HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN – KHÔNG BAO GIỜ <br />
LÀ QUÁ SỚM!<br />
<br />
Thời gian thích hợp nhất để bắt đầu tiết kiệm cho tương lai là ngay từ hôm nay. Tiết kiệm là <br />
thói quen có lợi và luôn có thể luyện tập trong từng giai đoạn tuổi khác nhau của cuộc <br />
đời.<br />
<br />
1. Tập tiết kiệm từ khi trẻ còn nhỏ<br />
Lợn đất dường như đã mất dần vị trí trong các gia đình khi khoản tích cóp này không đủ giúp <br />
các bậc cha mẹ trang trải cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các ngân hàng <br />
lợn con có thể giúp trẻ tự phục vụ các nhu cầu nhỏ. Nó sẽ kích thích thói quen hoạch định tài <br />
chính và tích lũy tiền của trẻ.<br />
Khi trẻ lớn dần lên, bạn nên hướng bé đến việc suy nghĩ cách giúp tiền sinh sôi, đơn giản <br />
như việc gửi chúng tới ngân hàng để bé có thể nhận được một số lãi nhất định. Hãy dạy cho <br />
con bạn những điều cơ bản như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, lãi suất và các khái niệm liên <br />
quan. Đứa trẻ sau đó có thể nhìn vào tiết kiệm như bước đầu tiên để có thể độc lập tài <br />
chính. Việc tiết kiệm từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt, tư duy tiến bộ và <br />
khiếu kinh doanh.<br />
2. Tiết kiệm ở độ tuổi 20 30<br />
Đây là giai đoạn bắt đầu có thu nhập và những mục đích tương lai rõ ràng hơn (mua xe, mua <br />
nhà, lập gia đình). Việc có một nguồn tài chính ổn định và độc lập bắt đầu trở nên quan <br />
trọng. Tuy nhiên, ở độ tuổi này hầu hết các bạn trẻ đều gặp nhiều vấn đề về tài chính.<br />
Chia sẻ với chúng tôi, Cẩm Yến, nhân viên một công ty truyền thông tại Tp.HCM cho biết, <br />
mặc dù có mức lương hơn 15 triệu một tháng nhưng Yến thường trong tình trạng rỗng túi. <br />
Chị vừa đăng ký dịch vụ ứng tiền trước của ngân hàng sau vài lần muối mặt vay tiền bạn. <br />
“Chẳng hiểu mình xài gì mà không thấy tiền đâu. Thỉnh thoảng mua sắm ít quần áo, mỹ <br />
phẩm là hết sạch tiền.”<br />
Không biết tiền đi đâu hết cũng là tình trạng của Kha, một kiến trúc sư trẻ tại Hà Nội. Kha <br />
than vãn: "Dù mức lương đủ để đóng thuế thu nhập nhưng sau vài năm đi làm mình chẳng để <br />
ra được đồng nào. Bạn bè bảo chắc tại thói quen chạy đua công nghệ. Mẹ mình thì khuyên <br />
mình phải lập gia đình mới giữ được tiền", Kha cười.<br />
Nguyên nhân thiếu hụt tài chính của các bạn trẻ thường đến từ 2 yếu tố chính: bạn trẻ <br />
thường quan tâm đầu tư tài chính cho học tập và các ý tưởng kinh doanh hơn là tích lũy tiền <br />
bạc; và do chưa phải chịu nhiều trách nhiệm với gia đình nên người trẻ chưa cảm thấy sự <br />
cần thiết của việc tích lũy, dễ tiêu xài hoang phí.<br />
Tuy nhiên, cần nhận thức rõ rằng dù bạn có đầu tư cho học tập hay trải nghiệm cuộc sống <br />
thì việc để ra một khoản tiền tiết kiệm dự phòng vẫn là rất cần thiết. Đừng đợi đến khi đã <br />
vướng bận gia đình, hoặc những lúc "khủng hoảng" mới nuối tiếc "giá như mình tiết kiệm <br />
sớm hơn...”.<br />
Theo các chuyên gia, để có thể tích lũy tài chính cá nhân, mỗi người cần hiểu về quản lý chi <br />
tiêu, tức là kiểm soát được các nguồn thu cũng như nguồn chi của mình. Bạn cần ghi ra giấy <br />
tất cả các khoản thu, chi trong tháng. Hãy viết những con số chính xác chứ không nên ước <br />
chừng. Làm càng chi tiết thì bạn càng quản lý tài chính cá nhân tốt.<br />
Bạn cũng nên lập kế hoạch chi tiêu theo tỷ lệ: 30% để dành, 20% cho giải trí, học tập và <br />
50% là phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Tất nhiên, đây chỉ là một con số tham khảo, bạn có <br />
thể chọn cho mình một tỷ lệ tùy thuộc vào điều kiện thực tế.<br />
Điều quan trọng nhất là khi bạn đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm, hãy kiên trì theo đuổi nó. Bạn <br />
có thể lập 1 tài khoản tiết kiệm ngân hàng và đặt mục tiêu tăng trưởng cho khoản tiết kiệm. <br />
Chỉ cần bạn lựa chọn được ngân hàng uy tín và kiên trì với mục tiêu đã đặt ra, chắc chắn <br />
thành quả đến với bạn sẽ không tồi.<br />
3. Tiết kiệm ở độ tuổi 40 50<br />
Được xem là thời điểm đỉnh cao của mức thu nhập, tuy nhiên, ở độ tuổi này bạn cũng phải <br />
đối mặt với những áp lực lớn về chi tiêu lớn cho gia đình và cá nhân. Đây là thời điểm cần <br />
nhìn nhận nghiêm túc và cẩn trọng về kế hoạch tài chính hơn bao giờ hết.<br />
Một số lời khuyến cho bạn là nên bắt đầu nghĩ đến kế hoạch tài chính sau nghỉ hưu, chọn <br />
phương thức sinh lời từ tiền nhàn rỗi. Bạn có thể bắt đầu bằng cách trích 2 – 3% thu nhập <br />
của họ để dành cho nghỉ hưu, sau đó từ từ nâng tỷ lệ đó lên theo thời gian. Để tối ưu hóa các <br />
khoản tiền tiết kiệm và đảm bảo kế hoạch tiết kiệm, không nên cất tiền tại nhà hoặc đầu <br />
tư phiêu lưu mà hãy gửi tiền tại ngân hàng.<br />
Một điều vô cùng quan trọng trong mọi giai đoạn tích lũy là hãy sáng suốt lựa chọn ngân <br />
hàng uy tín để gửi gắm khoản tiết kiệm của mình. Hơn nữa, nếu chịu khó tham khảo <br />
chương trình của các ngân hàng lớn, bạn còn có thể “săn” được những gói gửi tiết kiệm vô <br />
cùng ưu đãi. Điển hình như chương trình ưu đãi bốc thăm tặng tiền mặt của BIDV với tổng <br />
giá trị giải thưởng lên đến 15 tỉ đồng. Ngoài cơ hội nhận quà tặng khi gửi tiền, khách hàng <br />
còn được tham gia chương trình quay số trúng thưởng theo từng chi nhánh của BIDV trên <br />
toàn quốc với giải thưởng hấp dẫn là Ipad mini 4 wifi cellular 32GB hoặc Sổ tiết kiệm BIDV <br />
trị giá tối đa 15 triệu đồng.<br />
Một khi đã tìm được ngân hàng uy tín và kế hoạch tài chính đúng đắn, phần quan trọng còn <br />
lại của quá trình hoạch định tài chính là sự quyết tâm và ý chí của bạn! Chúc bạn sớm thành <br />
công và có được khoản tích lũy ổn định.<br />