intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện quy định về chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết tập trung làm rõ quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa đối với người bị buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích một số bất cập có liên quan đến quy định này, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện quy định về chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

  1. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Nguyễn Chí Hiếu TÓM TẮT: Nội dung bài viết tập trung làm rõ quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa đối với người bị buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích một số bất cập có liên quan đến quy định này, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: Người bào chữa, chỉ định bào chữa, quyền của người bị buộc tội ABSTRACT: The content of the article focuses on clarifying the legal provisions on appointment of defense counsels for accused persons in the current Vietnam Criminal Procedure Code. On that basis, the author analyzes some inadequacies related to this regulation, and proposes perfect solutions. Keywords: Defense counsels, appointment of defense, rights of the accused persons 1. Đặt vấn đề Chế định bào chữa là một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận xuyên suốt trong pháp luật tố tụng hình sự các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chế định này mang ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích của người bị buộc tội và đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự1, hạn chế làm oan người hoặc pháp nhân vô tội, tránh bỏ lọt tội phạm. Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa2. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi phạm tội bị cơ quan có thẩm quyền truy cứu hoặc hạn chế trong tư duy, lập luận của người bị buộc tội vì độ tuổi, nhược điểm về tinh thần, thể chất nhưng người bị buộc tội không có người bào chữa được mời thì Cơ quan có  ThS, giảng viên Bộ môn Luật Tư pháp, khoa Luật trường Đại học Cần Thơ; Email: nchieu@ctu.edu.vn 1 Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2015, trang 154. 2 Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 323
  2. thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chỉ định bào chữa cho người bị buộc tội 3 nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 quy định về “Chỉ định người bào chữa”, cụ thể: “1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình”. Từ quy định trên, có thể hiểu “Chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự là việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức như: Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc trường hợp luật định, nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và cụ thể hóa tính nhân đạo của Nhà nước.” Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được đánh giá có sự sửa đổi, bổ sung theo hướng đảm bảo hơn quyền của người bị buộc tội theo tinh thần cải cách tư pháp, thể hiện rõ tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, nội hàm quy định này vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi và hoàn thiện. 2. Quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam 3 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 324
  3. Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định pháp lý về chỉ định bào chữa. Nội dung về trình tự, thủ tục chỉ định bào chữa được hướng dẫn tại Thông tư 46/2019/TT-BCA. 2.1. Chủ thể được chỉ định người bào chữa Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, trong quá trình giải quyết vụ án, không phải bất kỳ người bị buộc tội nào không có người bào chữa được mời thì cũng thuộc trường hợp được chỉ định người bào chữa. Khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội nếu họ, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa trong các trường hợp sau: Thứ nhất, bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. Thứ hai, người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. So sánh với quy định tại Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì quy định chỉ định người bào chữa tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có sự sửa đổi, bổ sung nhằm “thể chế hóa chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước và phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta”4. Cụ thể: - Đối với trường hợp chỉ định bào chữa cho bị can, bị cáo theo khung hình phạt bị truy cứu mà không có người bào chữa được mời: Điều luật mở rộng thêm trường hợp bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân5, góp phần đảm bảo hơn nữa quyền bào chữa của các bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm về tội đặc biệt nghiêm trọng, giải quyết bất cập về tỷ lệ người bào chữa tham gia trong các vụ án hình sự còn thấp6. - Đối với trường hợp chỉ định bào chữa cho người bị buộc tội dựa vào độ tuổi, tình trạng thể chất hoặc tâm thần mà không có người bào chữa được mời: Điều luật mở rộng đối 4 PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (Chủ biên), Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, trang 173. 5 Trước đây, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định trường hợp “bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự” mà không có người bào chữa được mời mới thuộc trường hợp được chỉ định bào chữa (xem điểm a khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003). 6 TS. Luật sư Phan Trung Hoài, Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, trang 226 325
  4. tượng được chỉ định không chỉ có bị can, bị cáo mà còn có người bị bắt, người bị tạm giữ 7 nhằm đảm bảo việc chỉ định cho người bị buộc tội được thực hiện sớm nhất khi có người bị buộc tội chứ không phải đến khi họ bị khởi tố về hình sự. Bên cạnh đó, quy định người có nhược điểm về thể chất phải trong tình trạng không thể tự bào chữa mới thuộc trường hợp được chỉ định bào chữa thay vì chỉ “có nhược điểm về thể chất” như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Ngoài ra điều luật cũng thay thế cụm từ “người chưa thành niên” thành “người dưới 18 tuổi” để giúp nội dung quy định liên quan đến người chưa thành niên được chỉ định bào chữa được tiếp cận rõ ràng, dễ hiểu. 2.2. Chủ thể yêu cầu hoặc đề nghị cử người bào chữa Khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định thẩm quyền yêu cầu hoặc đề nghị cử người bào chữa cho người bị buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thuộc về Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bao gồm Cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra8. Theo đó, tùy vào từng giai đoạn tố tụng hình sự mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ có trách nhiệm yêu cầu hoặc đề nghị Đoàn luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho người bị buộc tội khi họ thuộc trường hợp được chỉ định người bào chữa. Có thể thấy nếu như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định chủ thể yêu cầu, đề nghị cử người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được chỉ định người bào chữa là thẩm quyền thuộc về Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án9, thì đến Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, nhà làm luật đã mở rộng thẩm quyền trên còn thuộc về Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc các trường hợp luật định đối với các vụ án hình sự do các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt 7 So sánh điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định chỉ định bào chữa đối với “bi can, bị cáo….” Thì điểm b khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chỉ định bào chữa đối với “người bị buộc tội…” mà người bị buộc tội theo luật bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. (xem điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) 8 Điểm a khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 9 Xem: khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 326
  5. động điều tra thụ lý việc khởi tố và tiến hành điều tra10, giúp người bị buộc tội được tiếp cận sớm việc trợ giúp pháp lý của nhà nước. 3. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định liên quan về chỉ định người bào chữa Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy những điểm tồn tại trong nội hàm quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật, đảm bảo hơn nữa quyền của người bị buộc tội được tiếp cận sớm nhất quyền được bào chữa, nâng cao tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần giải quyết vụ án trên cơ sở bình đẳng giữa bên buộc tội và gỡ tội. 3.1. Quy định về chủ thể được chỉ định người bào chữa a. Bất cập Thứ nhất, điểm a khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình và không có người bào chữa được mời thuộc trường hợp được chỉ định người bào chữa. Theo cá nhân tôi, quy định trên xuất phát từ tính chất nhân đạo của nhà nước đối với bị can, bị cáo đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng, và quan trọng hơn hết là mức án tối đa mà người bị buộc tội có thể bị tuyên bởi Tòa án. Trong trường hợp này, pháp luật mong muốn đảm bảo cho người bị buộc tội có được người bào chữa, làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét đầy đủ hơn các yếu tố gỡ tội trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, khía cạnh khác, xét trong sự tương đồng về khả năng có thể bị kết án từ 20 năm trở lên tù đối với trường hợp bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội khác nhau mà mức cao nhất của khung hình phạt bị truy cứu ở từng tội danh chưa đến 20 năm nhưng tổng hợp mức cao nhất của các khung hình phạt có thể là từ 20 năm tù đến 30 năm tù11 và đồng thời họ không có người bào chữa được mời. Chính xác theo quy định pháp luật tố tụng hiện hành, người bị buộc tội trong trường hợp này không được chỉ định người bào chữa. 10 Xem: khoản 1 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 11 Tham khảo thêm quy định “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội” tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 327
  6. Thứ hai, điểm b khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa là một trong những chủ thể được chỉ định bào chữa bắt buộc nếu họ, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản dưới luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn chi tiết như thế nào là có nhược điểm về thể chất mà không có khả năng tự bào chữa? Điều này có thể dẫn đến quan điểm không đồng nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi đánh giá tình trạng không có khả năng bào chữa của người bị buộc tội trên thực tế. Song song đó, nếu việc xác định tình trạng này mang tính chủ quan hoặc tốn nhiều thời gian để kiểm tra, xác minh sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự công bằng giữa người bị buộc tội trong việc được chỉ định người bào chữa. Thứ ba, đối với trường hợp Cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình năm 2015 nhưng trong tiến trình giải quyết vụ án sau đó, người bị buộc tội chuyển tiếp đủ 18 tuổi trở lên. Vấn đề pháp lý đặt ra là người bào chữa được chỉ định trong vụ án này sẽ tiếp tục thực hiện hay kết thúc việc bào chữa theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trước đó? Nếu tiếp tục thực hiện việc bào chữa theo chỉ định thì không đúng luật vì thực tế người bị buộc tội không còn trong tình trạng dưới 18 tuổi, nhưng nếu kết thúc việc bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa trong trường hợp này là “nửa vời”, không đạt ý nghĩa của việc chỉ định người bào chữa mà điều luật hướng đến. b. Giải pháp đề xuất hoàn thiện Một là, kiến nghị bổ sung vào điểm a khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trường hợp được chỉ định người bào chữa đối với bị can, bị cáo về nhiều tội mà tổng hợp mức cao nhất của các khung hình phạt bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ là từ 20 năm tù đến 30 năm tù khi họ không có người bào chữa được mời. Thiết nghĩ, mức án tổng hợp là từ 20 năm tù trở lên nếu bị Tòa án tuyên sẽ tác động lớn đến số phận pháp lý của người bị buộc tội, vì thế pháp luật cần thiết cho họ có được sự bào chữa bắt buộc khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án mà họ đang bị khởi tố về hình sự, đang bị đưa ra xét xử. Điều này tạo được sự bình đẳng về quyền được chỉ định bào chữa đối tất cả bị can, bị cáo có thể bị kết án 328
  7. ở mức từ 20 năm tù trở lên mà không phụ thuộc vào việc họ có bị truy cứu ở một tội danh hay bị truy cứu đồng thời ở nhiều tội danh hay không. Hai là, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết những trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không có khả năng tự bào chữa để tạo tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, tiến hành việc chỉ định người bào chữa kịp thời cho người bị buộc tội, đảm bảo cho họ có được sự chỉ định người bào chữa sớm nhất có thể mà không bị chậm trễ do chưa có văn bản hướng dẫn xác định tình trạng trên. Tác giả kiến nghị tham khảo kinh nghiệm pháp luật tố tụng hình sự của Nhật Bản và Trung Quốc - trước mắt, xem xét đưa vào văn bản hướng dẫn Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không có khả năng bào chữa là người câm, điếc, mù12. Bởi lẽ, xét cho cùng người bị buộc tội với nhược điểm về thể chất trên rất khó khăn để tự bào chữa tốt cho mình trước sự buộc tội của Viện kiểm sát – cơ quan thực hiện chức năng công tố. Ba là, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành hướng dẫn chi tiết việc đã thực hiện chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi theo luật định nhưng quá 12 Khoản (iii) Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản quy định “bị cáo bị câm hoặc điếc” thuộc một trong các trường hợp được Tòa án chỉ định bào chữa; Điều 34 Luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng quy định “nếu bị cáo là người mù, câm hoặc điếc hoặc là người chưa thành niên và vì vậy chưa có người bào chữa thì Toà án nhân dân phải chỉ định một luật sư có nghĩa vụ trợ giúp pháp lý làm người bào chữa cho họ”. Article 37 Japan Criminal procedure Code: “The court may appoint defense counsel ex-officio if there is no defense counsel for the accused when: (i) the accused is a minor; (ii) the accused is over seventy years of age; (iii) the accused is unable to hear or speak; (iv) there is the possibility that the accused is insane or has diminished capacity; (v) it is deemed necessary for other reasons.” Article 34 China Criminal procedure Law: “A criminal suspect or defendant who has not entrusted a defender due to financial difficulties or other reasons, the criminal suspect or defendant himself/herself or his/her close relatives may file an application with a legal aid agency which may designate a lawyer as his/her defender where the application satisfies the conditions for legal aid services. With respect to a criminal suspect or defendant who is vision, hearing or speech impaired, or who is a mentally challenged person but has not lost entirely the ability of recognition or the ability to control his/her conducts, if such person has not entrusted anyone to be his/her defender, the people’s court, the people’s procuratorate and the public security organ concerned shall inform a legal aid agency to designate a lawyer as his/her defender”. 329
  8. trình giải quyết vụ án chưa kết thúc thì người bị buộc tội đủ 18 tuổi, tạo cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật đúng, thống nhất. Theo quan điểm cá nhân tác giả, trong trường hợp này, việc bào chữa theo chỉ định vẫn được tiếp tục cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng hoặc khi người bị buộc tội từ chối việc bào chữa với những lý do sau: thứ nhất, ý nghĩa ban đầu của việc chỉ định người bào chữa là tính nhân đạo đối với với người bị buộc tội được đảm bảo xuyên suốt quá trình tố tụng; thứ hai: phù hợp với nghĩa vụ của người bào chữa: “Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan” theo điểm c khoản 3 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 201513. 3.2. Quy định về trình tự, thủ tục chỉ định người bào chữa a. Bất cập Thứ nhất, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 lần đầu tiên quy định các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền yêu cầu hoặc đề nghị cử người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc các trường hợp được chỉ định bào chữa trong những vụ án do họ phụ trách khởi tố, điều tra. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục chỉ định người bào chữa của các cơ quan này. Nói cách khác, pháp luật quy định thẩm quyền nhưng không hướng dẫn quy trình thực hiện, từ đó gây ra nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về hoạt động chỉ định người bào chữa của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được chỉ định bào chữa của người bị buộc tội trong những trường hợp luật định. Thứ hai, Khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị Đoàn luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa trong những trường hợp luật định. Theo đó các chủ thể này phải có trách nhiệm thực hiện việc cử người bào chữa để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Đối với trường hợp người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý, thì Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn cụ thể “Trường 13 Hiện tại chưa có văn bản nào của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn trường hợp “người bị buộc tội từ dưới 18 tuổi sang đủ 18 tuổi qua quá trình giải quyết vụ án chưa kết thúc” thuộc một trong những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan để người bào chữa được quyền kết thúc việc thực hiện bào chữa theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 330
  9. hợp nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Trung tâm, Chi nhánh có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý”14, đây được xem là cơ sở pháp lý để Trung tâm trợ giúp pháp lý sắp xếp cử người bào trong thời gian được hợp lý được hướng dẫn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thời hạn để các tổ chức này cử người bào chữa là bao lâu được tính kể từ khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị cử người bào chữa của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng? Điều này có thể dẫn đến việc cử người bào chữa của các tổ chức này có thể chậm trễ, ảnh hưởng đến quyền của người bị buộc tội. Thứ ba, Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, trong đó Mục II của Nghị quyết “về việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo” có hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục chỉ định bào chữa của cơ quan có thẩm quyền. Hiện tại, văn bản này chưa được thay thế bởi văn bản hướng dẫn khác. Việc này gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng vì có rất nhiều nội dung trong Nghị quyết không còn phù hợp để hướng dẫn pháp luật tương tự cho tất cả các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong đó có quy định về chỉ định bào chữa đã có nhiều sửa đổi, bổ sung so với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. b. Giải pháp đề xuất hoàn thiện Một là, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức cử người bào chữa cho người bị buộc tội trong các vụ án do mình phụ trách việc khởi tố, điều tra. Tác giả kiến nghị, trong văn bản hướng dẫn này cần 14 Xem thêm tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC- VKSNDTC. 331
  10. phải làm rõ một số vấn đề như: thời điểm Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức có liên quan cử người bào chữa cho người bị buộc tội; thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ… Thiết nghĩ, với văn bản hướng dẫn chi tiết, rõ ràng và đầy đủ về trình tự, thủ tục chỉ định người bào chữa của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ góp phần đảm bảo cho người bị buộc tội thuộc các trường hợp chỉ định người bào chữa có được sự bảo vệ sớm nhất khi họ không có người bào chữa được mời. Hai là, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thời hạn mà Đoàn luật sư có trách nhiệm phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình kể từ khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị cử người bào chữa của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo quan điểm tác giả, thời hạn này nên được quy định đồng nhất với thời hạn mà Trung tâm, Chi nhánh trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC- VKSNDTC, cụ thể “Trường hợp nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Đoàn luật sư có trách nhiệm phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì các Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sự cử ngay người bào chữa, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử ngay bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình”. Điều này là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo sự bình đẳng về quyền được tiếp cận sớm với người bào chữa được chỉ định giữa những người bị buộc tội cũng như bình đẳng trong trách nhiệm thực hiện cử người bào chữa giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. 332
  11. Ba là, đối với Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cần nhanh chóng được thay thế bởi một văn bản hướng dẫn mới phù hợp với nội dung quy định pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Bởi lẽ, “văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”15, bên cạnh đó quy định về chỉ định người bào chữa nói riêng và nhiều quy định khác trong phần “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung, thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và thực hiện chủ trương cải cách tư pháp. Việc có một văn bản hướng dẫn mới thay thế cho Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc áp dụng và thực thi pháp luật tố tụng hình sự, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đảm bảo hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng. 4. Kết luận Chỉ định người bào chữa là nội dung được ghi nhận, kế thừa và phát triển qua các Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988, 2003 và 2015. Quy định này không chỉ mang tính chất nhân đạo đảm bảo cho người bị buộc tội trong một số trường hợp luật định có được người bào chữa nhằm giúp họ gỡ tội, giảm trách nhiệm hình sự mà còn góp phần làm quá trình giải quyết vụ án hình sự trở nên công bằng, khách quan hơn trong mối tương quan đối trọng giữa bên buộc tội và gỡ tội. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa mang lại thì vẫn còn tồn tại bất cập cần được phân tích, đánh giá để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp, đáp ứng nhiệm vụ chung Bộ luật tố tụng hình sự là “bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” 16. 15 Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi năm 2020. 16 Điều 2 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 333
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; 2. Bộ luật Tố tụng hình sự Nhật Bản; 3. PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (Chủ biên), Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016; 4. PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2015; 5. TS. Luật sư Phan Trung Hoài, Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016. 334
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0