1.2.8. Hỏi về các biện pháp tránh thai đã sử dụng<br />
- Các biện pháp tránh thai đã dùng<br />
<br />
<br />
+ Loại biện pháp tránh thai.<br />
<br />
<br />
<br />
+ Thời gian sử dụng của từng biện pháp.<br />
<br />
<br />
<br />
+ Tác dụng phụ của từng biện pháp.<br />
<br />
<br />
<br />
+ Lý do ngừng sử dụng.<br />
<br />
- Biện pháp tránh thai dùng trước khi có thai lần này<br />
Nếu có dùng, tại sao mang thai (chủ động có thai hay thất bại của biện pháp tránh thai).<br />
1.2.9. Hỏi về lần có thai này<br />
Cán bộ y tế khi hỏi cũng cần cung cấp thông tin cho những phụ nữ sắp làm mẹ lần đầu để họ<br />
biết quá trình mang thai diễn ra như thế nào, thế nào là bình thường, thế nào là không bình<br />
thường và cần đi khám ngay<br />
- <br />
<br />
- <br />
- <br />
<br />
- <br />
<br />
- <br />
<br />
Ngày đầu kinh cuối (từ ngày này đến dự kiến đẻ là 280 ngày, nhưng cũng nói rõ trong<br />
thực tế ngày đẻ có thể dao động 2 tuần trước hoặc sau ngày dự kiến sinh).<br />
Các triệu chứng nghén.<br />
Ngày thai máy: từ ngày này đến khi đẻ trung bình là 20 tuần cho con so và 22 tuần cho<br />
con dạ (con dạ có kinh nghiệm có thể nhận biết thai máy sớm hơn).<br />
Sụt bụng: xuất hiện 2 tuần đến một tháng trước đẻ cho trường hợp đẻ lần đầu, do đầu<br />
chuẩn bị lọt. Chiều cao tử cung xuống thấp hơn - lúc này thai phụ dễ thở hơn vì cơ hoành<br />
đỡ bị tử cung chèn ép nhưng bàng quang lại bị ảnh hưởng của đầu dẫn đến tiểu nhiều lần.<br />
Trong lần có thai thứ 2 trở đi, hiện tượng này chỉ xuất hiện khi chuyển dạ.<br />
Các dấu hiệu bất thường:<br />
+ Đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tăng nhiều, có mùi hôi.<br />
+ Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ăn kém ngon (dấu hiệu thiếu máu).<br />
+ Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị (dấu hiệu tiền sản giật).<br />
<br />
- <br />
<br />
Dự tính ngày sinh theo ngày đầu kinh cuối.<br />
+ Theo dương lịch: lấy ngày đầu kinh cuối + 7, tháng cuối + 9 hoặc - 3 (nếu + 9 quá 12).<br />
Thí dụ: Ngày kinh cuối: 15/02/2004; dự kiến đẻ 22/11/2004.<br />
+ Theo âm lịch: ngày đầu kinh cuối + 15, tháng kinh cuối + 9 hoặc - 3.<br />
Thí dụ: ngày kinh cuối 5/8 (âm lịch), dự kiến đẻ: 20/05 năm âm lịch sau.<br />
<br />
+ (Nếu có tháng nhuận, lấy tháng kinh cuối + 8 hoặc – 4).<br />
2. BƯỚC 2: KHÁM TOÀN THâN<br />
- Đo chiều cao (lần khám thai đầu)<br />
- Cân nặng: cho mọi lần khám thai - nếu có thể, hướng dẫn sản phụ tự cân hàng tuần để theo<br />
<br />
Funded by the European Union<br />
<br />
TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG<br />
<br />
103<br />
<br />
dõi sức khỏe, ghi các kết quả vào phiếu khám. Bình thường, từ tuần 10 đến tuần 40 tăng<br />
được khoảng 10kg.<br />
- Quan sát kết mạc mắt và móng tay cho mọi lần khám thai để đánh giá tình trạng thiếu máu.<br />
- Đếm mạch và đo huyết áp: cho mọi lần khám thai.<br />
- Khám tim phổi: trong lần đầu<br />
- Khám vú: trong lần đầu<br />
- Các dấu hiệu bất thường: như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt (thiếu máu), tăng phản xạ đầu<br />
gối (tiền sản giật)...<br />
3. BƯỚC 3: KHÁM SẢN KHOA<br />
3.1. Ba tháng đầu:<br />
- <br />
<br />
Nắn trên mu xem đã thấy đáy tử cung chưa.<br />
<br />
- <br />
<br />
Nhìn: xem có sẹo mổ cũ trên thành bụng không.<br />
<br />
3.2. Ba tháng giữa:<br />
Đo chiều cao tử cung.<br />
<br />
- <br />
<br />
Tìm nghe tim thai khi đáy tử cung đã ngang rốn.<br />
<br />
- <br />
<br />
Hình 1: Đo chiều cao tử cung<br />
<br />
3.3. Ba tháng cuối:<br />
- Đo khung chậu ngoài<br />
- <br />
<br />
- <br />
<br />
- <br />
<br />
- <br />
<br />
- <br />
<br />
Đo chiều cao tử cung/vòng bụng (làm trong mọi lần<br />
thăm) để kiểm tra sự phát triển của thai.<br />
Nắn ngôi thế (làm trong mọi lần thăm) đặc biệt<br />
từ sau tuần 36 vì lúc này ngôi thai thường đã<br />
thuận.<br />
Nghe tim thai (làm trong mọi lần thăm): nghe dễ<br />
Hình 2: Đo vòng bụng<br />
nhất ở bên có lưng thai từ tuần thứ 20 trở đi<br />
Đánh giá độ cao của đầu (trong một tháng trước<br />
dự kiến đẻ). Có 4 thao tác nắn bụng với các<br />
ngón tay duỗi tối đa (như hình vẽ) để thai phụ<br />
cảm thấy thoải mái.<br />
Khi cần thiết thì thăm âm đạo<br />
<br />
Funded by the European Union<br />
<br />
TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG<br />
<br />
104<br />
<br />
Hình 3a: Động tác thứ nhất<br />
<br />
Hình 3b: Động tác thứ hai<br />
<br />
(Nắn cực đáy tử cung tìm mông thai nhi)<br />
<br />
(Nắn phần bên tìm chân và lưng thai nhi)<br />
<br />
Hình 3c: Động tác thứ 3<br />
Nắn tìm đầu ở cực dưới tử cung<br />
<br />
Funded by the European Union<br />
<br />
Hình 3d: Động tác thứ 4<br />
Nắn tìm bướu chẩm và bướu trán<br />
để đánh giá mức độ tiến triển của ngôi<br />
<br />
TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG<br />
<br />
105<br />
<br />