intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hộp thông tin trực tuyến về sản xuất hiệu quả trong ngành dệt

Chia sẻ: Hong Le | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

210
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

... (e-learning): khóa học trực tuyến cung cấp các ... xuất sạch hơn có thể được áp dụng cho các sản phẩm, các quá trình và dịch vụ. ... tiện giao thông công cộng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hộp thông tin trực tuyến về sản xuất hiệu quả trong ngành dệt

  1. ASI@ ITC U1S3-5 - What is Cleaner Production e-textile Hộp thông tin trực tuyến về sản xuất hiệu quả trong ngành dệt Cảm ơn bạn đã tải chương trình này từ địa chỉ www.e-textile.org, hộp công cụ trực tuyến về sản xuất hiệu quả trong ngành dệt. e-textile.org cung cấp nhiều thông tin có ích mang đặc thù của ngành như định mức tiêu thụ các ứng dụng thành công, mẹo thực hiện, qui định, địa chỉ liên hệ và liên kết. Đặc trưng chủ yếu của e-textile là ba công cụ có tên sau: - Tự học (e-learning): khóa học trực tuyến cung cấp các thông tin cơ sở về sản xuất hiệu quả trong ngành dệt, - Thực hiện (e-efficiency): công cụ quản lý xác định các cơ hội cải thiện và cải thiện hiện trạng của doanh nghiệp, - Giải pháp (e-solutions): Cơ sở dữ liệu gồm hơn 200 giải pháp về sản xuất hiệu quả. Tài liệu này là một phần của công cụ Tự học. Sản xuất sạch hơn và vòng đời của nước Sản xuất sạch hơn là gì và thực hiện như thế nào? Maarten Siebel UNESCO-IHE, Delft, Hà Lan ©Hộp công cụ e-textile. Tài liệu này được tải xuống từ địa chỉ www.e-textile.org
  2. ASI@ ITC U1S3-5 - What is Cleaner Production e-textile Mục lục 1.1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn ............................................................................................ 1 1.1.1 Xu hướng sử dụng........................................................................................................ 1 1.1.2 Khái niệm về hiệu suất sinh thái................................................................................... 3 1.1.3 Sản xuất sạch hơn là gì, thực hiện như thế nào? ........................................................ 5 1.1.4 Sản xuất sạch hơn – Công việc tốt?............................................................................. 8 1.1.5 Sản xuất sạch hơn - triển vọng trong tương lai? ........................................................ 11 1.1.6 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 12 ©Hộp công cụ e-textile. Tài liệu này được tải xuống từ địa chỉ www.e-textile.org
  3. ASI@ ITC U1S3-5 - What is Cleaner Production e-textile 1.1.5. Sản xuất sạch hơn là gì, thực hiện như thế nào? Với việc giám sát tốt hơn tại nơi có liên quan đến hiệu suất của quá trình sản xuất công nghiệp, con đường đã mở ra cho cải thiện công nghiệp bao gồm cải thiện các phương pháp và phương tiện sản xuất, sử dụng nguyên liệu thô, năng lượng và do đó cả các biện pháp cải thiện (giảm) các tác động của công nghiệp tới môi trường. Sản xuất sạch hơn là gì? Việc áp dụng vào thực tế các kiến thức, phương pháp và các phương tiện để cung cấp các cách sử dụng hợp lý nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, và để bảo vệ môi trường (Hội thảo đầu tiên được tổ chức tại ECE vào năm 1976) Đây là lĩnh vực của sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn là một cách tiếp cận lý thuyết và thực tiễn nhằm giảm các tác động tới môi trường từ các hoạt động của con người thông qua việc sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên, các phương pháp, các công nghệ và, tất cả những vấn đề đề cập ở trên, cũng như quản lý quá trình và các hoạt động. Sản xuất sạch hơn có thể được áp dụng cho các sản phẩm, các quá trình và dịch vụ. Sản xuất sạch hơn được áp dụng tại nhiều điểm hoạt động từ dự báo nhu cầu để thiết kế một sản phẩm và thải bỏ sản phẩm đó ở cuối chu trình sống của nó. Điều đó có thể đạt được thông qua: - Quản lý nhu cầu - Tác động tới nhu cầu của sản phẩn nhất định hoặc dịch vụ cộng đồng. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Liệu sản phẩm hay dịch vụ có cần thiết hay không? phục vụ cho ai? Tại sao? Không có sản phẩm, dịch vụ thay thế hay có sẵn trên thị trường à? Liệu có nhu cầu về sản phẩm chịu ảnh hưởng của giá cả, thuế, kế hoạch và mẫu thiết kế hay không? Quản lý nhu cầu – các ví dụ - Thuế sử dụng gas/khí của các phương tiện vận chuyển và giảm phí cho các phương tiện giao thông công cộng. - Tập trung và cung cấp nhân công địa phương, xây dựng khu sinh hoạt văn hoá và nơi mua bán ở gần nơi sinh hoạt. - Đánh thuế những mặt hàng chỉ sử dụng một lần và khuyến khích sản xuất ra các sản phẩm có thể tái sử dụng/ bền. ©Hộp công cụ e-textile. Tài liệu này được tải xuống từ địa chỉ www.e-textile.org 5
  4. ASI@ ITC U1S3-5 - What is Cleaner Production e-textile - Chọn nguyên liệu tốt hơn - lựa chọn các nguyên liệu có ít tác động đến môi trường. Các nguyên liệu nhất định có thể dễ bị phân huỷ bởi sinh vật hơn, dễ làm mới lại, bền, có ít độc tố hơn, v.v.. so với các loại nguyên liệu khác. Lựa chọn nguyên liệu – các ví dụ - Dầu bôi trơn gốc dầu hay dầu/sơn gốc nước - Sunphát crôm hay thuộc da bằng thuốc có gốc thực vật. - Gỗ cứng hay gỗ mềm -Năng lượng gốc cacbon hay năng lượng mới - Thiết kế sản phẩm gây ít tác động nhất – các sản phẩm và dịch vụ được thiết kế giảm thiểu các tác động tới môi trường. Điều này có ý nghĩa trong việc lựa chọn nguyên liệu và quá trình sản xuất ảnh hưởng tới môi trường ít nhất hoặc áp dụng các công nghệ gây ra ít tác động nhất có thể được. Thiết kế sản phẩm ít tác động nhất – các ví dụ - Máy pha cafe có phần ủ ấm hay hơn là để cafe trong cốc và sau đó đun nóng lại - Các thiết bị điện có chế độ nghỉ chờ - Tủ lạnh không sử dụng đến các chất làm mát như PCB - Các loại xe con chạy trên 30 km/ lít xăng. - Các quá trình tráng phim rửa ảnh mà không thải bỏ bạc. - Sử dụng ít tác động nhất – không chỉ là các tác động trong quá trình sản xuất hoặc các quá trình đã được tối giản hoá, các tác động nhỏ nhất cũng có nghĩa đối với pha sử dụng các sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ. Điều này hàm ý rằng đôi khi việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ khác nhau là cần thiết hoặc nên thay đổi cách sử dụng hàng hoá, dịch vụ so với thông thường. Sử dụng ít tác động nhất – các ví dụ - Đi xe đạp thay cho ô tô nếu có thể - Tắt đèn hoặc tắt các thiết bị điện khi không cần thiết hoặc khi không sử dụng. - Đi lại bằng các phương tiện công cộng – ví dụ. tàu, taxi, xe buýt nhỏ - thay vì đi bằng xe ô tô cá nhân hay máy bay - Mua bán ở gần nơi ở hơn là phải đi xa. - Nên mua bán ở các quán nhỏ ven đường gần nhà hơn là đi đến các siêu thị ở xa. ©Hộp công cụ e-textile. Tài liệu này được tải xuống từ địa chỉ www.e-textile.org 6
  5. ASI@ ITC U1S3-5 - What is Cleaner Production e-textile - Tận dụng lại – liệu các nguyên liệu đã qua sử dụng có thể được tái sử dụng lại theo cách này hay cách khác không? Trực tiếp như, sau một số bước làm sạch nhất định (tái sử dụng)? sau một vài quá trình thực sự (tái chế)? hoặc chỉ thu hồi lại các thành phần có giá trị từ các chất thải (thu hồi)? Nói chung, theo các phương pháp sau: tái sử dụng, tái chế lại, thu hồi, mỗi lần như vậy đòi hỏi thêm lượng nguyên liệu đầu vào. Do đó, các sản phẩm được thiết kế với mục tiêu tái sử dụng, tiếp đến là tái chế và cuối cùng lài thu hồi để có thể giảm thiểu được các tác động tới môi trường. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi– các ví dụ - Tái sử dụng chai thuỷ tinh, quần áo, giầy dép, sách vở, báo chí, ... - Tái chế nhựa, giấy, mảnh kim loại, dầu máy, nước thải,... - Thu hồi kim loại từ bùn thải, thuỷ ngân từ pin, làm phân com pốt từ chất thải hữu cơ... - Toàn bộ vòng đời sản phẩm – các tác động của sản phẩm, quá trình và dịch vụ tới môi trường coi là bắt đầu từ khâu thiết kế, sản xuất ra sản phẩm, giai đoạn sử dụng cho tới khi thải bỏ sản phẩm hoặc các thành phần của sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là trách nhệm đối với tác động môi trường của các sản là không có giới hạn cho bất cứ giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm nhưng chỉ dừng lại sau khi kết thúc vòng đời của nó và sản phẩm hay thành phần của nó đã được tái sử dụng hoặc tồn tại ở trạng thái cân bằng. Ý tưởng của vòng đời là mối liên quan cụ thể khi so sánh các ảnh hưởng của sản phẩm, các quá trình hay dịch vụ từ các nguồn gốc khác nhau (sản xuất) nhưng đều có mục đích như nhau. Việc tính toán dựa vào khả năng xác định các tác động của môi trường đối với toàn bộ vòng đời của hai sản phẩm đem so sánh. Dẫu sao phần lớn kết quả thường phụ thuộc vào việc giả định mục đích sử dụng các sản phẩm, quá trình hay dịch vụ đó. Toàn bộ vòng đời sản phẩm – các ví dụ - Giầy dép - thải ra crôm sau khi sử dụng - Lốp cao su – các hạt lốp lưu lại trên đường và tại bãi thải - Xác ô tô – có khả năng tái sử dụng lớn nhất - Giảm sử dụng các vật liệu tổng hợp trong xe ô tô con để dễ dàng tái sử dụng lại Toàn bộ vòng đời sản phẩm – so sánh - Sử dụng tách uống nước bằng nhựa (sử dụng một lần) hay dùng tách bằng gốm - Đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng hay bằng các phương tiện cá nhân. Hình 3-1: Biểu tượng chuẩn cho việc tái chế ©Hộp công cụ e-textile. Tài liệu này được tải xuống từ địa chỉ www.e-textile.org 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2