Học cách làm đính chính trên báo điện tử
lượt xem 11
download
Không một phóng viên nào có thể quả quyết rằng mình không hề mắc lỗi. Sai sót là chuyện thường tình, dù bài viết có được đọc kỹ thế nào đi chăng nữa. Một lỗi chính tả, một câu thiếu từ, hay thậm chí một nội dung không đúng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học cách làm đính chính trên báo điện tử
- Học cách đính chính trên báo điện tử Không một phóng viên nào có thể quả quyết rằng mình không hề mắc lỗi. Sai sót là chuyện thường tình, dù bài viết có được đọc kỹ thế nào đi chăng nữa. Một lỗi chính tả, một câu thiếu từ, hay thậm chí một nội dung không đúng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đối với báo in, có quy định rằng nếu đăng tải thông tin sai thì phải đính chính đúng vào vị trí đó của số tiếp theo sau khi phát hiện
- sai sót này. Tất nhiên là với những sai sót quá nghiêm trọng, thậm chí còn có yêu cầu phải đính chính ở mức độ cao hơn - chẳng hạn như đính chính trong vài số liền. Cách thức này cũng được áp dụng tương tự cho truyền hình và phát thanh, những nơi mà thông tin thì "cố định" còn phương tiện thông tin thì thuộc loại "tĩnh." Nhưng Internet là trường hợp hoàn toàn khác. Hằng ngày có rất nhiều tin được đăng tải trên đủ loại website, và chuyện sửa đổi hoặc "gỡ bài" xảy ra như cơm bữa. Thôi thì những bài bị gỡ vì ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia thì không nói, nhưng có loại bị gỡ sau một cú điện thoại "Này, sao báo chú đăng bài hại anh quá vậy?" hoặc vài chi tiết sai được chỉnh sửa nhanh chóng, khiến cho người sử dụng sau đó chỉ gặp một bài "tinh tươm," chả biết là lúc trước sai ở đâu. May mà các công cụ
- tìm kiếm có chức năng cache, chứ nếu không thì chẳng thể tìm thấy dấu vết gì. Nhưng đó là với người biết chút công nghệ, và với những vụ được phát hiện sớm, còn với người sử dụng bình thường và những lỗi bị phát hiện muộn thì chào thua. Báo in và phát thanh truyền hình phải đính chính khi mắc lỗi, vậy tại sao các báo điện tử lại có thể hưởng đặc quyền "không đính chính"? Liệu việc sửa trực tiếp vào nội dung bài viết có bị coi là hành vi lừa dối độc giả? Liệu các báo điện tử có sẵn sàng nhận lỗi khi công nghệ cho họ cái quyền can thiệp trực tiếp mà các đồng nghiệp khác không có? Liệu việc sửa trực tiếp vào nội dung
- Học cách xử lý khi mắc lỗi và đính chính bài viết có bị coi là trên báo điện tử là điều cần thiết đối với bất hành vi lừa dối kỳ nhà báo nào, kể cả những người không độc giả? Liệu các thường xuyên viết bài cho báo điện tử. báo điện tử có sẵn sàng nhận lỗi khi Sai lầm lớn nhất mà các phóng viên, biên công nghệ cho họ tập viên mắc phải khi đính chính bài trên cái quyền can Internet là họ "đối xử" với những bài viết thiệp trực tiếp mà trêng mạng giống như là chúng được in trên các đồng nghiệp báo in. Thực tế, nội dung đăng tải trên khác không có? website không cố định. Nó có thể được cập nhật, thay đổi và thậm chí gỡ bỏ chỉ trong nháy mắt.
- Vì thế, hãy coi một bài viết trên website không phải như một thứ viết ra là xong, mà là một tài liệu sống. Nó có thể được bổ sung khi cần thiết. Điều này không chỉ có ích khi cần đính chính, mà rất hiệu quả khi đưa tin diễn biến sự kiện hoặc cập nhật tin nóng. Sau khi bài đã được đăng và lại có diễn biến mới xảy ra, tác giả không chỉ có thể cập nhật bài viết đó mà còn có thể bổ sung một vài câu vào bài đã có. Một bài viết được cập nhật đảm bảo rằng những người đọc câu chuyện từ đường link đầu tiên vẫn có những thông tin mới nhất. Một số đề xuất Tuy Internet và báo điện tử là phương tiện thông tin mới mẻ và các tiêu chuẩn còn đang được phát triển, các giá trị cốt lõi của
- báo chí vẫn được áp dụng. Và rõ ràng công khai và công bằng là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ xuất bản phẩm nào. Và những vấn đề đạo đức thể hiện rõ nhất khi sửa sai các lỗi. Dẫu chưa có những tiêu chuẩn chính thức, vẫn có một số cách thức để các nhà báo và blogger cập nhật thông tin và đính chính trong các bài viết của họ. 1. Một cách đơn giản là gạch ngang qua phần nội dung sai. Cách thức này giữ nguyên phần nội dung gốc không chính xác, giúp cho độc giả dễ nhận biết, nhưng có điểm bất lợi là hình thức của bài viết không đẹp cho lắm. Ngoài ra, các công cụ biên tập web thông thường chỉ cho phép lệnh đậm, nghiêng hoặc gạch dưới, nên những biên tập viên không hiểu rõ về các lệnh HTML (tag) thì có thể không làm được.
- Để gạch ngang nội dung như vậy thì cần phải vào phần Code (hoặc có nơi viết là HTML) để chèn lệnh (đặt nội dung sai giữa lệnh mở và lệnh đóng ). Khi đó, nội dung thông tin sai sẽ như thế này: Hôm qua, chủ tịch ủy ban nhân dân huyện X., ông Nguyễn Văn Y, đã bị bắt giam vì nhận hối lộ trị giá nhiều tỷ đồng. Đối với nhiều người đọc, sử dụng lệnh tuy làm giảm thẩm mỹ của bài nhưng dẫu sao còn hơn là xóa nội dung mà không hề thông báo vì xóa bỏ lỗi sai giống như là một sự che đậy "đáng ngờ." Để cho người đọc nhìn thấy lỗi nhưng gạch đi là cách thức công khai và thành thực nhất, cho thấy người viết thừa nhận điều đó và đã sửa sai. 2. Một cách thức khác là khẳng định một thông tin mới đã được
- cập nhật bằng cách ghi rõ cùng với thời gian bổ sung thông tin ở trên phần tin đã đăng. (Cập nhật: ngày 21/4/2008) - Công an huyện X. xác nhận người bị bắt giam hôm 19/4/2008 vì cáo buộc nhận hối lộ trị giá nhiều tỷ đồng là phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, ông Trần Văn Z, không phải ông chủ tịch Nguyễn Văn Y như tin đã đưa dưới đây. _____________ Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện X. bị bắt Hôm qua, chủ tịch ủy ban nhân dân huyện X., ông Nguyễn Văn Y, đã bị bắt giam vì nhận hối lộ trị giá nhiều tỷ đồng. Ông Y bị 5 doanh nghiệp cáo buộc đã nhận tiền "bồi dưỡng" của họ trong
- suốt 2 năm liền để được ưu đãi trúng thầu xây dựng trong địa bàn huyện. 3. Phóng viên cũng có thể viết một bài hoàn toàn mới nhưng phía dưới bài mới phải nêu rõ thông tin sai trên bài cũ và có đường link đến bài cũ, đồng thời ngay trên cùng của bài cũ với nội dung không chính xác phải có đính chính và đường link đến bài mới. Tất nhiên, những ý kiến trên đây về việc xử lý khi mắc lỗi và đính chính trên báo điện tử chỉ dành cho những nhà báo chuyên nghiệp và có lòng tự trọng. Những người thấy mình không thuộc "hàng ngũ" này thì... không cần phải bận tâm./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái quát hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ
7 p | 550 | 40
-
HỌC PHẦN ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC - CHƯƠNG V XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
86 p | 158 | 37
-
Bài giảng học Kinh tế chính trị - Chương 5
68 p | 948 | 26
-
Từ đồng âm
6 p | 419 | 22
-
350 vị hoàng đế nổi tiếng qua các triều đại trong chính sử Trung Quốc: Phần 1
280 p | 215 | 19
-
HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN VÀ CÁC TRẠNG THÁI LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ - 4
20 p | 80 | 14
-
Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội - Chương 5: Nhà nước, gia đình, giáo dục
18 p | 105 | 11
-
Chống Duyhring II Kinh tế chính trị học - Chương 5: Lý luận về giá trị
16 p | 80 | 8
-
Cơ sở pháp lý của việc liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
8 p | 18 | 5
-
Một số kết quả nghiên cứu chính từ Hội thảo khoa học quốc tế: Tư tưởng của C. Mác về công bằng phân phối và ý nghĩa hiện thời của nó
8 p | 63 | 5
-
Nghiên cứu khoa học: Phần 1
144 p | 4 | 4
-
Đánh giá thực trạng các sai lầm thường mắc trong hoạt động giải bài tập toán của học sinh Trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao Olympic
5 p | 29 | 3
-
Cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng phát triển giáo dục Đại học Việt Nam
11 p | 46 | 2
-
Những thách thức của việc dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ
7 p | 74 | 2
-
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị - Điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Việt Nam
13 p | 8 | 2
-
Hợp tác khoa học với hệ thống đại học Cộng hòa Pháp nhu cầu và triển vọng (Từ kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo của Khoa Văn học)
9 p | 59 | 1
-
Giải mã biểu tượng hòn ngọc của Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng
11 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn