Trao ñoåi<br />
<br />
năm<br />
Nhà<br />
đã<br />
Nhiềunhững nay, Đảng vàchính nước để<br />
có<br />
chủ trương<br />
sách<br />
<br />
giúp các tỉnh Nam Trung bộ vừa bảo tồn và<br />
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của<br />
mình vừa thúc đẩy các hoạt động phát triển<br />
du lịch trên địa bàn miền Trung. Phát triển<br />
du lịch được Nghị quyết Đại hội VIII của<br />
Đảng nêu rõ là “...<br />
một hướng chiến<br />
lược quan trọng<br />
trong đường lối<br />
phát triển kinh<br />
tế - xã hội nhằm<br />
phát triển Công<br />
nghiệp<br />
hóa,<br />
hiện đại hóa đất<br />
nước”.<br />
<br />
Tam Giang, Gò Đình, Đồi Vang,... Đặc biệt<br />
là di chỉ khảo cổ học Sa Huỳnh ở Quảng<br />
Ngãi và các di chỉ khảo cổ cùng thời ở Bình<br />
Định, Phú Yên, như di chỉ Cồn Đình, Gò Ốc,<br />
Giồng Đồn, Hòn Một...Tất cả những điều đó<br />
minh chứng sự hội tụ văn hoá tiền Sa Huỳnh<br />
- Sa Huỳnh - tiền Chămpa trên mảnh đất này<br />
từ thời tiền, sơ sử.<br />
<br />
- Văn hoá<br />
Chămpa với đầy<br />
đủ những di tích<br />
và huyền thoại<br />
của nó, như khu<br />
đền thờ Mỹ Sơn,<br />
di tích Trà Kiệu,<br />
Phật viện Đồng<br />
Dương,<br />
nhóm<br />
tháp Khương Mỹ,<br />
Về phía chủ<br />
PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh* Chiêm Đàn, Bằng<br />
quan, lãnh đạo các<br />
tỉnh Nam Trung bộ<br />
An... ở Quảng Nam;<br />
và nhân dân nơi đây đã xác định được tầm thành Châu Sa, thành Cổ Lũy, thành Bàn Cờ<br />
quan trọng đặc biệt của việc phát triển du và nhiều các loại tượng Chàm, bia ký Chàm<br />
lịch để vừa tăng thu nhập, phát triển ngành ở Quảng Ngãi; các đền tháp, thành luỹ ở<br />
nghề kinh tế vừa tạo công ăn việc làm cho Phú Yên, như tháp Nhạn, tháp Đông Tác,<br />
người dân địa phương. Bởi vậy trong thời tháp Núi Bà, thành Hồ,... Đền, tháp, thành<br />
gian qua, du lịch các tỉnh Nam Trung bộ đã lũy Chăm không to lớn, đồ sộ như đền tháp<br />
đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Du Ấn Độ, Khơme, nhưng không kém phần uy<br />
khách biết nhiều đến các di sản văn hoá ở linh, đường bệ, “ kiến trúc Chăm có những<br />
khu vực này, như:<br />
nét đặc sắc riêng về chất liệu và kỹ thuật<br />
- Văn hoá tiền sử, sơ sử trên đất Nam xây dựng: tháp Chăm được xây bằng những<br />
Trung bộ với hệ thống các di tích tiền Sa viên gạch lớn với lớp vữa kết dính rất mỏng,<br />
(1)<br />
Huỳnh, như Bàu Dũ, với loại hình “Cồn sò tưởng chừng không có mạch hồ” . Đó được<br />
điệp”, Bàu Trám, bãi Ông và các di tích thời coi là những sắc thái kiến trúc độc đáo của<br />
đại Sa Huỳnh ở Quảng Nam, như Tam Mỹ, một nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm.<br />
(*)<br />
(1)<br />
<br />
Phụ trách khoa Du lịch Đại học Đông Á<br />
Sở VHTT Quảng Nam (2006), tr.212<br />
<br />
88<br />
<br />
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ<br />
Soá 04-2011<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trao ñoåi<br />
<br />
Văn hoá dấu tích lịch<br />
mạng-vô cùng phong phú và đasử - cách<br />
dạng của<br />
miền Trung với hệ thống thành luỹ, dinh<br />
trấn, hoàng thành, kinh thành từ thời các<br />
chúa Nguyễn và triều Nguyễn, như khu di<br />
tích Trường Lũy được xây dựng từ thế kỷ<br />
XVII, có chiều dài khoảng 130km, kéo dài<br />
từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện<br />
An Lão (tỉnh Bình Định), Phủ đường Tam<br />
Kỳ, Nghĩa Trũng viên ở Quảng Nam; lăng<br />
mộ, nhà lưu niệm các danh nhân văn hóa,<br />
các chí sĩ yêu nước, như lăng mộ và đền thờ<br />
Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Khánh Dư, Trần<br />
Quý Cáp, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh,<br />
Huỳnh Thúc Kháng,... ở Quảng Nam; mộ và<br />
đền thờ của Lương Văn Chánh, Lê Thành<br />
Phương ở Phú Yên... Đó là hệ thống cảng thị<br />
và phố thị cổ ở Hội An, Nước Mặn ở Bình<br />
Định... Đó là hệ thống di tích lịch sử cách<br />
mạng vô cùng phong phú và đa dạng, như<br />
di tích núi Chùa, chùa Hang, nhà lao Hội<br />
An, Thông Đăng, di tích các vụ thảm sát<br />
Sơn - Cẩm - Hà, Vĩnh Trinh, Thủy Bồ, Bình<br />
Dương, khu di tích nước Oa, địa đạo Phú An,<br />
Kỳ Anh, chiến thắng Núi Thành ở Quảng<br />
Nam, vụ thảm sát Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi, vụ<br />
thảm sát ở Bình Sơn, Tây Sơn ở Bình Định,<br />
vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh, địa đạo<br />
Gò Thì Thùng, di tích lịch sử - văn hóa quốc<br />
gia Vũng Rô ở Phú Yên,...<br />
Ngoài các di tích văn hoá nói trên,<br />
Nam Trung bộ còn lưu giữ nhiều di sản văn<br />
hoá vật thể, phi vật thể và cảnh quan sinh<br />
thái tự nhiên thơ mộng, trữ tình, như:<br />
(1)<br />
<br />
- Văn hoá sinh thái vùng miền đa dạng<br />
với một Nam Trung bộ của bờ biển và đầm<br />
phá, của đồng bằng ven sông, của đồi bãi<br />
và núi rừng; GS. Trần Quốc Vượng khi<br />
nói về xứ Quảng, đã viết: “Dưới cái nhìn<br />
địa - văn hóa, xứ Quảng là một đa phức thể<br />
(multiplex) văn hóa săn - hái - nương rẫy khai thác vàng (Bồng Miêu và vùng xung<br />
quanh), ngọc - khoáng sản, lâm sản ở vùng<br />
cao, văn hóa trồng trọt và chăn nuôi ở vùng<br />
đồng bằng, văn hóa chài cá, buôn bán, chế<br />
tạo thủy tinh ở vùng biển”(1). Và xứ Quảng<br />
trong nền cảnh chung của Nam Trung bộ là<br />
như vậy.<br />
- Văn hoá tộc người với những nét đặc<br />
trưng rất phong phú và đa dạng. Nơi đây lưu<br />
giữ nhiều nét bản sắc văn hoá các tộc người<br />
nói ngôn ngữ Việt - Mường, Hán - Hoa, Môn<br />
- Khơme, Nam Đảo. Nét đặc sắc văn hoá tộc<br />
người ở đây là tính đa dạng và độc đáo về<br />
loại hình, như loại hình kinh tế - văn hoá hái<br />
lượm săn bắn và nương rẫy ở vùng núi cao<br />
của người Cơtu, người Bana, Êđê, Xêđăng,<br />
Kor, văn hóa nương rẫy và ruộng nước vùng<br />
gò đồi bán sơn địa của người Hrê, người<br />
Chăm Hroi, văn hóa nông nghiệp dùng cày<br />
của người Việt ở vùng đồng bằng duyên hải<br />
mà cho đến nay còn lưu giữ rất nhiều những<br />
yếu tố truyền thống, như nhà rường, trang<br />
phục áo dài khăn đóng, cấu trúc dòng họ,<br />
giáp, phe, đền, miếu, đình, chùa...<br />
- Sinh thái tự nhiên thơ mộng, trữ tình,<br />
như bãi biển Sơn Trà - Điện Ngọc, núi Bà<br />
Nà, Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng, Cù Lao<br />
Chàm ở Quảng Nam...<br />
<br />
<br />
<br />
Sở VHTT Quảng Nam (2006), tr.37<br />
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ<br />
Soá 04-2011<br />
<br />
89<br />
<br />
Trao ñoåi<br />
<br />
Rõ<br />
trên<br />
đất Nam Trung bộ<br />
chứa đựngràngnhiềumảnh thắng và giá trị văn<br />
rất<br />
danh<br />
hoá đặc trưng; nhiều danh thắng và giá trị<br />
văn hoá trong số đó đã được khai thác hiệu<br />
quả vào hoạt động du lịch, như bãi biển Sơn<br />
trà, núi Bà Nà, thánh địa Mỹ Sơn, phố thị Hội<br />
An,... Có những giá trị văn hoá đang ở dạng<br />
tiềm năng du lịch, như hoạt động lễ hội, làng<br />
văn hóa sinh thái, văn hoá tộc người...Tuy<br />
nhiên ở mỗi địa phương, thế mạnh về tiềm<br />
năng du lịch có sự khác nhau. Đà Nẵng có<br />
thế mạnh về dịch vụ du lịch, về du lịch sinh<br />
thái biển, văn hoá làng nghề, văn hoá Chăm,<br />
văn hoá đình chùa, như bãi biển Sơn Trà,<br />
nghề chạm khắc đá, bảo tàng Chàm; Quảng<br />
Nam có thế mạnh về du lịch văn hoá lịch sử<br />
với di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ<br />
Sơn; Quảng Ngãi là văn hóa tộc người thiểu<br />
số Chăm Hroi, Bana, Kor, du lịch Trường<br />
Lũy, du lịch chứng tích tội ác chiến tranh<br />
Sơn Mỹ và du lịch khu công nghiệp lọc dầu<br />
Dung Quất; Bình Định là du lịch quê hương<br />
Nhà Tây Sơn và bảo tàng Quang Trung; Phú<br />
Yên lại có thế mạnh là du lịch sinh thái biển,<br />
du lịch danh thắng (đầm Ô Loan, thắng cảnh<br />
gành Đá Đĩa, vũng Rô), di tích lịch sử văn<br />
hóa và lịch sử cách mạng (tháp Nhạn, thành<br />
Hồ, Cổ Thành, địa đạo gò Thì Thùng...).<br />
Thế mạnh văn hóa đó kết hợp với<br />
những chính sách ưu tiên hợp lý của các tổ<br />
chức chính quyền trên địa bàn của các tỉnh<br />
Nam Trung bộ và sự quan tâm của thế giới<br />
về các di sản văn hóa tiêu biểu trên vùng<br />
đất này... Tất cả những điều đó đã thúc đẩy<br />
(1) Võ Thị Thắng (1998), tr. 16<br />
(2) Trần Diễm Thúy (2010), tr 22<br />
<br />
90<br />
<br />
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ<br />
Soá 04-2011<br />
<br />
du lịch các tỉnh Nam Trung bộ phát triển.<br />
Chính du lịch nơi đây đã tạo nên một nguồn<br />
thu đáng kể và cung cấp việc làm cho một số<br />
lượng đông đảo người dân địa phương. Theo<br />
bà Võ Thị Thắng, nguyên Tổng cục trưởng<br />
Tổng cục du lịch Việt Nam, du lịch luôn đạt<br />
10% tổng GDP và cung cấp việc làm cho<br />
khoảng 10,7% lực lượng lao động ở nước<br />
ta(1), thì du lịch các tỉnh Nam Trung bộ tổng<br />
thu nhập và cung cấp việc làm cho người lao<br />
động không dưới những con số đó.<br />
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch của<br />
một địa phương điều quan trọng hàng đầu là<br />
phải hoạch định một chiến lược phát triển<br />
du lịch bền vững. Muốn làm được điều đó,<br />
chúng ta cần phải chú trọng đến môi trường<br />
xã hội thân thiện, sản phẩm văn hóa phục<br />
vụ du lịch đa dạng, môi trường thiên nhiên<br />
và sản phẩm thiên nhiên phục vụ du lịch<br />
thơ mộng, hữu tình và không thể thiếu nhân<br />
tố nguồn lực con người phục vụ trong lĩnh<br />
vực du lịch. Bởi vậy muốn phát triển bền<br />
vững du lịch, chúng ta phải tính đến đào tạo<br />
nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này,<br />
vì nếu thiếu nhân tố đó thì dù có nhiều sản<br />
phẩm văn hóa, có nhiều di sản văn hóa được<br />
thế giới công nhận, và dù thiên nhiên có thơ<br />
mộng hữu tình đến đâu thì du lịch vẫn không<br />
thể phát triển một cách bền vững được, ví<br />
như một số khách du lịch nước ngoài than<br />
phiền về việc họ bị “chặt chém”, bị biến<br />
thành “bò sữa”, bị “đối xử thiếu văn hóa” “vì<br />
chèo kéo, chụp ảnh, mua quà lưu niệm” và<br />
“việc làm dối, xây dựng kịch bản thiên lệch<br />
về văn hóa truyền thống”(2). Việc không đào<br />
<br />
<br />
<br />
Trao ñoåi<br />
<br />
một cách bài bản đội ngũ<br />
công tác<br />
tạo lịch và việc thiếu sự truyềnlàm giáo dục<br />
du<br />
bá,<br />
văn hóa cho người dân địa phương đã làm<br />
cho bộ mặt của du lịch bị kệch cỡm, nhiễu<br />
loạn. Vì vậy muốn phát triển du lịch vấn đề<br />
trước nhất là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ<br />
trong lĩnh vực này.<br />
Phải nói rằng trong những năm gần<br />
đây, việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực<br />
phục vụ du lịch ở tỉnh Nam Trung bộ đã có<br />
nhiều chuyển biến tích cực. Trước hết, phải<br />
thấy rằng trên địa bàn của tỉnh và khu vực<br />
miền Trung đã có nhiều trường đại học quan<br />
tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch:<br />
ĐH Đông Á, ĐH Quảng Nam, ĐH Phan Chu<br />
Trinh, ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH<br />
Duy Tân, ĐH Phú Xuân đã mở các chuyên<br />
ngành Du lịch, đào tạo những sinh viên có<br />
kiến thức về văn hóa, về nghiệp vụ du lịch.<br />
Cũng cần phải nói thêm là lãnh đạo các sở<br />
ban ngành của các tỉnh Nam Trung bộ đã có<br />
những quan tâm tích cực đến việc phát triển<br />
du lịch nói chung và đạo tạo cán bộ phục vụ<br />
du lịch nói riêng, nên nhìn chung nguồn lực<br />
hoạt động trong lĩnh vực này đã đáp ứng cơ<br />
bản yêu cầu phức tạp của môi trường ngành<br />
công nghiệp không khói. Nhiều cán bộ đã<br />
từng bước đi vào chuyên môn hóa các lĩnh<br />
vực du lịch khác nhau, như chuyên môn hóa<br />
hướng dẫn viên du lịch, lữ hành du lịch, lễ<br />
tân, nhà hàng, buồng, bàn, bar...<br />
Tuy nhiên, việc đào tạo đội ngũ làm<br />
công tác du lịch ở các tỉnh Nam Trung bộ<br />
nói riêng và cả nước nói chung còn đang gặp<br />
nhiều bất cập, nguồn nhân lực phục vụ lĩnh<br />
<br />
vực này không đạt được kết quả như mong<br />
đợi. Bởi vì đội ngũ cán bộ làm công tác du<br />
lịch không chỉ có trình độ văn hóa, sự hiểu<br />
biết sâu rộng về đất nước, con người Việt<br />
Nam, khu vực và thế giới mà còn cần có<br />
những nghiệp vụ, thao tác cần thiết về các<br />
lĩnh vực phục vụ du lịch; thiếu một trong<br />
những yếu tố đó, nguồn lực sẽ không đáp<br />
ứng được nhu cầu phát triển du lịch bền<br />
vững. Theo chúng tôi, đội ngũ cán bộ làm<br />
công tác du lịch ở nhiều địa phương trong<br />
đó có các tỉnh Nam Trung bộ đang tồn tại<br />
những hạn chế sau đây:<br />
- Thiếu những hiểu biết cần thiết về<br />
nghiệp vụ du lịch; đó là những những thao<br />
tác, kỹ năng hợp lý nhằm đáp ứng các nhu<br />
cầu trong hoạt động du lịch, như nghiệp vụ<br />
lữ hành, hướng dẫn, nghiệp vụ lễ tân, khách<br />
sạn, nhà hàng... Việc đào tạo một đội ngũ<br />
cán bộ phục vụ du lịch không chỉ có những<br />
kiến thức nghiệp vụ được học trong các<br />
trường ĐH, CĐ mà còn phải có sự liên kết<br />
thực hành ở các doanh nghiệp, công ty ngoài<br />
xã hội; ngược lại, chỉ có những kiến thức<br />
thực hành ngoài công ty xí nghiệp mà không<br />
được đào tạo qua các trường lớp du lịch thì<br />
sẽ mất căn bản, vì chỉ nắm được những thao<br />
tác du lịch cụ thể, riêng lẻ mà thiếu nền tảng<br />
của một người làm công tác du lịch. Thực<br />
tế, có một số cán bộ hoạt động trong lĩnh<br />
vực này không qua những trường lớp đào tạo<br />
du lịch mà chỉ tiếp nhận các tri thức nghiệp<br />
vụ qua thực hành ở các khách sạn nhà hàng;<br />
hơn nữa “các kỹ năng thực hiện công việc cụ<br />
thể ở từng bộ phận trong doanh nghiệp du<br />
lịch còn mơ hồ,... giao tiếp bằng ngoại ngữ,<br />
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ<br />
Soá 04-2011<br />
<br />
91<br />
<br />
<br />
<br />
Trao ñoåi<br />
<br />
quản lý nhân sự, maketting và .bán hàng, tài<br />
chính kế toán còn lúng túng”<br />
(1)<br />
<br />
- Thiếu đào tạo các cán bộ chuyên<br />
nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau của hoạt<br />
động du lịch; trong đào tạo ở các trường,<br />
thường chỉ truyền đạt cho sinh viên những<br />
kiến thức chung về văn hóa và nghiệp vụ<br />
phục vụ du lịch, thiếu đào tạo chuyên sâu<br />
các chuyên ngành để hình thành đội ngũ<br />
cán bộ chuyên môn hóa công việc phục vụ<br />
du lịch của mình. Vì vậy ở các trường cần<br />
phải có chương trình đào tạo chuyên sâu các<br />
chuyên ngành khác nhau, như hướng dẫn<br />
viên du lịch, marketing du lịch, lữ hành du<br />
lịch, lễ tân khách sạn,...<br />
- Thiếu việc tuyên truyền quảng bá<br />
công tác xã hội hóa du lịch về tận các địa<br />
phương để hình thành một đội ngũ những<br />
người làm công tác du lịch sâu rộng trong<br />
toàn dân, cả những người dân trực tiếp tham<br />
gia hoạt động du lịch, như dẫn đường, sản<br />
xuất các mặt hàng phục vụ du lịch mua sắm,<br />
lĩnh vực du lịch tại nhà, du lịch cộng đồng...<br />
để mỗi người dân trở thành một cán bộ phục<br />
vụ du lịch. Bởi vậy công tác đào tạo cán bộ<br />
phục vụ cho du lịch cũng cần phải tính đến<br />
một đội ngũ chuyên môn hóa quảng bá các<br />
hoạt động du lịch cho cộng đồng xã hội.<br />
- Một điểm yếu của đội ngũ cán bộ<br />
phục vụ du lịch là khả năng hiểu biết văn hóa<br />
địa phương, khả năng chủ động tìm tòi sáng<br />
tạo những cái mới trong sản phẩm du lịch,<br />
trong khai thác lữ hành du lịch, trong hướng<br />
dẫn viên du lịch, trong lễ tân khách sạn nhà<br />
(1) Nguyễn Văn Mạnh (2007), tr. 8<br />
<br />
92<br />
<br />
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ<br />
Soá 04-2011<br />
<br />
hàng. Họ thường phục vụ cho khách du lịch<br />
theo khuôn mẫu đã định sẵn, như bài hướng<br />
dẫn cho du khách đến một di tích lịch sử thì<br />
từ năm này sang năm khác đều không thay<br />
đổi, một tour du lịch được khai thác năm này<br />
sang năm khác không có gì mới, những mặt<br />
hàng lưu niệm, những món ăn ở nhà hàng<br />
khách sạn dường như cứ thế mà tồn tại.<br />
- Tiềm năng du lịch văn hóa của Nam<br />
Trung bộ rất phong phú nhưng việc quy<br />
hoạch, thiết kế và quảng bá để biến tiềm năng<br />
thành sản phẩm du lịch chưa được chúng ta<br />
thực hiện thật hiệu quả. Từ trước đến nay có<br />
không ít những tổ chức và cá nhân hoạt động<br />
trong lĩnh vực du lịch chỉ tập trung khai thác<br />
các tour du lịch đã định sẵn, và các công ty<br />
du lịch lữ hành quảng bá, khai thác các tour<br />
du lịch chồng chéo lên nhau. Việc mở rộng<br />
các loại hình du lịch văn hóa sinh thái núi,<br />
văn hóa sinh thái đồng bằng, du lịch văn hóa<br />
tộc người thiểu số ở vùng rừng núi, du lịch<br />
cộng đồng, du lịch home stay, du lịch mạo<br />
hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch hội nghị, du<br />
lịch thể thao... chưa được quan tâm và đầu tư<br />
quy hoạch, thiết kế. Bởi vậy các tour du lịch<br />
hiện nay ở Nam Trung bộ như những món ăn<br />
định sẵn, đã đến lúc bão hòa “nhàm chán”,<br />
trong khi đó những tour du lịch mới lạ dường<br />
như vẫn chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng.<br />
- Sự liên kết hợp tác trong hoạt động du<br />
lịch của các tổ chức, các công ty du lịch, lữ<br />
hành ở các tỉnh Nam Trung bộ chưa được bền<br />
chặt; hiện nay đang tồn tại một hiện tượng<br />
cạnh tranh du lịch thiếu lành mạnh giữa các<br />
<br />
<br />
<br />
<br />