intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2001-2012

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều bước thăng trầm khác nhau chủ yếu do chính sách đối ngoại của mỗi nước. Bước vào thế kỉ XXI với xu thế hội nhập hợp tác toàn cầu cùng phát triển thì quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên tất cả các mặt có nhiều chuyển biến tốt đẹp theo hướng hợp tác cùng có lợi. Đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, giai đoạn 2001 – 2012, sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác văn hóa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2001-2012

  1. HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2001 -2012 VÕ THỊ ÁNH DIỆP Khoa Lịch sử Tóm tắt: Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều bước thăng trầm khác nhau chủ yếu do chính sách đối ngoại của mỗi nước. Bước vào thế kỉ XXI với xu thế hội nhập hợp tác toàn cầu cùng phát triển thì quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên tất cả các mặt có nhiều chuyển biến tốt đẹp theo hướng hợp tác cùng có lợi. Đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, giai đoạn 2001 – 2012, sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đó là nhờ nỗ lực của cả hai nước, góp phần làm cho quan hệ song phương ngày tốt đẹp hơn trong tương lai. Từ khóa: Việt Nam, Nhật Bản, quan hệ, văn hóa 1. MỞ ĐẦU Việt Nam và Nhật Bản hai quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương, có những điểm tương đồng về mặt lịch sử, địa lí và văn hóa. Từ rất sớm, Việt Nam và Nhật Bản đã có những mối quan hệ kinh tế, thương mại và văn hóa với nhau, cùng chịu ảnh hưởng của dòng văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Trong lịch sử hợp tác, Việt Nam và Nhật Bản vốn có mối quan hệ giao lưu truyền thống về kinh tế, văn hóa. Nhật Bản không chỉ là cường quốc mạnh về kinh tế mà còn là đất nước có nền văn hóa độc đáo đậm bản sắc Á Đông. Việc giao lưu, hợp tác về văn hóa mang lại lợi ích cho cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. 2. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRONG HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 Trải qua hơn 40 năm (1973 – 2013), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước phát triển tích cực, chủ động và từng bước được nâng lên tầm đối tác toàn diện. Có được điều này là do chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cùng với đó là sự ủng hộ của nhân dân hai nước. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, Nhật Bản đã thực hiện sự điều chỉnh chính sách theo hướng ngày càng chú trọng hơn tới châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á và Việt Nam trở thành nước có vị trí, tầm quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, chính phủ Nhật Bản đã thi hành nhiều chính sách, biện pháp để tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam trên mọi phương diện. Về chính trị - ngoại giao, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được thực hiện qua các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của các lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước. Mở đầu bằng sự kiện Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Nakayma thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 14/6/1991. Đây là chuyến thăm cấp Bộ trưởng đầu tiên kể từ khi Nhật Bản thiết Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 87-93
  2. 88 VÕ THỊ ÁNH DIỆP lập Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 7/1991, đoàn Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật – Việt do Chủ tịch Hạ nghị viện Nhật Bản Y.Sakurauchi dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam. Ngày 6/11/1993 chính phủ Nhật Bản tuyên bố nối lại viện trợ chính thức (ODA) cho Việt Nam. Sự kiện này như một bước đột phá, mở đường cho việc tăng cường mối quan hệ toàn diện giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa… Đáp lại, tháng 3/1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm và làm việc tại Nhật Bản. Tháng 8/1994, Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama đã thực hiện chuyến thăm chính thức 4 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm này sẽ tạo ra cơ sở vững chắc cho kỷ nguyên Nhật – Việt trong lịch sử bang giao lâu dài của hai nước. Trong các cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Nhật Bản, Thủ tướng Võ Văn Kiệt khẳng định hai nước cần khép lại quá khứ, hướng đến tương lai. Tháng 4/1995, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười sang thăm chính thức Nhật Bản, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước. Nhật Bản đã lựa chọn văn hóa là lĩnh vực mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, thể hiện sự nhạy bén, khôn khéo của Nhật Bản nhằm hạn chế tối đa những tác động không thuận của các nước Mỹ, Trung Quốc, ASEAN lúc đó đang bao vây cấm vận Việt Nam. Từ năm 1991 quan hệ trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa hai nước đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Thông qua viện trợ cho hoạt động văn hóa không hoàn lại, Nhật Bản đã cung cấp 316 triệu Yên cho 7 dự án cung cấp trang thiết bị phục vụ nhu cầu văn hóa cho Việt Nam như các dự án: Trung tâm chiếu phim Quốc gia, Thiết bị Bảo tàng Lịch sử Việt Nam… Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa như phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn… Viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa Nhật Bản đã hỗ trợ tài chính cho Việt Nam để xây dựng các cơ sở hạ tầng mua sắm thiết bị văn hóa thông tin. Đó là các dự án như : 24 triệu yên cho bộ văn hóa năm 1987; 10 triệu yên cho việc bảo dưỡng và tôn tạo phố cổ Hội An thông qua tổ chức UNESCO năm 1989; giúp đỡ tài chính để trùng tu cố đô Huế, di sản văn hóa Mĩ Sơn; 23 triệu yên cho mua sắm trang thiết bị in ấn các chương trình văn hóa giáo dục cho đài truyền hình Việt Nam năm 1990; 18 triệu yên cho việc xây dựng và mua sắm các trang thiết bị của nhà hữu nghị, hội hữu nghị Việt – Nhật năm 1991 – 1992. Năm 1992, dự án hỗ trợ tài chính cho tổng cục thể thao, năm 1993, dự án 54,1 triệu yên cho việc mua sắm trang thiết bị giảng dạy tiếng Nhật ở Đại học ngoại ngữ Hà Nội. Cũng năm 1995, Nhật Bản đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 10,5 tỷ yên, trong đó dành ra một khoản lớn cho các hoạt động văn hóa – giáo dục. Năm 1996, Nhật Bản giúp Việt Nam hai dự án lớn về lĩnh vực âm nhạc, 500 triệu yên cho nhạc viện Hà Nội và 450 triệu yên cho nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh... [ 37;68] trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ 9,5 tỉ yên (tương đương khoảng gần 950 ngàn USD) để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai, và từ năm 2001 trở đi,
  3. HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN… 89 mỗi năm viện trợ cho hàng chục trường tiểu học Việt Nam nâng cấp và xây mới cơ sở vật chất của trường, mỗi dự án có giá trị trung bình từ 80 ngàn đến 90 ngàn USD. Giao lưu văn hóa nghệ thuật Giao lưu văn hóa, nghệ thuật là hoạt động nổi bật nhất trong quan hệ văn hóa giữa hai nước những năm gần đây. Kể từ đầu thập niên 1990, khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản được hâm nóng lại thì hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa hai nước càng phát triển hơn bao giờ hết. Năm 1991, lần đầu tiên sau 20 năm bị gián đoạn, phía Nhật Bản đã đưa một đoàn ca múa hiện đại sang biểu diễn tại Việt Nam trong chuyến đi 10 ngày. Tháng 9 cùng năm, phái đoàn gồm 76 người của Hội giao lưu văn hóa Nhật - Việt đã sang ký kết hợp tác với Cục hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa Việt Nam. Năm 1992 - 1993, nhiều đoàn nghệ thuật Nhật Bản sang Việt Nam trình diễn các bộ môn văn hóa truyền thống như cắm hoa, thả diều… Phía Việt Nam cũng hợp tác với các nghệ sĩ Nhật Bản nhằm giới thiệu nghệ thuật múa rối nước cổ truyền của dân tộc. Năm 1994, Đoàn nghệ nhân biểu diễn trà đạo gồm 35 người của trường phái Chado Urasenke Nhật Bản đã sang Việt Nam biểu diễn. Cũng trong những năm này, nhà xuất bản tranh truyện thiếu nhi hàng đầu Nhật Bản Doshinsha đã hợp tác với Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với độc giả nhỏ tuổi Việt Nam bộ truyện tranh manga nổi tiếng “Doremon”. Nhà xuất bản này cũng kết hợp với Cung thiếu nhi Hà Nội, Nhà văn hóa Hải Phòng và một số trường mẫu giáo thuộc các tỉnh phía Bắc giới thiệu bộ môn nghệ thuật Kamishibai (kịch giấy) Nhật Bản trong giáo dục mầm non. Như vậy, có thể nói, đầu những năm 1990, hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật diễn ra khá sôi nổi, tuy còn mang tính một chiều, phần lớn là các bộ môn văn hóa, nghệ thuật Nhật Bản được giới thiệu cho người Việt Nam. Việc giới thiệu văn hóa Việt Nam cho người Nhật Bản mới chỉ bó hẹp trong những chuyến công du ngắn hạn của các nhà văn hóa - nghệ thuật Việt Nam khi tham gia một số hoạt động văn hóa quốc tế tại Nhật Bản như: Liên hoan âm nhạc (1989), Liên hoan phim Tokyo (1989.1991, 1992), Biểu diễn đàn bầu Việt Nam (1992, 1993), Triển lãm sách quốc tế tại Tokyo (1992, 1994)… và hầu hết các hoạt động này được phía Nhật Bản đài thọ. Sau năm 1993 - năm Kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, các hoạt động giới thiệu văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản diễn ra sôi nổi, đã có những buổi biểu diễn lớn, những cuộc triển lãm, hội thảo… về văn hóa Việt Nam được người Nhật Bản đón nhận. Năm 1994, sau khi UNESCO tổ chức buổi tọa đàm quốc tế về phát huy di sản văn hóa phi vật thể vùng Huế, Nhật Bản đã đưa ra sang kiến và tài trợ cho Kế hoạch phục hồi âm nhạc cung đình Việt Nam, đặc biệt là Nhã nhạc. Năm 1995, nhận lời mời của phía Nhật Bản, giáo sư Hà Văn Cầu và một số nhà nghiên cứu Nghệ thuật Chèo, cùng Đoàn chèo Thái Bình đã sang biểu diễn 4 đêm tại sân khấu Tokyo. Cũng trong đợt biểu diễn này, Hội thảo khoa học về Chèo đã được tổ chức tại Nhật Bản, thu hút sự tham gia của hơn 200 nhà nghiên cứu người Nhật. Năm 1998, Công ty may Ngân An lên đường sang Nhật Bản tham dự Triển lãm hàng thủ công châu Á, giới thiệu với nhân dân Nhật Bản bộ trang phục truyền thống “áo dài” của phụ nữ Việt Nam.
  4. 90 VÕ THỊ ÁNH DIỆP Từ năm 2000 trở đi đánh dấu một bước tiến lớn trong quan hệ văn hóa giữa hai nước, khi các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật song phương nở rộ. Năm 2001, Festival Văn hóa - Du lịch Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành phố của Nhật Bản, thu hút sự chú ý của người dân nước này. Năm 2002, để đáp lễ, Nhật Bản gửi Đoàn nghệ thuật Kuna Uka tham dự biểu diễn tại Festival Huế, bên cạnh các đoàn nghệ thuật của Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia… Năm 2003, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật và năm giao lưu ASEAN - Nhật Bản, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản lần đầu tiên được tổ chức tại Hội An với sự tham gia của hàng ngàn người dân. Cuối năm 2003, buổi trình diễn thời trang lớn chưa từng có của Việt Nam tại Nhật Bản - “Cuộc hiến dâng ở đền thiêng” diễn ra tại ngôi đền cổ Kyomizu - Kyoto, đã giới thiệu với hàng trăm vị khách tiếng tăm Nhật Bản và hàng ngàn du khách quốc tế 60 bộ trang phục áo dài, kết hợp vẻ đẹp văn hóa Việt Nam và văn hóa Nhật Bản. Năm 2004, đoàn Nghệ thuật dân gian Nhật Bản tham dự Liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam tổ chức tại TP.HCM. Cũng trong năm này, một đoàn làm phim của hãng truyền hình Asahi Nhật Bản đã đến Việt Nam trong vòng 1 tháng, từ 18-4 đến 18- 5-2004 để thực hiện bộ phim truyền hình dài 10 tập (tổng cộng 300 phút) mang tên “Việt Nam mến yêu”. Đây là bộ phim truyền hình dài hơi nhất của Nhật quay tại Việt Nam, “khám phá những nét hấp dẫn của thiên nhiên, phong cảnh, sự độc đáo của nền văn hóa lâu đời, sức hấp dẫn của nền ẩm thực cùng sự hồn nhiên, đôn hậu, thân thiện của người Việt” (4). Năm 2005, chính phủ Nhật Bản cử Phái đoàn giao lưu văn hóa đến Hà Nội và TP.HCM. Chuyến viếng thăm của Phái đoàn lần này được thực hiện dựa trên đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải vào cuối năm 2004 tại Hà Nội, trên quan điểm phát triển sâu rộng mối quan hệ giữa hai nước vốn trước đây chỉ tập trung vào quan hệ kinh tế, trong khi tại Việt Nam sự quan tâm đến Nhật Bản ngày càng cao. Sau chuyến viếng thăm Việt Nam, Phái đoàn đã soạn thảo và trình Chính phủ hai nước Bản kiến nghị mang tính trung và dài hạn về các vấn đề và phương sách trong giao lưu Nhật - Việt. Năm 2006 được coi là Năm xúc tiến giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản với sự kiện Festival Nhật Bản 2006 được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM với quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Phía Nhật Bản có tới 800 người tham gia trong các chương trình Giao lưu thể thao, Giao lưu văn hóa -nghệ thuật, Giao lưu nhạc nhẹ và Giao lưu kinh tế. Năm 2007, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức tại Hội An với các màn trình diễn nghệ thuật cổ truyền, thời trang, nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật ẩm thực… Năm 2008 - kỷ niệm 35 năm Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, là năm diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn hóa quan trọng để chào mừng sự kiện này. Trước hết phải kể đến Diễn đàn giao lưu văn hóa Nhật - Việt vừa được tổ chức vào ngày 11 và 12-3- 2008. Diễn đàn gồm 2 buổi “Tọa đàm nhân dân” tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM, với sự tham gia của đông đảo giới tri thức hai nước, thuộc các lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân
  5. HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN… 91 lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu tri thức, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Vấn đề xúc tiến hơn nữa giao lưu văn hóa Nhật - Việt là chủ đề chính được thảo luận tại diễn đàn. Festival Việt Nam 2008 sẽ được tổ chức tại Nhật Bản với quy mô lớn chưa từng có vào trung tuần tháng 8-2008, với tư cách là một Chương trình hành động quốc gia của Nhật Bản trong năm nay. Về phía Việt Nam, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản vẫn tiếp tục được tổ chức tại thành phố Hội An vào cuối năm nay, dự kiến sẽ thu hút khoảng 15.000 lượt người tham dự. Tính từ khi Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003, đến nay đã có gần 100 hoạt động tổ chức ở hai nước, trong đó có khoảng 90 hoạt động song phương. Ngoài ra sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam – Nhật Bản còn được thể hiện qua các lễ hội lớn của mỗi nước. Nổi bật là những lễ hội được tổ chức định kỳ sau: Từ năm 2010 đến nay, hàng năm, Việt Nam và Nhật Bản đều đặn tổ chức Ngày văn hoá Việt Nam tại Nhật Bản và ngược lại, trong các hoạt động này, phía Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Chính phủ và nhân dân Nhật Bản để tổ chức thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ sở mặt trời mọc. Chắc chắn trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch. Cụ thể, hai bên cần phối hợp thúc đẩy các hoạt động giao lưu về văn hoá, thể thao và du lịch nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Tạo điều kiện để Việt Nam giới thiệu nhiều hơn về văn hoá, đất nước con người Việt Nam tại Nhật Bản. Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản Là sự kiện quan giao lưu văn hóa quan trọng nhất giữa Việt Nam và Nhật Bản, được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản và Việt Nam. Lễ hội Việt Nam tại Nhật lần đầu được tổ chức vào năm 2008 nhằm trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia và cũng là hoạt động để chào mừng 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, thu hút khoảng 150.000 người tham gia và đặc biệt Thái tử Nhật Bản cũng đã tới tham dự. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản năm 2012 đã được tổ chức vào các ngày 15 và 16/9 tại công viên Yoyogi ở Tokyo. Lễ hội lần này đánh dấu chặng đường 5 năm và củng cố thêm mối quan hệ thân thiết giữa hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỉ niệm 40 năm thiết lập mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản vào năm 2013. Ông Iwao Matsuda, cựu Thượng Nghị sỹ cho rằng: “Lễ hội này chính là do các bạn tạo dựng nên. Qua lễ hội này, những người Nhật Bản yêu Việt Nam chắc chắn sẽ yêu Việt Nam hơn, những người Việt Nam yêu Nhật Bản sẽ yêu Nhật Bản hơn. Lễ hội Việt Nam 2012 đã bắt đầu với giấc mơ lớn lao về một thế giới tuyệt vời hơn mà Việt Nam và Nhật Bản cùng chung tay xây dựng” Có thể nói, các sự kiện giao lưu văn hóa giữa hai nước trong những năm gần đây là phương tiện tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, giúp
  6. 92 VÕ THỊ ÁNH DIỆP người dân hai nước hiểu về lịch sử và nền văn hóa đặc sắc của nước bạn. Góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản trên tất cả các mặt. Trong nhiều năm qua, chính phủ Nhật Bản đã dành nhiều sự đầu tư hợp tác và hỗ trợ cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Hai nước đang triển khai chương trình đào tạo con người, trao đổi các đoàn văn hóa, chuyên gia giáo dục. Hằng năm chính phủ Nhật viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam từ một đến hai dự án giáo dục như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản ở bảo tàng lịch sử và cùng với Việt Nam xóa nhiều lớp học 3 ca... Bên cạnh đó chính phủ Nhật Bản đã viện trợ hàng tỷ yên để xây dựng hàng trăm trường tiểu học ở các tỉnh miền núi hay các vùng bị thiên tai ở Thừa Thiên Huế, Quảng Bình... 3. KẾT LUẬN Tóm lại, trong giai đoạn 2001 -2012 quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa phát huy những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn trước ngày càng hiệu quả cao hợp tác góp phần tăng thểm tình hữu nghị sự hiểu biết và lòng tin cậy giữa hai nước; đồng thời mối quan hệ này còn góp phần cũng cố và thúc đầy mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn. Trong những năm gần đây xuất phát từ nhu cầu hợp tác giữa nhân dân hai nước, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ việc Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam để trùng tu lại các di tích lịch sử, mua sắm các trang thiết bị mới phục vụ cho truyền thông truyền hình, đến sự giao lưu giữa hai nền văn hóa, các lễ hội giữa nhân dân hai nước, quảng bá hình ảnh của nước mình. Với nỗ lực của chính phủ hai nước, Việt Nam – Nhật Bản, các hoạt động giao lưu văn hóa được xúc tiến và đẩy mạnh ở cả hai nước, góp phần tạo sự hiểu biết nhau hơn về mọi mặt của đời sống văn hóa hiện đại cũng như truyền thống. Quan hệ hợp tác văn hóa Việt Nam – Nhật Bản đã góp phần thiết thực vào việc tăng cường sự thông cảm và hiểu biết giữa hai dân tộc, thúc đẩy quan hệ chính trị kinh tế giữa hai nước và tạo cơ sở cho sự phát triển quan hệ Việt – Nhật vững bền, toàn diện hơn trong tương lai. Tóm lại, với những kết quả đạt được và nỗ lực, thiện chí của cả hai quốc gia chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng mối quan hệ hợp tác Việt – Nhật trên mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực văn hóa sẽ có bước tiến, phát triển mới với nhiều kết quả tốt đẹp trong những thập niên tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Xuân Bình (2003). Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản và tác động tới quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4 (46), tr. 41-49. [2] Ngô Xuân Bình (2008). Nhận diện quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 (93). [3] Ngô Hồng Diệp. Về sự hợp tác văn hóa Nhật Bản – ASEAN từ những năm 1970 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 12, tr. 4-8.
  7. HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN… 93 [4] Nguyễn Cao Đàm (1994). Nhật Bản – Việt Nam những vấn đề văn hóa, NXB Văn hóa, Hà Nội. 19 [5] Hồ Thị Hằng (2008). Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam (1991 – 2005), Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế. [6] Bùi Hùng (2013). Giao lưu văn hóa - trụ cột phát triển quan hệ Việt Nhật, http://vov.vn/van-hoa/giao-luu-van-hoa-tru-cot-phat-trien-quan-he- vietnhat281589.vov, 20/09/2013. [7] Ngô Hương Lan (2008). Hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (92), tr. 61-66. [8] Trần Quang Minh - Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2005). Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại, và tương lai, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội [9] Nguyễn Thị Thương (2015). Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam (2001 – 2012), Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế. [10] Phạm Thị Thúy (2016). Quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1992 - 2013, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà nội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. VÕ THỊ ÁNH DIỆP SV lớp Sử 4A, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0988 778 544, Email.Xetangtratxich537@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2