Hợp tác quốc tế trong phát triển chương trình đào tạo ngành kĩ thuật môi trường ở Đại học Cần Thơ, Việt Nam
lượt xem 26
download
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 4 triệu ha và gần 18 triệu cư dân. Vùng đồng bằng được xem là khu vực sản xuất nông ngư nghiệp lớn nhất Việt Nam...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hợp tác quốc tế trong phát triển chương trình đào tạo ngành kĩ thuật môi trường ở Đại học Cần Thơ, Việt Nam
- HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC CẦN THƠ, VIỆT NAM - KHẢO CỨU TỪ DỰ ÁN VLIR-E2 - Lê Anh Tuấn1*, Lê Hoàng Việt1, Nguyễn Hiếu Trung1, Guido Wyseure2 1 Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên Nước Khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam Khu II, đường 3/2, Thành phố Cần Thơ, Việt nam Tel/Fax: 00-84-71-834 539 2 Phòng Quản lý Đất đai Bộ môn Quản lý đất đai và Kinh tế học Khoa Kỹ thuật Khoa học sinh học, trường Đại học Thiên chúa giáo Leuven, Bỉ Celestijnenlaan 200E., B-3001 Leuven, Belgium * E-mail liên lạc: latuan@ctu.edu.vn TÓM TẮT Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích 4 triệu ha và gần 18 triệu cư dân. Vùng đồng bằng được xem là khu vực sản xuất nông ngư nghiệp lớn nhất Việt Nam. Khu vực chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực của sông Mekong nhưng cung cấp cho toàn quốc trên 50% lượng lương thực chính, 60% lượng tôm cá và 70% lượng trái cây nhiệt đới. Hằng năm, xấp xỉ 2 triệu tấn gạo sản xuất từ ĐBSCL được xuất cảng ra thế giới. Tuy vậy, việc nhanh chóng mở rộng thâm canh nông nghiệp và đô thị hóa dẫn đến sự ô nhiễm môi trường. Vấn đề môi trường và phát triển bền vững cho vùng Đồng bằng sẽ không thể giải quyết một cách hiệu quả nếu kiến thức, nhận thức, thái độ và hành vi của người dân không được cải thiện. Do vậy, giáo dục môi trường phải đóng một vai trò quan trọng trong các chính sách bảo vệ và bảo tồn môi trường. Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) là cơ sở đào tạo đại học lâu đời nhất ĐBSCL với chức năng phát triển nguồn nhân lực cho khu vực. ĐHCT đã thiết lập mối liên kết với nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ trong việc cách tân các khái niệm mới đang phát triển trong đào tạo cũng như việc tiếp cận mới trong thực hành nghiên cứu. Liên quan đến chương trình giáo dục môi trường và liên quan, ĐHCT có mở hai ngành học: Kỹ thuật Môi trường và Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên, cấp bằng Cử nhân Kỹ thuật và Thạc sĩ Khoa học. Đại học đang phấn đấu nâng cao chất lượng trong việc phát triển chương trình và phương tiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên và chuyển giao kỹ thuật một cách thực sự như là một lợi ích hiệu quả từ hợp tác quốc tế. Báo cáo này mô tả tiến trình phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Môi trường ở Khoa Công nghệ với sự hỗ trợ của dự án VLIR giữa ĐHCT và Đại học Thiên chúa giáo Leuven như một trường hợp nghiên cứu. Từ khóa: ô nhiễm, giáo dục môi trường, phát triển bền vững, tài nguyên nhân lực, hợp tác quốc tế. 1
- I. GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam, phần cuối cùng của hạ lưu sông Mekong, với 4 triệu ha đất nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được xem là khu vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Vùng Đồng bằng (hình 1) thực tế là một khu đất ngập nước rộng lớn và vùng đất phù sa bằng phẳng, có mật độ sông rạch và kênh đào dày đặt và một hệ sinh thái đa dạng sinh học phong phú với nhiều thành phần thực và động vật. Hiện tại, đồng bằng có 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và hơn 350.000 ha mặt nước dùng cho việc nuối trồng và đánh bắt thủy sản. Khu vực chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực của sông Mekong nhưng cung cấp cho toàn quốc trên 50% lượng lương thực chính, 60% lượng tôm cá và 70% lượng trái cây nhiệt đới. Hình 1: Lưu vực sông mekong và vùng Đồng bằng sông Cửu Long Vào mùa mưa, một phần vùng Đồng bằng bị ngập lũ. Dọc theo 600 km ven biển, triều biển ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng nước do sự xâm nhập mặn. Thêm vào đó, 2 triệu ha đất bị nhiễm phèn. Trong mùa khô và đầu mùa mưa, nước ô nhiễm tác động nặng nề đến canh tác nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL bị ảnh hưởng gia tăng theo các tác động của con người. Thêm nữa, việc nhanh chóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, việc thâm canh với 2 đến 3 vụ mỗi năm ở các tỉnh vùng tây - bắc, việc nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển và các hoạt động khác của con người đã gây các vấn đề ô nhiễm trong Đồng bằng. Chất lượng nước là một trong những yếu tố liên quan quan trọng trong tương lai (Vệ, 2002). Có nhiều thử thách đến việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL liên quan đến môi trường. Hơn 2/3 trong số 18 triệu dân (2005) ở ĐBSCL sống ở vùng nông thôn và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước, nhất là về mùa khô. Áp lực dân số bởi sự gia tăng tự nhiên và nhập cư trong những năm gần đây dẫn đến gia tăng nhu cầu lương thực và nước cũng như việc tăng tiêu thụ năng lượng. Như một hệ quả, sự phá rừng và xâm lấn các khu rừng sát và rừng ngập nước đang báo động nghiêm trọng. Dọc theo kênh rạch ở ĐBSCL, chất lượng nước có liên quan đến việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, ảnh hưởng sự phú dưỡng từ việc nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, nước thải từ nhà máy công nghiệp và dân số (Tuấn, 2004). ĐBSCL hiện vẫn được xem là khu vực chậm phát triển về cán bộ có trình độ và giáo dục cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dầu vùng đồng bằng có nhiều đóng góp tích cực cho sản xuất lương thực quốc gia nhưng nhiều lĩnh vực khác vẫn lạc hậu. Để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giải quyết vấn 2
- đề môi trường ở ĐBSCL trở thành một áp lực và nhu cầu cần thiết của việc phát triển bền vững. Giáo dục và đào tạo môi trường là một phần của mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), một cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất ĐBSCL. Được thành lập năm 1966 với tên gọi là “Viện Đại học Cần Thơ”, toạ lạc tại thành phố Cần Thơ, ngày nay ĐHCT gồm 3 khu với tổng diện tích 71 ha đất và một trung tâm thực nghiệm 110 ha. ĐHCT là một trường đại học đa ngành đa lĩnh vực, năm học 2005, trường đang có 52 ngành đào tạo khác nhau ở bậc đại học trong lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật, kinh tế, luật và sư phạm. Bên cạnh việc đào tạo, ĐHCT có những nghiên cứu nhiều lĩnh vực liên quan đến khu vực và tích cực đảm nhiệm công việc chuyển giao công nghệ ở các ngành khác nhau cho xã hội. Liên quan đến các chương trình đào tạo môi trường và các môn liên quan, ĐHCT có hai ngành chính như ở bảng 1. Bảng 1: Ngành học về môi trường ở ĐHCT Số Ngành học Bằng cấp Đơn vị đảm nhiệm 1 Kỹ thuật Môi trường Cử nhân kỹ thuật Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài (EE) (BEng.) nguyên nước, Khoa Công nghệ 2 Quản lý Môi trường Cử nhân Khoa học (BSc.) Bộ môn Quản lý Môi trường và Tài và Tài nguyên Thiên Thạc sĩ Khoa học (MSc.) nguyên Thiên nhiên, Khoa Nông nghiệp nhiên (ENRM) II. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Một trong các cơ sở lập luận quan trọng để xác định sự thành công của công cuộc hiện đại hóa và công nghiẹp hóa đất nước là việc bảo đảm tài nguyên nhân lực. Việc này nhằm đạt chất lượng và mẫu mực đáp ứng nhu cầu và có khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại (ĐHCT, 2002). Cốt lõi trong các vấn đề là một đòi hỏi mạnh mẽ để đầu tư cho nguồn nhân lực để giải quyết nhiều vấn đề môi trường đang phát sinh như là một hệ quả của sự phát triển kinh tế ở ĐBSCL. Song song với việc mở các ngành đào tạo về môi trường, ĐHCT luôn luôn đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm cải tiến chương trình đào tạo, cập nhật giáo trình, huấn luyện giảng viên, lắp đặt và học các thiết bị và dụng cụ mới, tiến hành nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên. Từ mười năm qua, ĐHCT đã hợp tác với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu ở Đông Nam Á (Thái Lan, Mã lai và Phillipines) và Châu Âu (Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức) qua các dự án hợp tác quốc tế như MHO, VLIR, SANSED, … (Xem phụ lục 1). Nhiều giảng viên trẻ, những người đã theo học các khoá học sau đại học ở trong và ngoài nước trong các năm gần đây, đã tham gia các dự án nghiên cứu của trường đại học và đạt nhiều thành quả (ĐHCT, 2002). Những năm đầu thập niên 1990, Hội đồng các trường đại học nói tiếng Flemish VLIR đã cung cấp tài chính cho các cơ hội hợp tác nghiên cứu mới cho các nước đang phát triển và từ năm 1993, nhiều nhóm chuyên gia từ Đại học Gent và Leuven đã đề xuất nhiều dự án nghiên cứu mới cho các đối tác khác nhau ở ĐHCT. Năm 1998, chương trình VLIR đã khởi động cho một chương trình dài hạn Hợp tác Liên Đại học (IUC). Có hai hợp phần chính: ứng dụng các công cụ hiện đại trong giáo dục đại học và phát riển chương trình mới về kỹ thuật môi trường và công nghệ sau thu hoạch (Sorgeloos, 2004). Chương trình Kỹ thuật Môi trường đã được phát triển như một sự hợp tác bởi các nhóm giáo sư chuyên về môi trường từ trường Đại học Thiên chúa giáo Leuven (KULeuven), Bỉ và trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và trường ĐHCT trong khuôn khổ dự án VLIR-E2. Mục tiêu tổng quát của VLIR-E2 là: Nâng cao cơ sở giáo dục, thành 3
- lập chương trình mới về Kỹ thuật Môi trường và nâng cấp khả năng giảng dạy và nghiên cứu cho giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên Nước, Khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu cụ thể đang được thực hiện là: 1. Trợ giúp việc hình thành ngành học mới về Kỹ thuật Môi trường ở Khoa Công nghệ, trường ĐHCT. 2. Nâng cấp khả năng học thuật cho cán bộ ngành Kỹ thuật Môi trường. 3. Biên soạn cập nhật các bài giảng cho các môn học mới. 4. Nâng cấp thư viện bao gồm thêm các tài liệu tham khảo về kỹ thuật môi trường. 5. Thành lập phòng thí nghiệm và khả năng phân tích thực tế (phòng thí nghiệm hóa phân tích, vi sinh học môi trường và thiết bị đo ô nhiễm không khí và tiếng ồn). 6. Lắp đặt các bộ trình diễn trong các phòng thí nghiệm Kỹ thuật Môi trường cho mục đích giảng dạy và nghiên cứu. 7. Khởi động các nghiên cứu liên quan về Kỹ thuật Môi trường để nâng cao khả năng giảng dạy. Đến năm học 2005-2006, có đến 882 sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường, cả hệ chính quy và tại chức, được hưởng lợi của dự án như hình 2. 1000 882 900 755 800 645 606 No. of students 700 508 600 440 500 400 262 300 200 101 100 0 1998 - 1999 1999 - 2000 2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006 Academic year Regular students In-service students Cumulative numbers Hình 2: Số sinh viên theo học ngành Môi trường theo luỹ tích từ năm 1998. III. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Một trong các mục tiêu chính của dự án VLIR-E2 giữa ĐHCT và KULeuven là phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Môi trường dựa vào các yêu cầu thực tế của Đồng bằng Cửu Long. Đó là cung cấp một kiến thức và kỹ năng vững vàng cho các sinh viên từ các tỉnh ĐBSCL trong khảo sát, quan trắc, đánh giá ô nhiễm cũng như thiết kế và xây dựng những công trình xử lý chất thải khác nhau. Để hình thành chương trình đào tạo ngành kỹ thuật môi trường, nhiều hội thảo đã được tổ chức với các thành viên liên quan từ các trường đại học và viện nghiên cứu, cả các công ty quốc doanh và tư nhân, các trung tâm tư vấn ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng cũng như các chuyên gia nước ngoài. Dựa vào việc tiếp cận đa ngành cho vấn đề giải quyết ô nhiễm ở ĐBSCL, các môn học chuyên ngành chính ở năm thứ tư được đề xuất và sau đó lần lượt các môn học cơ sở và cơ bản cho các năm trước đó được yêu cầu. Bên cạnh đó, các kỹ năng nghề nghiệp cũng được sắp đặt cho phù hợp với các môn lý huyết và thực hành. 4
- . Thị trường việc làm: Mô tả công việc: Học kỳ 7-9: + Cơ quan + Yêu cầu + Môn chuyên môn + Công ty + Kiến thức + Đề tài luận văn + Tổ chức + Kỹ năng + Đi thực địa + v.v. … + v.v. … + v.v. … Học kỳ 1-2: Học kỳ 3-4: Học kỳ 5-6: + Môn cơ bản + Môn cơ bản + Môn chuyên môn + Thực hành thí nghiệm + Thực hành thí nghiệm + Môn cơ sở + Môn hỗ trợ + Môn hỗ trợ + Thực hành thí nghiệm + v.v. … + v.v. … + etc … Hướng hình thành chương trình đào tạo Hướng áp dụng chương trình đào tạo Hình 2: Tiến trình phát triển và áp dụng chương trình học Chương trình Kỹ thuật Môi trường kéo dài 4,5 năm áp dụng cơ chế tín chỉ, phân bố như hình 3 và tóm tắt ở phụ lục 2. Hình 3. Sơ đồ bố trí môn học IV. THẢO LUẬN Trong những năm gần đây, việc thâm canh trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL cùng với sự gia tăng dân số đang đe dọa môi trường. Do vậy, cơ hội nghề nghiệp cho ngành kỹ thuật môi trường đột ngột gia tăng đáp ứng nhu cầu cho các cơ quan và chính phủ. Để tạo dựng một chương trình đại học ngành Kỹ thuật môi trường, các người biên soạn chương trình có thể toàn ý thiết kế chương trình theo các yêu cầu thực tế ở ĐBSCL, nhưng Hội đồng Khoa học của Khoa Công nghệ là nơi chỉnh sửa lần cuối chương trình. Ở mức độ trường, Hiệu trưởng ĐHCT là người có trọng trách cao nhất cho các quyết định cuối cùng về chính sách đào tạo. Ông hiệu trường có trách nhiệm toàn bộ hoạt động học thuật trước Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực sự, đóng góp của Dự án VLIR-E2 cho sự thành công cho chương trình Kỹ thuật Môi trường là đáng kể mặc dầu hầu hết các công việc trực tiếp cho việc hình thành chương trình Kỹ thuật môi trường tại ĐHCT đều do các cán bộ của Trường và các chuyên viên trong nước thực hiện một cách độc lập. Dự án nhắm đến việc thực hiện tốt 5
- công việc này. Các chuyên gia giáo dục từ trường KULeuven và giảng viên Khoa Công nghệ đánh giá cao việc trang bị các phòng thí nghiệm môi trường, sách tham khảo và các thiết bị cần thiết tại Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên nước/Khoa Công nghệ và các yêu cầu cho việc cải tiến chương trình Kỹ thuật Môi trường. Dựa theo sự tìm hiểu, dự án VILR-E2 đã sẵn lòng cung cấp tài chính cho việc mua sắm và lắp đặt các thiết bị đào tạo. Chúng tôi có thể kết luận rằng, việc phát triển chương trình Kỹ thuật Môi trường đã được tiến hành theo cách tổng hợp, dự án VLIR-E2 đã đem lợi ích cho nguồn nhân lực ĐBSCL trong lãnh vực chuyên môn về kỹ thuật môi trường. Điều này thể hiện trong bài phát biểu của GS. Patrick Sorgeloos: “Với nhiều hợp tác bên ngoài, thuận lợi rộng mở từ các dự án hợp tác quốc tế như MHO và VLIR, ĐHCT đang gia tăng dần sự danh tiếng trên thế giới và trở thành một đối tác thường xuyên trong các chương trình quan trọng có tài trợ về đào tạo cũng như nghiên cứu và phát triển như World Bank, RMIT Australia, Cộng đồng Châu Âu và nhiều cơ quan chính phủ khác”. (Sorgeloos, CTU, 2004). TÀI LIỆU THAM KHẢO CanTho University (2002). Building and Developing CanTho University to the Year 2005. CTU Project document, CanTho, Vietnam Le Anh Tuan, Guido Wyseure, Le Hoang Viet, Pieter Jan Haest (2004). Water Quality Mangement for Irigation in the Mekong River Delta, Vietnam, AgEng 2004 International Conference, Catholic University of Leuven, Leuven, Belgium Nguyen Bao Ve, Nguyen Huu Chiem, Le Tuyet Minh, Tran Thi Hong An, Le Anh Kha, Truong Hoang Dan, Ky Van Thanh, Nguyen Thi Tuyet Mai, 2002. Studies on the Status of Water Quality at Six Provinces in the Mekong Delta, Vietnam. Proceedings of the final workshop on "Improvement of environmental education in agricultural sciences". CTU-JICA Mini-project. CanTho University, Vietnam Patrick Sorgeloos (2004). The concrete experiences and the achievements of the collabroration with CTU. International conference: “CanTho University: its challenges for the future”. CanTho, Vietnam Website: http://www.ctu.edu.vn/colleges/tech/bomon/ttktmoitruong/hoptac/VLIR.htm 6
- Phụ lục 1: Một số dự án hợp tác quốc tế liên quan đến môi trường ở ĐHCT Tên dự án Mục tiêu dự án Các đối tác quốc tế VLIR-A2 Nâng cao cơ sở giáo dục, thành lập hương trình mới về Kỹ thuật Môi trường và KULeuven (Belgium) nâng cấp khả năng giảng dạy và nghiên cứu cho giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên Nước, Khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ. CAULES Tạo điều kiện phát triển chương trình Thạc sĩ Môi trường đa ngành “Thạc sĩ về Quản lý và DANIDA - Aashur University, Khoa học Môi trường - MESAM” (Denmark) SANSED Hệ thống xử lý nước phân tán tạo nên một lợi ích gia tăng về an toàn vệ sinh, được xã hội Bonn, Bochum, Halle chấp nhận và bền vững về kinh tế. (Germany) Shell Project Xóa đói giảm nghèo (bao gồm dinh dưỡng trẻ em) cho các làng quê nghèo qua sử dụng Shell Foundation chiến lược quản lý tài nguyên đẩy mạnh thực hành bền vững môi trường. CBDC Bảo tồn và đa dạng sinh học Đồng bằng Mekong CBDC-SEARICE (Philippines) IPGRI Nâng cao việc bảo tồn nguyên trạng các nguồn gen cây trồng. Đánh giá tính đa dạng sinh học trong các vườn nhà. CBNRM-IDRC Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng Canada Biogas Nghiên cứu và Phát triển Hầm ủ Biogas trong Hệ canh tác hướng sinh thái. Bread For The World Tere Des Hommes (Germany) Biogas Chuyên gia kỹ thuật thiết kế và xây dựng hầm ủ biogas Chiang Mai University (Thailand) Xử lý nước thải và Phát riển nông thôn bền vững GTZ (Germany) Xử lý chất thải và nước thải cho Lò sát sinh FAL (Germany) RHIER Hệ thống Lúa - Rừng tràm University of Lndon (UK) MHO-5 Xây dựng thủy lợi và Quản lý nước Delft University of Technology (the Netherlands) Inco-Delta Quản lý tài nguyên nước EC Sử dụng chất thải rắn để sản xuất các vật liệu xây dựng giá rẻ Univ.of California Davis (USA) 7
- Phụ lục 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Code: 57) I. MỤC TIÊU 1. Phẩm hạnh: có đạo đức tốt và lương tâm trong sáng. 2. Có sức khoẻ tốt 3. Chuyên môn: sinh viên phải có kiến thức và khả năng ứng dụng kiến thức trong: • Thiết kế quy trình xử lý chất thải và nước thải • Thiết kế hệ thống cấp nước cho vùng đô thị và nông thôn • Vận hành và quản lý hệ thống xử lý chất thải và nước thải • Tham gia các dự án qui hoạch đô thị • Tham gia đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển qui mô nhỏ và vừa • Quan trắc môi trường • Thực hiện các nghiên cứu thực tế về kỹ thuật môi trường II. CÁC MÔN HỌC PHÂN THEO HỌC KỲ * Môn bắt buộc HỌC KỲ 1 TT Mã MH Tên môn học Tín Giờ Lý Thực chỉ thuyết hành 1. QS 103 Giáo dục quốc phòng 7* 210 210 2. TN 001 Vi tích phân A1 4* 60 60 3. VL 001 Cơ Nhiệt A 4* 60 60 4. VL 091 TT. Cơ Nhiệt A 1* 30 30 5. HH 001 Hóa đại cương A1 2* 30 30 6. TD 101 Thể dục 1* 30 30 7. HS 132 Dân số và phòng chống AIDS 1* 15 15 8. TN 006 Hình học giải tích B 2* 30 30 9. TH 005 Đại số tuyến tính A 4* 60 45 15 10. NN 001 Anh văn 1 6 90 90 11. NN 004 Pháp văn 1 6 90 90 Học kỳ này, sinh viên lấy tối thiểu 06 tín chỉ môn tự chọn Tổng 37 711 276 45 HỌC KỲ 2 TT Mã MH Tên môn học Tín chỉ Giờ Lý Thực thuyết hành 1. TH 001 Tin học đại cương A 3* 45 45 2. TH 004 TH Tin học đại cương 2* 60 60 3. VL 002 Điện & Quang A 3* 45 45 4. VL 092 TH Điện & Quang A 1* 30 30 5. TN 002 Vi tích phân A2 6* 90 90 6. ML 108 Triết học Mác - Lenin 5* 75 75 7. HH 002 Hóa học đại cương A2 3* 45 45 8. TD 132 Teakondo 1* 30 30 9. HH 091 TH Hóa đại cương 1* 30 30 10. NN 002 Anh văn 2 6 90 90 11. NN 005 Pháp văn 2 6 90 90 Học kỳ này, sinh viên lấy tối thiểu 06 tín chỉ môn tự chọn. Tổng 37 630 480 150 8
- HỌC KỲ 3 TT Mã MH Tên môn học Tín Giờ Lý Thực chỉ thuyết hành 1. LK 003 Luập pháp đại cương 2* 30 30 2. TN 007 Xác xuất & thống kê A 4* 60 60 3. VL 003 Vật lý lượng tử 3* 45 45 4. HH 003 Hóa Hữu cơ và Vô cơ 3* 45 45 30 5. HH 092 TH Hóa Hữu cơ và Vô cơ 1* 30 30 6. ML 101 Kinh tế và chính trị B 5* 75 75 7. TD 113 Nhảy xa 2* 60 60 8. CK 363 Cơ lý thuyết 4* 60 45 30 9. NN 003 Anh văn 3 6 90 90 10. NN 006 Pháp văn 3 6 90 90 Học kỳ này, sinh viên lấy tối thiểu 06 tín chỉ môn tự chọn. Tổng 36 585 480 120 HỌC KỲ 4 TT Mã MH Tên môn học Tín Giờ Lý Thực chỉ thuyết hành 1. ML 125 Chủ nghĩa cộng sản khoa học 4* 60 60 2. HS 625 Hóa lý môi trường B 3* 45 45 3. HS 626 TH Hóa lý 1* 30 30 4. TN 442 Bản đồ học và GIS 3* 45 30 30 5. CK 463 Sức bền vật liệu 4* 60 45 30 6. TN 436 Thủy lực cơ sở 3* 45 45 7. CK 358 Hình họa 4* 60 30 60 8. TN 303 Vật lý đất cơ bản 3 45 45 9. TN 304 TT Vật lý đất cơ bản 1 15 30 10. TN 302 Cơ học trong môi trường liên tục 3 45 45 Học kỳ này, sinh viên lấy tối thiểu 03 tín chỉ môn tự chọn. Tổng 29 450 345 180 HỌC KỲ 5 TT Mã MH Tên môn học Tín Giờ Lý Thực chỉ thuyết hành 1. HS 623 Hóa sinh 3* 45 45 2. HS 624 TH Hóa sinh 1* 30 30 3. TN 443 Hóa học cho KS. Môi trường 3* 45 45 4. TN 444 TH Hóa học cho KS. Môi trường 1* 30 30 5. TN 445 Phương pháp tính B 3* 45 30 30 6. TN 375 Cơ kết cấu 4* 60 60 7. TT 456 Vi sinh cho KS. Môi trường 3* 45 45 8. TT 457 TH Vi sinh 1* 15 30 9. TN 446 Thủy công B 3* 45 45 10. TN 330 Thực hành thủy lực - thủy văn 1* 15 30 11. TN 526 Thực tập giới thiệu ngành nghề 1* 15 30 12. CK 361 Kỹ thuật điện 3 45 30 30 13 CK 304 Kỹ thuật công nghiệp và nhiệt động lực 3 45 35 20 học 14. TN 448 Địa chất môi trường 3 45 45 15. TN 301 Khí tượng thủy văn A 3 45 45 Học kỳ này, sinh viên lấy tối thiểu 03 tín chỉ môn tự chọn. Tổng 36 570 425 230 9
- HỌC KỲ 6 TT Mã MH Tên môn học Tín Giờ Lý Thực chỉ thuyết hành 1. TN 493 Thiết bị xử lý chất thải 2* 30 30 2. CK 401 Cơ bản về tự động hóa 2* 30 30 3. TS 398 Quản lý và xử lý chất thải độc hại 3* 45 45 4. TN 494 PP xử lý ô nhiễm không khí 3* 45 45 5. TN 495 Đồ án xử lý ô nhiễm không khí 1* 15 30 6. TN 457 Nguyên lý qui hoạch 2* 30 30 7. TN 472 Nền móng cơ sở 3* 45 45 8. TS 515 Sinh thái học môi trường ứng dụng 3* 45 45 9. TN 499 TN. Đo ô nhiễm không khí 1* 15 30 10. CK 362 PP viết báo cáo khoa học 1* 15 15 11. TN 497 Ô nhiễm đất và PP xử lý 3 45 45 12. TN 380 Quản lý tài nguyên nước 3 45 45 13. TT 474 Thổ nhưỡng B 3 55 35 20 14. TN 496 Anh văn chuyên ngành 3 45 45 Học kỳ này, sinh viên lấy tối thiểu 03 tín chỉ môn tự chọn. Tổng 33 505 455 80 HỌC KỲ 7 TT Mã MH Tên môn học Tín Giờ Lý Thực chỉ thuyết hành 1. LK 111 Công tác xã hội 2* 2. ML 115 Lịch sử ĐCSVN 4* 60 60 3. TS 384 Đánh giá tác động môi trường 3* 45 45 4. TN 498 Ứng dụng tin học trong KT môi trường 3* 45 30 30 5. CK 317 Khoa học về an toàn lao động 2* 30 30 6. TN 364 Cấp thoát nước 4* 60 60 7. TN 500 TH đo ô nhiễm nước 1* 15 30 8. TN 420 PP xử lý nước thải 4* 60 60 9. TN 501 ĐA. Xử lý nước thải 1* 15 30 10. YY 399 Môi trường và vệ sinh 2 30 30 11. TN 502 Phòng chống ô nhiễm và SX sạch hơn 3 45 45 12. TN 503 Kết cấu công trình 3 45 45 13. TN 504 PP thí nghiệm môi trường 4 60 60 Học kỳ này, sinh viên lấy tối thiểu 03 tín chỉ môn tự chọn. Tổng 36 510 465 90 10
- HỌC KỲ 8 TT Mã MH Tên môn học Tín chỉ Giờ Lý Thực thuyết hành 1. TN 505 PP xử lý ô nhiễm tiếng ồn 2* 30 30 2. TN 506 Quản lý chât lượng môi trường 3* 45 45 3. TN 507 Xử lý chất thải rắn 3* 45 45 4. TN 508 Công trình xử lý nước thải 2* 30 30 5. TN 509 ĐA. Công trình xử lý nước thải 1* 15 30 6. KT 373 Kinh tế môi trường 3* 45 45 7. TN 460 TT Kỹ thuật môi trường 2* 60 60 8. TN 510 Qui hoạch môi trường 2* 30 30 9. TN 511 Năng lượng tái tạo 3 45 45 10. LK 135 Luật và chính sách môi trường A 3 45 45 11. TN 385 Quản lý kỹ thuật 2 30 30 12. TN 401 Máy xây dựng B 2 30 30 Học kỳ này, sinh viên lấy tối thiểu 03 tín chỉ môn tự chọn. Tổng 28 450 180 90 HỌC KỲ 9 TT Mã MH Tên môn học Tín chỉ Giờ Lý Thực thuyết hành 1. TN 512 Luận văn tốt nghiệp 12 180 360 2. TN 421 Tiểu luận tốt nghiệp 5 75 150 3. TN 422 AutoCad ứng dụng 3 45 30 30 4. TN 513 Thủy văn nước ngầm 2 30 30 5. TN 527 Ứng dụng GIS trong quản lý môi 3 45 30 30 trường 6. TN 369 KT vùng ven biển 3 45 45 7. TN 423 Trắc địa 3 45 30 30 8. TT 420 Đa dạng sinh học 2 30 30 9. TN 425 Thực thi dự án xử lý nước thải 2 30 30 10. TS 385 Công nghiệp môi trường 3 45 45 11. TN 514 Chỉnh trị sông 2 30 30 12. TN 515 PP phần tử hữu hạn 3 45 30 30 Học kỳ này, sinh viên lấy tối thiểu 03 tín chỉ môn tự chọn. Tổng 43 645 330 630 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
46 p | 1809 | 619
-
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
46 p | 317 | 106
-
TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
151 p | 243 | 80
-
Chính sách phát triển mang tính đột phá để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay
6 p | 96 | 13
-
Mấy vấn đề về tài nguyên và môi trường trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
7 p | 149 | 12
-
Giáo trình Thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu: Phần 2
102 p | 42 | 10
-
Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng
32 p | 71 | 8
-
Tác động của dự án hành lang kinh tế phía Nam và việc khai thác tài nguyên nước sông Mekong đối với khu vực Nam Bộ
11 p | 116 | 6
-
Giảm thiểu tác động lên đa dạng sinh học từ các hoạt động phát triển ở Việt Nam
36 p | 108 | 6
-
Khoa học công nghệ biển Việt Nam - Thực trạng và yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập
9 p | 86 | 5
-
Viện Khoa học Thống kê: Tầm nhìn đến năm 2030
4 p | 67 | 4
-
Tạp chí Tài nguyên và môi trường – Số 17 (271)
56 p | 19 | 4
-
Phát triển kinh tế xanh hướng tới sự phát triển bền vững ở tỉnh Sơn La
5 p | 36 | 4
-
Các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) hướng đến hợp tác phát triển bền vững
9 p | 55 | 3
-
Hợp tác khu vực công - tư (PPP) bài toán nguồn vốn cho phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3 p | 21 | 2
-
Phát huy những kết quả đã đạt được toàn ngành Thống kê quyết tâm hoàn thành chương trình công tác năm 2004
8 p | 23 | 2
-
Nghiên cứu xoáy thuận nhiệt đới tại khu vực Đông Nam Á từ phân tích cơ sở dữ liệu Scopus: Năng suất và mạng lưới hợp tác
10 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn