CHIẾN THẮNG<br />
ĐỒNG DƯƠNG<br />
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY – HUYỆN ỦY THĂNG BÌNH<br />
------*------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHIẾN THẮNG<br />
ĐỒNG DƯƠNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thăng Bình, tháng 5 năm 2015<br />
CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG<br />
<br />
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam<br />
Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình<br />
<br />
<br />
<br />
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN<br />
<br />
TS. Ngô Văn Hùng<br />
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,<br />
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy<br />
<br />
Phan Nghĩa<br />
Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình<br />
<br />
<br />
BAN BIÊN TẬP<br />
<br />
Trưởng Ban<br />
Trần Văn Cận<br />
<br />
Phó Ban<br />
Phan Hoà<br />
<br />
Thành viên<br />
Đỗ Văn Bình<br />
Võ Thị Ngọc Ánh<br />
Lê Năng Đông<br />
Lê Minh Chiến<br />
Lời nói đầu<br />
<br />
<br />
<br />
Đ ịa danh Đồng Dương thuộc xã Bình Định Bắc,<br />
huyện Thăng Bình. Mỗi khi nhắc đến địa danh<br />
này - người đọc thường nghĩ ngay đến Phật Viện Đồng<br />
Dương, di tích văn hóa Đồng Dương của nền văn hóa<br />
Chăm-pa phát triển rực rỡ vào thế kỷ IX. Tuy nhiên,<br />
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đồng<br />
Dương còn gắn liền với một chiến công vang dội của<br />
quân và dân Quảng Nam nói chung, huyện Thăng<br />
Bình nói riêng.<br />
Cách đây gần tròn 50 năm, trong các ngày 08 và<br />
09-12-1965, dưới sự chỉ đạo của Quân khu ủy, Bộ Tư<br />
lệnh Quân khu 5, Sư đoàn 2 Quân khu 5 phối hợp với<br />
lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam đã lập nên chiến<br />
công xuất sắc khi đánh bại cuộc hành quân “Liên kết<br />
118” của Mỹ - ngụy, tiêu diệt, làm tan rã một lực lượng<br />
lớn quân chủ lực ngụy và một bộ phận quân cơ động<br />
Mỹ. Đây là thắng lợi then chốt trong chiến dịch tiến<br />
công Hiệp Đức - Đồng Dương, góp phần giải phóng<br />
các vùng nông thôn địch tạm chiếm, đẩy mạnh phong<br />
trào du kích chiến tranh, cổ vũ mạnh mẽ phong trào<br />
“tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Chiến thắng<br />
Đồng Dương đã có tác động to lớn đối với cục diện<br />
5<br />
của chiến trường Quảng Nam nói riêng và của Khu<br />
5 nói chung trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu<br />
chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc<br />
Mỹ.<br />
Nhằm làm sáng tỏ hơn nữa những giá trị lịch<br />
sử và bài học kinh nghiệm của chiến thắng Đồng<br />
Dương, vào ngày 25 tháng 11 năm 2014, Ban Tuyên<br />
giáo Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp với Ban Thường<br />
vụ Huyện ủy Thăng Bình tổ chức Hội thảo khoa<br />
học “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa và bài học<br />
kinh nghiệm”. Hội thảo đã nhận được sự cộng tác<br />
nhiệt tình, tham gia viết bài của nhiều nhân chứng<br />
lịch sử đã từng sống và chiến đấu tại chiến trường<br />
Thăng Bình, các nhà nghiên cứu lịch sử, các cơ quan<br />
chuyên môn thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ<br />
huy Quân sự tỉnh Quảng Nam và các cơ quan liên<br />
quan.<br />
<br />
Để thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ<br />
huyện Thăng Bình lần thứ XXI, hướng đến kỷ niệm<br />
50 năm Chiến thắng Đồng Dương (8-9/12/1965 -<br />
8-9/12/2015), chúng tôi tập hợp các tham luận tại<br />
Hội thảo và biên tập, xuất bản thành Kỷ yếu Hội<br />
thảo khoa học “Chiến thắng Đồng Dương”. Hy vọng<br />
công trình này sẽ góp phần quan trọng vào công<br />
tác giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và<br />
6<br />
nhân dân Thăng Bình, là tài liệu tham khảo có giá<br />
trị đối với các nhà nghiên cứu, giáo viên giảng dạy<br />
bộ môn lịch sử ở địa phương.<br />
<br />
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do sự kiện<br />
diễn ra đã lâu, phần lớn nhân chứng tuổi cao, trí nhớ<br />
giảm sút nên trong tập sách này, có một số mốc thời<br />
gian, sự kiện chưa thống nhất giữa các bài. Ban Biên<br />
tập luôn tôn trọng mọi ý kiến đánh giá, nhận xét của<br />
các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học để có cơ sở<br />
bổ sung, hoàn chỉnh nguồn tư liệu. Chúng tôi luôn<br />
hoan nghênh và sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến góp ý,<br />
bài viết, tư liệu về sự kiện nói trên để hoàn chỉnh, bổ<br />
sung nội dung cho lần tái bản.<br />
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM<br />
BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY THĂNG BÌNH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
<br />
<br />
PHÁT BIỂU KHAI MẠC<br />
HỘI THẢO KHOA HỌC “CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG -<br />
Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM”<br />
<br />
Phan Nghĩa1<br />
<br />
<br />
<br />
T hực hiện chương trình hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến<br />
thắng Đồng Dương (09/12/1965 - 09/12/2015), hôm<br />
nay, Ban Thường vụ Huyện uỷ Thăng Bình và Ban Tuyên<br />
giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa<br />
học: “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa và bài học kinh<br />
nghiệm”. Thay mặt Ban Thường vụ Huyện uỷ Thăng Bình,<br />
Ban Tổ chức Hội thảo, tôi nồng nhiệt chào mừng và kính<br />
chúc sức khỏe các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu<br />
5, các cơ quan thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, lãnh đạo UB-<br />
MTTQ Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2, Bộ Chỉ huy<br />
Quân sự tỉnh Quảng Nam, Ban Chỉ huy Trung đoàn 1 thuộc<br />
Sư đoàn 2, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 70; lãnh đạo các cơ quan,<br />
ban, ngành tỉnh Quảng Nam; các nhà khoa học, các nhà<br />
nghiên cứu lịch sử; Thường trực Huyện uỷ và lãnh đạo Ban<br />
Tuyên giáo Huyện uỷ các huyện: Hiệp Đức, Tiên Phước,<br />
Quế Sơn; các đồng chí nguyên lãnh đạo chủ chốt của huyện<br />
qua các thời kỳ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện<br />
ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, UBMT và các cơ quan, ban,<br />
1<br />
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thăng Bình.<br />
<br />
9<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
ngành của huyện; đại biểu Đảng ủy, UBND, UBMTTQVN,<br />
Ban Chỉ huy Quân sự các xã: Bình Định Bắc, Bình Định<br />
Nam, Bình Trị; các giáo viên môn lịch sử ở các trường THPT<br />
và THCS trên địa bàn huyện; đặc biệt là những nhân chứng -<br />
những đồng chí đã từng một thời chỉ huy, chiến đấu tại Đồng<br />
Dương trong chiến dịch tiến công Hiệp Đức - Đồng Dương<br />
Đông năm 1965 về tham dự Hội thảo khoa học hôm nay. <br />
<br />
- Kính thưa các đồng chí và các vị đại biểu !<br />
<br />
Cách đây gần 50 năm, thực hiện chỉ đạo của Khu ủy,<br />
Bộ Tư lệnh Quân khu 5, trong 2 ngày 08 và 09-12-1965,<br />
cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2 Quân khu 5 phối hợp với bộ đội<br />
địa phương, quân và dân huyện Thăng Bình triển khai kế<br />
hoạch tập kích tiến công tiêu diệt địch tại Đồng Dương, xã<br />
Bình Định, Thăng Bình trong chiến dịch Hiệp Đức - Đồng<br />
Dương Đông năm 1965 làm nên chiến thắng Đồng Dương<br />
vang dội, lừng lẫy.Chiến thắng Đồng Dương đã đánh bại<br />
cuộc hành quân liên kết của Mỹ - ngụy, tiêu diệt, làm tan rã<br />
một lực lượng lớn quân chủ lực ngụy và một bộ phận quân<br />
cơ động Mỹ. Đây là thắng lợi then chốt trong chiến dịch<br />
tiến công Hiệp Đức - Đồng Dương, góp phần giải phóng các<br />
vùng nông thôn địch tạm chiếm, đẩy mạnh phong trào du<br />
kích chiến tranh, phá thế kìm kẹp của địch, cổ vũ mạnh mẽ<br />
phong trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Chiến thắng<br />
Đồng Dương là một trong những thắng lợi có tác động to lớn<br />
đối với cục diện của chiến trường Quảng Nam nói riêng và<br />
10<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
của Khu 5 nói chung trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu<br />
chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ;<br />
là kết tinh của lòng yêu nước với tinh thần quyết tâm, dũng<br />
cảm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2, lực lượng vũ<br />
trang địa phương và những nỗ lực lớn của Đảng bộ, nhân<br />
dân huyện Thăng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,<br />
cứu nước.<br />
Trải qua gần 50 năm chiều dài lịch sử, chiến thắng Đồng<br />
Dương oanh liệt, lừng lẫy mãi là niềm tự hào của Đảng bộ,<br />
quân và dân huyện Thăng Bình. Bởi chiến thắng ấy là mốc<br />
son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng<br />
dân tộc của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, là minh chứng<br />
cho lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quả cảm, không ngại<br />
hy sinh của quân, dân; là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá,<br />
cổ vũ, động viên thế hệ hôm nay và mai sau vững bước trên<br />
con đường xây dựng quê hương đổi mới, giàu đẹp. Đảng bộ,<br />
chính quyền và nhân dân Thăng Bình mãi mãi tri ân những<br />
người con ưu tú trên khắp mọi miền đất nước đã kề vai sát<br />
cánh, chiến đấu cùng quân dân Thăng Bình và nhiều đồng<br />
chí đã mãi mãi không trở về, đã hóa thân vào đất với tinh<br />
thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” để làm nên Chiến<br />
thắng Đồng Dương oanh liệt năm xưa.<br />
- Kính thưa các đồng chí và các vị đại biểu !<br />
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Thăng<br />
Bình luôn mong muốn có một công trình khoa học nghiên<br />
11<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
cứu tổng hợp chính xác, đầy đủ về ý nghĩa, giá trị lịch sử của<br />
Chiến thắng Đồng Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,<br />
cứu nước. Song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ<br />
quan, cho đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo hay một<br />
công trình nghiên cứu toàn diện về chiến thắng lịch sử này.<br />
Có chăng cũng chỉ là những trang viết trong các công trình<br />
khoa học lịch sử quân sự và lịch sử Đảng bộ địa phương.<br />
Hôm nay, được sự quan tâm của Ban Chỉ đạo Chỉ thị 54<br />
Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ<br />
Thăng Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức<br />
Hội thảo khoa học về “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa<br />
và bài học kinh nghiệm”. Hội thảo lần này là một hoạt động<br />
khoa học với mục đích nhằm làm sáng tỏ giá trị, ý nghĩa lịch<br />
sử của Chiến thắng Đồng Dương - một chiến công vẻ vang,<br />
một kỳ tích anh hùng của một thời giữ nước hào hùng và<br />
trong đó đi sâu phân tích, đánh giá làm rõ hơn vai trò lãnh<br />
đạo sáng suốt, tài tình của Khu ủy 5; Bộ Tư lệnh Quân khu<br />
5; tinh thần chiến đấu anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn<br />
bộ binh 2, Quân khu 5 cùng quân và dân huyện nhà đã làm<br />
nên Chiến thắng Đồng Dương lịch sử. Đồng thời, làm sáng<br />
tỏ các bài học kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị, thực<br />
hành tác chiến của chiến dịch: đó là bài học về sự phối hợp<br />
chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng, giữa các cánh quân,<br />
giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích<br />
huyện nhà; bài học về nghệ thuật chiến tranh nhân dân “lấy<br />
ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, vũ khí thô sơ đánh với vũ<br />
<br />
12<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
khí hiện đại”, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, bài học<br />
về nghệ thuật chỉ huy linh hoạt, sáng tạo, mưu trí, vận dụng<br />
cách đánh phù hợp, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ, tinh thần<br />
khẩn trương, xử lý linh hoạt, chính xác các tình huống chiến<br />
đấu, chiến thuật kìm chân, căn kéo quân địch theo ý đồ của<br />
ta… Hội thảo còn là dịp để chúng ta trân trọng và biết ơn<br />
những cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường và hy sinh<br />
anh dũng, tưởng nhớ và tri ân đồng bào, đồng chí đã không<br />
tiếc máu xương vì sự toàn thắng của sự nghiệp cách mạng,<br />
vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc ngày hôm nay. Trên cơ<br />
sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn di tích lịch sử<br />
Chiến thắng Đồng Dương, xây dựng nơi đây thành một địa<br />
chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng<br />
viên và nhân dân, nhất là thế hệ mai sau.<br />
<br />
- Kính thưa các đồng chí và các vị đại biểu!<br />
<br />
Dù thời gian triển khai công tác chuẩn bị Hội thảo không<br />
nhiều, nguồn tư liệu rời rạc, nhân chứng hiện đang sinh sống<br />
ở nhiều địa phương khác nhau nhưng với tinh thần trách<br />
nhiệm cao của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban<br />
Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình, sự cộng tác nhiệt tình, tâm<br />
huyết của các đồng chí nhân chứng lịch sử, các nhà nghiên<br />
cứu, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu<br />
5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam và các địa phương,<br />
đơn vị liên quan, đến thời điểm này, Ban Tổ chức Hội thảo<br />
đã nhận được 30 bài tham luận của các cơ quan nghiên cứu,<br />
13<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học, nhà chuyên môn.<br />
Nội dung các bài tham luận được chuẩn bị công phu, thể<br />
hiện được chuyên môn sâu, khái quát khá toàn diện quá trình<br />
chuẩn bị, diễn biến chiến dịch và ý nghĩa lịch sử của chiến<br />
thắng Đồng Dương. Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin<br />
chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, cộng tác của các đồng chí. <br />
<br />
Với sự quan tâm của Ban Chỉ đạo Chỉ thị 54 Tỉnh uỷ, Ban<br />
Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan, các nhà nghiên cứu lịch<br />
sử, đặc biệt là sự hiện diện của các đồng chí là nhân chứng<br />
lịch sử đã trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy và chiến đấu<br />
tại trận đánh Đồng Dương oanh liệt ngày 8 và 9-12-1965, tôi<br />
tin chắc rằng Hội thảo của chúng ta ngày hôm nay sẽ thành<br />
công tốt đẹp. Hy vọng qua Hội thảo này sẽ giúp cho cơ quan<br />
chủ trì và các cơ quan, nhà nghiên cứu lịch sử có cơ sở khoa<br />
học vững chắc để tiếp tục khẳng định tầm vóc, ý nghĩa và<br />
rút ra những bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Đồng<br />
Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó<br />
khơi dậy và tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng tiến công<br />
của Chiến thắng Đồng Dương trong sự nghiệp xây dựng và<br />
bảo vệ Tổ quốc và trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng quê hương Thăng Bình<br />
ngày càng giàu mạnh.<br />
<br />
Trên quan điểm khoa học, khách quan, trung thực với<br />
lịch sử, với cách nhìn ở những góc độ khác nhau của những<br />
người trực tiếp làm nên sự kiện này hoặc nghiên cứu về sự<br />
14<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
kiện lịch sử này, thay mặt Chủ trì, tôi đề nghị quý vị đại biểu,<br />
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhân chứng lịch sử<br />
tích cực thảo luận, trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến nhằm làm<br />
sáng tỏ các yêu cầu nội dung và các vấn đề mà Hội thảo quan<br />
tâm, góp phần làm cho Hội thảo thành công. Những bài tham<br />
luận của các đồng chí gửi trước cùng với những ý kiến tham<br />
gia phát biểu tại Hội thảo hôm nay, Ban Tổ chức Hội thảo<br />
sẽ có trách nhiệm tổng hợp và biên tập hoàn chỉnh để xuất<br />
bản Kỷ yếu, phát hành trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải<br />
phóng quê hương Thăng Bình, kỷ niệm 50 năm chiến thắng<br />
Đồng Dương. Đây là một tài liệu quý để giáo dục truyền<br />
thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là<br />
thế hệ trẻ.<br />
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị các điều<br />
kiện cần thiết phục vụ Hội thảo nhưng không thể tránh khỏi<br />
những thiếu sót, rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ<br />
của các đồng chí và quý vị.<br />
Một lần nữa, thay mặt Ban Thường vụ Huyện uỷ Thăng<br />
Bình, Ban Tổ chức và Chủ trì Hội thảo, tôi xin có vài lời khai<br />
mạc Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa<br />
và bài học kinh nghiệm”.<br />
Kính chúc các đồng chí và các vị đại biểu mạnh khoẻ,<br />
hạnh phúc. Chúc Hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp.<br />
Xin trân trọng cảm ơn. <br />
<br />
<br />
15<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO ĐỀ DẪN<br />
HỘI THẢO KHOA HỌC “CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG -<br />
Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM”<br />
<br />
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam1<br />
<br />
<br />
<br />
T ừ đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị<br />
phá sản, để cứu vãn sự thất bại trên chiến trường miền<br />
Nam, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu<br />
vào miền Nam, đồng thời tăng cường ném bom phá hoại<br />
miền Bắc với hy vọng ngăn chặn, cứu nguy sự sụp đổ của<br />
ngụy quyền, kìm chế sự phát triển của cách mạng miền Nam,<br />
từng bước phản công, giành thế chủ động trên chiến trường.<br />
Thực hiện âm mưu đó, ngày 09-3-1965, quân viễn chinh Mỹ<br />
đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng; ngày 07-5-1965, quân Mỹ đổ<br />
bộ vào bãi biển Kỳ Hà (Chu Lai), đánh dấu sự can thiệp của<br />
quân viễn chinh Mỹ ở chiến trường miền Nam, đẩy phong<br />
trào cách mạng nước ta đứng trước những thử thách cực kỳ<br />
nghiêm trọng.<br />
Tuy nhiên, hành động đó của đế quốc Mỹ không nằm<br />
ngoài dự kiến của Đảng ta. Ngày 25 - 27 tháng 3 năm 1965,<br />
Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11<br />
<br />
1<br />
Do đồng chí Trần Văn Cận - Phó Trưởng Ban trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy<br />
Quảng Nam báo cáo tại Hội thảo.<br />
<br />
16<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
xác định: “Nhiệm vụ cơ bản của ta là tiếp tục kiềm chế và<br />
thắng địch trong cuộc “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, ra<br />
sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành<br />
thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối<br />
ngắn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng<br />
cuộc “Chiến tranh cục bộ” nếu địch gây ra”1. Trên cơ sở đó,<br />
Quân ủy Trung ương phát động phong trào thi đua “Quyết<br />
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trong các lực lượng vũ<br />
trang nhân dân.<br />
Chấp hành chủ trương trên, ngày 05-5-1965, Khu ủy<br />
5 mở hội nghị và đề ra chủ trương “Đẩy mạnh đấu tranh<br />
chính trị, đấu tranh vũ trang và vận động binh sĩ địch, nhằm<br />
tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng quân chủ<br />
lực ngụy, làm cho chúng rối loạn cao độ về chiến lược, suy<br />
sụp hoàn toàn về chính trị. Đồng thời sẵn sàng đối phó và<br />
quyết thắng địch trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam,<br />
nếu chúng ngoan cố gây ra”2. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo<br />
của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 mở chiến dịch Xuân<br />
1965, ghi dấu ấn bằng chiến thắng Núi Thành vang dội (26-<br />
5-1965), biểu hiện sinh động tư tưởng, tinh thần “Dám đánh<br />
Mỹ, biết đánh Mỹ và quyết đánh Mỹ” của quân và dân Khu<br />
5. Ở chiến trường Quảng Ngãi, quân ta giành thắng lợi quan<br />
trọng trong chiến thắng Vạn Tường, đánh bại cuộc ra quân<br />
1<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đảng toàn tập”, tập 26 (1965), Nxb.<br />
CTQG, H. 2003, tr. 109.<br />
2<br />
Bộ Tư lệnh Quân khu 5, “Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng”, tập II,<br />
xuất bản năm 1989, tr. 180.<br />
17<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
“tìm diệt” đầu tiên của quân Mỹ càng củng cố lòng tin, cổ vũ<br />
khí thế đánh Mỹ, thắng Mỹ của quân và dân ta.<br />
Sau khi thất bại liên tiếp trên khắp chiến trường miền<br />
Nam, quân Mỹ điên cuồng đánh phá ác liệt, hàng vạn tấn<br />
bom chúng trút xuống miền Nam gây ra nhiều khó khăn, tổn<br />
thất cho quân và dân ta. Trước tình hình đó, nhằm giữ vững<br />
thế tiến công, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết<br />
định mở chiến dịch Đông Xuân 1965-1966, trong đó Quảng<br />
Nam được xác định là một trong năm chiến trường trọng<br />
điểm của Quân khu trong giai đoạn chiến dịch Đông 19651.<br />
Ở chiến trường Quảng Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu 5<br />
chủ trương “Đánh điểm diệt viện (cả đường bộ và đường<br />
không) diệt quân bảo an tại chỗ để kéo quân cơ động ngụy,<br />
diệt quân cơ động ngụy để kéo quân cơ động Mỹ”. Để thực<br />
hiện chủ trương trên, Quân khu quyết định điều Sư đoàn<br />
2 vừa mới thành lập phối hợp cùng với bộ đội địa phương<br />
mở chiến dịch tổng hợp trong khu vực tiếp giáp giữa các<br />
huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Tiên Phước, Thăng Bình, Tam<br />
Kỳ2. Mục đích của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh<br />
lực Mỹ - ngụy, cô lập chia cắt các khu vực của địch, triệt<br />
1<br />
Quân khu xác định 5 hướng trọng điểm của chiến dịch là: Nam Quảng<br />
Ngãi, Tây Nam Gia Lai, Phú Yên, Quảng Trị và Quảng Nam. Dẫn theo “Lịch sử<br />
Đảng bộ Quân khu 5 (1946-2010)”, Nxb. QĐND, H. 2010, tr. 217.<br />
2<br />
Sư đoàn 2 được thành lập ngày 20-10-1965, tại xã Phước Hà, huyện Tiên<br />
Phước, gồm các trung đoàn: Trung đoàn 01, Trung đoàn 21, Tiểu đoàn 70,<br />
01 tiểu đoàn súng máy phòng không, 01 tiểu đoàn pháo cối và các đơn vị:<br />
thông tin, trinh sát, vận tải, quân y. Sư đoàn trưởng: Nguyễn Năng, Chính ủy:<br />
Nguyễn Minh Đức (Đạo); Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng: Lê Hữu Trữ.<br />
<br />
18<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
phá giao thông, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích và<br />
đấu tranh chính trị, binh vận, giải phóng rộng lớn vùng nông<br />
thôn và quận lỵ khi có điều kiện, hỗ trợ tích cực phong trào<br />
đô thị, phá âm mưu chuẩn bị phản công mùa khô của địch.<br />
Từ ngày 16-11 đến ngày 09-12-1965, quân ta mở chiến<br />
dịch Hiệp Đức - Đồng Dương với nhiệm vụ tiêu diệt chi khu<br />
- quận lỵ Hiệp Đức và đồn Việt An, buộc quân địch phải đưa<br />
quân chủ lực ngụy lên tiếp viện và quân ta có nhiệm vụ tiếp<br />
tục tiêu diệt sinh lực địch trên trục đường 16 hoặc 105.<br />
Sau khi chi khu - quận lỵ Hiệp Đức bị quân ta tiêu diệt<br />
(17/11), nhất là trước nguy cơ đồn Việt An bị ta bao vây<br />
tiến công, quận lỵ Thăng Bình và Quế Sơn bị uy hiếp mạnh,<br />
ngày 06-12-1965, địch buộc phải tổ chức một Chiến đoàn<br />
gồm Tiểu đoàn 11 biệt động quân; Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn<br />
3 thuộc Trung đoàn 5, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 6 hình<br />
thành Chiến đoàn 5 do tên Trung tá Phạm Việt Hùng chỉ huy<br />
mở cuộc hành quân giải tỏa theo hướng Hà Lam- Việt An<br />
trên trục đường 16.<br />
Khi quân địch hành quân theo đúng ý đồ tác chiến của<br />
ta, ngày 07-12-1965, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tạm<br />
dừng mọi hoạt động tiến công vào các cứ điểm của địch trên<br />
toàn khu chiến, tập trung mọi lực lượng tổ chức trận tập kích<br />
tiêu diệt địch trên trục đường 16 đoạn từ Hà Lam đi Việt An.<br />
Trận đánh diễn ra từ sáng ngày 08-12 và kết thúc vào 13 giờ<br />
30 phút cùng ngày. Ngay sau đó, Trung đoàn 01 Sư đoàn 2<br />
tiếp tục vận động đánh địch phản kích trong suốt ngày 09-<br />
19<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
12-1965, góp phần đánh bại cuộc hành quân “Liên kết 118”<br />
của Mỹ- ngụy.<br />
Sau gần 02 ngày tác chiến liên tục, cán bộ, chiến sĩ Sư<br />
đoàn 2 đã nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan<br />
cường cùng quân và dân Thăng Bình tiêu diệt Chiến đoàn 5<br />
của ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 772 tên (có 3 cố vấn Mỹ),<br />
bắt sống 53 tên, thu 208 súng các loại, bắn rơi 4 trực thăng<br />
và bắn bị thương 2 phản lực.<br />
Chiến thắng Đồng Dương mãi mãi là chiến công chói lọi<br />
của quân và dân Quảng Nam nói chung, quân và dân Thăng<br />
Bình nói riêng; chiến thắng ấy đã ghi một mốc son chói lọi,<br />
hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân<br />
huyện Thăng Bình.<br />
Đối với lực lượng vũ trang Quân khu 5, chiến thắng<br />
Đồng Dương không chỉ hoàn thành mục tiêu chiến dịch do<br />
Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đề ra mà còn đánh dấu<br />
một bước trưởng thành vượt bật của Sư đoàn 2 - đơn vị vừa<br />
được thành lập 02 tháng trước đó. Qua chiến đấu, trình độ<br />
kỹ thuật, chiến thuật của cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị đã được<br />
nâng lên một bước, thành thạo trong thực hành tác chiến<br />
đánh bôn tập tập kích, tạo thêm niềm tin vững chắc trước yêu<br />
cầu nhiệm vụ khó khăn khi phải trực tiếp đối đầu với quân<br />
viễn chinh Mỹ trên chiến trường Khu 5.<br />
Chiến thắng Đồng Dương là kết tinh của tinh thần chiến<br />
đấu dũng cảm vô song của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2 với<br />
<br />
20<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
những nỗ lực lớn lao của Đảng bộ và nhân dân huyện Thăng<br />
Bình trong công tác chuẩn bị lực lượng, đảm bảo hậu cần,<br />
giữ gìn bí mật. Hình ảnh những người mẹ, người chị ở Đồng<br />
Dương không ngại gian khổ, hy sinh, sẵn sàng tiếp tế lương<br />
thực, cùng quân y tải thương, cứu thương, đào và nhường<br />
hầm bí mật để bộ đội trú quân trước giờ ra trận đã trở thành<br />
biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết quân dân - một trong<br />
những nguyên nhân quyết định cho mọi thắng lợi của quân<br />
đội ta trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.<br />
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện<br />
Thăng Bình đã có nhiều cố gắng với mong muốn tổ chức<br />
một cuộc hội thảo để đi đến những đánh giá thống nhất có<br />
tính chất tổng kết một cách khoa học về giá trị lịch sử của<br />
chiến thắng Đồng Dương. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác<br />
nhau, đến nay vẫn chưa có một công trình hoàn chỉnh đánh<br />
giá về chiến thắng này. Đề cập đến chiến thắng Đồng Dương,<br />
chúng ta mới chỉ thấy được những ghi chép ngắn gọn trong<br />
các công trình lịch sử lực lượng vũ trang hoặc lịch sử đảng<br />
bộ của một số địa phương có liên quan, trong các hồi kí,<br />
trong các báo cáo thành tích của những tập thể cá nhân tham<br />
gia trận đánh. Nhiều vấn đề về diễn biến trận đánh, về vai<br />
trò, ý nghĩa lịch sử, nhất là những bài học kinh nghiệm của<br />
chiến thắng này vẫn chưa được đề cập đầy đủ. Đó là nổi<br />
trăn trở, day dứt của những nhân chứng trận đánh và thế hệ<br />
hôm nay khi nghĩ về những đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã hy<br />
sinh xương máu, công sức của mình để làm nên chiến thắng<br />
Đồng Dương.<br />
21<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
Với mong muốn đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng<br />
Nam, Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình và Ban Tổ<br />
chức Hội thảo đề nghị các đồng chí nhân chứng lịch sử,<br />
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các đồng chí đại<br />
biểu tập trung thảo luận nhằm làm sáng tỏ những vấn đề<br />
chủ yếu sau đây:<br />
- Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Khu ủy, Quân<br />
khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5; sự chỉ đạo, chỉ huy nhạy<br />
bén và kịp thời của Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 trong chiến<br />
dịch Hiệp Đức- Đồng Dương, góp phần quyết định làm<br />
nên chiến thắng Đồng Dương (8-9/12/1965).<br />
- Vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự đóng góp tích cực,<br />
hiệu quả của quân và dân huyện Thăng Bình trong chiến<br />
dịch Hiệp Đức - Đồng Dương nói chung, chiến thắng<br />
Đồng Dương nói riêng.<br />
- Về khả năng hợp đồng tác chiến giữa bộ đội chủ lực<br />
với bộ đội địa phương; tinh thần chiến đấu quả cảm của<br />
cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2, của lực lượng vũ trang huyện<br />
Thăng Bình, nhất là trong tình thế thời cơ chiến đấu xuất<br />
hiện ngoài dự kiến.<br />
- Tiếp tục nêu bật những tấm gương chiến đấu, phục<br />
vụ chiến đấu và hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Sư<br />
đoàn 2, của quân dân huyện Thăng Bình nhằm góp phần<br />
giáo dục về truyền thống anh hùng của quân đội ta.<br />
- Đánh giá tác động của chiến thắng Đồng Dương đối<br />
22<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
với cục diện của chiến trường Quảng Nam nói riêng, của<br />
Khu 5 nói chung trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu<br />
chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc<br />
Mỹ.<br />
- Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của<br />
chiến thắng Đồng Dương sau 50 năm nhìn lại.<br />
- Kế thừa và phát huy truyền thống chiến thắng Đồng<br />
Dương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đặc<br />
biệt, đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn di tích lịch sử<br />
Chiến thắng Đồng Dương, xây dựng nơi đây thành một<br />
địa chỉ “đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế<br />
hệ trẻ hôm nay và mai sau.<br />
Với quan điểm khách quan, khoa học, với sự tham<br />
gia nhiệt tình của các cơ quan nghiên cứu, nhất là sự có<br />
mặt của các đồng chí nhân chứng- những người trực tiếp<br />
tham gia chỉ huy, chiến đấu trong chiến dịch Hiệp Đức -<br />
Đồng Dương, Ban Tổ chức Hội thảo hoàn toàn tin tưởng<br />
Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa<br />
và bài học kinh nghiệm” sẽ thành công tốt đẹp. Một lần<br />
nữa, thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, xin chúc toàn thể<br />
các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc.<br />
Xin trân trọng cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
<br />
<br />
CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG NAM<br />
TRƯỚC TRẬN ĐỒNG DƯƠNG<br />
<br />
Hoàng Minh Thắng1<br />
<br />
<br />
<br />
T háng 12 - 1964, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng<br />
Nam lần thứ VI họp tại Đồng Linh, xã Bình Phú, huyện<br />
Thăng Bình. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 15 ủy viên.<br />
Ban Thường vụ có 5 ủy viên do đồng chí Vũ Trọng Hoàng<br />
làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Đào Đắc Trinh làm Phó Bí thư<br />
Tỉnh ủy. Tôi - Hoàng Minh Thắng là Ủy viên Ban Thường<br />
vụ, làm Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam. Trong Đại hội<br />
này, Tỉnh ủy triển khai đồng thời chủ trương của Khu ủy<br />
5 mở chiến dịch Xuân 1965 lấy tên “Chiến dịch Nguyễn<br />
Văn Trỗi”. Chiến dịch diễn ra trên chiến trường toàn Khu 5,<br />
Quảng Nam là trọng điểm của chiến dịch này, do đó, Khu ủy<br />
và Quân khu 5 tăng cường cho Quảng Nam một trung đoàn<br />
chủ lực. Đó là Trung đoàn 1 (tức Trung đoàn Ba Gia) gồm 3<br />
tiểu đoàn: 90, 60 và 40. Theo kế hoạch, chiến dịch tiến công<br />
địch bằng sức mạnh vũ trang, chính trị và binh vận; được<br />
phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương<br />
và dân quân du kích; giữa tiến công quân sự và nổi dậy của<br />
quần chúng tại chỗ; phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh Quảng Nam<br />
1<br />
Anh hùng LLVTND, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng<br />
Bộ Thương mại; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng.<br />
<br />
24<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
và tỉnh Quảng Đà. Chiến dịch mở đầu ngày 07 - 02 - 1965<br />
bằng trận đánh cứ điểm Cao Lao - Việt An.<br />
Bấy giờ, để đáp ứng với yêu cầu chiến dịch, Tỉnh đội<br />
Quảng Nam quyết định thành lập Đại đội bộ binh của huyện<br />
Thăng Bình, lấy mật danh V15. Ngày 10- 01- 1965, tại khu<br />
rừng ở Vinh Huy, xã Bình Trị, Đại đội V15 được công bố<br />
thành lập. Khi bộ đội Trung đoàn 1 mà trực tiếp là Tiểu đoàn<br />
40 đánh đồn Cao Lao - Việt An, thì bộ đội V15 bố trí lực<br />
lượng cùng du kích 2 xã Bình Lâm và Thăng Phước tấn công<br />
vào ấp chiến lược diệt bọn nghĩa quân và thanh niên chiến<br />
đấu, cùng bọn tề ngụy ác ôn, làm chủ 2 xã Thăng Phước và<br />
Bình Lâm1. Bộ đội huyện cùng du kích cánh trung của huyện<br />
Thăng Bình tập kích vào Kế Xuyên, đột nhập sát Quốc lộ<br />
1, diệt dân vệ, đánh sập 3 cống lớn trên Quốc lộ 1, làm cho<br />
đoạn đường trên một cây số của Quốc lộ 1 bị ách tắc mấy<br />
giờ liền không có một chiếc xe quân sự, kể cả xe hành khách<br />
chạy qua, làm khách ứ lại từ Hà Lam vào Ngọc Phô, từ đây<br />
tin tức “Việt cộng” tấn công lan truyền ra đến Đà Nẵng, vào<br />
tận Tam Kỳ. Mấy hôm sau, các chiến sỹ giải phóng lại đánh<br />
bọn nghĩa quân ở An Tráng, thu súng đạn của địch rồi tiếp<br />
tục tập kích vào Kế Xuyên.<br />
Vượt qua khó khăn của trận lụt năm Thìn (1964), đại bộ<br />
phận nông thôn ở khu vực đồng bằng của tỉnh Quảng Nam<br />
và Quảng Đà đã được giải phóng, tạo thành thế bao vây chia<br />
<br />
1<br />
Nay thuộc huyện Hiệp Đức.<br />
<br />
25<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
cắt, áp sát vào thành phố, thị xã, quận lỵ, căn cứ địch. Tình<br />
thế của địch trở nên nguy ngập chưa từng có. Địch kêu cứu<br />
ngụy quyền Trung ương. Từ tháng 02 đến tháng 4-1965, địch<br />
liên tiếp mở các cuộc càn quét lớn nhằm giải tỏa sức ép của<br />
chủ lực ta. Tháng 02-1965, ta tiêu diệt cứ điểm Việt An (Hiệp<br />
Đức). Đến tháng 4-1965, địch mở một cuộc hành quân cố giải<br />
tỏa vùng đồi Cao Lao - Việt An nhằm nối lại trục đường Tam<br />
Kỳ - Tiên Phước nhưng bọn chúng đã bị đánh thiệt hại nặng<br />
phải rút lui.<br />
Sau chiến thắng Cao Lao - Việt An, bộ đội chủ lực Quân<br />
khu 5 triển khai sẵn sàng đánh diệt viện. Trận địa được chuẩn<br />
bị từ phía Hương An đến cầu Ông Triệu. Bộ đội ém quân<br />
phục chờ còn cán bộ của Quân khu rút về thôn Cao Ngạn<br />
phía Tây - Bắc Việt An tập huấn chiến thuật, học tập rút kinh<br />
nghiệm đợt hoạt động vừa qua. Đang chỉ huy tập huấn thì<br />
đồng chí Hai Mạnh (Chu Huy Mân) được tin địch đang tập<br />
trung quân tại Tuần Dưỡng, chuẩn bị phản kích. Đội hình<br />
địch ngoài 4 tiểu đoàn bộ binh còn có thiết giáp M113 phối<br />
thuộc.<br />
Tướng Chu Huy Mân ghi lại trong hồi ký: “Ai bảo đảm<br />
về đơn vị nắm bộ đội đánh thắng thì không cần phải học nữa.<br />
Học cũng chỉ để đánh thắng. Nguyễn Chơn là người đầu tiên<br />
giơ tay xin về đơn vị. Lúc này anh Nguyễn Chơn được đề bạt<br />
làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 90”.<br />
Đây là một trận vận động phục kích trên đường 16 ở ngã<br />
<br />
26<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
ba Vinh Huy. Tiểu đoàn 90 do đồng chí Nguyễn Chơn làm<br />
Tiểu đoàn trưởng được giao nhiệm vụ bao vây một Tiểu đoàn<br />
ngụy, cùng Tiểu đoàn 40 tiêu diệt 2 Tiểu đoàn địch. Riêng<br />
Tiểu đoàn do Nguyễn Chơn chỉ huy bắt sống 4 xe M113<br />
đang còn nổ máy tại Cồn Tây (xã Bình Trị). Bọn địch thoát<br />
chạy về phía Hương An, Tiểu đoàn 60 do bao vây không<br />
chặt, một số địch băng rừng, băng suối, thoát chết chạy ra lội<br />
qua sông Rù Rì thoát về Hương An.<br />
Trong chiến dịch diệt viện này, sở dĩ quân giải phóng liên<br />
tiếp đánh bại 5 cuộc hành quân giải tỏa dọc đường 16 của<br />
địch là do mỗi lần địch xuất hiện, bộ đội đều bám sát, chỉ nổ<br />
súng khi nào địch lọt vào tầm đạn tiểu liên. Quân địch hoảng<br />
hốt trước cách đánh áp sát của quân giải phóng, bỏ dỡ cuộc<br />
giải tỏa, chịu thất bại. Tướng Hai Mạnh còn nhớ khi báo cáo<br />
về trận này, khi quân địch tháo chạy nháo nhào, bộ đội truy<br />
theo và hô vang “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Trong Đại<br />
hội Liên hoan thi đua diệt Mỹ toàn Quân khu lần thứ nhất,<br />
tuyên dương và tặng danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ”, lực lượng<br />
vũ trang huyện Thăng Bình vinh dự được báo cáo điển hình,<br />
huyện phân công đồng chí Nguyễn Do - đại diện cho quân và<br />
dân Cao Ngạn trình bày báo cáo điển hình và được tặng danh<br />
hiệu “Cao Ngạn Thành Đồng”. Sau này, khi báo cáo ở Trung<br />
ương Cục và Quân ủy Miền, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh<br />
tổng kết đó là cách “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Đại tướng<br />
chỉ thị cho toàn Miền học tập. Cụm từ “nắm thắt lưng địch<br />
mà đánh” ra đời từ cách đánh của bộ đội trên chiến trường<br />
<br />
27<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
Quảng Nam cuối năm 1964 đầu năm 1965!<br />
Trận đánh đồn Cao Lao mở màn cho chặng đường trưởng<br />
thành của bộ đội chủ lực Quân khu 5 trên đường đánh tập<br />
trung, đánh bằng các đơn vị chiến thuật.<br />
Sau trận diệt viện ở ngã ba Vinh Huy, thế trận ở khu<br />
chiến này đổi khác. Chiến thắng Đồng Dương góp phần làm<br />
phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.<br />
Trong đợt ra quân giành thắng lợi quan trọng trên mặt<br />
trận quân sự này, ta chủ trương củng cố bộ máy chính quyền<br />
cơ sở, mặt trận, đoàn thể, các mũi đấu tranh vũ trang, đấu<br />
tranh chính trị, binh vận…Trong khi mở ra và phát triển, tổ<br />
chức Đảng cũng phát triển. Các cấp ủy Đảng tổ chức học tập<br />
chỉ thị của Trung ương Cục về xử lý đảng viên, những người<br />
còn đủ điều kiện thì tập hợp ở các xã lại giải quyết sinh hoạt<br />
Đảng và tiến hành kết nạp đảng viên mới để thành lập chi bộ<br />
ở các xã vùng mới giải phóng.<br />
Và một sự kiện đáng nhớ: Tháng 5 năm 1965, Đảng bộ<br />
tổ chức học tập thư Đảng (Thư của Trung ương Cục gửi cho<br />
nông dân). Một phong trào rước thư Đảng, học thư Đảng<br />
khắp vùng nông thôn giải phóng và vùng tranh chấp. Thư<br />
Đảng khơi dậy truyền thống cách mạng của nông dân, phân<br />
rõ ta, bạn, thù. Qua học thư Đảng thắt chặt hơn mối quan hệ<br />
máu thịt giữa giai cấp nông dân và Đảng. Tiếp theo học thư<br />
Đảng, thực hiện chính sách ruộng đất, cấp ruộng đất vắng<br />
chủ cho nông dân thiếu ruộng để phát triển sản xuất, sẵn<br />
<br />
28<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
sàng đóng góp lương thực cho bộ đội ăn no đánh thắng.<br />
Trước tình thế nguy ngập, đế quốc Mỹ buộc phải thay<br />
đổi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bằng chiến lược “Chiến<br />
tranh cục bộ”, Quảng Nam - Đà Nẵng là nơi lính thủy đánh<br />
bộ Mỹ đặt chân đến đầu tiên và cũng chính nơi đây tại Núi<br />
Thành, ngày 26-5-1965 đã đi vào lịch sử dân tộc là trận đầu<br />
bộ đội địa phương tiêu diệt gọn một đơn vị quân chiến đấu<br />
Mỹ, gắn liền với danh hiệu “Quảng Nam- Đà Nẵng - Trung<br />
dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”. Thực tiễn cho thấy “Chiến<br />
dịch Nguyễn Văn Trỗi” và đồng khởi giải phóng nông thôn<br />
đồng bằng đã góp phần đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” và<br />
cũng là trận đầu tấn công chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của<br />
đế quốc Mỹ ”. Hơn 10 năm xâm lược với hai chiến lược hao<br />
người và tốn của, sau Chiến dịch tổng tiến công Xuân Mậu<br />
Thân 1968, Mỹ - ngụy chấp nhận ngồi vào bàn Hội nghị 4<br />
bên tại Pa-ri. Tuy nhiên, chúng vừa ngồi vào bàn, nhưng vừa<br />
trông chờ trên chiến trường. Bị thua đau trên chiến trường<br />
miền Nam và thất bại 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội bằng<br />
“Điện Biên Phủ trên không ”, ngày 27-01-1973 Mỹ chấp<br />
nhận ký Hiệp định Pa-ri và rút quân Mỹ về nước, nhân dân<br />
cả nước và miền Nam tiếp tục “đánh cho ngụy nhào” và làm<br />
nên Đại thắng mùa xuân 30-4-1975. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
<br />
<br />
VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA TIỂU ĐOÀN 70,<br />
SƯ ĐOÀN 2 ĐỐI VỚI CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG<br />
NGÀY 08-12-1965<br />
<br />
Đại tá Đỗ Châu Sa1<br />
<br />
<br />
<br />
T ừ tháng 12-1960 đến tháng 12-1965, trên chiến trường<br />
miền Nam, quân và dân ta đã đồng khởi đánh phá ấp<br />
chiến lược, đánh tiêu diệt phần lớn bọn hội đồng thôn, xã,<br />
đồng thời tiêu diệt nhiều đơn vị ngụy quân làm cho quân<br />
địch không còn sức chống đỡ với phong trào “đồng khởi”<br />
của quân và dân ta. Trước thất bại của chiến lược “Chiến<br />
tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ liều lĩnh thực hiện chiến lược<br />
“Chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh Mỹ tham chiến<br />
tại chiến trường miền Nam Việt Nam.<br />
Trước tình hình nước sôi lửa bỏng, Đảng ta đã kịp thời<br />
phát động phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc<br />
Mỹ xâm lược” trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Trước<br />
đối tượng tác chiến mới, quy mô tác chiến tập trung cao hơn,<br />
yêu cầu đánh tiêu diệt địch lớn hơn đòi hỏi phải có những<br />
đơn vị tập trung lớn hơn mới đáp ứng được yêu cầu của<br />
chiến tranh trong bước ngoặt mới.<br />
<br />
1<br />
Anh hùng LLVTND, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 70; nguyên Sư<br />
đoàn trưởng Sư đoàn 859, Quân khu 5.<br />
<br />
30<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
Ngày 20-10-1965, Sư đoàn bộ binh 2 được thành lập tại<br />
chiến trường Quảng Nam, gồm Trung đoàn I (Trung đoàn<br />
Ba Gia), Trung đoàn 21 và Tiểu đoàn 70, tác chiến trên một<br />
địa bàn rộng lớn từ Bắc Quảng Ngãi đến Quảng Nam-Quảng<br />
Đà. Tháng 11-1965, Quân khu 5 và Sư đoàn 2 mở chiến dịch<br />
phía Tây huyện Thăng Bình, Quế Sơn; dùng Tiểu đoàn 40<br />
Trung đoàn 01 bao vây đồn Việt An, vừa tiêu hao sinh lực<br />
địch, vừa khống chế việc tiếp tế bằng đường hàng không<br />
khiến cho quân địch ở Việt An vô cùng hoang mang, buộc<br />
bọn chỉ huy ở vùng I chiến thuật phải đưa bộ binh vào chi<br />
viện ứng cứu.<br />
<br />
Mục tiêu của ta trong việc bao vây cứ điểm Việt An là<br />
nhằm kéo quân địch ra ngoài công sự để ta tiến công tiêu diệt.<br />
Sư đoàn 2 vừa mới được thành lập hai tháng trước đó, đây là<br />
trận đánh đầu tiên nên toàn đơn vị xây dựng quyết tâm là phải<br />
đánh thắng trận đầu, bước đầu xây dựng truyền thống “Ra<br />
quân là đánh thắng” của Sư đoàn 2. Theo mệnh lệnh của Sư<br />
đoàn, Tiểu đoàn 70 bố trí lực lượng tại xã Bình Lãnh, từ sông<br />
Rù Rì vào đến đường 16 với nhiệm vụ sẵn sàng đánh quân<br />
địch viện binh trên khu vực từ quận lỵ Quế Sơn đến đường<br />
105, đường 16.<br />
<br />
Sau 3 ngày chờ đợi viện binh địch vẫn không thấy, đến<br />
ngày thứ 4 thì Chiến đoàn số 5 biệt động quân Sài Gòn hành<br />
quân từ Đà Nẵng vào chiếm chợ Mộc Bài, căng bạt đóng<br />
quân tại đây. Tối ngày 6 và ngày 7-12-1965, lệnh của Sư<br />
31<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
đoàn cho Tiểu đoàn 70 được tăng cường Đại đội 3 của Tiểu<br />
đoàn 90 để chuẩn bị chiến đấu.<br />
<br />
Tối ngày 7-12, Tiểu đoàn được lệnh tập kích địch tại chợ<br />
Mộc Bài. Tình hình rất khẩn trương nên tôi trực tiếp chuẩn bị<br />
tư tưởng cho anh em, cán bộ, chiến sĩ và phổ biến cách đánh<br />
quân địch tại chợ Mộc Bài cho toàn đơn vị.<br />
<br />
Đêm ngày 7-12-1965, cán bộ đi trước để nắm tình hình<br />
địch và chuẩn bị kế hoạch chiến đấu. Cán bộ Tiểu đoàn và<br />
Đại đội trưởng hình thành 3 mũi vào kiểm tra địch tại chợ<br />
Mộc Bài thì không phát hiện địch ở đây. Ta vẫn chưa nắm<br />
được hướng di chuyển của địch là lên đường 105 đến huyện<br />
lỵ Quế Sơn hay vào quận lỵ huyện Thăng Bình. Tôi báo cáo<br />
về Sư đoàn để biết tình hình. Cùng lúc này Tiểu đoàn 70<br />
đang trên đường hành quân từ Việt An xuống chợ Mộc Bài<br />
thuộc xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn.<br />
<br />
Trong khi chờ lệnh của Sư đoàn, tiểu đoàn phải quay<br />
về vị trí cũ. Tôi báo cáo với Sư đoàn nếu hành quân về vị trí<br />
cũ sẽ không kịp thời gian nên đề nghị Sư đoàn cho toàn bộ<br />
đội hình tiểu đoàn tạm trú tại Đồng Dương. Sư đoàn đồng ý,<br />
tôi đi trước, đội hình nhanh chóng về Đồng Dương nghiên<br />
cứu địa hình và phán đoán tình hình địch, xây dựng phương<br />
án chiến đấu khi địch tiến qua cánh đồng Đồng Dương để<br />
chiếm đồi Đá Biển, Tháp Chàm.<br />
<br />
Tại đây, tôi chủ động dự kiến phương án đánh thật cụ<br />
32<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
thể. Trong đó, bố trí Tiểu đoàn 70 phía Bắc đường 16 ra đến<br />
bờ sông Rù Rì; Đại đội 3 (Tiểu đoàn 90 tăng cường) bố trí<br />
Nam đường 16. Khi Tiểu đoàn 70 nổ súng đánh địch thì Đại<br />
đội 3 có nhiệm vụ nổ súng đánh địch ở hướng đối diện.<br />
<br />
Khoảng 12 giờ trưa ngày 08-12-1965, Chiến đoàn 5 biệt<br />
động quân Sài Gòn hành quân từ Hà Lam lên đường 16 chiếm<br />
lĩnh đồi Ông Phơi. Tiểu đoàn được lệnh xuất kích đánh cánh<br />
quân này ở phía Bắc đường 16. Đến 12 giờ 30 phút, địch tổ<br />
chức 3 mũi tiến quân qua cánh Đồng Dương. Khi địch còn<br />
cách đội hình của quân ta khoảng 200m, đồng chí Tiểu đoàn<br />
phó báo cáo xin tôi nổ súng. Nhận thấy, đội hình của ta bố trí<br />
ở mép làng có cây cối um tùm, yếu tố bí mật được đảm bảo<br />
nên tôi chỉ thị cho toàn đơn vị kiên trì chờ đợi, khi quân địch<br />
còn cách ta khoảng 5-10m mới nổ súng mới phát huy tối đa<br />
sức mạnh của hỏa lực ta; đồng thời đảm bảo được độ chính<br />
xác. Đúng như ý đồ của ta, khi địch vào sát quân ta đồng loạt<br />
nổ súng tấn công, địch bị tấn công bất ngờ không kịp trở tay,<br />
xác địch chết ngổn ngang, số còn lại nằm tại chỗ chống cự.<br />
Tiếp đó, cối 82 ly của Tiểu đoàn bắn vào đồi Ông Phơi, bọn<br />
địch ở đây không chi viện cho tiểu đoàn đi trước được. Cùng<br />
lúc này Tiểu đoàn cùng đồng loạt xung phong đánh tiêu diệt<br />
địch trên cánh Đồng Dương. Đại đội 3 vừa đánh địch vừa<br />
nhanh chóng hình thành thế bao vây.<br />
<br />
Kết quả, sau 1 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt gần hết Tiểu<br />
đoàn 11 biệt động quân, thu 48 khẩu súng các loại (có 02 cối<br />
33<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
60, 02 đại liên và 08 trung liên). Tiếp đó, ta tổ chức thu dọn<br />
chiến trường, cấp cứu thương binh, liệt sĩ, tổng số thương<br />
vong của ta là 11 đồng chí.<br />
<br />
Bị thua đau trên khu vực Đồng Dương, địch tăng cường<br />
máy bay, phi pháo bắn phá dữ dội và dùng máy bay trực<br />
thăng đổ quân. Đến 17 giờ ngày 8-12, số quân địch còn lại<br />
của Chiến đoàn 5 nhích lên và trú quân tại khu vực Đồng<br />
Dương - Đá Biển, bình độ 25-30 đến phía Đông cầu Ông<br />
Triệu. Sau khi nghiên cứu tình hình địch, Bộ Tư lệnh chiến<br />
dịch quyết định giao Trung đoàn Ba Gia tập kích tiêu diệt<br />
quân địch tại khu vực Đồng Dương; Tiểu đoàn 70 được giao<br />
làm lực lượng dự bị cho trận đánh này.<br />
<br />
Rạng sáng ngày 09-12-1965, Trung đoàn Ba Gia thực<br />
hành tập kích địch tại Đồng Dương. Đến khoảng 06 giờ 15<br />
phút, quân ta đã làm chủ chiến trường, toàn bộ Chiến đoàn 5<br />
bị tiêu diệt gọn. Một số tên chạy thoát về điểm cao 47 Châu<br />
Xuân cũng bị Tiểu đoàn 70 tiến công tiêu diệt. Đến chiều<br />
ngày 09-12, toàn bộ quân ta được lệnh rút về vị trí xuất quân<br />
để nắm lại đội hình và sẵn sàng chờ lệnh.<br />
<br />
Như vậy, với thắng lợi giòn giã trong trận đầu ra quân,<br />
Tiểu đoàn 70 đã góp phần cùng Trung đoàn Ba Gia đặt nền<br />
móng xây dựng nên truyền thống “Ra quân là đánh thắng”<br />
của Sư đoàn 2 Quân khu 5.<br />
<br />
Như vậy, với chiến thắng trong hai trận đánh liên tiếp<br />
34<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
vào ngày 08 và 09-12-1964, quân ta đã hoàn thành kế hoạch<br />
đề ra, góp phần bẽ gãy cuộc hành quân “Liên kết 118” của<br />
Mỹ- ngụy. Với chiến thắng này, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn<br />
70 vô cùng phấn khởi, quyết tâm chiến đấu của bộ đội ngày<br />
càng tăng lên. Sau trận đánh Đồng Dương, cán bộ, chiến<br />
sỹ tổ chức học tập kinh nghiệm về trận đánh và phát động<br />
phong trào thi đua toàn quân về tinh thần quyết chiến quyết<br />
thắng với quyết tâm “Tiểu đoàn ta đánh phải tiêu diệt tiểu<br />
đoàn địch”, nhân dân huyện Thăng Bình, Quế Sơn vô cùng<br />
phấn khởi càng tin tưởng vào quân giải phóng.<br />
Qua trận đánh Đồng Dương, Tiểu đoàn 70 đã rút ra được<br />
nhiều bài học quý giá, góp phần xây dựng đơn vị ngày càng<br />
vững mạnh, đáp ứng yêu cầu chiến đấu trong giai đoạn mới<br />
của cách mạng khi trực tiếp đối đầu với quân viễn chinh Mỹ.<br />
Đó là:<br />
- Đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ - là nguyên nhân, yếu<br />
tố góp phần tạo nên thắng lợi. Trong trận đánh này, Tiểu đoàn<br />
đã quán triệt trong toàn đơn vị phải giữ được bí mật trong<br />
quá trình hành quân tiếp cận chiến trường cũng như trong<br />
thực hành chiến đấu. Thực tế, cho đến tối ngày 07-12-1965,<br />
ta và địch vẫn chưa phát hiện hướng di chuyển của nhau nên<br />
việc tiểu đoàn bí mật hành quân, bố trí đội hình chiến đấu tại<br />
Đồng Dương đã tạo nên bất ngờ đối với quân địch.<br />
Tại Đồng Dương, mặc dù ta chưa am hiểu nhân dân,<br />
chưa kịp liên hệ với du kích nhưng qua nghiên cứu địa hình,<br />
<br />
35<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
ta đã tận dụng khu vực có nhiều cây cối, ven làng để bí mật<br />
trú quân, đồng thời phán đoán hướng di chuyển của quân<br />
địch khi chúng tiến vào Đồng Dương, từ đó ta xây dựng<br />
phương án đánh địch hiệu quả, phù hợp với sở trường của ta,<br />
khiến quân địch bị bất ngờ, lúng túng trong đối phó.<br />
- Xây dựng tinh thần quyết tâm chiến đấu của bộ đội<br />
trước - trong và sau trận đánh. Trong trận đánh này, Tiểu<br />
đoàn 70 với hầu hết cán bộ, chiến sĩ là người con của quê<br />
hương Quảng Nam - Đà Nẵng (yếu tố tình cảm, đứng trên<br />
quê hương chiến đấu) vốn có sẵn tinh thần yêu nước và<br />
cách mạng nên tinh thần chiến đấu rất cao, muốn được trực<br />
tiếp tham gia chiến đấu. Thậm chí có anh nuôi cũng xin thủ<br />
trưởng trang bị vũ khí để được ra trận. Chính nhờ tinh thần<br />
quyết tâm chiến đấu cao độ nên anh em chiến sĩ đã khắc<br />
phục mọi khó khăn, quyết tâm ra quân là đánh thắng, lập nên<br />
chiến công vang dội ngay trên mảnh đất quê hương.<br />
- Phát huy mạnh mẽ vai trò gương mẫu của cán bộ. Trong<br />
suốt 7 ngày chiến dịch, hầu như cán bộ không ngủ, tập trung<br />
tinh thần tìm mọi kế sách để đơn vị đã đánh là thắng. Cán<br />
bộ tiểu đoàn luôn sâu sát cùng chiến sĩ, phổ biến cách đánh,<br />
phương án chiến đấu đến từng tiểu đội, trung đội; động viên<br />
kịp thời và giải quyết những tình huống khó khăn góp phần<br />
xây dựng niềm tin của chiến sĩ đối với cán bộ, của cấp dưới<br />
đối với cấp trên. Nhờ đó, toàn đơn vị luôn chấp hành kỷ luật<br />
nghiêm, giữ vững tư thế sẵn sàng chiến đấu với tinh thần<br />
quyết chiến, quyết thắng cao độ.<br />
<br />
36<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
<br />
<br />
CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG -<br />
Ý NGHĨA VÀ TẦM VÓC<br />
<br />
Đại tá Trần Như Tiếp1*<br />
<br />
I. Bối cảnh tình hình diễn ra trận đánh Đồng Dương<br />
Đông năm 1965.<br />
1. Bối cảnh chung về địch.<br />
Trong Xuân - Hè 1965, quân dân miền Nam liên tục tiến<br />
công, kết hợp giữa quân sự và đấu tranh chính trị rộng khắp<br />
gây cho địch tổn thất nặng nề. Đứng trước nguy cơ suy sụp,<br />
nhất là sau chiến thắng Bình Giã ở Nam Bộ và sau chiến<br />
thắng Ba Gia ở Quảng Ngãi, địch bắt đầu chuyển chiến lược<br />
“Chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “Chiến tranh cục<br />
bộ”, Mỹ dồn dập đưa quân vào miền Nam và tăng viện trợ để<br />
cứu nguy cho chế độ Sài Gòn trước nguy cơ sụp đổ. Chúng<br />
dùng lực lượng quân Mỹ và chư hầu để trực tiếp tham chiến<br />
với lực lượng vũ trang ở miền Nam, đồng thời dùng không<br />
quân, hải quân đánh phá ra miền Bắc hòng giành thắng lợi<br />
bằng quân sự xâm lược miền Nam.<br />
2. Bối cảnh chung về tình hình ta.<br />
Sau khi đế quốc Mỹ leo thang, mở rộng cuộc chiến tranh<br />
1<br />
Nguyên Trợ lý tác chiến Tiểu đoàn 60, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5;<br />
nguyên Trưởng Phòng Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quân khu 5.<br />
<br />
37<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
xâm lược, ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ và quân chư hầu<br />
(Nam Triều Tiên, Philipin, Thái Lan, Ôxtrâylia, ...) vào miền<br />
Nam Việt Nam. Ngày 20-7-1965, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi<br />
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tăng cường đoàn kết sản<br />
xuất và chiến đấu. Bác khẳng định quyết tâm: “Đứng trước<br />
nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng<br />
bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu, dù<br />
phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa,<br />
chúng ta cũng quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”1.<br />
Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Quân ủy Trung ương,<br />
Trung ương Cục miền Nam Việt Nam quyết tâm xây dựng<br />
lực lượng để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, quyết đánh bại<br />
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy.<br />
Ở chiến trường Khu 5 và Tây Nguyên, Khu ủy, Đảng<br />
ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xác định: “Trong tình hình mới,<br />
trước đối tượng tác chiến mới, quy mô tác chiến tập trung<br />
cao hơn, yêu cầu đánh tiêu diệt lớn hơn mới đáp ứng được<br />
yêu cầu chiến tranh trong bước ngoặt mới”.<br />
Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định thành lập các<br />
Sư đoàn bộ binh: Sư đoàn bộ binh 1 đứng trên chiến trường<br />
B3 - Tây Nguyên; Sư đoàn bộ binh 2 đứng ở Bắc Quảng Ngãi<br />
- Quảng Nam; Sư đoàn bộ binh 3 đứng ở Nam Quảng Ngãi<br />
- Bắc Bình Định; Trung đoàn bộ binh 10 đứng ở Phú Yên. Ở<br />
mỗi tỉnh tổ chức lại từ 1 - 2 tiểu đoàn tập trung, ở các huyện<br />
1<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11 (1963-1965), Nxb. CTQG, H.1996, tr.470.<br />
<br />
38<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
xây dựng 1 - 2 đại đội và xây dựng lực lượng dân quân du<br />
kích mạnh để đáp ứng với yêu cầu tác chiến mới.<br />
3- Chủ trương và ý định quyết tâm của ta.<br />
Quán triệt ý định chiến lược của Trung ương, tuy địch<br />
vào đông nhưng quyền chủ động vẫn thuộc về ta, do đó tập<br />
trung lực lượng để tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, nhất là<br />
lực lượng cơ động, đồng thời tiếp tục tiêu diệt và làm tan rã<br />
một bộ phận lớn quân chủ lực ngụy. Khu ủy - Bộ Tư lệnh<br />
Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Đông 1965, chủ động<br />
tiến công trước quân địch trên phạm vi toàn chiến trường.<br />
Nhiệm vụ được xác định là sử dụng Sư đoàn bộ binh 2<br />
cùng lực lượng vũ trang địa phương mở chiến dịch tiến công<br />
tổng hợp trong khu vực tiếp giáp giữa các huyện Hiệp Đức,<br />
Quế Sơn, Tiên Phước, Thăng Bình, Tam Kỳ. Mục đích của<br />
chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh lực Mỹ - ngụy, cô<br />
lập chia cắt các khu vực của địch, triệt phá giao thông, đẩy<br />
mạnh phong trào chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị,<br />
binh vận, giải phóng rộng lớn vùng nông thôn và quận lỵ khi<br />
có điều kiện, hỗ trợ tích cực phong trào đô thị, phá âm mưu<br />
chuẩn bị phản công mùa khô của địch. Qua tác chiến, rèn<br />
luyện, bồi dưỡng lực lượng của ta.<br />
- Ý định chiến dịch chia làm 3 đợt:<br />
+ Đợt 1: Tiêu diệt chi khu quận lỵ Hiệp Đức và các<br />
cứ điểm quanh khu vực, sẵn sàng đánh địch cứu viện bằng<br />
<br />
39<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
đường bộ hoặc đường không xuống khu vực Hiệp Đức.<br />
<br />
+ Đợt 2: Tiếp tục bao vây đồn Việt An hoặc bao vây quận<br />
Quế Sơn buộc địch hành quân giải tỏa, ta sẽ đón đánh địch<br />
theo trục đường 16 hay đường 105 lên.<br />
<br />
+ Đợt 3: Tùy theo tình hình, diễn biến trong đợt 2 sẽ tiếp<br />
tục bao vây chi khu quận lỵ Thăng Bình, hoặc tập kích trận<br />
địa pháo ở Gò Thong gần quận lỵ buộc địch hành quân tiếp<br />
ứng giải tỏa để ta đánh viện.<br />
<br />
Dự kiến, trong chiến dịch này, ta phải tác chiến với 2 đối<br />
tượng Mỹ và ngụy, nhất là sau khi lực lượng cơ động ngụy bị<br />
tiêu diệt, thể nào cũng có lực lượng Mỹ nhảy vào ứng cứu.<br />
<br />
II. Diễn biến trận chiến thắng Đồng Dương.<br />
<br />
1. Những trận đánh diễn ra trước trận Đồng Dương.<br />
<br />
a. Đánh Hiệp Đức.<br />
<br />
Đêm ngày 16-11-1965, toàn bộ lực lượng vào tập kết<br />
chiếm lĩnh, vào lúc 3 giờ ngày 17-11-1965, quân ta bắt đầu<br />
nổ súng.<br />
<br />
Tiểu đoàn bộ binh 90 đánh Đồi Sơn, Tiểu đoàn bộ binh<br />
60 đánh chi khu quận lỵ Hiệp Đức, Đại đội địa phương huyện<br />
Quế Sơn diệt chốt điểm Núi Lớn (Sơn Bình), một Đại đội<br />
đặc công của Sư đoàn bộ binh 2 diệt chốt điểm Đồi Tranh và<br />
sau khi làm chủ, ta tiếp tục tảo trừ và bắt sống số tên bảo an,<br />
40<br />
Chiến thắng Đồng Dương <br />
<br />
dân vệ và bứt rút đồn dân vệ ở Tú La, Sơn Hiệp.<br />
Suốt từ khi nổ súng đến 15 giờ ngày 17-11, địch không<br />
phản ứ