không thông qua. Phá giá (Price dumping): Một loại phá giá được xác định trong các cuộc đàm phán Hiến chương Havana nay chịu sự điều chỉnh tại Điều VI của GATT. Phá giá được dựa vào khái niệm là các nhà xuất khẩu bán hàng hoá ra nước ngoài với giá thấp hơn giá tại thị trường trong nước, và điều này có thể gây ảnh hưởng có hại cho ngành công nghiệp ở nước nhập khẩu sản xuất sản phẩm tương tự. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Ràng buộc thuế quan (Tariff binding): Cam kết không nâng thuế suất vượt quá một mức cam kết. Một khi thuế suất được ràng buộc, một nước tăng thuế phải bồi thường cho các đối tác thương mại bị ảnh hưởng. Rào cản thương mại (trade barrier) là các công cụ nhằm hạn chế hàng hóa xuất nhập khẩu (thường là nhập khẩu) bao gồm thuế nhập khẩu và các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch, trợ cấp,… 33
- Sở hữu trí tuệ: quyền của chủ sở hữu đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể được pháp luật quy định bảo hộ. Sự công nhận (Recognition): Việc một nước công nhận chất lượng, tiêu chuẩn và các yêu cầu về giấy phép của một nước khác. Việc công nhận này có thể có ảnh hưởng đáng kể tới cách tiến hành thương mại. Theo GATS, việc công nhận này có thể được tiến hành đơn phương, song phương hoặc thông qua việc hài hòa. Nếu một nước cam kết công nhận tiêu chuẩn, chất lượng, hoặc yêu cầu về cấp giấy phép của một nước nào đó thì nước này không cần phải mở rộng sự công nhận này trên cơ sở MFN. Tuy nhiên nước này cần phải dành cho các nước khác cơ hội để các nước đó chứng minh rằng họ cũng có thể đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu.. Tạo thuận lợi cho thương mại (Trade facilitation): Là việc dỡ bỏ những trở ngại đối với việc giao lưu hàng hoá qua biên giới (ví dụ như đơn giản hoá thủ tục hải quan). Tham vấn trong đàm phán lại về ưu đãi. Thủ tục tham vấn này được nêu tại Điều XXII GATT, theo đó mỗi Bên ký kết phải quan tâm xem xét một cách thông cảm và phải dành các khả năng thích ứng để giải quyết đối với yêu cầu tham vấn của các Bên ký kết khác về bất kỳ vấn đề nào liên quan tới việc thực hiện GATT nói chung và quy định về đàm phán lại về ưu đãi nói riêng. Việc thực hiện Điều XXII này được chuyển sang “Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp” (DSU). Thủ tục thực hiện tham vấn được quy định cụ thể tại Điều 4 DSU (xem chi tiết tại phần Giải thích thuật ngữ Chương 12). Tham vấn trong giải quyết tranh chấp. Là giai đoạn đầu tiên trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO, theo quy định của DSU. Hoạt động tham vấn là việc các bên tranh chấp tiến hành đàm phán để thoả thuận giải quyết tranh chấp trên tinh thần hợp tác, hoặc thông qua trung gian hoà giải của bên thứ ba. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đạt được giải pháp chung tại giai đoạn tham vấn thì giai đoạn tiếp theo sẽ là việc thành lập Ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition market): là thị trường bao gồm một số đặc tính sau: 34
- - Có nhiều người mua và nhiều người bán một loại hàng hóa nào đó trên thị trường và không một ai có thể tác động làm thay đổi giá cả (cả người mua và người bán đều là người nhận giá). - Chi phí gia nhập và thoát khỏi thị trường là bằng không. - Thông tin hoàn hảo; tức là các tác nhân trên thị trường đều có được thông tin đầy đủ về đặc tính của nhau và về hàng hóa, dịch vụ đang trao đổi. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (perfect competition market): là thị trường không có các đặc tính mà thị trường cạnh tranh hoàn hảo có. Một số dạng của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm: thị trường có một nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ (độc quyền bán), thị trường có một số ít người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (độc quyền nhóm – oligopoly), thị trường cạnh tranh độc quyền, hiệu ứng ngoại sinh, thông tin bất đối xứng,… Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR): Được thành lập năm 1994, bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Chile gia nhập ngày 1 tháng 10 năm 1996, Bolivia gia nhập ngày 1 tháng 3 năm 1997. Thông tin bất đối xứng (asymmetric information) xảy ra khi các bên tham gia giao dịch có những thông tin không giống nhau về các đặc tính của mỗi bên và về các hàng hóa và dịch vụ giao dịch. Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa. Hậu quả là người bán cũng không còn động lực để sản xuất hàng có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường. Rốt cuộc trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu- những “trái chanh” bỏ đi, hàng tốt bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho cả hai bên. Như vậy, hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Thông tin bất cân xứng còn gây ra hiện tượng tâm lý ỉ lại (moral hazard) sau khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che đậy thông tin mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi phí. 35
- Thuế chống bán phá giá tạm thời (Provisional anti-dumping duties): Thuế hoặc phí bị tính khi có bằng chứng về một trường hợp bán phá giá. Các quy định của WTO về các biện pháp chống bán phá giá cho phép các Chính phủ được đánh thuế chống bán phá giá tạm thời theo ba điều kiện: (a) có điều tra xác đáng, (b) xác định sơ bộ chắc chắn là có phá giá và kết quả là gây ra thiệt hại đối với ngành công nghiệp trong nước, và (c) cơ quan thẩm quyền cho rằng các biện pháp này cần thiết để ngăn ngừa những thiệt hại gây ra trong quá trình điều tra. Các biện pháp về thuế chống bán phá giá tạm thời có thể không vượt quá biên độ bán phá giá được ước tính tạm thời. Tuy nhiên các quy định của WTO nhấn mạnh rằng việc yêu cầu đền bù bằng tiền mặt hoặc trái phiếu là thích hợp hơn. Về nguyên tắc, thuế bán phá giá tạm thời nên được áp dụng không quá 4 tháng, mặc dù nó có thể được mở rộng tới tận 9 tháng trong một số trường hợp. Thuế đỉnh (Tariff peaks): Là mức thuế cao tương đối so với các mức thuế thấp nói chung, thường áp dụng đối với các sản phẩm “nhạy cảm”. Đối với các nước công nghiệp thuế suất từ 15% trở lên nói chung được coi là thuế đỉnh. Thương mại dịch vụ (Trade in services): Là khái niệm chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, tức là các hoạt động cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Theo quan điểm của GATS, thương mại dịch vụ là tất cả các hoạt động thương mại được thực hiện dựa trên bốn phương thức cung cấp dịch vụ là cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện của thể nhân. Thương mại đa phương (Multilateral Trade): Hệ thống thương mại đa phương xuất hiện với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947). Thương mại đa phương là thương mại giữa các Thành viên của GATT trước đây và WTO ngày nay trên qui mô toàn cầu được điều chỉnh bởi các qui tắc của GATT trước đây và WTO ngày nay. Thương mại đa phương khác với thương mại song phương và thương mại trong khu vực thương mại tự do. Thương mại song phương là thương mại giữa hai nước hay giữa hai nền kinh tế. Thương mại trong khu vực thương mại tự do là thương mại trong nội khối của khu vực 36
- thương mại tự do. Thương mại song phương và thương mại trong khu vực tự do được điều chỉnh bởi các hiệp định Thương mại song phương hoặc các hiệp định Thương mại khu vực. Thương mại quốc tế (International Trade): Thương mại quốc tế được định nghĩa là việc trao đổi qua biên giới quốc gia (hoặc lãnh thổ hải quan) hàng hoá, dịch vụ, yếu tố sản xuất (lao động và vốn). Tổ chức Thương mại Thế giới còn đưa thêm vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vào nội dung của thương mại quốc tế. Tiêu chuẩn (Standards): Các biện pháp để đảm bảo các quy cách kỹ thuật, các thuộc tính, đặc tính thống nhất cho một sản phẩm hoặc một ngành dịch vụ. Các tiêu chuẩn này được chia thành các tiêu chuẩn về kỹ thuật (ví dụ: kích cỡ tối đa, tối thiểu, mầu sắc, cấu thành, v.v...) hoặc các tiêu chuẩn về tính năng (sản phẩm hoặc dịch vụ cần phải có ít nhất một tính năng đặc biệt nào đó). Thêm vào đó, các tiêu chuẩn có thể bắt buộc hoặc tự nguyện. Tiêu dùng ở nước ngoài (Consumption abroad): Là phương thức thứ hai trong bốn phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS, theo đó, người tiêu dùng của một Thành viên sẽ sử dụng dịch vụ tại lãnh thổ của Thành viên khác. Trả đũa (Retaliation): Theo quy định của DSU, trả đũa là một trong các biện pháp mà bên thắng kiện có thể áp dụng trong trường hợp đã hết thời hạn thi hành phán quyết mà bên phải thi hành không tiến hành điều chỉnh biện pháp thương mại vi phạm cho phù hợp với các nghĩa vụ theo các hiệp định WTO và phán quyết của DSB. Nội dung của biện pháp trả đũa là việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác. Trả đũa bao gồm trả đũa song hành và trả đũa chéo. Biện pháp trả đũa chéo có hai loại: trả đũa chéo lĩnh vực và trả đũa chéo hiệp định. Thứ tự áp dụng các biện pháp này là: trả đũa song hành, trả đũa chéo lĩnh vực, trả đũa chéo hiệp định. Trả đũa chéo hiệp định (Cross - agreement retaliation): Là biện pháp do bên thắng kiện áp dụng khi bên thua kiện không tiến hành điều chỉnh biện pháp thương mại vi phạm cho phù hợp với các nghĩa vụ theo các hiệp định WTO và phán quyết của DSB khi đã hết thời hạn thi hành phán quyết. Nội dung của biện pháp này là bên thắng kiện tạm hoãn thi 37
- hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo một Hiệp định khác có liên quan. Trả đũa chéo lĩnh vực (Cross - sector retaliation): Là biện pháp do bên thắng kiện áp dụng khi bên thua kiện không tiến hành điều chỉnh biện pháp thương mại vi phạm cho phù hợp với các nghĩa vụ theo các hiệp định WTO và phán quyết của DSB khi đã hết thời hạn thi hành phán quyết. Nội dung của biện pháp này là bên thắng kiện tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong các lĩnh vực khác với lĩnh vực mà quyền lợi của bên này bị thiệt hại nhưng trong cùng một hiệp định. Trả đũa song hành (Parallel retaliation): Là biện pháp do bên thắng kiện áp dụng khi bên thua kiện không tiến hành điều chỉnh biện pháp thương mại vi phạm cho phù hợp với các nghĩa vụ theo các hiệp định WTO và phán quyết của DSB khi đã hết thời hạn thi hành phán quyết. Nội dung của biện pháp này là bên thắng kiện tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong cùng một lĩnh vực mà quyền lợi của bên này bị thiệt hại. Trung tâm trọng tài Quốc tế Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (International Center for Settlement of Investment Dispute –ICSID): Đây là một định chế của Ngân hàng Thế giới, được thành lập năm 1966 theo Công ước về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư giữa Các Quốc gia và Công dân của Các Quốc gia Khác (Công ước ICSID hay Công ước Washington). Tính đến tháng Năm 2007, 155 nước đã gia nhập Công ước ICSID. ICSID có một Hội đồng Quản trị, do Chủ tịch Ngân hàng Thế giới làm chủ tịch, và một Ban Thư ký. ICSID cung cấp thể chế hoà giải và trọng tài cho các tranh chấp đầu tư giữa công dân các nước (các nhà đầu tư hay dự định đầu tư) và các quốc gia nhận đầu tư (hay dự định nhận đầu tư). Tự vệ trong thương mại quốc tế. Tự vệ là các biện pháp mang tính tạm thời được các nước áp dụng nhằm bảo vệ nền kinh tế trong nước. Theo quy định của WTO, các quốc gia Thành viên khi thực hiện các biện pháp tự vệ phải tuân thủ theo các điều kiện và thủ tục nhất định. Uỷ ban về các biện pháp tự vệ. Điều 13 Hiệp định về các biện pháp tự vệ quy định: Uỷ ban về các biện pháp tự vệ được thành lập trực 38
- thuộc Hội đồng thương mại hàng hoá. Uỷ ban này sẽ để ngỏ cho bất kỳ Thành viên nào có nguyện vọng tham gia vào Uỷ ban. Các chức năng của Uỷ ban: (i) Theo dõi và báo cáo hàng năm cho Hội đồng thương mại hàng hoá về tình hình thực hiện Hiệp định về các biện pháp tự vệ và đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện tình hình; (ii) Theo yêu cầu của Thành viên bị ảnh hưởng, điều tra sự tuân thủ biện pháp tự vệ theo các yêu cầu về mặt thủ tục của Hiệp định về các biện pháp tự về và báo cáo kết quả cho Hội đồng thương mại hàng hoá; (iii) Hỗ trợ các Thành viên, nếu họ yêu cầu, trong quá trình tham vấn theo các quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ; (iv) Kiểm tra các biện pháp nêu tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11 Hiệp định về các biện pháp tự vệ, giám sát tiến độ thực hiện của các biện pháp này và báo cáo cho Hội đồng thương mại hàng hoá khi thích hợp; (v) Theo yêu cầu của Thành viên áp dụng biện pháp tự vệ, rà soát xem liệu các đề nghị đình chỉ các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác có phải “cơ bản tương đương” không và khi thích hợp báo cáo cho Hội đồng thương mại hàng hoá; (vi) Thu thập và xem xét lại tất cả các thông báo quy định tại Hiệp định về các biện pháp tự vệ và khi thích hợp báo cáo cho Hội đồng thương mại hàng hoá; (vii) Thực hiện chức năng khác có liên quan tới Hiệp định về các biện pháp tự vệ, do Hội đồng thương mại hàng hoá quyết định. Để hỗ trợ cho Uỷ ban thực hiện chức năng giám sát của mình, Ban Thư ký sẽ chuẩn bị báo cáo hàng năm về thực tế thực hiện Hiệp định về các biện pháp tự vệ dựa trên các thông báo và thông tin tin cậy khác. 39
- Phần thứ Nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 40
- 41
- Chương I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI PSG.TS. Nguyễn Như Bình Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 1.1. HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT 1.1.1. Thương mại quốc tế và hội nhập toàn cầu Thương mại quốc tế có lịch sử lâu đời. Từ thời trung cổ đã có hoạt động giao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi từng khu vực cũng như giữa Đông và Tây. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự bùng nổ của thương mại quốc tế, gắn liền với chủ nghĩa thực dân cũ cướp bóc và nô dịch thuộc địa. Trong suốt các thế kỷ 16, 17 và 18, lý thuyết trọng thương có vai trò thống trị trong việc giải thích về thương mại quốc tế. Thế kỷ 19 với sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, nhất là lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo, thương mại thế giới đã được dẫn dắt theo một chiều hướng khác: chuyên môn hóa và trao đổi, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia tham gia thương mại quốc tế và cho nền kinh tế thế giới. Hệ thống thương mại đa phương đã được thiết lập cùng với việc ký kết Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại vào năm 1947 (GATT 1947). Các lý thuyết thương mại quốc tế đã dẫn dắt và cổ vũ cho xu hướng tự do hóa thương mại trong hệ thống thương mại đa phương. Kể từ năm 1948 đến nay, thương mại quốc tế đã có những bước phát triển nhảy vọt. Năm 1948, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới đạt 58 tỷ USD và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 62 tỷ USD. Các con số tương ứng về tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 1980 là 2.034 tỷ USD và 2.075 tỷ USD, năm 1990 là 3.449 tỷ 42
- USD và 3.550 tỷ USD, năm 2000 là 6.452 tỷ USD và 6.724 tỷ USD, và năm 2005 là 10.431 tỷ USD và 10.783 tỷ USD1. Những thập kỷ gần đây đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa. Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra do nhu cầu hợp tác ngày càng gia tăng giữa các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa nói chung đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Ngược lại trên thực tế thương mại quốc tế, đặc biệt với sự xuất hiện của hệ thống thương mại đa phương, đã có đóng góp rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa. Theo tác giả Bordo, Taylor và Williamson 2, đứng trên giác độ sự vận động của các luồng thương mại, vốn và di cư, trong lịch sử cận đại đã có bốn làn sóng toàn cầu hóa với những đặc trưng khác nhau. Làn sóng thứ nhất diễn ra từ năm 1870 cho đến khi bắt đầu chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Làn sóng thứ hai diễn ra trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Làn sóng thứ ba diễn ra từ năm 1945 cho đến khoảng năm 1980. Làn sóng thứ tư từ năm 1980 cho đến nay. Đặc trưng của làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất là việc giảm chi phí vận tải nhờ sự phát triển của hệ thống đường sắt và vận tải biển và việc giảm các rào cản thương mại. Nhờ đó thương mại quốc tế được mở rộng mạnh mẽ thông qua việc trao đổi hàng hóa ở khoảng cách xa hơn và xuyên lục địa. Thời kỳ này còn chứng kiến sự di chuyển vốn quốc tế và những làn sóng di cư từ châu Âu sang châu Mỹ và châu Úc. Thời kỳ của làn sóng toàn cầu hóa thứ hai là thời kỳ của những rối loạn và khủng hoảng kinh tế. Chủ nghĩa bảo hộ đã làm suy giảm thương mại và di chuyển vốn quốc tế. Trong làn sóng toàn cầu hóa thứ ba tự do hóa thương mại được phục hồi dẫn đến sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại và đầu tư quốc tế. Tuy nhiên trong khi thương mại giữa các nước phía Bắc (các nước công nghiệp phát triển) được tự do hóa một cách căn bản thì thương mại Bắc-Nam còn bị ngăn cản bởi những rào cản cả ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm công nghiệp nhẹ. Thương mại Bắc-Bắc chủ yếu là thương mại nội bộ ngành còn thương mại Nam- Bắc chủ yếu là thương mại của việc trao đổi khoáng sản và nông sản để đổi lấy các mặt hàng công nghiệp. 1 Nguồn: http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/inbrief_e/inbr00_e.htm. 2 Bordo,Taylor and Williamson, 2003 và World Bank, 2002. 43
- Ở làn sóng toàn cầu hóa thứ tư, các rào cản thương mại Nam-Bắc được dỡ bỏ một cách đáng kể và các nước đang phát triển tham gia mạnh mẽ vào thương mại quốc tế. Đặc trưng nữa của giai đoạn này là thương mại của thế giới tăng trưởng nhanh hơn GDP của thế giới. Cơ cấu thương mại cũng có sự thay đổi một cách căn bản. Rất nhiều nước đang phát triển đã thoát khỏi tình trạng xuất khẩu nông sản và khoáng sản để đổi lấy hàng công nghiệp. Bởi vậy tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo trong hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển đã tăng lên một cách đáng kể. Trong giai đoạn này đầu tư nước ngoài cũng có những tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên thành quả toàn cầu hóa không phải được chia đều cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển và kém phát triển chưa tham gia mạnh mẽ và có hiệu quả vào quá trình toàn cầu hóa, do vậy chưa được hưởng lợi nhiều từ toàn cầu hóa. Một số nghiên cứu cho rằng toàn cầu hóa hiện nay đang có dấu hiệu chững lại.3 Như vậy toàn cầu hóa bên cạnh việc mang lại những lợi ích và cơ hội phát triển mới cho các quốc gia còn làm nảy sinh những khó khăn và thách thức cho các nước, đặc biệt là các nước nghèo. Những khó khăn và thách thức nổi bật đó là làm thế nào để phát triển năng lực sản xuất một cách bền vững, cần đa dạng hóa sản xuất như thế nào để bù đắp lại sự suy giảm của hệ số thương mại, bằng cách nào để đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, làm thế nào để khai thác những tiến bộ khoa học và công nghệ để đẩy nhanh sự phát triển. Các tổ chức quốc tế cũng như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang có những nỗ lực giúp các nước nghèo được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa. 1.1.2. Thương mại và các hiệp định thương mại Mục này sẽ phân tích các lý do về mặt kinh tế khiến một nước tham gia các hiệp định Thương mại quốc tế và trình bày một cách tổng quan về lịch sử của các hiệp định Thương mại quốc tế cũng như vai trò của chúng đối với thương mại quốc tế. Các hiệp định Thương mại quốc tế đã có lịch sử lâu đời, tuy nhiên với mục tiêu của cuốn sách, tác giả chỉ giới hạn sự xem xét của mình ở trình bày các hiệp định Thương mại được ký kết sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Đồng thời trong phạm vi của chương này, tác giả cũng không đi sâu trình bày các qui tắc của 3 Giorgio Barba Navaretti (2006). 44
- GATT và WTO liên quan đến các hiệp định Thương mại khu vực, bởi vì nhiệm vụ này sẽ được giải quyết ở các chương sau của cuốn sách. Trên góc độ kinh tế, có hai lý do chính để một nước tham gia các hiệp định Thương mại quốc tế: Thứ nhất, xét về mặt lịch sử, trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II, các nước đua nhau bảo hộ thương mại và thực thi các chính sách mà kinh tế học quốc tế gọi là “chính sách lợi mình hại người” (beggar-thy- neighbor, các chính sách biến hàng xóm thành kẻ ăn mày). Các hiệp định Thương mại đa phương được ký kết sau chiến tranh có thể giúp các nước giảm thiểu được ảnh hưởng tiêu cực của các chính sách này, cũng có nghĩa là tăng lợi ích của các nước tham gia Hiệp định thương mại. Sự giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực và tăng lợi ích đó có được nhờ sự ràng buộc của việc thực thi các cam kết và các qui tắc trong GATT và WTO. Chẳng hạn như là việc thực thi các cam kết giảm thuế, đặt ra các ràng buộc về thuế quan, dỡ bỏ hạn ngạch, giảm thiểu các rào cản phi thuế quan, thực thi nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể dự đoán, ưu đãi hơn cho các nước đang và kém phát triển v.v… Thứ hai, việc tham gia các hiệp định Thương mại sẽ thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế, làm cho thương mại trở thành một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Điều đó được minh chứng bởi các lý thuyết kinh tế học cũng như thực tiễn phát triển kinh tế của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó trên thực tế các Chính phủ thường gặp nhiều khó khăn khi đưa ra một quyết sách về thương mại liên quan đến khu vực tư nhân. Những quyết sách đó có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của một nhóm lợi ích. Chẳng hạn quyết định giảm bảo hộ bằng cách giảm thuế nhập khẩu và cho phép phía nước ngoài gia nhập thị trường nội địa tự do hơn. Những quyết định như vậy thường gặp phải sự chống đối mãnh liệt của các doanh nghiệp trong nước. Trong trường hợp này việc tham gia các hiệp định quốc tế sẽ giúp Chính phủ dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định, các chính sách về thương mại liên quan đến khu vực tư nhân. Đây cũng là một lý do quan trọng của việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng như của nhiều nước khác. Hợp tác thương mại truyền thống trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II chủ yếu là hợp tác song phương giữa các quốc gia với nhau. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II xuất hiện thêm các hình thức hợp tác mới 45
- là hợp tác thương mại khu vực và hợp tác thương mại đa phương. Hợp tác thương mại khu vực và hợp tác thương mại song phương (một hình thức của hợp tác thương mại khu vực) có vai trò bổ sung và củng cố cho hợp tác thương mại đa phương. Nhờ đó hệ thống thương mại hoạt động có hiệu quả hơn và trở thành một động lực quan trọng của tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của các hợp tác thương mại khu vực và hợp tác thương mại song phương cũng đặt ra những thách thức đối với hệ thống thương mại đa phương, như việc quản trị mối quan hệ giữa các hợp tác thương mại khác trong hệ thống thương mại đa phương, sự ưu tiên lựa chọn của các nước Thành viên đối với hợp tác song phương và hợp tác khu vực khi đàm phán trong hệ thống thương mại đa phương rơi vào bế tắc. Các hình thức hợp tác thương mại khác nhau nêu trên được củng cố và phát triển nhờ các hiệp định thương mại. Một cách tổng quan, các hiệp định Thương mại được phân ra các hiệp định Thương mại đa phương và các hiệp định Thương mại ưu đãi hay các hiệp định Thương mại khu vực (gồm Hiệp định Thương mại của khu vực thương mại tự do, liên minh hải quan, liên minh kinh tế). Căn cứ để phân loại các hiệp định Thương mại này là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), hay nói đúng hơn là cách thức thực thi nguyên tắc MFN, của GATT và WTO. Hiệp định Thương mại đa phương dựa trên qui tắc chung của nguyên tắc tối huệ quốc, có nghĩa là khi một nước mở cửa thị trường cho một Thành viên thì phải mở cửa thị trường ngay lập tức và không điều kiện cho tất cả các Thành viên khác mà không yêu cầu phải có sự đàm phán của mọi đối tác thương mại. Tuy nhiên qui tắc tối huệ quốc cũng cho phép được duy trì các ngoại lệ ưu đãi hơn trong các hiệp định Thương mại khu vực (RTAs) mà các nước đã ký với nhau trước khi gia nhập GATT/WTO. Đối với các hiệp định Thương mại khu vực, việc thực thi nguyên tắc MFN đạt được thông qua đàm phán và thỏa thuận của mọi đối tác thương mại để đi đến một Hiệp định chung. Các hiệp định Thương mại đa phương gắn liền với việc ra đời của GATT 1947. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại được ký kết vào năm 1947 có thể coi là Hiệp định Thương mại đa phương đầu tiên. Việc kết thúc Vòng đàm phán Uruguay vào năm 1994 dẫn đến sự ra đời của WTO đã đánh dấu một bước phát triển về chất của hệ thống Hiệp 46
- định Thương mại đa phương. Trong khuôn khổ của WTO, một loạt các hiệp định đa phương và các hiệp định nhiều bên đã được ký kết và có hiệu lực trên thực tế. Các hiệp định này đã tạo cơ sở pháp lý cũng như thể chế hoá và củng cố hệ thống thương mại đa phương. Vai trò của các hiệp định Thương mại khu vực đối với thương mại khu vực thể hiện ở hai điểm: thứ nhất, nó khuyến khích tự do hoá thương mại; thứ hai, nó tạo cơ sở pháp lý cho việc ra đời các khối thương mại. Cơ sở pháp lý cho việc ra đời các khối thương mại còn được củng cố nhờ các qui tắc của GATT và WTO. Trong GATT (cũng như trong các hiệp định của WTO) có các điều khoản ngoại lệ về ưu đãi khi thực hiện nguyên tắc MFN. Điều XXIV của GATT còn đưa ra các điều kiện cho việc hình thành các liên minh hải quan và khu vực thương mại tự do. Một trong các khối thương mại ra đời sớm nhất vào năm 1951 là Cộng đồng than thép châu Âu (ESCC), gồm sáu nước Đức, Hà Lan, Bỉ, Lucxembourg, Ý và Pháp. ESCC phát triển thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1958. Với việc ký kết Hiệp định Maastricht để thành lập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1992, EU đã ra đời thay thế EEC và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1 tháng 11 năm 1993. Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký kết vào năm 1992 dẫn đến sự ra đời của khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ gồm Canada, Mỹ và Mêhicô. Năm 1992 các nước ASEAN ký kết Hiệp định thành lập khu vực thương mại do ASEAN (AFTA). Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1993. Đến nay khu vực thương mại tự do ASEAN, về cơ bản, đã hình thành với việc bảy nước ASEAN (Thái Lan, Xingapore, Indonesia, Malaysia, Brunây, Philippines và Việt Nam) đã hoàn thành chương trình cắt giảm thuế quan đối với hầu hết các hàng hóa trừ một số ít hàng hóa thuộc diện tạm thời chưa cắt giảm và loại trừ hoàn toàn. Các khối thương mại và kinh tế điển hình khác gồm: Cộng đồng Andex (ANCOM), Liên minh châu Phi (AU), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Cộng đồng và thị trường chung Caribê (CARICOM), Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Mỹ (CEMAC), Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng Đông Phi (EAC), Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Trung Phi (ECCAS), Khu vực thương mại tự do các nước châu Mỹ (FTAA), Khu vực thương mại tự do Mỹ latinh (LAFTA), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), 47
- Hiệp định Thương mại của các quốc đảo Thái Bình Dương (PICTA), và Cộng đồng hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Sự gia tăng ký kết các hiệp định Thương mại khu vực đã làm cho thương mại nội vùng trở nên rất quan trọng, chiếm tới 40% nhập khẩu của thế giới vào năm 2000 và 50% vào năm 20054. Hiệp định Thương mại song phương là Hiệp định được ký kết giữa hai thực thể chính trị, bởi vậy chỉ có giá trị ràng buộc hai bên ký kết. Các quốc gia và các khối kinh tế - thương mại chủ chốt của thế giới hiện nay như Mỹ, EU, Nhật Bản, Singapore, v.v… đều có khuynh hướng coi trọng ký kết các hiệp định Thương mại song phương và Hiệp định Thương mại tự do song phương. Mỹ đã ký kết các hiệp định Thương mại tự do với nhiều nước như Israel, Jordanie, Morocco, Chilê, Singapore, Hàn Quốc, Úc.5 Đến nay EU đã ký các hiệp định Thương mại tự do với nhiều nước và vùng lãnh thổ như Đan Mạch, Thụy Sỹ, Mêhicô, Nam Phi, Israel v.v…6 Ở Đông Á, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Để xúc tiến việc thi hành Hiệp định này, các nước ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất thực hiện chương trình thu hoạch sớm (EHP). Khi khu vực thương mại tự do này trở thành hiện thực thì đây sẽ là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Việt Nam, theo Vụ Pháp chế, Bộ Thương mại, đến nay đã ký kết 74 Hiệp định Thương mại song phương với các nước và vùng lãnh thổ. Trong số các hiệp định đó, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) là một trong các hiệp định có vai trò quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng thương mại của Việt Nam. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào tháng 7 năm 2000 và có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001. Với Hiệp định này, thuế suất đánh vào hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam trong biểu thuế của Hoa Kỳ đã chuyển từ cột 2 (không ưu đãi MFN) sang cột 1 ở mức ưu đãi chung (MFN), với mức giảm bình quân khoảng 40%. Bởi vậy BTA đã tạo ra sự nhảy vọt trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ hiện nay là nước nhập 4 Mina Mashayekhi and Taisuke Ito: 2005. “Multilatilateralism and Regionalism: The New Interface”. Tr.3. http://www.unctad.org/en/docs/ditctncd20047_en.pdf. 5 Nguồn: http://www.ustr.gov/Trade_Agreements/Section_Index.html 6 Nguồn: http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2006/december/tradoc_111588.pdf 48
- khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Nhật Bản. 1.1.3. Chức năng của hệ thống thương mại đa phương Như đã nhắc tới ở phần trên, với việc ký kết Hiệp định GATT, hệ thống thương mại đa phương đã chính thức được khai sinh. Đây là hệ thống thương mại có phạm vi toàn cầu với sự tham gia của các nước và các nền kinh tế của các châu lục. Khác với thương mại khu vực và thương mại song phương, được điều chỉnh bởi các qui tắc được qui định trong các hiệp định Thương mại khu vực và song phương, hệ thống thương mại đa phương được điều chỉnh bởi các qui tắc được qui định trong GATT trước đây và trong các hiệp định của WTO ngày nay. Hệ thống thương mại đa phương có các chức năng cơ bản sau: - Xóa bỏ sự phân biệt đối xử. Việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử này được bảo đảm bằng qui tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) được quy định trong Hiệp định GATT năm 1947 và trong các hiệp định của WTO. Không phân biệt đối xử đặc biệt có lợi cho các nước đang phát triển và kém phát triển, là những nước có vị thế yếu trên trường thương mại quốc tế. - Ràng buộc các nước Thành viên trong một khuôn khổ chung bởi các qui tắc tự do hóa thương mại. Thực tế từ năm 1947 đến nay hệ thống thương mại đa phương đã vận hành theo xu hướng này thông qua việc các Thành viên của WTO thống nhất cắt giảm các rào cản thương mại và mở cửa thị trường. - Giải quyết các tranh chấp thương mại. Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II, chủ nghĩa bảo hộ hoành hành dẫn đến nguy cơ không thể giải quyết được một cách hiệu quả các tranh chấp thương mại. Hệ thống thương mại đa phương, do vậy, có chức năng kiểm soát các tranh chấp thương mại phát sinh trong hệ thống. Trên thực tế, việc thực thi các cam kết trong khuôn khổ của GATT và nhất là WTO đã xây dựng những cơ chế có hiệu quả để thực hiện chức năng này. - Hỗ trợ phát triển. Hệ thống thương mại đa phương tạo ra những cơ chế phù hợp để mang lại lợi ích và các cơ hội phát triển 49
- cho các Thành viên, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển và kém phát triển. Tham gia vào hệ thống thương mại đa phương, các Thành viên đang phát triển và kém phát triển sẽ có cơ hội được hưởng những đối xử bình đẳng và cả những quy định có tính đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang và kém phát triển. Điều đó sẽ tạo ra những động lực mới cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước này. 1.1.4. Lịch sử hình thành WTO Trong lịch sử phát triển của mình, thương mại quốc tế đã trải qua những giai đoạn thăng trầm và bị chi phối nặng nề bởi chủ nghĩa bảo hộ. Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939), thương mại quốc tế bị đình trệ do các biện pháp bảo hộ được áp dụng một cách tràn lan. Thuế nhập khẩu cao là một đặc trưng nổi bật của thời kỳ này. Điển hình là Đạo luật thuế quan Smooth Hawley năm 1930 của Mỹ. Trước khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng bị áp thuế suất theo đạo luật này. Các biện pháp phi thuế quan được áp dụng phổ biến đã tạo ra những rào cản ngăn cản thương mại tự do. Điều đó dẫn đến sự trả đũa và tình trạng không kiểm soát được việc áp dụng các công cụ bảo hộ của chính sách thương mại quốc tế. Hệ quả của nó là các cuộc chiến tranh thương mại và sự suy thoái của thương mại quốc tế ở thập niên 30 của thế kỷ XX. Vào thời điểm sắp kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, các quốc gia chủ chốt trên thế giới đã có những nỗ lực nhằm thiết lập những định chế đa phương để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như duy trì hòa bình thế giới và giải trừ quân bị, hỗ trợ công cuộc tái thiết và phát triển, thúc đẩy thương mại quốc tế. Những nỗ lực đó đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các tổ chức quốc tế còn hoạt động đến ngày nay như Liên hiệp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Về vấn đề thương mại quốc tế, xu hướng đẩy mạnh tự do hóa thương mại đã nổi lên mạnh mẽ ngay khi chiến tranh vừa kết thúc. Vào tháng 12/1945, đã có 15 nước bắt đầu bàn thảo về giảm thuế quan và đặt 50
- ràng buộc thuế quan (binding). Tiếp theo đã có hơn 50 nước tham gia đàm phán về việc thành lập một tổ chức, gọi là Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO). ITO dự kiến hoạt động với tư cách là một cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc. Bản Hiến chương về việc thành lập ITO, Hiến chương Havana, đã được soạn thảo tại Hội nghị Havana (Cuba) khai mạc vào ngày 21/11/1947, và hoàn tất cũng tại Havana vào tháng 03/1948. Tuy nhiên Hiến chương Havana đã không được nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, thông qua. Do vậy ITO đã không thể hình thành với tư cách là một tổ chức thương mại quốc tế. Bên cạnh việc đàm phán thành lập ITO, 23 nước đã tiến hành đàm phán về thương mại quốc tế và vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, đã đi đến ký kết Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT bao gồm một bộ các qui tắc về thương mại và thỏa thuận cắt giảm đối với 45.000 dòng thuế. 23 nước ký kết GATT được gọi là các bên ký kết (CONTRACTING PARTIES). GATT chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1948 với việc 8 trong số 23 Bên ký kết, trong Nghị định thư về việc thực hiện tạm thời Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (Protocol of Provisional Application of the General Agreement on Tariffs and Trade), đã đồng ý tạm thời thực hiện GATT. Các bên ký kết khác sau đó cũng đã sớm cam kết thực hiện GATT. Với lý do đó GATT vẫn được coi là một Hiệp định tạm thời, nhưng thực tế đã tồn tại gần nửa thế kỷ (từ năm 1948 đến khi WTO ra đời vào năm 1995), về thương mại và thuế quan trong khi chờ đợi một tổ chức quốc tế về thương mại thay thế nó. Tuy không phải là một tổ chức quốc tế về thương mại nhưng GATT là một Hiệp định được soạn thảo và dự định sẽ vận hành trong khuôn khổ của ITO, nếu ITO ra đời và đi vào hoạt động. Mặc dù cuối cùng không đạt tới dự kiến ban đầu đó, nhưng việc ký kết GATT đã dẫn đến sự ra đời của hệ thống thương mại đa phương và đồng thời tạo ra các qui tắc cho hệ thống thương mại đó. Các qui tắc đó tiếp tục được hoàn thiện và phát triển qua tám vòng đàm phán của GATT. Suốt 47 năm tồn tại của mình, GATT đã có vai trò quản trị hệ thống thương mại đa phương và có những đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại quốc tế. Vai trò quản trị thương mại toàn cầu của GATT được thực hiện thông qua hai chức năng cơ bản. Thứ 51
- nhất, với tính chất là một đạo luật quốc tế, GATT qui định các nghĩa vụ chung buộc các bên ký kết phải tính đến trong quá trình hoạch định chính sách thương mại của mình. Ngoài ra, với việc thực thi các nghĩa vụ và qui tắc được qui định trong GATT cũng như trong các văn kiện sau này đạt được thông qua các vòng đàm phán, các bên ký kết trên thực tế đã chịu sự điều phối chung của GATT. Thứ hai, GATT đã tạo ra một diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương. Tổng cộng GATT có tám vòng đàm phán. Thời gian và nội dung cơ bản của các vòng đàm phán đó được trình bày ở Bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1. Các vòng đàm phán thương mại của GATT Số nước Năm Địa điểm/tên Nội dung tham gia 1947 Geneva Thuế quan 23 1949 Annnecy Thuế quan 13 1951 Torquay Thuế quan 38 1956 Geneva Thuế quan 26 Geneva 1960-1961 Thuế quan 26 (Vòng Dillon) Geneva Thuế quan và các biện 1964-1967 62 pháp chống bán phá giá (Vòng Kennedy) Thuế quan, các biện pháp Geneva phi thuế quan, các hiệp 1973-1979 102 (Vòng Tokyo) định khung Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các qui tắc, Geneva dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải 1986-1994 123 quyết tranh chấp, nông (Vòng Uruguay) nghiệp, thành lập WTO v.v... Nguồn: http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tife_/fact4 _e.htm Như vậy, các nội dung đàm phán của GATT đã được mở rộng từ vòng đàm phán thứ nhất tới vòng đàm phán thứ tám. Năm vòng đàm phán đầu chỉ chuyên về cắt giảm thuế quan. Đàm phán trong thời kỳ này 52
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan về bán phá giá
23 p | 494 | 190
-
BÁO CÁO CUỐI CÙNG KHUYẾN NGHỊ THÀNH LẬP ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS CỦA VIỆT NAM
51 p | 256 | 43
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 3
26 p | 124 | 16
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 8
23 p | 107 | 10
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 6
27 p | 93 | 9
-
Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất: Trường hợp nghiên cứu điểm tại một số dự án trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
10 p | 14 | 9
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 4
27 p | 75 | 8
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 8
26 p | 83 | 6
-
Tác động của tự do hóa thương mại đến dịch vụ vận tải và các dịch vụ phụ trợ tại Việt Nam
15 p | 45 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn