intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động thương mại giữa Việt Nam thời Pháp thuộc và vùng lãnh thổ Hồng Kông giai đoạn 1930–1945

Chia sẻ: ViChengna2711 ViChengna2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn 1897–1929, thương mại Việt Nam – Hồng Kông có sự tăng trưởng liên tục và đạt đỉnh giá trị những năm 1926–1929. Sang giai đoạn 1930–1945, thương mại Việt Nam – Hồng Kông vẫn tiếp tục được duy trì, Hồng Kông vẫn là thị trường xuất nhập khẩu đứng đầu của Việt Nam ở khu vực châu Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động thương mại giữa Việt Nam thời Pháp thuộc và vùng lãnh thổ Hồng Kông giai đoạn 1930–1945

KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hoạt động thương mại<br /> giữa Việt Nam thời Pháp thuộc<br /> và vùng lãnh thổ Hồng Kông<br /> giai đoạn 1930–1945<br /> Trần Văn Hùng<br /> Khoa KHXH & NV – Đại học Hùng Vương<br /> <br /> Nhận bài ngày 29/11/2017, Phản biện xong ngày 13/12/2017, Duyệt đăng ngày 14/12/2017<br /> <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> <br /> G iai đoạn 1897–1929, thương mại Việt Nam – Hồng Kông có sự tăng trưởng liên<br /> tục và đạt đỉnh giá trị những năm 1926–1929. Sang giai đoạn 1930–1945, thương<br /> mại Việt Nam – Hồng Kông vẫn tiếp tục được duy trì, Hồng Kông vẫn là thị trường<br /> xuất nhập khẩu đứng đầu của Việt Nam ở khu vực châu Á. Tuy nhiên thương mại Việt<br /> Nam – Hồng Kông giai đoạn này không ổn định và theo đà dần suy giảm về mức gần<br /> ngừng trệ hoàn toàn quan hệ trong những năm 1942–1945.<br /> Từ khóa: Việt Nam, Hồng Kông; thương mại; xuất khẩu; nhập khẩu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1. Đặt vấn đề Nam – Hồng Kông duy trì như thế nào? Cơ<br /> Trong những năm 20 của thế kỷ XX, cấu mặt hàng xuất nhập khẩu như thế nào,<br /> thương mại Việt Nam – Hồng Kông tăng có gì thay đổi? Tại sao quan hệ thương mại<br /> trưởng mạnh, đạt kim ngạch cao, nhưng từ hai bên trong giai đoạn này có biến động<br /> năm 1930 trở đi, thương mại hai chiều hai không ổn định và theo đà chung suy giảm<br /> bên giảm dần và về mức gần như không còn mạnh? Làm rõ những vấn đề trên, chúng ta<br /> quan hệ trong những năm 1942–1945. Vì vậy, có những khái quát, đánh giá toàn diện hoạt<br /> vấn đề thương mại Việt Nam – Hồng Kông động thương mại giữa Việt Nam thời Pháp<br /> trong giai đoạn 1930–1945 có nhiều vấn đề thuộc với vùng lãnh thổ Hồng Kông giai<br /> cần nghiên cứu rõ: cán cân thương mại Việt đoạn 1930–1945 và cả giai đoạn 1897–1945.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  17<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> 2. Kết quả nghiên cứu chiến trường khốc liệt với sự đối đầu của<br /> 2.1. Bối cảnh lịch sử phát xít Nhật và các nước trong phe Đồng<br /> Giai đoạn 1930–1945, tình hình thế giới, minh, đứng đầu là Mỹ.<br /> khu vực, Việt Nam và Hồng Kông có những Như vậy, thế giới, khu vực và Việt Nam<br /> diễn biến mới tác động lớn đến quan hệ trong giai đoạn 1930–1945 có nhiều biến<br /> thương mại hai bên. Khủng hoảng kinh tế động phức tạp, bất ổn cả về kinh tế, chính<br /> thế giới 1929–1933 có tác động sâu rộng đến trị, an ninh. Giai đoạn này chứng kiến<br /> nhiều quốc gia, khu vực, đặc biệt đối với các những căng thẳng leo thang dần dẫn đến<br /> nước tư bản. Hậu quả lớn nhất của khủng chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tình hình<br /> hoảng kinh tế thế giới 1929–1933 là sự hình như vậy tác động lớn đến trao đổi thương<br /> thành chủ nghĩa phát xít, với trục phát xít mại giữa Việt Nam – Hồng Kông.<br /> Berlin – Roma – Tokyo. Chiến tranh thế giới<br /> lần thứ hai (1939–1945) ảnh hưởng nhanh 2.2. Cán cân thương mại<br /> chóng, toàn diện đến thế giới, nền kinh tế Về tổng thể, hoạt động thương mại giữa<br /> của nhiều nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Việt Nam và Hồng Kông giai đoạn 1930–<br /> trong đó có nước Anh, nước Pháp. Hoạt 1945 vẫn được duy trì, nhưng có sự biến<br /> động kinh tế, thương mại nhiều quốc gia, động theo chu kỳ: giảm dần trong những<br /> khu vực giảm sút mạnh. năm 1930–1936, tăng trưởng trở lại những<br /> Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, năm 1937–1941 và suy giảm mạnh những<br /> phát xít Nhật ráo riết chạy đua chuẩn bị năm 1942–1945. Tổng kim ngạch thương<br /> chiến tranh. Năm 1937, chiến tranh Trung mại hai chiều Việt Nam – Hồng Kông năm<br /> – Nhật bùng nổ. Giai đoạn 1930–1945, 1930 là 654,0 triệu Francs (FRF), suy giảm<br /> phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dần đến mức còn 217,3 triệu (FRF) năm<br /> phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, trong đó có 1936, tăng trưởng trở lại đạt cao nhất năm<br /> Việt Nam. Chiến tranh thế giới lần thứ hai 1940 với tổng kim ngạch 780 triệu (FRF),<br /> nhanh chóng tác động đến khu vực châu Á sau đó suy giảm rất mạnh, chỉ còn 0,8 triệu<br /> – Thái Bình Dương. Phát xít Nhật tấn công (FRF) năm 1945 [1].<br /> xâm lược Trung Quốc, các nước Đông Nam Tổng quan về thương mại hai chiều giữa<br /> Á. Sau sự kiện Trân Châu Cảng (7/12/1941), Việt Nam và Hồng Kông giai đoạn 1930–<br /> châu Á – Thái Bình Dương trở thành một 1945 được thể hiện qua Bảng 1 dưới đây:<br /> Bảng 1. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hồng Kông giai đoạn 1930–1945[1]<br /> Giá trị Giá trị Tổng Giá trị Giá trị Tổng<br /> Năm Năm<br /> xuất khẩu nhập khẩu kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu kim ngạch<br /> 1930 187 467 654,0 1938 140 280 420,0<br /> 1931 145 324 469,0 1939 170 310 480,0<br /> 1932 106 311 417,0 1940 260 520 780,0<br /> 1933 92,6 242 334,6 1941 160 530 690,0<br /> 1934 90,2 149,8 240,0 1942 10 0 10,0<br /> 1935 72 225,1 297,1 1943 2 0,1 2,1<br /> 1936 71,7 145,6 217,3 1944 49,5 2,3 51,8<br /> 1937 138,3 292,8 431,1 1945 0,7 0,1 0,8<br /> Đơn vị tính: triệu Franc<br /> <br /> <br /> 18  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 1. So sánh cán cân thương mại Việt Nam – Hồng Kông giai đoạn 1930–1945 (triệu frf) [1]<br /> <br /> <br /> <br /> So với những năm 20 của thế kỷ XX, thương nhân Hồng Kông xuất khẩu vào Việt<br /> thương mại hai chiều Việt Nam – Hồng Kông Nam. Mức thuế mới đối với hàng hóa các<br /> giai đoạn 1930–1945 cũng giảm mạnh. Năm nước khác nhập vào Việt Nam “đã tăng từ<br /> 1940, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt 3 tới 26 lần” [2]. Những năm 30, hàng hóa<br /> Nam với Hồng Kông đạt cao nhất giai đoạn của thực dân Pháp luôn chiếm hơn 50% thị<br /> 1930–1945 (780 triệu FRF), nhưng cũng chỉ trường Việt Nam.<br /> đạt 57,6% so với năm 1927 (năm thương mại Từ năm 1937, thương mại Việt Nam –<br /> Việt Nam – Hồng Kông đạt cao nhất). Hồng Kông phục hồi trở lại là do kinh tế thế<br /> Sự suy giảm kim ngạch thương mại Việt giới có sự phục hồi nhất định. Lúc này chiến<br /> Nam – Hồng Kông trong những năm 1930– tranh Trung Quốc bùng nổ nên tình hình<br /> 1936 so với giai đoạn trước năm 1930, do kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng, Hồng<br /> nhiều nguyên nhân như: khủng hoảng kinh Kông trở thành nơi cung cấp một phần<br /> tế thế giới 1929–1933; chính sách thuế nhập quan trọng nhu cầu của Trung Quốc. Mặt<br /> khẩu mới của thực dân Pháp; phong trào khác, từ năm 1940 nước Pháp phải chống lại<br /> cách mạng Việt Nam. Từ năm 1928, thực phát xít Đức, sản xuất đình trệ nên nguồn<br /> dân Pháp ban hành chính sách thuế mới cung cấp hàng hóa cho thị trường Việt Nam<br /> đối với hàng nhập khẩu vào Đông Dương từ Pháp bị hạn chế. Năm 1941, thương mại<br /> nhằm thiết lập độc quyền thương mại của Việt Nam – Hồng Kông giảm, đặc biệt giảm<br /> Pháp ở Việt Nam. Luật thuế mới năm 1928 rất mạnh từ những năm 1942–1945. Nguyên<br /> chủ yếu áp dụng đối với hàng hóa có xuất nhân chủ yếu là do từ tháng 11/1941 chiến<br /> xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản. Đây là hai tranh Châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ<br /> thị trường cung cấp hàng hóa chủ yếu cho ác liệt, tuyến đường hàng hải hoàn toàn bị<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  19<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 2. So sánh cán cân thương mại giữa Việt Nam – Hồng Kông trong hai năm 1927 và 1940 [1]<br /> <br /> <br /> <br /> phong tỏa, gián đoạn; phong trào cách mạng Hồng Kông là 406 triệu FRF [1]. Kim ngạch<br /> Việt Nam phát triển chưa từng có nên buôn thương mại Việt Nam – Hồng Kông giai<br /> bán hai bên ngừng trệ. đoạn này luôn chiếm khoảng hơn 50% tổng<br /> Qua bảng 1 cũng cho thấy, giai đoạn 1930 kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với<br /> –1945, cán cân thương mại tích cực cho Việt các nước châu Á.<br /> Nam. Việt Nam xuất siêu sang Hồng Kông<br /> trong thời kỳ 1930–1941. Kết quả này vẫn 2.3. Cơ cấu hàng hóa xuất – nhập khẩu<br /> tiếp tục duy trì so với giai đoạn trước. Giá trị a) Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu<br /> xuất siêu cho thấy Hồng Kông là thị trường Theo thống kê của chúng tôi, Việt Nam<br /> quan trọng của kinh tế Việt Nam thời Pháp vẫn duy trì ổn định khoảng hơn 20 mặt hàng<br /> thuộc. Lúc này, Hồng Kông đảm nhiệm vai khác nhau xuất khẩu sang Hồng Kông, chia<br /> trò là vùng trung chuyển hàng hóa của nhiều thành hai nhóm. Nhóm hàng hóa nông –<br /> quốc gia. Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu lâm – thủy sản gồm: gạo, đậu xanh, hạt<br /> sang Hồng Kông, sau đó từ Hồng Kông, hàng vừng, quế, trâu, trứng gia cầm, cao su, cá<br /> hóa này tiếp tục được phân phối đến một số khô, cá nước muối, tôm khô,… Nhóm hàng<br /> quốc gia khác. thủ công nghiệp và công nghiệp gồm: dầu<br /> So sánh với các thị trường khác ở khu mài, đồ sơn mài, than đá, xi măng, muối<br /> vực châu Á, Hồng Kông vẫn là thị trường biển. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt<br /> đứng đầu về xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nam, gạo là mặt hàng có giá trị xuất khẩu<br /> Năm 1937, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất, luôn chiếm khoảng hơn 70% tổng<br /> của Việt Nam với Trung Quốc là 201,1 triệu giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng<br /> FRF [3], với Nhật Bản là 150,2 triệu FRF, với Kông. Năm 1937, Việt Nam xuất khẩu sang<br /> <br /> <br /> 20  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> Hồng Kông 319.107 tấn gạo, giá trị đạt 211 tế Việt Nam của chính quyền thực dân<br /> triệu FRF [4], chiếm 77,2% tổng giá trị xuất Pháp. Xét toàn diện cho thấy nền kinh tế<br /> khẩu sang thị trường này. Theo ông Nguyễn Hồng Kông thuộc Anh giai đoạn này phát<br /> Khắc Đạm, tư bản Pháp ngày càng nắm triển đa dạng hơn so với Việt Nam thuộc<br /> thị phần lớn xuất khẩu gạo của Việt Nam. Pháp. Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu<br /> Trước năm 1930, tư bản Pháp “mới mua từ Hồng Kông vào Việt Nam, lúa mì, thảo<br /> được có từ 10% đến 25% tổng số thóc gạo dược, trái cây và đồ thực phẩm đóng hộp<br /> xuất cảng của Đông Dương” [2], nhưng từ là những mặt hàng đứng đầu về giá trị<br /> năm 1931 trở đi tư bản Pháp “đã mua được nhập khẩu, chiếm khoảng 60% tổng giá<br /> tới từ 30% đến 65%” [2]. Tính chung, nhóm trị. Những mặt hàng này nhập khẩu vào<br /> hàng nông – lâm – thủy sản luôn chiếm Việt Nam đa số phục vụ nhu cầu sinh hoạt<br /> khoảng hơn 90% giá trị xuất khẩu của Việt của người Pháp.<br /> Nam sang Hồng Kông. Hàng xuất khẩu của<br /> Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm thô, ít 2.4. Một số đánh giá về quan hệ thương<br /> được chế biến. mại giữa Việt Nam thời Pháp thuộc – vùng<br /> lãnh thổ Hồng Kông giai đoạn 1930–1945<br /> b) Cơ cấu hàng nhập khẩu Thứ nhất: Thương mại hai bên giai đoạn<br /> Giai đoạn 1930–1945, cơ cấu hàng nhập 1930–1945 không duy trì được đà tăng<br /> khẩu của Việt Nam từ Hồng Kông phong trưởng liên tục, ổn định như giai đoạn<br /> phú, đa dạng hơn so với hàng xuất khẩu trước, đã giảm mạnh và không ổn định:<br /> của Việt Nam sang Hồng Kông, khoảng suy giảm liên tục qua các năm từ 1930 đến<br /> hơn 40 mặt hàng, chia thành hai nhóm. 1936, tăng trưởng phục hồi nhất định trong<br /> Nhóm hàng nông nghiệp gồm: tảo biển, sò những năm 1937–1941, giảm rất mạnh và<br /> ốc, mai rùa, sừng, bột cọ, rau khô, khoai gần mất hoàn toàn quan hệ từ năm 1942<br /> tây, hoa quả tươi và hoa quả khô, cây đến năm 1945.<br /> thuốc lá,… Nhóm hàng thủ công nghiệp Thứ hai: Hồng Kông vẫn là thị trường<br /> và công nghiệp gồm: miến Trung Quốc, có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất của<br /> kẹo và sirô Trung Quốc, thuốc lá, các loại Việt Nam trong khu vực châu Á, và là thị<br /> thuốc Đông y, than đá, dầu hỏa, giấy bản, trường xuất nhập khẩu lớn thứ hai của<br /> mực tàu, đồ sứ, vải lụa, đồ gỗ, túi ví, giầy Việt Nam sau chính quốc Pháp. Điều này<br /> dép, đồ chơi,… Hàng thủ công nghiệp và cho thấy vai trò quan trọng của thị trường<br /> công nghiệp của Việt Nam xuất sang Hồng Hồng Kông và quan hệ thương mại sâu<br /> Kông chỉ có 4 sản phẩm, chiều ngược lại, sắc giữa Việt Nam với Hồng Kông. Thông<br /> nhóm sản phẩm này nhập vào Việt Nam qua thương nhân Hồng Kông, hàng hóa<br /> khoảng hơn 20 mặt hàng. Thực tế đó phản sản xuất ở Việt Nam xâm nhập được thị<br /> ánh nền sản xuất thủ công nghiệp và công trường của một số nước trên thế giới. Về<br /> nghiệp hạn chế của Việt Nam trong giai cơ bản, trong cả giai đoạn Việt Nam vẫn<br /> đoạn này. Nguyên nhân chủ yếu xuất duy trì cán cân xuất siêu sang thị trường<br /> phát chủ yếu từ chính sách hạn chế kinh Hồng Kông.<br /> <br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  21<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> Thức ba: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt<br /> khẩu giữa Việt Nam với Hồng Kông khá động thương mại.<br /> phong phú, đa dạng. Điều đó thể hiện sự<br /> xâm nhập sâu của hàng hóa vào thị trường 3. Kết luận<br /> Việt Nam và Hồng Kông. Tuy nhiên, giá trị Cán cân thương mại Việt Nam – Hồng<br /> xuất khẩu và cơ cấu hàng hóa xuất nhập Kông giai đoạn 1930–1945 vẫn được duy<br /> khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương trì nhưng theo chiều hướng suy giảm do<br /> mại với Hồng Kông cũng phần nào phản tác động của nhiều nhân tố. So với giai<br /> ánh rõ hơn về tính chất nền kinh tế tư bản đoạn trước năm 1930, thương mại hai<br /> thực dân, phát triển phiến diện, què quặt bên giai đoạn này khác nhau về chiều<br /> của Việt Nam. Hồng Kông là thị trường hướng tăng trưởng và giá trị nhưng vẫn<br /> xuất nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, cơ bản duy trì về sự phong phú, đa dạng<br /> nhưng giá trị xuất nhập khẩu năm cao của mặt hàng xuất nhập khẩu và cán cân<br /> nhất chỉ đạt 780 triệu FRF. Cơ cấu hàng xuất siêu của Việt Nam. Thương mại hai<br /> xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các chiều cho thấy một Việt Nam thuộc Pháp<br /> sản phẩm nông nghiệp thô. Sản phẩm có nền kinh tế chậm phát triển, phiến<br /> xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là lúa gạo, diện, lạc hậu so với một Hồng Kông thuộc<br /> trong khi đó người dân Việt Nam thiếu đói Anh phát triển năng động, cởi mở hơn.<br /> nghiêm trọng, đời sống hàng ngày cực khổ, Sự kết thúc của thương mại Việt Nam –<br /> bần cùng. Chính quyền thuộc địa Pháp vẫn Hồng Kông vào năm 1945 mở ra thời kỳ<br /> là chủ nhân thực sự của hoạt động thương mới tích cực—thời kỳ người Việt Nam<br /> mại giữa Việt Nam – Hồng Kông. Thương là chủ nhân của quan hệ thương mại với<br /> nhân người Việt có tham gia nhưng ở mức Hồng Kông.<br /> độ hạn chế.<br /> Thứ tư: Hoạt động xuất nhập khẩu Tài liệu tham khảo<br /> giữa Việt Nam với Hồng Kông nói riêng, [1]  Kham Vorapheth (2004), Commerce et col-<br /> với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nói onisation en Indochine 1800–1945, Ed, Les<br /> chung chịu sự tác động của nhiều nhân Indes Savantes, Paris.<br /> tố, trong đó tự do và an toàn tuyến đường [2]  Nguyễn Khắc Đạm (1958), Những thủ đoạn<br /> hàng hải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, Nxb Văn<br /> Thực tế, trong những năm 1942–1945, Sử Địa, Hà Nội.<br /> khi chiến tranh Châu Á – Thái Bình [3]  RST-75112-04, Bulletins mensuels d ’ infor-<br /> Dương diễn ra, hoạt động thương mại mations économiques sur la Chine en 1937<br /> giữa Việt Nam – Hồng Kông gần như rơi et 1942, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I,<br /> vào ngừng trệ hoàn toàn. Năm 1941, kim Hà Nội.<br /> ngạch thương mại hai bên vẫn đạt 690 [4]  Nguyễn Thị Thanh Tùng (2014), Giao thương<br /> triệu FRF, nhưng sang năm 1942, chỉ còn giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh<br /> 10 triệu FRF. Do vậy, vấn đề an toàn, tự thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á (1897–1945),<br /> do hàng hải thời kỳ nào (hiện nay phải Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.<br /> theo luật pháp quốc tế) cũng luôn có ý (Xem tiếp trang 86)<br /> <br /> <br /> 22  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2