Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội
lượt xem 11
download
Thời gian vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với các vị bộ trưởng, trưởng các ban ngành tại các phiên họp của mình. Có thể nói, đối với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, việc tổ chức các phiên chất vấn tại UBTVQH là một trong những dấu ấn rõ nhất trong đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Cũng như hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, hoạt động chất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- V¨n phßng quèc héi ch−¬ng tr×nh ph¸t triÓn liªn hîp quèc DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM BÁO CÁO NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Ấn phẩm này được hoàn thành và xuất bản với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” (giai đoạn III), Văn phòng Quốc hội và UNDP tại Việt Nam. Những quan điểm thể hiện trong ấn phẩm này là của tác giả, và không nhất thiết đại diện cho quan điểm của Liên Hợp Quốc bao gồm UNDP cũng như các thành viên Liên Hợp Quốc. HÀ NỘI Tháng 7-2012
- MỤC LỤC Mở đầu Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp QH 1.1- Về quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội ........................................................................... 5 1.2- Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội .................................................................................................................................................... 8 1.2.1. Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động của Quốc hội nói chung ..... 8 1.2.2. Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động chất vấn ............................ 12 1.3- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội .... 14 1.3.1. Mục đích ..................................................................................................................... 14 1.3.2. Ý nghĩa ....................................................................................................................... 17 Chương 2: Thực trạng hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội 2.1- Thực trạng hệ thống quy định pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội .................................................................................................................. 21 2.1.1. Quy định về điều kiện tổ chức hoạt động chất vấn .................................................... 21 2.1.2. Quy định về đối tượng trả lời chất vấn ....................................................................... 23 2.1.3. Quy định về quy trình tổ chức chất vấn...................................................................... 23 2.1.4. Quy định về hậu quả chất vấn .................................................................................... 24 2.1.5. Những vấn đề đặt ra.................................................................................................... 25 2.2- Thực trạng việc tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội .. 30 2.2.1. Nội dung các phiên họp chất vấn đã tổ chức .............................................................. 30 2.2.2. Quy trình tiến hành hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội .. 36 2.2.3. Những kết quả đạt được việc tiến hành hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội .............................................................................................................. 39 2.2.4. Một số hạn chế và những vấn đề đặt ra ...................................................................... 42 Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội 3.1- Phương hướng chung về việc tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội ................................................................................................................................... 52 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật: đồng bộ hóa, bổ sung những quy định còn thiếu, sửa đổi những quy định thiếu tính khả thi. ................................................................................................... 52 3.1.2. Tiếp tục tổ chức, tăng thời lượng, tần suất hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội .............................................................................................................. 53 3.1.3. Khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội ......................................................................................................................................... 54 3.2- Kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội ................................................................. 55 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của pháp luật ............................................. 55 3.2.2. Ban hành mới Quy chế về việc tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội .............................................................................................................. 66 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 2
- Mở đầu Quyền chất vấn là một trong những quyền quan trọng và cơ bản của các đại biểu Quốc hội được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong các khóa Quốc hội gần đây, các phiên chất vấn của Quốc hội đã được phát thanh, truyền hình trực tiếp và nhận được sự quan tâm sâu sắc của đông đảo nhân dân cả nước, các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, hoạt động chất vấn cũng luôn được đổi mới về quy trình, thủ tục, cách thức điều hành; việc tổng hợp, theo dõi việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn, thông báo các nội dung có liên quan sau chất vấn… được thực hiện một cách thường xuyên, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, góp phần nâng cao hiệu quả chung của hoạt động giám sát. Nhìn chung, hoạt động chất vấn trở thành một sinh hoạt thường xuyên, có hiệu quả thiết thực của Quốc hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm, đánh giá cao. Đồng thời, đã giúp khẳng định được trách nhiệm của cơ quan điều hành trong việc thực thi Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội. Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, bên cạnh hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, hoạt động chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội lần đầu tiên được tổ chức đã làm cho hoạt động của Quốc hội nói chung và hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trở nên phong phú, đa dạng hơn, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn hoạt động chất vấn tại 6 phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua cho thấy vẫn còn một số vấn đề bất cập đáng quan tâm, chủ yếu là về cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hiện nay, quy định về vấn đề này trong các văn bản pháp luật có liên quan như Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội... còn chưa thống nhất, có những điểm mâu thuẫn, chồng chéo; quy trình thủ tục chuẩn bị và tiến hành hoạt động chất vấn còn thiếu... Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, với trách nhiệm của đơn vị được phân công phối hợp tổ chức phục vụ hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội, Vụ tổng hợp, Văn phòng Quốc hội xây dựng Báo cáo nghiên cứu về “Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội”. Việc xây dựng Báo cáo nghiên cứu hướng tới những mục đích sau đây: 3
- - Thiết thực phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và các văn bản pháp luật khác có liên quan, góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Xây dựng quy trình, thủ tục cụ thể, chi tiết từ khâu chuẩn bị, tiến hành đến hậu chất vấn, tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội và giúp cho các cơ quan tham mưu, giúp việc dễ dàng hơn trong công tác phục vụ hoạt động này. Nội dung của Báo cáo nghiên cứu tập trung vào những vấn đề sau đây: - Một số vấn đề lý luận về hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội: mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và sự cần thiết tiến hành hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật và việc thi hành các quy định về việc tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Kiến nghị hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về việc tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. Để chuẩn bị, đồng thời xin ý kiến về những nội dung nghiên cứu chủ yếu, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức một cuộc Tọa đàm với sự tham gia của một số vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn, thảo luận, trao đổi về những vấn đề liên quan đến nội dung Báo cáo nghiên cứu. Bên cạnh đó, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu cũng đã sưu tầm, phân tích tài liệu, số liệu; so sánh, đối chiếu với hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội và hoạt động giải trình tại các Ủy ban; thảo luận nhóm và xây dựng dự thảo Báo cáo; xin ý kiến một số chuyên gia, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Ban công tác đại biểu và tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo. Báo cáo được xây dựng trong một thời gian ngắn (từ tháng 4 đến hết tháng 6-2012), vì vậy không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Trân trọng kính gửi các vị đại biểu Quốc hội để tham khảo. Nếu có ý kiến góp ý, phản hồi xin được gửi về Vụ tổng hợp (Văn phòng Quốc hội) để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo. 4
- Chương I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN GIỮA HAI KỲ HỌP QUỐC HỘI 1.1- Về quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội Trong các hình thức hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta thì chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp và được đại biểu Quốc hội tiến hành thường xuyên. Chất vấn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, đồng thời có tác động lớn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Các đại biểu Quốc hội khi thực hiện quyền chất vấn không nhân danh cá nhân mà nhân danh chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước là nhân dân, thay mặt nhân dân yêu cầu người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý; quy trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chính trị đối với người bị chất vấn. Theo Từ điển tiếng Việt năm 19991, thì “chất vấn là yêu cầu phải giải thích rõ ràng - Đại biểu Quốc hội chất vấn Chính phủ”. Theo quy định của Điều 2, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, thì chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời”. Từ quy định nêu trên có thể thấy rằng, chất vấn là hoạt động quyền lực nhằm thực hiện chức năng giám sát, là quyền hiến định của đại biểu Quốc hội, được thể hiện bằng hình thức hỏi – đáp. Bản chất của hoạt động chất vấn là việc đại biểu Quốc hội yêu cầu những người giữ các chức danh do Quốc hội bầu 1 Minh Tân - Thanh Nghi - Xuân Lãm, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 1999, trang 200. 5
- hoặc phê chuẩn trả lời về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước hay về một vấn đề thời sự nào đó được nhân dân quan tâm.2 Chất vấn chính là một trong những phương thức thiết yếu giúp Nghị viện nhiều nước áp đặt trách nhiệm chính trị lên Chính phủ. Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, mục đích của chất vấn là để làm rõ trách nhiệm. Có nhiều loại trách nhiệm và được xác định thông qua những cách thức và thủ tục khác nhau. Trách nhiệm kỷ luật được xác định thông qua hoạt động kiểm tra, trách nhiệm hành chính thông qua hoạt động thanh tra, trách nhiệm hình sự thông qua hoạt động điều tra. Với tính chất là một hình thức giám sát của Quốc hội, chất vấn không nhằm xác định các loại trách nhiệm kể trên, mà chủ yếu để làm rõ trách nhiệm chính trị. Ví dụ như, nếu chính sách đầu tư là dàn trải, nếu bệnh thành tích là căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục, nếu năng lực điều chỉnh giá thuốc là bất cập đối với ngành y tế thì chế độ trách nhiệm ở đây trước hết là trách nhiệm chính trị. Và hoạt động chất vấn của Quốc hội được sinh ra để làm rõ loại trách nhiệm này. Chất vấn khẳng định chế độ trách nhiệm và tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Nhà nước ta.3 TS Lê Thanh Vân cho rằng, việc đặt câu hỏi chất vấn chính là bám vào mục tiêu làm rõ vấn đề để điều chỉnh hành vi lãnh đạo, quản lý của đối tượng bị chất vấn, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu chung của sự nghiệp phát triển đất nước, xã hội. Trên cơ sở giải trình và đưa ra phương án để giải quyết vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn (bao gồm giải trình về thực trạng/thực chất của vấn đề, giải trình về nguyên nhân/lý do nảy sinh vấn đề, giải trình về trách nhiệm quản lý, giải quyết vấn đề) để điều chỉnh các hành vi trong lãnh đạo, quản lý của các bộ. Mặt khác, khi chất vấn của Quốc hội được truyền hình trực 2 TS. Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, Cơ sở pháp lý của hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, phát biểu tại cuộc Tọa đàm về Hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hà Nội, 12.4.2012. 3 TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Chất vấn, Báo Người đại biểu nhân dân, 24/4/2008. 6
- tiếp để đông đảo cử tri cả nước có thể theo dõi và phản hồi ý kiến, thì đó sẽ là áp lực, góp phần đẩy nhanh, mạnh và vững chắc các điều chỉnh cần thiết.4 Có thể nói, chất vấn là một quyền riêng có của đại biểu Quốc hội, là việc thực hiện một trong những hình thức giám sát mang lại hệ quả chính trị và hệ quả xã hội to lớn. Từ kết quả trả lời chất vấn, đại biểu Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện quyền kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với người trả lời chất vấn. Với sự thu hút sự chú ý rộng rãi của công luận, các phiên họp chất vấn được coi là đợt sinh hoạt chính trị về các vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội cần được giải quyết, do đó tạo sức ép lên Chính phủ để tăng cường trách nhiệm, giải quyết nhanh hơn, tốt hơn vấn đề mà đại biểu đã nêu lên hoặc cảnh báo qua các câu hỏi chất vấn. Trong giai đoạn đổi mới, cùng với những đổi mới mạnh mẽ về đường lối, chính sách phát triển kinh tế, đời sống chính trị của đất nước ta cũng từng bước cởi mở, dân chủ hơn. Một trong những biểu hiện quan trọng nhất là hoạt động của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân – Quốc hội - dần trở nên thực chất, công khai hơn với những hoạt động bao trùm như lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, hoạt động tiếp xúc cử tri và đặc biệt là hoạt động chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là hoạt động mới, được phát thanh, truyền hình trực tiếp nên tạo ra nét hấp dẫn, cuốn hút đối với người dân, bởi nó giúp người dân được tiếp cận nhiều hơn với hoạt động của các cơ quan công quyền vốn khá khép kín trong thời kỳ bao cấp trước đây. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu không liên tục tạo ra được tính ”hấp dẫn”, ”cuốn hút”, không đem lại những hiệu quả thiết thực, cụ thể mà chỉ là sự ”xới xáo” một số vấn đề rồi lại để chìm vào quên lãng thì dần dần người dân cũng sẽ cảm thấy nhàm chán, thấy rõ tính chất ”trình diễn” trong hoạt động của cơ quan dân cử. Đó chính là đòi hỏi, là áp lực đặt ra đối với hoạt động của Quốc hội nói chung và hoạt động chất vấn nói riêng trong thời gian tới. 4 Lê Thanh Vân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội", Hà Nội, tháng 12-2001, tr6. 7
- 1.2- Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội 1.2.1. Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động của Quốc hội nói chung Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội nước ta. Trong cơ cấu của Quốc hội, vị trí của Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể được mô tả như sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Quốc hội5 Trong điều kiện Quốc hội hoạt động không thường xuyên, mỗi năm thường họp 2 kỳ với tổng thời gian khoảng 60 ngày, Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa là một cơ quan thuộc cơ cấu tổ chức của Quốc hội được thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian giữa hai kỳ họp; vừa là một thực thể độc lập, có vai trò quan trọng đối với hoạt động của Quốc hội, cụ thể là: 5 Nguồn: website của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1400/#bt1zJBbKJaQR 8
- Trong lĩnh vực lập pháp: lập pháp là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tất cả các dự án luật trước khi được trình ra Quốc hội đều phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến; bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình xem xét, thông qua pháp lệnh, nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật. Hoạt động lập pháp chiếm một thời lượng đáng kể trong các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chẳng hạn, năm 2009, trong số 11 phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XII, (từ phiên họp thứ 16 đến phiên họp thứ 26), phiên họp nào cũng có nội dung về hoạt động lập pháp. Tính trung bình thời gian dành cho hoạt động lập pháp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong năm 2009 là xấp xỉ 44,11% tổng số thời gian họp, trong đó có phiên họp mà thời gian dành cho hoạt động lập pháp lên đến 82,14%6 (phiên họp thứ 19). Tại các phiên họp này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thường thảo luận, cho ý kiến về những định hướng chính sách quan trọng cho các dự án. Trên cơ sở những ý kiến này, các dự án luật, dự thảo nghị quyết được chỉnh lý, hoàn thiện, trình Quốc hội. Trong việc quyết định các vấn đề quan trọng: theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến việc quyết định các vấn đề quan trọng như sau: Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội; Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội....7 Ngoài ra, trong một số văn bản khác, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng được giao những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng như Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Chính phủ, Luật ngân sách Nhà 6 Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học, Hoạt động của Quốc hội năm 2009 – một số số liệu thống kê và phân tích. 7 Điều 91, Hiến pháp 1992, Điều 7, Luật tổ chức Quốc hội 9
- nước, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật thanh tra, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật kiểm toán Nhà nước… Trong lĩnh vực giám sát: Theo các quy định pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, thẩm quyền giám sát được phân định cho từng chủ thể, trong đó Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc thuộc trung ương; giúp Quốc hội giám sát theo sự phân công của Quốc hội. Thực tế, hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội chủ yếu tập trung vào ba nội dung công việc là: (1) Xem xét các báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu các cơ quan này báo cáo những nội dung khác khi xét thấy cần thiết. (2) Xem xét báo cáo của các đoàn giám sát, bao gồm các đoàn giám sát theo chương trình giám sát của Quốc hội và chương trình giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp. (3) Tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Nhìn chung, với vị trí là cơ quan thường trực của Quốc hội, vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ yếu là cơ quan điều phối chương trình, cân nhắc về mặt quy trình, thủ tục để đưa các vấn đề trọng đại vào chương trình nghị sự của Quốc hội. Bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng được pháp luật giao thẩm quyền quyết định trong việc thực hiện một số nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng. Về định hướng phát 10
- triển vị trí, vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian tới,8 hiện nay có hai luồng quan điểm , đó là: Thứ nhất, xu hướng đưa Quốc hội từng bước tiến tới hoạt động thường xuyên, theo đó sẽ tăng số lượng, thời gian tiến hành kỳ họp Quốc hội (đồng nghĩa với việc tăng số lượng các phiên họp toàn thể) và thu hẹp thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ chịu trách nhiệm chuẩn bị cho các kỳ họp Quốc hội (xem xét, cho ý kiến về hồ sơ, tài liệu, quy trình thủ tục chuẩn bị các văn bản dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp) mà không còn những thẩm quyền riêng như: ban hành pháp lệnh, trực tiếp giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao... Trên thực tế hiện nay, đã và đang có những chính sách của Đảng và quy định của pháp luật thể hiện xu thế này. Chẳng hạn, trước khi Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có thẩm quyền: ”Trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội”9, nhưng hiện nay, thẩm quyền này đã bị bãi bỏ. Bên cạnh đó, nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X cũng khẳng định chủ trương đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội theo hướng tập trung cao hơn quyền lập pháp vào Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giảm ban hành pháp lệnh.10 Thứ hai, xu hướng củng cố tổ chức và hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, coi đây là một cơ cấu quan trọng, chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Quốc hội. Với việc thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng thời là thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có nhiệm vụ bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối 8 Các ý kiến thảo luận trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. 9 Khoản 8, Điều 91, Hiến pháp 1992. 10 Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua tại Hội nghị lần thứ tư, khoá X "Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội". 11
- với hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Như vậy, thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội không những không thu hẹp mà còn được tăng cường và mọi vấn đề quan trọng Quốc hội sẽ xem xét trên cơ sở Tờ trình, Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chúng tôi cho rằng, việc xây dựng Ủy ban thường vụ Quốc hội trở thành một ”Quốc hội thu nhỏ” để xem xét, quyết định nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội (về mặt lý thuyết) khó có thể được Quốc hội đồng thuận trong giai đoạn hiện nay, khi Quốc hội đang tiếp tục cải tiến, đổi mới hoạt động theo hướng ngày càng dân chủ, công khai và rộng mở hơn. Tuy nhiên, với việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước trong Hiến pháp thì việc tồn tại cơ cấu Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội là tất yếu. Do đó, vị trí, vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội nói chung sẽ tiếp tục được củng cố và phát huy trong hoạt động của Quốc hội. 1.2.2. Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động chất vấn Trong việc tổ chức thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội, theo quy định tại Điều 16, Điều 49 Luật tổ chức Quốc hội, Điều 25 Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Tại các kỳ họp Quốc hội: 1. Nghe báo cáo về việc tiếp nhận, tổng hợp, phân loại chất vấn của đại biểu Quốc hội; 2. Dự kiến các nội dung và danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và báo cáo Quốc hội quyết định; yêu cầu người bị chất vấn chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; 3. Khi xét thấy cần thiết, đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn. - Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội: 12
- 1. Chỉ đạo việc tiếp nhận chất vấn của đại biểu Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn; 2. Quyết định thời hạn, hình thức trả lời chất vấn; 3. Xem xét việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội được Quốc hội quyết định cho trả lời tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chất vấn khác được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; 4. Xem xét việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong trường hợp cần điều tra; 5. Xem xét việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời bằng văn bản của người trả lời chất vấn và được Chủ tịch Quốc hội đồng ý đưa ra thảo luận trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội; 6. Khi xét thấy cần thiết, ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn. Như vậy, có thể thấy rằng, Ủy ban thường vụ Quốc hội là một cơ cấu quan trọng trong việc giúp Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ luật định, cả trong lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng. Riêng đối với việc thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền ”xem xét việc trả lời chất vấn” đối với bốn loại chất vấn của đại biểu Quốc hội, đó là: (1) Các chất vấn cần điều tra; (2) Các chất vấn được Quốc hội quyết định cho trả lời tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; (3) Các chất vấn được ”gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội” mà Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định ”hình thức trả lời” là ”trả lời trước Ủy ban thường vụ Quốc hội”. 13
- (4) Các chất vấn đã được trả lời bằng văn bản mà đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời bằng văn bản của người trả lời chất vấn và được Chủ tịch Quốc hội đồng ý đưa ra thảo luận trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 1.3- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội 1.3.1. Mục đích Trong các văn bản pháp luật hiện hành, từ Hiến pháp đến Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và các văn bản liên quan khác, khi đề cập đến hoạt động chất vấn tại các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội đều sử dụng thuật ngữ ”xem xét việc trả lời chất vấn”. Vậy thế nào là xem xét việc trả lời chất vấn, mối quan hệ giữa thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét việc trả lời chất vấn và quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội; có phải trong mọi trường hợp tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội đều là việc ”Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét việc trả lời chất vấn”? Nếu như quyền chất vấn là quyền riêng có của cá nhân đại biểu Quốc hội thì hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội với tư cách là một tập thể, một cơ quan của Quốc hội khi xem xét việc trả lời chất vấn là nhằm hướng vào chủ thể trả lời chất vấn; đồng thời, là một hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với các cá nhân do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Trong trường hợp này, có thể hiểu Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét, đánh giá việc trả lời đối với những chất vấn đã có, đã xác định trước của đại biểu Quốc hội. Hay nói cách khác, đây chỉ là một hoạt động giám sát của chủ thể Ủy ban thường vụ Quốc hội, không phải là hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, với yêu cầu về chủ thể quyết định tiến hành và nội dung của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội (Quốc hội quyết định trong trường 14
- hợp cần điều tra về vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn; Chủ tịch Quốc hội quyết định trong trường hợp đại biểu Quốc hội đề nghị khi không đồng ý với nội dung trả lời bằng văn bản của người trả lời chất vấn) có thể thấy, đây là một hoạt động không phổ biến với mục đích là để làm sáng tỏ hơn những vấn đề đại biểu Quốc hội đã chất vấn tại kỳ họp Quốc hội hoặc giữa hai kỳ họp Quốc hội và đây cũng chính là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét việc trả lời chất vấn. Theo Luật hoạt động giám sát, Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, với việc quy định “những chất vấn được gửi tới Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội” và “những chất vấn khác do Quốc hội giao” đều có thể được đưa ra chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội thì hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội có mục đích là nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội và giải quyết nốt những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu lên tại kỳ họp Quốc hội nhưng chưa có điều kiện về thời gian để chất vấn trực tiếp tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Vì vậy, trong trường hợp này, có thể hiểu bản chất của hoạt động là: Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét việc trả lời chất vấn, đồng thời, tổ chức để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội; hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội là sự tiếp nối của hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội. Chủ thể của hoạt động không chỉ là Ủy ban thường vụ Quốc hội mà còn là đại biểu Quốc hội vì đại biểu sẽ tham dự và tiếp tục đặt câu hỏi chất vấn. Do đó, có thể nói, đây không chỉ là hoạt động giám sát của riêng Ủy ban thường vụ Quốc hội mà còn là hoạt động giám sát của các vị đại biểu Quốc hội đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân được Quốc hội bầu, phê chuẩn. Như vậy, ở các thời điểm khác nhau, Quốc hội có những quyết định khác nhau về mục đích của hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đồng thời, những chủ thể chính mà hoạt động này hướng tới trong hai trường hợp nêu trên cũng khác nhau. Chúng tôi cho rằng, vào thời điểm Quốc 15
- hội thông qua Hiến pháp năm 1992, những quy định của Hiến pháp và sau đó được cụ thể hóa tại Luật tổ chức Quốc hội về hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội là phù hợp với thực tiễn hoạt động của Quốc hội với số lượng chất vấn của đại biểu Quốc hội không nhiều, mức độ công khai hóa hoạt động của Quốc hội còn hạn chế (các phiên họp chất vấn chưa được truyền hình, phát thanh trực tiếp để nhân dân theo dõi)... Hơn hai nhiệm kỳ sau đó, với những đổi mới không ngừng cả về tổ chức và phương thức hoạt động, Quốc hội nước ta đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Cử tri và nhân dân cả nước theo dõi sát sao hơn, đặt nhiều kỳ vọng hơn vào hoạt động của Quốc hội nói chung và các vị đại biểu Quốc hội nói riêng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội vào thời điểm Quốc hội thông qua Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 đã khác hơn so với năm 1992. Đó có thể là những lý giải cho những “thay đổi” hay “mở rộng” hơn về mục đích tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội của Luật hoạt động giám sát so với Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội như trên. Những điểm mở rộng đó chính là xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và đã được đa số đại biểu Quốc hội chấp thuận với việc biểu quyết thông qua Luật hoạt động giám sát. Cũng có ý kiến băn khoăn về việc có nên tổ chức một cách thường xuyên hoạt động chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp như hiện nay hay chỉ nên tổ chức hoạt động này khi ”có vấn đề bức xúc trong thực tiễn”, ví dụ như vụ thất thoát ngân sách nhà nước ở các Tập đoàn Vinashin, Vinalines hay vụ vi phạm pháp luật trong cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng ... Tuy vậy, ý kiến khác lại cho rằng việc tổ chức thường xuyên các phiên họp chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội chính là thông điệp của Quốc hội gửi tới cử tri để cử tri thấy được tính thường xuyên, liên tục trong hoạt động của Quốc hội. Bên cạnh đó, quan niệm về ”vấn đề bức xúc trong thực tiễn” để tổ chức hoạt động này cũng không nên cứng nhắc, hoàn toàn có thể tổ chức chất vấn về những vấn đề 16
- nhỏ nhưng có ý nghĩa xã hội to lớn và thể hiện tính chất phản ứng nhanh của Quốc hội với các vấn đề bức xúc trong xã hội. 11 Chúng tôi cho rằng, việc tổ chức hoạt động chất vấn ”khi có vấn đề” theo cách giải thích ở trên là rất cần thiết, nhằm gắn hoạt động của cơ quan lập pháp với đời sống sinh động của xã hội, thực hiện quyền giám sát của mình đối với các thiết chế khác. Tuy vậy, để phù hợp với điều kiện hoạt động của Quốc hội nước ta, mỗi năm chỉ họp hai kỳ, phần lớn các đại biểu Quốc hội đều hoạt động kiêm nhiệm, vì thế, việc tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và mục đích của hoạt động này cần phải được quy định một cách linh hoạt, gắn với thực tiễn sinh động của cuộc sống. Ủy ban thường vụ Quốc hội nên được giao đủ thẩm quyền để vừa tổ chức hoạt động chất vấn một cách thường xuyên, định kỳ, vừa có thẩm quyền tổ chức hoạt động chất vấn khi có vấn đề bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, có vấn đề ”cần điều tra” để trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc khi đại biểu Quốc hội không thỏa mãn với câu trả lời bằng văn bản của người trả lời chất vấn. 1.3.2. Ý nghĩa Để tìm hiểu về ý nghĩa của hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, trước hết, cần phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hoạt động chất vấn tại kỳ họp và chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội: - Quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội cho dù được thực hiện tại các kỳ họp Quốc hội hay tại các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội đều là việc thực hiện một trong những hình thức giám sát của đại biểu Quốc hội. Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn là diễn đàn để đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối 11 Ý kiến thảo luận tại Tọa đàm về Hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hà Nội, 12.4.2012 17
- cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời. Đi kèm theo quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội là trách nhiệm phải trả lời câu hỏi chất vấn của các đối tượng theo quy định của pháp luật. Hậu quả pháp lý của hoạt động là đều có thể dẫn tới việc xác định trách nhiệm chính trị, pháp lý của người trả lời chất vấn, cụ thể và rõ ràng nhất là có thể dẫn tới việc bỏ phiếu tín nhiệm. - Về đối tượng, thành phần tham gia: chất vấn tại kỳ họp là hoạt động của một ”phiên họp toàn thể”, với sự có mặt của tất cả các vị đại biểu Quốc hội, còn chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội thì đối tượng, thành phần tham dự hạn hẹp hơn: 1- Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2- Các vị đại biểu Quốc hội có chất vấn được trả lời tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. 3- Các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương, Hà Nội và một số tỉnh lân cận. 4- Khách mời của Ủy ban thường vụ Quốc hội không phải là đại biểu Quốc hội (tham dự nhưng không chất vấn).12 Tuy nhiên, cho đến phiên họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cải tiến cách thức tiến hành phiên họp chất vấn, theo đó, toàn thể đại biểu Quốc hội ở 63 tỉnh, thành phố có điều kiện để tham dự trực tiếp phiên chất vấn thông qua truyền hình trực tuyến, có quyền đặt câu hỏi đối với người trả lời chất vấn. Như vậy, sự khác biệt về đối tượng, thành phần phiên họp chất vấn tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội đã không còn mà chỉ là sự khác biệt trong cách thức tổ chức phiên họp. - Về tính chất của hoạt động: tại kỳ họp Quốc hội, hoạt động chất vấn là hoạt động giám sát tối cao, còn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội là hoạt động giám sát của cơ quan thường trực của Quốc hội và đồng thời là hoạt động 12 Kế hoạch số 98/KH-UBTVQH12 ngày 28 tháng 2 năm 2008 về việc tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ bảy của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII (tháng 3-2008) 18
- giám sát của đại biểu Quốc hội. Trường hợp có Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn thì Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực cao hơn so với Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Về nội dung chất vấn, một trong những mục đích hướng tới của hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được xác định ngay từ những phiên họp đầu tiên là để dành thời gian chất vấn tại kỳ họp Quốc hội tập trung vào các vấn đề ở tầm vĩ mô, còn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, sẽ tiến hành chất vấn đối với những vấn đề thời sự, mới phát sinh trong thực tế. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế để đưa “những vấn đề thời sự, mới phát sinh trong thực tế” vào phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội còn chưa rõ ràng, gặp nhiều khó khăn bởi số lượng câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến giữa hai kỳ họp là rất ít. Các nội dung chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ yếu là những nội dung do Quốc hội quyết định tại kỳ họp trước đó, vì vậy, tính thời sự không thật cao và khó có thể nói đó không phải là những vấn đề “ở tầm vĩ mô”. Vì vậy, sự khác biệt trong nội dung chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và kỳ họp Quốc hội không thực sự rõ ràng. Như vậy, ở thời điểm hiện nay, trong điều kiện hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội có tính chất gần giống với hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, việc tổ chức hoạt động này chỉ đơn thuần mang ý nghĩa tăng tần suất hoạt động giám sát của Quốc hội nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, do các phiên họp chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, được nhiều phương tiện thông tin đại chúng, báo chí bình luận, đưa tin nên đã thu hút sự chú ý rộng rãi của nhân dân và công luận về những vấn đề bức xúc về kinh tế, xã hội, có tác động mạnh mẽ và cũng là sức ép, áp lực để Chính phủ giải quyết kịp thời và triệt để hơn những vấn đề bức xúc được đại biểu Quốc hội thay mặt cử tri nêu lên. Ở một số nước, nhiều bộ trưởng phải từ chức do áp lực của công luận chứ không nhất thiết là áp lực từ phía Nghị viện. Đồng thời, thông qua các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội, 19
- cử tri cũng có điều kiện để hiểu biết tốt hơn về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước; về hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp; về những chính sách mới ban hành và sắp ban hành, như vậy, đóng góp tích cực vào việc dân chủ hóa và minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan trọng bộ máy nhà nước. Tóm lại, nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội cho thấy về cơ bản, việc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động này là phù hợp với những nguyên lý cơ bản và điều kiện về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về việc tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII (tháng 5,6-2012) vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 27/2012/QH13 về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó có nội dung đổi mới hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Có thể nói, hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp sẽ góp phần tạo thêm diễn đàn để thảo luận và giúp đại biểu Quốc hội có thêm thông tin cần thiết để đưa ra quyết định của mình. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực thi quyền lực nhà nước và hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội ở Việt Nam hiện nay: Phần 2
93 p | 65 | 14
-
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (tiếp theo) - Trần Thị Thu Hương
13 p | 118 | 10
-
Một số hạn chế của pháp luật hộ tịch và giải pháp hoàn thiện
8 p | 155 | 9
-
Quản lý, khai thác và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp
12 p | 125 | 8
-
Hoàn thiện quy định của luật xử lý vi phạm hành chính về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
4 p | 19 | 6
-
Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
10 p | 61 | 6
-
Hoàn thiện hàng lang pháp lý về thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông
3 p | 32 | 6
-
Học thuyết về hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền - Phần thứ hai: Khái niệm và nội hàm (1) Những nguyên tắc cơ bản (2) và Những cơ sở khoa học - Thực tiễn của việc soạn thảo (3)
11 p | 11 | 5
-
Về các quan điểm chỉ đạo tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới
9 p | 12 | 5
-
Hoàn thiện luật sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thị trường chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
8 p | 38 | 5
-
Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý luật sư và hành nghề luật sư
8 p | 12 | 5
-
Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý dự trữ ngoại hối góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
8 p | 30 | 5
-
Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ Luật Hình sự năm 2015
6 p | 48 | 4
-
Hoàn thiện cơ sở pháp lý góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”
6 p | 39 | 3
-
Học thuyết về hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự - nền tảng lý luận của chiến lược phát triển pháp luật hình sự
31 p | 32 | 3
-
Một số vấn đề đặt ra trong hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác truy nã
5 p | 37 | 3
-
Một số bình luận về quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông
10 p | 41 | 2
-
Hoàn thiện quy chế pháp lý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam
7 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn