Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ<br />
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA<br />
EVALUATION OF COST MANAGEMENT ACCOUNTING<br />
IN KHANH HOA CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY<br />
Nguyễn Kim Nhàn1, Nguyễn Thị Hiển2<br />
Ngày nhận bài: 21/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 22/10/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tổ chức tốt kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí là điều kiện cần thiết để thúc đẩy tốt hơn công tác<br />
quản lý. Đó còn là cơ sở cho kiểm soát, sử dụng chi phí của đơn vị một cách có hiệu quả. Kế toán quản trị chi phí là một<br />
trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính cũng như sử<br />
dụng nguồn lực đơn vị. Qua nghiên cứu đặc điểm quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa, nghiên cứu<br />
chỉ ra những hạn chế, những nguyên nhân trong công tác kế toán quản trị chi phí. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải<br />
pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa.<br />
Từ khóa: kế toán quản trị chi phí, kế toán, công ty cổ phần, xây dựng, Khánh Hòa<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Good organization for management accounting, especially cost management accounting is a necessary condition<br />
to promote better management, it is also the basis for the effective control, cost use of a company. Cost management<br />
accounting is one of the basic content of management accounting and displays an important role in the finance management<br />
and resources use of a company. Based on research about the characteristics of cost management in Khanh Hoa construction<br />
joint-stock company, the study shows the limitations, the reasons for the cost management accounting. So, this study<br />
suggest some solutions to improve the cost management accounting in the Khanh Hoa construction joint-stock company.<br />
Keywords: cost management accounting, accounting, joint-stock company, construction, Khanh Hoa<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp<br />
phải thường xuyên dựa vào nhiều nguồn thông tin<br />
khác nhau để ra quyết định quản trị nhằm đạt được<br />
kết quả tốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh<br />
của mình. Tuy nhiên để có được nguồn thông tin<br />
đầy đủ, tin cậy, kịp thời, phục vụ tốt nhất cho công<br />
tác ra quyết định quản lý, doanh nghiệp không có<br />
cách nào khác là phải xây dựng hệ thống kế toán<br />
quản trị cho doanh nghiệp mình. Nhưng trong thời<br />
gian qua vấn đề áp dụng hệ thống kế toán quản trị<br />
ở Việt Nam chưa được lãnh đạo các doanh nghiệp<br />
quan tâm đúng mức. Các quyết định đã được đưa<br />
ra dựa vào nguồn thông tin không phù hợp đã làm<br />
cho các doanh nghiệp mất đi nhiều lợi thế trong thời<br />
buổi cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó,<br />
1<br />
2<br />
<br />
công tác quản trị các nguồn lực sản xuất, nguồn<br />
lực tài chính và nguồn nhân lực của nhiều doanh<br />
nghiệp Việt Nam thực sự chưa đạt được hiệu quả<br />
như mong muốn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự<br />
tồn tại, phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh<br />
nghiệp trên thương trường.<br />
Với Công ty, việc ứng dụng kế toán quản trị chi<br />
phí trong hoạt động quản lý còn là vấn đề mới mẻ,<br />
chưa được triển khai một cách đồng bộ và khoa<br />
học. Ở một mức độ nhất định, Công ty đã vận dụng<br />
một số nội dung trong công tác lập dự toán, tính giá<br />
và kiểm soát chi phí nhưng chưa khai thác và phát<br />
huy hết ưu thế của loại công cụ quản lý khoa học<br />
này. Chính vì thế mà các chi phí tại Công ty chưa<br />
được kiểm soát hiệu quả, đã làm cho lợi nhuận<br />
của Công ty trong nhiều năm liền đều giảm. Do đó,<br />
<br />
Nguyễn Kim Nhàn: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
việc đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí tại<br />
Công ty là việc làm vô cùng cần thiết, nhằm kịp thời<br />
xử lý và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định<br />
của các nhà quản trị, hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng của nghiên cứu này là thực trạng kế<br />
toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng<br />
Khánh Hòa.<br />
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Dữ liệu nghiên cứu<br />
Dữ liệu được thu thập trực tiếp bởi tác giả thông<br />
qua phỏng vấn chuyên gia và thu thập thông qua sổ<br />
sách báo cáo từ năm 2011 - 2012.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Các phương pháp được áp dụng trong nghiên<br />
cứu này là: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh<br />
kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Các<br />
chuyên gia được mời phỏng vấn bao gồm chuyên<br />
gia nội bộ: Ban Giám đốc, Trưởng, Phó phòng thuộc<br />
Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa.<br />
2.3. Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị chi phí<br />
Chi phí được hiểu theo quan điểm kế toán quản<br />
trị là “dòng phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động<br />
hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết<br />
định, chi phí cũng có thể là dòng phí tổn ước tính để<br />
thực hiện dự án, những phí tổn mất đi do lựa chọn<br />
phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh”.<br />
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế<br />
toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý và cung<br />
cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc<br />
thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch<br />
định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định.<br />
Theo định nghĩa của Luật Kế toán (khoản 3, điều 4):<br />
“Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích<br />
và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính trong nội bộ<br />
đơn vị kế toán”.<br />
Trên cơ sở nội dung hướng dẫn của Thông tư<br />
số 53/2006/TT-BTC thì công việc của kế toán quản<br />
trị nói chung có thể xác định nội dung của kế toán<br />
quản trị chi phí như sau:<br />
- Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh;<br />
- Xác định giá phí đơn vị sản phẩm;<br />
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí<br />
bộ phận theo từng trung tâm chi phí;<br />
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối<br />
lượng và lợi nhuận;<br />
- Phân tích thông tin chi phí để lựa chọn thông<br />
tin thích hợp cho các quyết định kinh doanh.<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Khi xem xét nội dung của Kế toán quản trị chi<br />
phí cho thấy có sự giao thoa giữa nội dung của kế<br />
toán chi phí và kế toán quản trị chi phí, vậy giữa<br />
chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Thực chất<br />
Kế toán quản trị chi phí được tách ra từ kế toán chi<br />
phí, giai đoạn đầu của kế toán quản trị được hình<br />
thành từ kế toán chi phí giúp cho việc xác định và<br />
kiểm tra chi phí của các nhà quản trị. Song kế toán<br />
chi phí cung cấp cả thông tin kế toán tài chính và kế<br />
toán quản trị vì đối tượng sử dụng thông tin kế toán<br />
chi phí bao gồm các cá nhân, tổ chức bên ngoài và<br />
các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp. Điều đó<br />
khẳng định về mặt đối tượng sử dụng, thông tin kế<br />
toán chi phí nói chung rộng hơn đối tượng sử dụng<br />
thông tin Kế toán quản trị chi phí. Về mặt nội dung<br />
kế toán chi phí bao gồm hai bước cơ bản:<br />
- Tập hợp chi phí, tính giá thành, phân tích<br />
chênh lệch chi phí trong kỳ để cung cấp thông tin<br />
kế toán quản trị và thông tin cho việc lập các báo<br />
cáo tài chính;<br />
- Cân đối chi phí, xử lý điều chỉnh chênh lệch<br />
chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ về chi phí<br />
thực tế.<br />
Thông tin kế toán chi phí cung cấp vừa mang<br />
tính linh hoạt thường xuyên, mang tính chuẩn mực<br />
và định kỳ. Thông tin kế toán quản trị chi phí vừa<br />
mang tính linh hoạt, thường xuyên và hữu ích,<br />
không bắt buộc phải tuân theo những chuẩn mực<br />
của chế độ kế toán hiện hành.<br />
Nếu như thông tin kế toán chi phí cung cấp là<br />
những thông tin quá khứ được xử lý từ các tài liệu<br />
lịch sử, thông qua việc lập các báo cáo chi phí và giá<br />
thành nhằm kiểm soát chi phí và hạ giá thành, thì<br />
thông tin Kế toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm<br />
cả những thông tin quá khứ, và những thông tin dự<br />
báo thông qua việc lập các kế hoạch và dự toán<br />
chi phí trên cơ sở các định mức chi phí (bao gồm<br />
cả các định mức về số lượng và định mức về đơn<br />
giá) nhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm<br />
căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định về giá bán<br />
sản phẩm, quyết định ký kết các hợp đồng, quyết<br />
định tiếp tục xây dựng hay giao thầu lại cho đơn<br />
vị khác…<br />
Như vậy, Kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh<br />
đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của<br />
các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý (trong đó tập<br />
trung vào cấp quản trị cấp thấp như các tổ, đội, hay<br />
bộ phận quản lý và phục vụ - là nơi trực tiếp phát<br />
sinh các chi phí) nhằm gắn trách nhiệm của các nhà<br />
quản trị với chi phí phát sinh thông qua hình thức<br />
thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâm<br />
chi phí (nguồn gây ra chi phí).<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Kế toán chi phí quan tâm đến các chi phí thực<br />
tế phát sinh theo loại chi phí, tổng mức chi phí và chi<br />
tiết theo từng mặt hàng.<br />
Như vậy, Kế toán quản trị chi phí trả lời câu hỏi<br />
chi phí sẽ là bao nhiêu, thay đổi như thế nào khi<br />
có sự thay đổi về sản lượng sản xuất, ai phải chịu<br />
trách nhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi của<br />
chi phí và giải pháp cần đưa ra để điều chỉnh, thì kế<br />
toán chi phí trả lời câu hỏi chi phí thực tế đã phát<br />
sinh là bao nhiêu, những chi phí nào được tính vào<br />
giá thành sản phẩm, giá thành thực tế của từng đơn<br />
vị sản phẩm.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đánh giá chung về công tác kế toán quản trị<br />
chi phí tại Công ty Cổ phẩn Xây dựng Khánh Hòa<br />
Dựa trên nghiên cứu về thực trạng công tác kế<br />
toán quản trị chi phí tại Công ty cho phép đưa ra một<br />
số đánh giá sau đây:<br />
- Những mặt đạt được:<br />
Một là, Công ty đang trong quá trình xây dựng,<br />
đổi mới toàn diện về trình độ sản xuất và công tác<br />
quản lý, vì vậy Công ty đã bước đầu có sự quan tâm<br />
hơn về tình hình kiểm soát chi phí thông qua các<br />
báo cáo về chi phí, giá thành do bộ phận kế toán<br />
tài chính lập.<br />
Hai là, mặc dù Công ty không tổ chức bộ máy<br />
kế toán quản trị chi phí nhưng có sử dụng một số<br />
chỉ tiêu, các báo cáo đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt<br />
động kinh doanh từ số liệu kế toán tài chính.<br />
Ba là, Công ty đã bước đầu xây dựng trung tâm<br />
chi phí đối với các phòng, ban, các tổ, đội thi công<br />
và các trưởng phòng, ban phải chịu trách nhiệm trực<br />
tiếp về các chi phí phát sinh tại bộ phận của mình.<br />
- Những mặt còn tồn tại:<br />
Một là, Ban lãnh đạo Công ty chưa có sự quan<br />
tâm đúng mức về tổ chức thực hiện công tác kế<br />
toán quản trị chi phí.<br />
Hai là, các dự toán chưa được lập đầy đủ, chủ<br />
yếu là lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chung cho<br />
Công ty, chưa cụ thể cho từng bộ phận.<br />
Ba là, Công ty cũng chưa tổ chức kế toán trách<br />
nhiệm, chưa xác định đâu là trung tâm chi phí, đâu<br />
là trung tâm doanh thu, đâu là trung tâm lợi nhuận,<br />
trung tâm đầu tư; chưa phân loại chi phí theo cách<br />
ứng xử để phân tích mối quan hệ chi phí - khối<br />
lượng - lợi nhuận. Quyền lực còn tập trung chủ yếu<br />
trong tay Ban lãnh đạo công ty, chưa có sự phân<br />
chia quyền hạn và quy trách nhiệm rõ ràng cho từng<br />
bộ phận. Vì thế, hiệu quả kinh doanh các tuyến<br />
chưa cao, chưa khuyến khích được nhân viên cấp<br />
dưới tích cực làm việc.<br />
<br />
124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Bốn là, việc lựa chọn phương pháp tính giá<br />
thành của Công ty là chưa hợp lý. Mặc dù Công<br />
đã tập hợp chi phí riêng cho từng hoạt động nhưng<br />
phương pháp tính giá thành đối với hoạt động xây<br />
dựng, hoạt động trộn bê tông thương phẩm là chưa<br />
chính xác, toàn bộ chi phí phát sinh cho quá trình<br />
xây dựng, quá trình sản xuất bê tông trong kì đều<br />
theo dõi chung. Chính vì điều này mà Công ty không<br />
theo dõi được cụ thể chi phí cho từng công trình,<br />
từng loại bê tông thương phẩm hoàn thành để từ đó<br />
nhằm có biện pháp cụ thể giảm giá thành sản phẩm<br />
đối với từng hạng mục công trình, từng công trình,<br />
từng thành phẩm bê tông cụ thể.<br />
Năm là, do Công ty chưa tổ chức công tác kế<br />
toán quản trị chi phí nên việc cung cấp thông tin còn<br />
chồng chéo, chưa kịp thời. Bên cạnh đó, do khối<br />
lượng công việc phát sinh nhiều nhưng số lượng<br />
nhân sự kế toán còn thiếu và phần mềm kế toán của<br />
Công ty đã quá cũ không đáp ứng được nhu cầu<br />
cho việc tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí.<br />
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán<br />
quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng<br />
Khánh Hòa<br />
Từ đặc điểm của lĩnh vực xây dựng và nhu cầu<br />
thông tin về chi phí cung cấp cho việc thực hiện các<br />
chức năng của nhà quản trị tại Công ty như hoạch<br />
định, tổ chức thực hiện, kiểm soát chi phí, xây dựng<br />
các quyết định về giá bán sản phẩm, lựa chọn mặt<br />
hàng sản xuất, quyết định tiếp nhận hay từ chối một<br />
đơn đặt hàng sản xuất, … có thể xác định nội dung<br />
của kế toán quản trị chi phí tại Công ty như sau:<br />
Thứ nhất, phân loại chi phí tại Công ty theo yêu<br />
cầu của kế toán quản trị (như phân loại theo mối<br />
quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, hay theo<br />
tính chất chi phí…). Đây là cơ sở cho việc lập dự<br />
toán chi phí, tập hợp chi phí theo từng bộ phận và<br />
phân tích thông tin chi phí…Việc phân loại các chi<br />
phí trong Công ty thành biến phí, định phí và chi phí<br />
hỗn hợp là điều rất khó và việc phân loại này chỉ<br />
mang tính chất tương đối. Bởi các chi phí phát sinh<br />
trong Công ty rất đa dạng và phong phú, có những<br />
chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm<br />
sản xuất ra nhưng có những chi phí lại phụ thuộc rất<br />
ít và không rõ rệt so với sự thay đổi của sản phẩm.<br />
Để kiểm soát hiệu quả chi phí và hạ giá thành<br />
sản phẩm, chi phí được phân loại theo cách ứng xử<br />
chi phí sau:<br />
- Chi phí biến đổi (biến phí): Chi phí khả biến<br />
là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng<br />
hoạt động theo một tỉ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt<br />
động tăng, làm tăng chi phí khả biến tăng theo<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
tài sản cố định đường thẳng, chi phí vật liệu bao<br />
và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm, làm<br />
bì, chi phí công cụ dụng cụ (dàn giáo, dụng cụ thi<br />
giảm chi phí khả biến. Ví dụ như: chi phí nguyên vật<br />
công…), chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí điện<br />
liệu trực tiếp (xi măng, đá 1 - 2, cát, chất phụ gia,<br />
nước, điện thoại tại bộ phận giám sát công trình),<br />
gạch, ngói, chi phí mua bê tông thương phẩm…) vì<br />
lương nhân viên giám sát… Hầu hết các chi phí<br />
các chi phí này được xác định dựa vào khối lượng<br />
này không thay đổi so với khối lượng công trình<br />
công trình, hạng mục công trình xây dựng, chi phí<br />
tạo ra.<br />
nhân công trực tiếp (tiền lương, tiền công, các khoản<br />
Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí<br />
phụ cấp, các khoản trích theo lương phải trả cho thợ<br />
khác bằng tiền phát sinh phát sinh tại Công ty hầu<br />
cả, thợ phụ….) do tiền lương của công nhân được<br />
hết là tương đối cố định, không thay đổi nhiều khi<br />
tính theo khối lượng công việc hoàn thành tương ứng.<br />
sản lượng hoặc khối lượng sản xuất thay đổi, trừ<br />
- Chi phí cố định (định phí): Chi phí bất biến<br />
chi phí thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác<br />
không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng<br />
đá. Do vậy, chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh đưa<br />
hoạt động trong phạm vi phù hợp, ví dụ như chi phí<br />
vào chi phí cố định và chi phí khác bằng tiền của chi<br />
khấu hao máy trộn bê tông, khấu hao văn phòng<br />
phí sản xuất chung cho hoạt động khai thác đá đưa<br />
quản lý, khấu hao xe tải vận chuyển… vì hiện tại<br />
vào chi phí hỗn hợp.<br />
Công ty đang áp dụng phương pháp trích khấu hao<br />
Bảng 1. Phân loại chi phí<br />
Khoản mục chi phí<br />
<br />
Tài khoản<br />
<br />
Biến phí<br />
<br />
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp<br />
<br />
621<br />
<br />
X<br />
<br />
2. Chi phí nhân công trực tiếp<br />
<br />
622<br />
<br />
X<br />
<br />
Định phí<br />
<br />
3. Chi phí sản xuất chung<br />
<br />
627<br />
<br />
- Chi phí nhân viên phân xưởng<br />
<br />
6271<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí vật liệu<br />
<br />
6272<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí công cụ dụng cụ<br />
<br />
6273<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí khấu hao TSCĐ<br />
<br />
6274<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí dịch vụ mua ngoài<br />
<br />
6277<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí khác bằng tiền<br />
<br />
6278<br />
<br />
4. Giá vốn hàng bán<br />
<br />
632<br />
<br />
5. Chi phí bán hàng<br />
<br />
641<br />
<br />
Hỗn hợp<br />
<br />
X<br />
X<br />
<br />
- Chi phí nhân viên bán hàng<br />
<br />
6411<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí vật liệu, bao bì<br />
<br />
6412<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí công cụ dụng cụ<br />
<br />
6413<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí khấu hao TSCĐ<br />
<br />
6414<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí bảo hành<br />
<br />
6415<br />
<br />
- Chi phí dịch vụ mua ngoài<br />
<br />
6417<br />
<br />
X<br />
X<br />
<br />
- Chi phí khác bằng tiền<br />
<br />
6418<br />
<br />
X<br />
<br />
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp<br />
<br />
642<br />
<br />
- Chi phí nhân viên quản lý<br />
<br />
6421<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí vật liệu quản lý<br />
<br />
6422<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí đồ dùng văn phòng<br />
<br />
6423<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí khấu hao TSCĐ<br />
<br />
6424<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí thuế, phí, lệ phí<br />
<br />
6425<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí dự phòng<br />
<br />
6426<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí dịch vụ mua ngoài<br />
<br />
6427<br />
<br />
X<br />
<br />
- Chi phí khác bằng tiền<br />
<br />
6428<br />
<br />
X<br />
<br />
Thứ hai, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở để kiểm soát, đánh giá chi phí và dự toán các<br />
nguồn lực cung ứng cho Công ty. Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh sẽ được lập tương ứng cụ thể với các<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
quy mô sản xuất khác nhau, do lĩnh vực sản xuất<br />
của Công ty có tính thời vụ và phụ thuộc vào điều<br />
kiện thời tiết, phần lớn sản xuất theo đơn đặt hàng<br />
nên việc lập dự toán có ý nghĩ quan trọng trong việc<br />
đưa ra các quyết định về giá bán ở các quy mô sản<br />
xuất khác nhau cho các nhà quản trị.<br />
Các mục tiêu cụ thể sẽ được các trưởng phòng,<br />
ban chịu trách nhiệm và chỉ đạo các cá nhân cùng<br />
phải thực hiện các dự toán ngân sách của Công ty,<br />
bao gồm:<br />
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Việc<br />
lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giúp<br />
cho nhà quản trị xác định được lượng nguyên vật<br />
liệu trực tiếp cần thiết nhằm phục vụ cho sản xuất<br />
cũng như lượng tồn nguyên vật liệu. Việc lập dự<br />
toán chính xác nguyên vật liệu sẽ giúp cho quá trình<br />
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được liên<br />
tục, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Chính vì thế,<br />
Công ty xác định mức dự trữ tối thiểu của nguyên<br />
vật liệu là 5% khối lượng nguyên vật liệu cần cho<br />
sản xuất. Với định mức lượng nguyên vật liệu được<br />
xác định căn cứ trên số lượng nguyên vật liệu cần<br />
thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Đơn giá<br />
nguyên vật liệu được xác định là giá của một đơn vị<br />
nguyên vật liệu cuối cùng sau khi đi trừ các khoản<br />
giảm giá, chiết khấu bao gồm giá mua và các khoản<br />
chi phí thu mua.<br />
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Đối với<br />
định mức lượng là thời gian cho phép hoàn thành<br />
một sản phẩm, được xây dựng căn cứ trên năng<br />
lực làm việc trung bình của người lao động làm<br />
việc trong điều kiện bình thường. Định mức giá là<br />
tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản<br />
trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) để<br />
trả cho một đơn vị thời gian lao động trực tiếp, được<br />
xây dựng căn cứ trên các yếu tố như: lương đã kí<br />
kết thỏa thuận với người lao động, cách trả lương<br />
của các công ty cùng ngành nghề, mức sống của<br />
người dân, qui định của luật lao động…<br />
- Dự toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản<br />
xuất chung thường liên quan đến các hoạt động<br />
phục vụ cho quá trình sản xuất mà khó xác định mối<br />
liên hệ của chúng đến một sản phẩm cụ thể nào.<br />
Các khoản mục chi phí của chi phí sản xuất chung<br />
tương đối ổn định với sản phẩm sản xuất nên tạm<br />
thời tác giả xác định chi phí sản xuất chung chỉ bao<br />
gồm định phí sản xuất. Riêng đối với hoạt động khai<br />
thác đá, chi phí thuế tài nguyên được xác định căn<br />
cứ trên số lượng đá khai thác thực tế do vậy thuế tài<br />
nguyên được xem là biến phí.<br />
- Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý<br />
doanh nghiệp: Với bản dự toán này, nhà quản lý<br />
<br />
126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2014<br />
có thể lường trước được lợi nhuận ở nhiều mức<br />
doanh thu khác nhau khi nắm rõ chi phí ứng xử theo<br />
sự thay đổi của doanh thu. Chi phí bán hàng và chi<br />
phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp tương<br />
đối ổn định với số lượng sản phẩm sản xuất trừ chi<br />
phí bảo hành sản phẩm nên theo tác giả đưa chi<br />
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào<br />
chi phí cố định để thuận tiện cho việc theo dõi lập<br />
dự toán.<br />
Việc lập dự toán sẽ được thực hiện mỗi năm<br />
một lần, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có<br />
những biến động khách quan về các yếu tố chi phí<br />
thì Công ty sẽ tiến hành xem xét và điều chỉnh cho<br />
phù hợp với tình hình thực tế.<br />
Thứ ba, tập hợp chi phí và tính giá thành sản<br />
phẩm cho từng công trình, cho từng mặt hàng bê<br />
tông thương phẩm. Đối với hoạt động xây dựng,<br />
Công ty có các chu kỳ sản xuất tương đối dài nên<br />
Công ty có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành<br />
theo đơn đặt hàng. Đối với hoạt động trộn bê tông<br />
thương phẩm, chu kì sản xuất sản phẩm rất ngắn,<br />
với cùng một loại nguyên liệu nhưng sản xuất ra<br />
nhiều sản phẩm bê tông có MAC khác nhau nên<br />
phương pháp tính giá thành sản phẩm thường được<br />
sử dụng tại công ty là phương pháp trực tiếp kết hợp<br />
phương pháp hệ số hoặc tính giá theo đơn hàng. Để<br />
đảm bảo cung cấp thông tin chi phí đơn vị sản phẩm<br />
chính xác đòi hỏi công ty phải lựa chọn phương<br />
pháp tính giá và các tiêu thức phân bổ chi phí phù<br />
hợp. Thông tin chi phí đơn vị sản phẩm là căn cứ để<br />
xác định giá vốn hàng bán, giá trị hàng tồn kho, định<br />
giá bán sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh<br />
bộ phận nhằm đánh giá mức đóng góp của từng bộ<br />
phận đối với kết quả chung của Công ty.<br />
Thứ tư, tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện<br />
chi phí bao gồm: Kiểm tra thực hiện chi phí bộ phận<br />
đánh giá trách nhiệm quản lý theo từng trung tâm<br />
chi phí, cung cấp thông tin cho chức năng kiểm soát<br />
chi phí của các bộ phận quản lý trong Công ty.<br />
Trung tâm chi phí bao gồm các bộ phận: từng<br />
đội thi công, bộ phận kinh doanh, bộ phận kế toán,<br />
bộ phận tổ chức - hành chính, trạm trộn bê tông, tổ<br />
khai thác đá. Mỗi trung tâm đều có nhóm trưởng<br />
chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động liên quan<br />
đến bộ phận của mình trước Giám đốc và Hội đồng<br />
quản trị của Công ty thông qua các báo cáo:<br />
- Đội thi công lập các báo cáo liên quan đến tình<br />
hình nhân sự, tiền lương phải trả cho công nhân,<br />
các chi phí phát sinh liên quan đến mua vật tư phục<br />
vụ thi công<br />
- Bộ phận kinh doanh lập các báo cáo liên quan<br />
đến việc tham gia đấu thầu, bảng dự toán chi phí<br />
<br />