Hoàn thiện Xuất nhập khẩu bao bì tại Cty Packetport - 4
lượt xem 4
download
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cũng như nhiều doanh nghiệp quốc doanh khác ban đầu công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì cũng gặp phải những khó khăn lúng túng. Những nhược điểm trong cơ chế quản lý cũ đã bộc lộ rõ nét: sản xuất đình trệ, Công nhân không có việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng giảm sút,...Nhưng với tinh thần quyết...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn thiện Xuất nhập khẩu bao bì tại Cty Packetport - 4
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cũng như nhiều doanh nghiệp quốc doanh khác ban đầu công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì cũng gặp phải những khó khăn lúng túng. Những nhược điểm trong cơ chế quản lý cũ đã bộc lộ rõ nét: sản xuất đình trệ, Công nhân không có việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng giảm sút,...Nhưng với tinh thần quyết tâm cao, cán bộ công nhân trong Công ty đã phấn đấu đổi mới, tự thích nghi và tìm được chỗ đứng của mình trong cơ chế thị trường. Công ty đã nhanh chóng thoát ra kh ỏi thời kỳ đình trệ, từng bước phát triển sản xuất và phát triển đi lên. Để đáp ứng nhu cầu thị trường Công ty mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nghiên cứu sản xuất, Công ty đã vận dụng các kiến thức mới về kinh tế thị trường, áp dụng các hình thức tiếp thị đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã chú trọng tới việc đào tạo lại cán bộ công nhân viên, thực hiện sàng lọc trong nội bộ, bố trí sản xuất phụ, thực hiện chế độ hoạch toán trong nội bộ, giao quyền chủ động cho các xí nghiệp thành viên,...Do đó mà, trong khi một số doanh nghiệp quốc doanh khác lao đao phá sản thì Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì vẫn vững vàng và khẳng định sức sống của mình. Tóm lại, với truyền thống 26 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì đã trải qua nhiều bước thăng trầm cùng với sự biến đổi của cơ chế quản lý của Nhà nước. Để đứng vững trong cơ chế thị trường và góp phần đưa nước ta ra nhập thị trường thế giới Công ty đã luôn phát huy truyền thống lao động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh, vượt qua những thử thách gay go của nền kinh tế thị trường từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com kinh tế đất nước, góp phần tích cực trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty XNK và kỹ thuật Bao bì. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động bộ máy của Công ty. 2.1 a. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc Công ty tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi quyền lợi - nghĩa vụ của Công ty tr ước pháp luật và các cơ quan quản lý của Nhà nước. Giúp việc cho Giám đốc Công ty là phó Giám đốc Công ty do Giám đốc Công ty đề nghị và được Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hay một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao. Giám đốc Công ty quy định cơ cấu, tổ chức bộ máy, nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và mối quan hệ của các đơn vị trực thuộc Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước. * Chức năng của các phòng ban được quy định như sau: + Phòng kế hoạch tổng hợp. - Có chức năng xây dựng và tổng hợp các loại kế hoạch, giúp Giám đốc kiểm tra đôn đốc về sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, xây dựng cơ bản,... - Nghiên cứu, tổng hợp và xử lý thông tin thị trường trong và ngoài nước kịp thời báo cáo, đáp ứng cho sản xuất kinh doanh.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch dự trữ, kế hoạch kiến thiết cơ bản, tổng hợp và lập báo cáo thực hiện kế hoạch. + Phòng kinh doanh vật tư bao bì: - Thực hiện mua bán, liên doanh liên kết sản xuất các loại vật t ư nguyên liệu, thiết bị, sản phẩm bao bì và các hàng hoá khác. - Giao dịch ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán gia công, vận chuyển,... theo dõi tình hình buôn bán vật tư. - Khai thác nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu và khai thác nguồn hàng xuất khẩu cho Công ty. Nghiên cứu tình hình thị trường, mức giá cả để có thể thông báo kịp thời cho các phòng ban chi nhánh liên quan. + Phòng xuất nhập khẩu 1+2+3: - Phòng XNK bao gồm phòng XNK 1, 2 và 3. Ba phòng này th ực hiện các chức năng kinh tế đối ngoại theo điều lệ của Công ty và theo quy định của Nhà nước. Được phép XNK các loại bao bì và sản phẩm liên quan đến bao bì + Tổng kho Cổ Loa: - Có chức năng bảo quản, xuất nhập, tái chế hàng của Công ty đặt tại khu vực. Xuất nhập hàng hoá kịp thời và đúng trình tự. Mở sổ sách theo dõi tình hình XNK hàng hoá, đối chiếu chứng từ luân chuyển cho các phòng ban liên quan. + Phòng nghiên cứu phát triển: - Có trách nhiệm nghiên cứu thị trường để có tin tức cập nhật cho Công ty, áp dụng những tiến bộ khoa học hợp lý nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm sản xuất. + Phòng tổ chức hành chính:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Giúp Giám đốc nghiên cứu và xây dựng quản lý kinh doanh điều hành công tác sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời điều hành công tác hành chính. - Tổ chức sắp xếp cán bộ, thực hiện chế độ với cán bộ + Phòng tài vụ kế toán: - Giúp Giám đốc tổ chức hoạch toán kinh tế bằng tiền, tổ chức mọi hoạt động kinh doanh - sản xuất trong phạm vi cả Công ty. - Tổ chức hoạch toán kinh tế ở Công ty và hướng dẫn hoạch toán kinh tế với các đơn vị trực thuộc. Tổ chức duyệt quyết toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc. - Thực hiện các chế độ chính sách về kế toán. - Tham gia vào quá trình duyệt quyết toán ký kết các hợp đồng thương mại với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Cơ cấu tố chức của PACKEXPORT là một chỉnh thể thống nhất, quan hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện những mục tiêu chung của Công ty. Các tổ chức tham mưu quản lý, các văn phòng đaị diện tại nước ngoài, các đơn vị kinh doanh và các xí nghiệp liên doanh trong và ngoài nước liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị cũng như của toàn Công ty. Đồng thời các bộ phận này cũng chịu sự quản lý, chỉ đạo và điều hành chung của ban giám đốc PACKEXPORT. b. Cơ chế hoạt động. Để có thể thích nghi tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, PACKEXPORT cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong cả nước đều ý thức được điều quan trọng rằng: cần thoả mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, nhằm lôi kéo
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com được, duy trì được thị phần và thu được lợi nhuận, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách tăng nhanh số vòng quay. Để thực hiện được mục tiêu này trước hết PACKEXPORT cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi về trình độ nghiệp vụ, có kiến thức nhất định về ngành hàng kinh doanh (chủ yếu là máy móc thiết bị). Đồng thời PACKEXPORT cũng phải tạo ra một tổ chức hoạt động gọn nhẹ, phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên và mỗi ca kíp làm việc. Quán triệt tinh thần đó, ban lãnh đạo PACKEXPORT đã quyết định trao quyền tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh cho các đơn vị, theo đó các đơn vị kinh doanh phải tự nghiên cứu thị trường (có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các văn phòng đại diện trực thuộc Công ty ở nước ngoài). Các đơn vị này phải chuyển dự thảo hợp đồng và phương án sử dụng vốn sang bộ phận kế hoạch tài chính để xin cấp vốn. Sau đó toàn bộ các hồ sơ này phải được đề trình lên Tổng giám đốc để phê duyệt. Chỉ khi có chữ ký của Tổng giám đốc thì các đơn vị mới được phép rút vốn tại ngân hàng vốn và tổ chức thực hiện các khâu tiếp theo. Riêng đối với những dự án nhập khẩu thiết bị toàn bộ và dây truyền công nghệ có giá trị lớn, cần đưa qua trung tâm tư vấn đầu tư và thương mại để tham mưu góp ý. Theo quy đinh 91/CP, đối với các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ có giá trị từ 5 - 10 triệu USD phải được đệ trình Hội Đồng thẩm định Nhà nước phê duyệt. Những hợp đồng có giá trị trên 10 triệu USD thì phải được Thủ tướng Chính phủ Nhà nước phê duyệt. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn nhưng dưới 5 triệu USD phải được Bộ Thương mại phê duyệt và phải có ý kiến của cơ quan chủ quản cũng như Bộ Tài chính. Tổ chức sản xuất. 2.2
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong thời gian qua, Công ty gặp tương đối nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động sản xuất. Trong đó nổi bật lên là khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực làm cho sản xuất trong nước phát triển chậm, dẫn đến nhu cầu về bao bì cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, ở các khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng đều xuất hiện thêm nhiều cơ sở sản xuất bao bì mới do bản thân các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, đầu tư tự sản xuất bao bì, tạo ra sự cung cấp khép kín trong nội bộ. Hoặc trong các doanh nghiệp tư nhân đầu tư sản xuất bao bì cũng tăng lên đáng kể. Việc các cơ sở sản xuất bao bì và tham gia sản xuất bao bì tăng lên trong khi nhu cầu tiêu thụ không tăng làm cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Để giành giật khách hàng, nhiều cơ sở bán phá giá, bán thấp hơn giá thành hay tạo ra cơ chế thị trường để lôi kéo thị trường làm cho thị trường tiêu thụ của các đơn vị sản xuất thuộc Công ty bị thu hẹp, hiệu quả sản xuất giảm. Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng phần lớn cá đơn vị sản xuất trong Công ty vẫn có đủ công ăn việc làm cho người lao động, tiếp tục khai thác thêm khách hàng mới bù đắp cho số khách hàng cũ đã bị san sẻ, mở thêm mặt hàng mới, mở thêm thị trường tiêu thụ mới ngoài khu vực. Đặc biệt, xí nghiệp in đa thu hút được lượng khách hàng khá lớn vào cuối năm 1998, tạo cho công ty đạt doanh số bán ra xấp xỉ 46,25 tỷ đồng. Năm 1999 dù gặp phải những khó khăn lớn như khủng hoảng trong khu vực (nước ta chịu ảnh hưởng muộn), thị trường bị thu hẹp, giá cả vật tư biến động mạnh cộng với cạnh tranh quyết liệt nên phần lớn giá bán các sản phẩm đều phải hạ làm cho doanh số và hiệu quả đạt thấp.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nhưng đến năm 2000 và 2001 tuy vẫn tồn tại những khó khăn nhưng các đơn vị của Công ty đã cố gắng để thực hiện nhiệm vụ được giao, sản xuất tương đối ổn định, về cơ bản có đủ việc làm cho người lao động. Quy trình sản xuất được chấn chỉnh thêm tạo điều kiện giảm giá thành quản lý vật tư, chi phí chất lượng giá cả tốt hơn. Vật tư đầu vào được cân đối và sử dụng hợp lý. Hàng do các đơn vị sản xuất tương đối ổn định về chất lượng, tỷ lệ sản phẩm hỏng giảm đáng kể so với các năm trước. Chi phí về điện, thông tin, chi phí ngoài sản xuất có tỷ lệ giảm hơn so với năm 2000. Thị trường là một trong những yếu tố quyết định của sản xuất kinh doanh do đó các xí nghiệp này đã chú trọng công tác này. Hiện nay những đơn đặt hàng có số lượng lớn và giá trị lớn không nhiều thì việc thực hiện các đơn đặt hàng có giá trị nhỏ đòi hỏi có sự cố gắng cao, tính toán hợp lý và khoa học. Qua thời gian sản xuất, năng lực quản lý và trình độ tay nghề của công nhân được nâng lên. Xí nghiệp in và sản xuất bao bì vẫn duy trì được hoạt động ổn định và có hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi thì Công ty vẫn còn bộc lộ một số yếu kém như hệ số quay vòng tài sản thấp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng thấp. Hoạt động sản xuất của xã hội nói chung và Công ty nói riêng rất khó khăn. Có đơn vị chuyển biến và xử lý công việc chưa khẩn trương nên ảnh hưởng đến doanh số, thị phần và hiệu quả của Công ty. Tinh thần chủ động của cán bộ công nhân viên và đặc biệt là đội ngũ l•nh đạo còn chưa cao, còn ảnh hưởng do tác động của cổ phần hoá Công ty. Đội ngũ lãnh đạo tại đơn vị sản xuất thiếu số lượng và chưa thích ứng với cơ chế thị truờng. Chế độ bảo
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com dưỡng máy móc chưa đều theo định kỳ thời gian dẫn đến tình trạng hoạt động vận hành của máy móc có lúc bị ngừng làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. 2.3 Một số nguyên liệu mà công ty sử dụng. + Gỗ bao gồm: Gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ dán. + Hoá chất bao gồm: PP, LDPE,Paraphin, nhựa. + Thép bao gồm: Thép lá, thép tráng kẽm, đai nẹp sắt, đinh thép dẹt, dây làm đinh, đai nẹp nhựa, kìm siết nẹp nhựa,cổ nút thùng phi. + Giấy bao gồm: Giấy Carton kraff, giấyCarton duplex, giấy láng, các loại giấy khác. Các nguyên liệu mà công ty sử dụng chủ yếu là nguyên liệu nhập từ nước ngoài (chiếm 80%). Lượng nguyên liệu được nhập chủ yếu từ khu vực Châu á như: Nam triều tiên, Đài loan, Thái lan, Singapore, Nhật bản, Trung quốc, Inđonexia... 2.4. Công nghệ, máy móc thiết bị Công ty sử dụng. Công ty XNK & kỹ thuật bao bì là đơn vị hoạt động kinh doanh là chính. Do vậy, phần lớn máy móc thiết bị tập trung ở xí nghiệp sản xuất Bao bì Carton và xưởng in thực nghiệm. Hàng năm Công ty đều đầu tư tu bổ sắm trang thiết bị máy móc mới cho phù hợp với tương lai. Công ty gồm hệ thống máy móc sau: - Máy in ROLANDZ K38, hai màu, khổ in 72* 102 với công suất 10.000 tờ /giờ. - Máy dập hộp định hình tự động 8P 102- SE của hãng BOBST Thụy sỹ, khổ dập 72*120, công suất 7.500 tờ/giờ. - Hệ thống máy móc chế bản. - Hệ thống thiết bị chế bản khuôn cho máy bế hộp.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Dây truyền sản xuất Carton sóng- Việt nam. - Máy thổi nhựa (1995) của Đài loan. - Hệ thống máy thổi tạo hạt (1997) của Việt nam. 2..5. Lao động và tài chính của Công ty. + Lao động của Công ty bao gồm 278 người. Nhìn chung lực lượng lao động còn trẻ, đủ trình độ kỹ thuật tay nghề để đảm đương công việc sản xuất cũng như công tác quản lý của Công ty. Trong đó có: Cán bộ quản lý:15 người. - Viên chức nghiệp vụ: 30 người. - Công nhân: 233 người. - Cấp bậc bình quân: 3/7. - Trong điều kiện hiện nay Công ty vẫn đang tiếp tục nâng cao trình độ quản lý của cán bộ cũng như cấp bậc của công nhân nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tài chính của Công ty gồm: Tổng vốn của Công ty có: 21.520 triệu VND. - Vốn cố định của Công ty: 3.000 triệu VND. - Vốn lưu động của Công ty: 18.520 triệu VND. - Công ty là đơn vị hoạt động kinh doanh với tài khoản: Tiền Việt nam: 361.111.000.006. Ngân hàng ngoại thương Việt - Nam. Ngoại tệ: 362.111.370.006. Ngân hàng ngoại thương VIệt nam. -
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì trong thời gian qua. Nền kinh tế đổi mới theo hướng kinh tế thị trường thực sự đã làm bừng tỉnh các doanh nghiệp trước cung cách làm ăn cũ. Không ít doanh nghiệp có quy mô lớn đã bị phá sản, điều này cũng cho thấy nhược điểm của cơ chế quản lý cũ: tách rời các doanh nghiệp với thị trường thực của nó, sản xuất sản phẩm một cách thụ động theo mệnh lệnh của cấp trên giao. Trước bối cảnh đó, Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì cũng như doanh nghiệp nhà nước khác đã phải đối đầu vơí rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng với nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên, Công ty đã từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Cho đến nay Công ty đã đạt được những bước đi nhất định cả về chất và lượng, điều đó thể hiện qua những kết quả Công ty đạt được trong thời gian gần đây, từ 1998 - 2001. Nhìn vào bảng 1 ta thấy trong 4 năm vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra theo chiều hướng thuận lợi. Tuy nhiên, nước ta là nước nằm trong khu vực Đông Nam á nên không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào cuối năm 1997 và tất nhiên Công ty XNK và kỹ thuật bao bì cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Công ty chủ yếu nhập nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất và kinh doanh. Do đó, khi bị ảnh hưởng, tỷ giá VND/USD ngày càng tăng làm cho hoạt động nhập khẩu của Công ty trở nên khó khăn. Đồng thời hàng xuất khẩu khó khăn về giá cả trong nước và giá cả xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng nông sản, mỹ nghệ nên có những mặt hàng không thể xuất khẩu được do tính chất thời vụ hàng năm. Nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty là có lãi.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, năm 1999 do những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động vào làm giảm nhiều chỉ tiêu của Công ty, còn các năm khác các hoạt động của Công ty tăng đáng kể. Doanh thu của Công ty tăng lên một cách đáng kể trong những năm gần đây. Năm 1998 Công ty đạt được tổng doanh thu là 243,71 tỷ đồng thì sang năm 1999 do bị ảnh hưởng muộn của cuộc khủng hoảng tổng doanh số của Công ty giảm 24,35% tức chỉ đạt 184,36 tỷ đồng. Nhưng ngay sau đó, Công ty đã nỗ lực cải thiện tình hình, chấn chỉnh lại quản lý và sản xuất nên sang năm 2000 doanh thu của Công ty đạt được 255,46 tỷ tăng 12,5% so với năm 1999. Năm 2001 do Công ty chú trọng vào công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho nên doanh thu năm này chỉ đạt 246,2 tỷ đồng giảm 3,62% so với năm 2000. Điều này cho thấy rằng sản phẩm của Công ty vẫn tăng và tiếp tục được thị trường chấp nhận, uy tín của Công ty ngày càng được tăng lên. Sở dĩ doanh thu bán hàng của Công ty tăng nhanh như vậy trong thời gian vừa qua do một số nguyên nhân sau: - Do Công ty thực hiện được lượng xuất khẩu tương đối lớn trong khi tỷ giá USD/VNĐ tăng do doanh thu tăng. - Công ty đã tích cực chủ động trong việc tổ chức đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm được cải thiện, hạ giá thành sản phẩm do đó hạ giá bán trên thị trường. - Công ty đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường thông qua việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ: các chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đây vừa là đầu mối phân phối sản phẩm của Công ty vừa là nơi thu thập thông tin thị trường chuyển về Công ty.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Điều này giúp cho Công ty nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường để từ đó có đối sách thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, sang năm 1999 Việt Nam mới bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, trong khi đó các nước đã chịu ảnh hưởng nay đang coá chiều hướng khôi phục lại như Thái Lan, Inđônêxia làm cho hàng xuất khẩu của ta bị cạnh tranh và giảm xuống. Hàng hoá trong nước thì ứ đọng, giá cả và thị trường biến động mạnh, do đó năm 99 là một năm kinh doanh vất vả của Công ty, làm cho doanh thu cũng như moi chỉ tiêu khác đều giảm đáng kể. Tuy nhiên, với tinh thần chủ đạo cao, Công ty đã dần khôi phục lại vào năm 2000, 2001 và đạt được nhiều chỉ tiêu cao hơn năm 99 nhưng vẫn chưa thể phục hồi lại được tình hình như năm 98. Lợi nhuận là tiêu thức đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Có thể nói lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sự tăng trưởng của lợi nhuận đã cho ta thấy khả năng kinh doanh của Công ty. Ngoài nguyên nhân khủng hoảng đã phân tích ở trên làm lợi nhuận của Công ty giảm mạnh thì nguyên nhân làm lợi nhuận của năm 1999, 2000, 2001 chưa tăng bằng năm 1998 là do gần đây, Công ty chú trọng vào công tác mở rộng thị trường và cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài mức chứ không phải lợi nhuận. Tình hình nộp ngân sách phản ánh việc thực hiện nghĩa vụ công dân của Công ty đối với Nhà nước. Hầu hết các năm Công ty đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Năm 1998 là 14,622 tỷ đồng, năm 1999 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng Công ty vẫn nộp đầy đủ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm-TOCONTAP HANOI ”
66 p | 981 | 524
-
Báo cáo “ Hoàn thiện chiến lược Marketing thâm nhập thị trường than Nhật Bản tại công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế- Coalimex ”
98 p | 1404 | 265
-
Luận văn: Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu Hà Thiên – Galaxy
121 p | 1171 | 170
-
Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX sang thị trường các nước ASEAN”
65 p | 380 | 169
-
Luận văn: " Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX sang thị trường các nước ASEAN "
64 p | 271 | 89
-
Đề tài “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX sang thị trường các nước ASEAN”
65 p | 211 | 85
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Tổng Công ty Than Việt Nam
96 p | 261 | 69
-
Một số giải pháp Marketing hoàn thiện xuất khẩu nông sản sang thị trường khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Công ty kinh doanh Xuất nhập khẩu Việt - Lào
0 p | 221 | 55
-
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Điện ảnh – Truyền hình
42 p | 182 | 38
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển
103 p | 194 | 32
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng hóa tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội
110 p | 108 | 25
-
Luận văn : Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX sang thị trường các nước ASEAN
40 p | 131 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex
119 p | 131 | 19
-
Luận văn Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Nông lâm nghiệp
70 p | 96 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
108 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh
108 p | 22 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
111 p | 11 | 4
-
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TRONG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THưƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
26 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn