HƯỚNG DẪN TỰ HỌC<br />
<br />
I. Thực trạng việc tự học của học sinh và các hình thức kiểm tra đánh giá của giáo viên<br />
Thực tế cho thấy thi như thế nào thì học như thế đó. Hình thức kiểm tra đánh giá sẽ quy định <br />
cách thức học của học sinh.<br />
<br />
Trong việc đổi mới PPDH lấy học sinh làm trung tâm thì việc tự học của học sinh vô cùng <br />
quan trọng, để điều khiển quá trình tự học sao cho có hiệu quả nhất thì việc kiểm tra đánh <br />
giá của giáo viên đỏi hỏi phải thật khéo léo, đa dạng góp phần tích cực làm chuyển biến quá <br />
trình tự học của học sinh.<br />
Tuy vậy, trong thực tế dạy học hiện nay việc áp dụng phương pháp dạy học hướng dẫn học <br />
sinh tự học của giáo viên ở tất cả các môn học nói chung và môn toán nói riêng còn gặp rất <br />
nhiều lúng túng và khó khăn. Cách học của học sinh vẫn đơn giản là cố gắng hoàn thành hết <br />
số bài tập GV giao về nhà (bằng mọi cách có thể), và học thuộc trong vở ghi đối với các môn <br />
học thuộc. Đối với giáo viên thì chỉ quen thuộc với cách kiểm tra bài cũ đầu giờ cốt sao cho <br />
đủ số lần điểm miệng. Việc kiểm tra định kỳ chỉ đơn giản là thực hiện theo phân phối <br />
chương trình, trước khi kiểm tra sẽ giới hạn cho học sinh một phần kiến thức.<br />
Đa số giáo viên thường quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy học nên chỉ quan <br />
tâm đến phương pháp truyền thụ kiến thức của bài đúng với nội dung SGK.<br />
Một số giáo viên chưa có kỹ năng soạn bài, vẫn áp dụng một cách rập khuôn, máy móc lối <br />
dạy học "truyền thống" chủ yếu giảo thích, minh hoạ tái hiện, liệt kê kiến thức theo SGK là <br />
chính, ít sử dụng câu hỏi tìm tòi, tình huống có vấn đề… coi nhẹ rèn luyện thao tác tư duy, <br />
năng lực thực hành, ít sử dụng các phương tiện dạy học nhất là các phương tiện trực quan để <br />
dạy học và tổ chức cho học sinh nghiên cứu thảo luận trên cơ sở đó tìm ra kiến thức và con <br />
đường để chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.<br />
Thực tế, giáo viên thường soạn bài bằng cách sao chép lại SGK hay từ thiết kế bài giảng, <br />
không dám khai thác sâu kiến thức, chưa sát với nội dung chương trình, hướng dẫn học sinh <br />
vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề từ nhỏ đến lớn trong thực tế đời sống và sản <br />
xuất. Khi dạy thường nặng về thông báo, không tổ chức hoạt động học tập cho các em, <br />
không dự kiến được các biện pháp hoạt động, không hướng dẫn được phương pháp tự học.<br />
Mặt khác, phương pháp dạy học phổ biến hiện nay vẫn theo "lối mòn", giáo viên truyền đạt <br />
kiến thức, học sinh thụ động lĩnh hội tri thức. Thậm chí có giáo viên còn đọc hay ghi phần <br />
lớn nội dung lên bảng cho học sinh chép nội dung SGK. Việc sử dụng các phương tiện dạy <br />
học: phiếu học tập, tranh ảnh, băng hình, bản trong… chỉ dùng khi thi giáo viên hay có đoàn <br />
thanh tra, kiểm tra đến dự, còn các tiết học thông thường hầu như "dạy chay".<br />
Do việc truyền đạt kiến thức của giáo viên theo lối thụ động nên rèn luyện kỹ năng tự học <br />
cũng như việc hướng dẫn tự học của giáo viên cho học sinh không được chú ý làm cho chất <br />
lượng giờ dạy không cao <br />
II. Mục tiêu:<br />
Đưa ra một số phương pháp kiểm tra đánh giá mới nhằm tác động tới quá trình tự học của <br />
học sinh trong bộ môn toán.<br />
III. Giải pháp<br />
1. Tăng cường các hình thức kiểm tra đánh giá.<br />
a) Vấn đáp: <br />
Kiểm tra bài cũ là một khâu không thể thiếu trong dạy học vì nếu không kiểm tra giáo viên <br />
sẽ không nắm được tình hình học bài và chuẩn bị bài của học sinh, và nếu không đánh giá cho <br />
điểm, nhận xét khuyến khích thì không có động lực cho việc học bài đều đặn ở nhà (VD <br />
trong các trường chuyên nghiệp...)<br />
Kiểm tra vấn đáp trong môn toán có điểm khác với các môn xã hội là không kiểm tra học <br />
thuộc lòng, nghĩa là nếu 1 học sinh học thuộc và trả lời trôi chảy lí thuyết thì không có nghĩa <br />
học sinh đó sẽ làm được bài tập (mà làm được bài tập thì mới có điểm trong kiểm tra định <br />
kỳ!) Như vậy quá trình kiểm tra vấn đáp phải thúc đẩy được học sinh học tập kiến thức để <br />
làm được bài tập (chứ không phải là LT suông), ngược lại nếu học sinh làm được bài tập thì <br />
sẽ trả lời tốt các câu hỏi vấn đáp của giáo viên. Để đạt được điều đó câu hỏi của giáo viên <br />
phải tập trung vào các kiến thức kĩ năng như:<br />
+ Điều kiện tồn tại của phương trình ...<br />
+ Các bước giải loại toán...<br />
+ Phương pháp chứng minh bài toán ...<br />
+....<br />
Tất nhiên không phải bài nào kiến thức LT cũng rõ ràng để học sinh có thể tự học ở nhà, khi <br />
đó giáo viên sẽ đưa trước nội dung liên quan tới bài học mới cho học sinh, tiết sau sẽ kiểm tra <br />
vào nội dung đó, như vậy học sinh sẽ tự tìm kiếm nội dung để học tập ở nhà (phát huy tính <br />
tích cực chủ động và tạo tiền đề để bài dạy được thành công)<br />
Ngoài nội dung câu hỏi thì hình thức kiểm tra cũng là vấn đề đáng quan tâm, vì một số học <br />
sinh khi có điểm miệng sẽ an tâm với việc không bị gọi tên nữa dẫn đến chểnh mảng việc <br />
học kiến thức lí thuyết. Hoặc việc gọi học sinh lên bảng theo thứ tự trong sổ điểm cũng làm <br />
cho học sinh biết được để đối phó. Như vậy cách gọi phải ngẫu nhiên nhưng học sinh không <br />
biết trước đơn giản ta có thể sử dụng chức năng random trong MTCT để tạo ra 1 con số bất <br />
kỳ, dựa vào số đó sẽ gọi học sinh trong sổ điểm.<br />
Sau khi kiểm tra đầu giờ GV vẫn nên tiếp tục vấn đáp cho điểm học sinh ngay trong giờ <br />
học để tăng sự tập trung của học sinh, tạo thêm cơ họi cho học sinh mắc điểm yếu có thể gỡ <br />
điểm<br />
b) Cho bài tập lớn:<br />
Với một số chương ngắn mà chưa có bài kiểm tra định kỳ, để học sinh có cái nhìn tổng quát <br />
hệ thống với 1 lượng kiến thức trong thời gian dài thì cần phải hướng dẫn học sinh tổng hợp, <br />
hệ thống kiến thức và các dạng bài tập. Cách đơn giản là GV đưa ra một hệ thống bài tập đủ <br />
lớn, đa dạng phù hợp với học sinh và yêu cầu các em tự phân dạng bài tập để giải, mỗi dạng <br />
sẽ trình bầy cách giải của dạng đó sau đó mới giải chi tiết. Khi học sinh làm xong thì yêu cầu <br />
nộp lại để chấm lấy vào điểm thực hành, hoặc điểm miệng, hoặc đơn giản chỉ là điểm để <br />
động viên khích lệ.<br />
c) Kiểm tra định kỳ:<br />
Trước khi kiểm tra GV phải xácđịnh rõ cho học sinh đâu là kiến thức trọng tâm, đâu là kiến <br />
thức mở rộng để học sinh biết cách học, tránh giới hạn quá dài làm cho học sinh không biết <br />
học phần nào, dẫn tới lan man.Tốt nhất là hướng dẫn làm đề cương cho học sinh.<br />
Cách ra đề phải phân loại được học sinh đảm bảo có câu dễ cho học sinh TB yếu và câu khó <br />
cho hs giỏi, việc ra đề quá khó hay quá dễ đều không có tác dụng thúc đẩy việc tự học của <br />
học sinh. <br />
2. Hướng dẫn học sinh tự học:<br />
a) Tự học qua sách giáo khoa: <br />
SGK là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, nó là 1 hướng dẫn cụ thể để đạt lượng liều <br />
lượng kiến thức cần thiêt của môn học, là phương tiện phục vụ đắc lực cho GV và học sinh. <br />
Do đó tự học qua SGK là vô cùng quan trọng để học sinh tham gia vào quá trình nhận thức <br />
trên lớp và củng cố khắc sâu ở nhà.<br />
Để học sinh tự nghiên cứu trước SGK ở nhà thì GV không nên chỉ đơn giản là nhắc các em <br />
đọc trước bài mới mà cần nêu cụ thể câu hỏi mà khi đọc xong bài mới các em có thể trả lời <br />
được. Đó là cách giao nhiệm vụ cụ thể giúp học sinh đọc sách giao khoa có mục tiêu cụ thể <br />
rõ ràng. <br />
SGK cũng là tài liệu để học sinh đọc thêm cho rõ ràng những kiến thức mà GV truyền đạt <br />
trên lớp vì vậy những VD mẫu GV không nên thay đổi để nếu học sinh đã đọc trước sẽ tham <br />
gia ngay được vào bài giảng, những học sinh yếu có thêm 1 tài liệu để đọc lại khi chưa rõ <br />
cách GV hướng dẫn. <br />
Đối với những nội dung mà sách giáo khoa đã có chi tiết đầy đủ thì không nên ghi lên bảng <br />
cho hs chép mà cho các em về tự đọc trong SGK, cách làm này vừa tiết kiệm thời gian vừa tạo <br />
thói quen đọc sgk cho học sinh và làm cho bài giảng không bị nhàm chán.<br />
b) Tự học qua sách bài tập, sách tham khảo:<br />
Đối với học sinh trong trường sách bài tập đều có nên Gv phải tận dụng tài liệu này để giúp <br />
học sinh tự học hiệu quả. Khi cho bài tập nên cho các VD trong SBT, các VD này đều có <br />
hướng dẫn giải và phân dạng, như vậy học sinh sẽ tự học một cách hệ thống ngay từ đầu <br />
(nếu chỉ làm BT trong SGK thì việc phân dạng bài tập sẽ khó khăn hơn với học sinh)<br />
Việc cho bài tập về nhà cũng cho theo thứ tự dạng bài tập của SGK và SBT để học sinh có 1 <br />
lượng bài tập tương tự đủ lớn (các bài này đều có lời giải chi tiết) để có thể tự mình làm <br />
được các bài trong SGK. Khi cho bài theo cách này sẽ giúp học sinh có 1 cách học mới là khi <br />
gặp khó khăn sẽ tự tìm kiếm một phương án tương tự đã có để giải quyết chứ không thụ <br />
động chờ đợi GV hướng dẫn.<br />
c) Tự nghiên cứu:<br />
GV nên hướng dẫn học sinh làm các BT lớn, có kiểm tra đánh giá để hs có khả năng tự phân <br />
tích tổng hợp<br />
<br />
Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta và trên thế giới <br />
<br />
Ở Việt Nam, với nhu cầu phát triển, hội nhập quốc tế, với nguy cơ tụt hậu trên con đường <br />
pháp triển trong thế kỉ XXI đang đòi hỏi chúng ta phải cấp thiết phải đổi mới giáo dục, trong <br />
đó căn bản là đổi mới về phương pháp dạy và học. Đây cũng là vấn đề đang được quan tâm <br />
của nhiều các quốc gia khác trên thế giới trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ <br />
cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.<br />
<br />
Điều 28 Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) đã ghi rõ: “Phương <br />
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; <br />
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng <br />
làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình <br />
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.<br />
Nghị quyết Đại hội Đảng một lần nữa khẳng định “đổi mới phương pháp dạy và học, phát <br />
huy tư duy sáng tạo và năng lực tự sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm <br />
làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và hoàn thiện nghiêm minh <br />
chế độ thi cử...<br />
<br />
Các ứng dụng của CNTT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho học sinh và cũng làm <br />
thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định <br />
trong kiểu dạy học điều khiển nội dung, thì nay các thầy cô chuyển sang giữ vai trò là người <br />
điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh. Kiểu dạy học hướng tập trung <br />
vào học sinh và hoạt đông hóa người học có thể thực hiện được một cách tốt hơn với sự trợ <br />
giúp của máy tính và các phần mềm cũng như mạng internet, Với các chương trình dạy học <br />
đa môi trường (multimedia) và được chuẩn bị chu đáo có thể truy cập được nhờ các phương <br />
tiện siêu môi trường (hypemedia) giúp cho việc tự học của học sinh trở nên thuận tiện và dễ <br />
dàng hơn bao giờ hết<br />
<br />
Ví dụ về một bài dạy kỹ năng tư duy ở một lớp trung học<br />
<br />
<br />
Dạy tư duy cho học sinh trung học<br />
Trong bài “Gen người có những gì?” có sử dụng Công cụ thể hiện bằng chứng , học sinh <br />
hiểu biết của mình về những ứng dụng của công nghệ sinh học để gây ảnh hưởng tới điều luật đồng tình<br />
việc ứng dụng công nghệ gen. Tại rất nhiều thời điểm trong bài học, giáo viên có thể hướng dẫn rõ ràng n<br />
duy mà học sinh cần phải sử dụng để có thể hoàn thành dự án học tập này. <br />
<br />
Trong hoạt động mở đầu, học sinh thảo luận một câu hỏi khái quát, “Chúng ta có nhất thiết phải làm nhữn<br />
thể làm hay không?”, từ đó đưa ra những câu hỏi mang tính đạo đức đối với thành tựu y học. Việc này đòi<br />
năng dự đoán những hậu quả có thể xảy ra của một phương pháp trị liệu và xem xét khía cạnh đạo đức củ<br />
đó. <br />
<br />
Bài học nhỏ về kỹ năng tư duy: Dự đoán hậu quả<br />
Giới thiệu<br />
<br />
“Một kỹ năng quan trọng là dự đoán hậu quả của việc ứng dụng một thành tựu khoa học và xem xét khía c<br />
những hậu quả đó. Các em sẽ phải đưa những điều này vào các dự án học tập, do đó chúng ta sẽ bắt đầu <br />
về các cách thực hiện. Chúng ta hãy nói về việc nhân bản vô tính thú cưng. Những người quá thương mến<br />
mình có thể bỏ ra nhiều tiền để nhân bản vô tính con chó hoặc con mèo của họ. Để suy xét khía cạnh đạo<br />
động này, chúng ta có thể dựa theo các quá trình tư duy dưới đây:”<br />
1. Tại sao điều này được coi là một Nhiều người có thể rất yêu quí con vật mà họ nuôi và bị suy sụp<br />
việc tốt? Có thể giúp những người này thoát khỏi tình trạng đau khổ khi c<br />
họ bị chết và mang lại niềm vui cho họ bằng cách cho họ có đượ<br />
thật giống y như thế nếu họ có khả năng trang trải chi phí cho v<br />
vật nuôi đó.<br />
2. Những gì khoa học vẫn chưa biết Chúng ta không biết con vật nhân bản này có thể sống bao lâu.<br />
về công nghệ này? Chúng ta không biết có những vấn đề gì về sức khoẻ mà động vậ<br />
thể có hay không.<br />
3. Điều gì sẽ xảy ra nếu công nghệ Người ta chỉ việc nhân bản con vật họ yêu quí và sau đó thì khôn<br />
này: nuôi mèo con hay chó con nữa.<br />
Nhiều người có thể để cho con vật họ nuôi chết (thậm chí là giế<br />
chỉ người rất giàu mới có khả lợi bởi vì họ có thể có bản sao của nó mỗi khi họ muốn.<br />
năng thực hiện?<br />
Chi phí rẻ, tiện lợi và ai cũng có <br />
thể thực hiện?<br />
<br />
không có quy định nào của Nhà <br />
nước hoặc các cơ quan đoàn thể <br />
khác liên quan đến công nghệ <br />
này?<br />
4. Còn điều gì người ta có thể còn Động vật nhân bản vô tính sẽ không giống chính xác như con vậ<br />
chưa biết về chủ đề này? giống con vật gốc ở bộ gen.<br />
5. Liệu việc ứng dụng công nghệ này Nhân bản vô tính ở động vật có thể là một bước dẫn tới nhân bả<br />
còn tiến xa hơn nữa không? người, và gần như tất cả mọi người đều tin rằng đây là điều kh<br />
6. Nhân bản vô tính có đi ngược lại Một số người cho rằng tạo ra sự sống nhân tạo là một việc làm<br />
với niềm tin về đạo đức căn bản <br />
không?<br />
“Em nào có thể nghĩ ra câu hỏi nào khác để giúp chúng ta xem xét các khía cạnh đạo đức của một thành tự<br />
không?” <br />
<br />
“Bây giờ, các em sẽ làm việc nhóm đôi thực hiện theo 5 bước về chủ đề cấy ghép nội tạng”<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh khi các em làm việc với các câu hỏi trong vòng 510 phút. Tiếp theo hoạt độ<br />
thảo luận. <br />
<br />
Giáo viên hỏi học sinh những câu hỏi như sau:<br />
“Các em có thay đổi các câu hỏi để phù hợp hơn chủ đề cấy ghép nội tạng không? Những loại chủ đề nào<br />
câu hỏi khác? Chúng ta có thể sử dụng cùng câu hỏi như trên cho các vấn đề mang tầm cỡ quốc gia hơn là<br />
hoá chất vào nước uống, hay không? Các em có thể thay đổi các câu hỏi cho các chủ đề khác nhau như thế<br />
Giáo viên có thể kết thúc bài học bằng cách yêu cầu học sinh chọn một chủ đề cho dự án học tập của các<br />
các câu hỏi để suy nghĩ về các khía cạnh đạo đức của thành tựu khoa học mà các em lựa chọn.<br />
<br />
<br />
<br />
¡ TS. Nguyễn Mạnh Hưởng <br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Kênh hình trong DHLS là loại phương tiện trực quan không thể thiếu, gồm tranh ảnh, lược <br />
đồ, phim tài liệu, sơ đồ, niên biểu,… Tất cả các loại lược đồ dù phản ánh về yếu tố địa lí, <br />
quân sự, chính trị hay kinh tế xã hội nếu dùng trong nhà trường, trong hệ thống giáo dục <br />
quốc dân thì đều được gọi là lược đồ giáo khoa(*). Đây là đồ dùng trực quan quy ước, có tỉ lệ <br />
lớn trong hệ thống kênh hình hỗ trợ dạy – học, bên cạnh tranh ảnh LS (chiếm đa số). Xuất <br />
phát từ đặc trưng của quá trình học tập LS (HS không trực tiếp quan sát được sự kiện), nên <br />
sử dụng lược đồ giáo khoa sẽ góp phần quan trọng vào tạo biểu tượng, hình thành khái niệm <br />
cho các em, nhất là những lược đồ được thiết kế có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin <br />
(CNTT).<br />
Dưới đây, chúng tôi chia sẻ một số biện pháp hướng dẫn HS khai thác lược đồ giáo khoa LS <br />
với sự hỗ trợ của CNTT theo hướng phát huy tính tích cực của HS:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Bước chuẩn bị ở nhà (gắn liền với quá trình soạn giáo án): <br />
Trước tiên, GV nghiên cứu bài viết trong sách giáo khoa (SGK), xác định mục tiêu, kiến thức <br />
cơ bản của bài học, lựa chọn lược đồ chuẩn xác, như: không dùng lược đồ về Chiến tranh <br />
thế giới thứ nhất để dạy về Chiến tranh thế giới thứ hai; sử dụng lược đồ vừa nhằm minh <br />
họa, mà còn giúp HS “nhận biết” các địa danh LS, yếu tố địa lí trên bản đồ,… và “thông hiểu” <br />
sự kiện diễn ra như thế nào, cũng như mối liên hệ giữa chúng.<br />
Trên cơ sở đã xác định lược đồ cần sử dụng, GV tìm hiểu nội dung kiến thức LS “ẩn” trong <br />
mỗi lược đồ, gồm kiến thức về hoàn cảnh địa lí (đặc điểm địa hình, vùng lãnh thổ,…) và <br />
kiến thức LS, cũng như kí hiệu liên quan (hướng tấn công, rút lui, bó đuốc,….). Kiến thức LS <br />
“ẩn” trong mỗi lược đồ ít nhiều đã được bài viết trong SGK nhắc đến, thường là diễn biến <br />
của một chiến dịch, cuộc cách mạng, khởi nghĩa,…. Đây là một phần kiến thức cơ bản của <br />
bài học, nên GV cần đọc kĩ bài viết, kết hợp các nguồn tài liệu tham khảo liên quan để xây <br />
dựng bài tường thuật, miêu tả, hoặc lược thuật, giúp HS có biểu tượng và hiểu rõ hơn sự <br />
kiện. Tìm hiểu nội dung kiến thức LS trên lược đồ sẽ giúp GV định hướng được phương <br />
pháp (PP) sử dụng, dự kiến câu hỏi, tình huống sư phạm khi DH trên lớp. <br />
2. Sử dụng trên lớp (tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới): Khi dạy đến nội dung cần <br />
khai thác, GV chiếu lược đồ lên màn hình, hướng dẫn các em quan sát. Kết hợp với PPDH <br />
đặc trưng (tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, sử dụng câu hỏi,…), GV dùng que chỉ, hoặc <br />
tia laze tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức trên lược đồ theo hướng phát huy tính tích cực của <br />
HS như sau:<br />
Một, GV giới thiệu khái quát lược đồ theo vòng tròn đường chỉ kim đồng hồ, tỉ lệ và những kí <br />
hiệu cơ bản ở phần “Chú giải” (hướng tiến công của địch, hướng tiến công của ta, nơi quân <br />
địch nhảy dù – nếu có,…). Việc giới thiệu khái quát tên gọi và các kí hiệu của lược đồ sẽ có <br />
tác dụng định hướng và kích thích sự tò mò, chú ý của HS vào chủ đề, chuẩn bị tâm lí sẵn <br />
sàng, chờ đợi và hình thành động cơ tích cực tham gia tìm hiểu kiến thức.<br />
Hai, tiếp tục hướng sự chú ý của HS vào một số chi tiết quan trọng trên lược đồ, nêu câu hỏi <br />
gợi mở và hướng dẫn các em khai thác nội dung. Nếu là lược đồ LS về một trận đánh, GV <br />
nên cho các em tìm hiểu bài viết trong SGK, nhấn mạnh những ý chính về diễn biến, rồi đưa <br />
ra câu hỏi gợi mở, giúp HS tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của sự kiện. Việc gợi ý và đặt câu hỏi <br />
không những kích thích tư duy và trí tưởng tượng của HS, mà còn giúp các em trung hơn vào <br />
sự kiện theo đúng kế hoạch sư phạm của GV, không bị phân tán tư tưởng. HS có một khoảng <br />
thời gian ngắn để suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo gợi ý, các bạn trong lớp lắng nghe và bổ <br />
sung ý kiến.<br />
Ba, GV nhận xét, trình bày và chốt lại vấn đề, giúp HS hoàn thiện việc lĩnh hội kiến thức. <br />
Tuy nhiên, chúng ta không nên rập khuôn, máy móc trong quá trình hướng dẫn HS khai thác <br />
lược đồ. Tùy từng trường hợp và đối tượng HS mà GV có thể kết hợp nêu câu hỏi gợi mở, <br />
HS trả lời và GV nhận xét, trình bày luôn sự kiện sau đó. Khi hướng dẫn HS khai thác lược <br />
đồ LS thiết kế trên Power Point, flash, bằng kĩ thuật 3D (có hiệu ứng sinh động, được cụ thể <br />
hóa bằng hình ảnh), GV không nên lạm dụng kĩ thuật, tạo ra màu sắc lòe loẹt, có âm thanh lạ,<br />
… vì sẽ làm phân tán tư tưởng người học. Khi trình bày, hoặc hướng dẫn HS đọc lược đồ, <br />
GV lưu ý: nếu chỉ sông phải từ thượng nguồn xuống hạ nguồn, chỉ hướng phải nói rõ hướng <br />
Nam, Bắc, tây Bắc, tây Nam,…; nếu chỉ phạm vi địch chiếm đóng, vùng giải phóng phải theo <br />
đường chu vi,… tránh dùng từ chung chung (hướng này, hướng kia) để HS được nhận diện <br />
LS, không bị “hiện đại hóa” kiến thức. <br />
Cuối cùng, việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, lược đồ giáo khoa LS nói riêng bao giờ <br />
cũng phải kết hợp chặt chẽ giữa câu hỏi với ngôn ngữ diễn đạt. Vì vậy, lời nói của GV phải <br />
rèn luyện sao cho trong sáng, rõ ràng và truyền cảm, cố gắng biểu thị được cảm xúc của <br />
người trong cuộc. Ví như, nếu tường thuật về diễn biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên <br />
Phủ năm 1954, giọng của GV phải hào hùng, đanh thép, có khí thế tiến công để tác động lớn <br />
đến tư tưởng, tình cảm HS. <br />
3. Kiểm tra kết quả hoạt động nhận thức của HS: GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung trên <br />
lược đồ (theo ngôn ngữ và cách hiểu của các em), nhằm rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, xác định vị <br />
trí địa lí, vùng diễn ra chiến sự, phân biệt được các vùng, lãnh thổ,... Đồng thời, kiểm tra mức <br />
độ ghi nhớ biểu tượng LS của HS liên quan đến lược đồ. Sau cùng, GV chuyển sang nội dung <br />
khác để tránh phân tán tư tưởng và mất sự tập trung của HS.<br />
4. Thể hiện những lí luận trên, chúng tôi lấy ví dụ về lược đồ “Chiến thắng Bạch Đằng năm <br />
938” để dạy nôi dung “Ngô Quy<br />
̣ ền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938”, (Bài 16. Thời Bắc <br />
thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, SGKLS 10, chương trinh chuân). L<br />
̀ ̉ ược đồ <br />
thiết kế trên phần mềm flash, khi sử dụng thì có sự hỗ trợ của máy vi tính, kết nối với <br />
projector. Sau khi đã xác định mục tiêu, kiến thức cơ bản của bài học, loại lược đồ và nội <br />
dung kiến thức cần truyền đạt cho HS, chúng tôi hướng dẫn các em khai thác như sau:<br />
Trước tiên, CNTT được GV sử dụng hỗ trợ cho HS quan sát, nhận biết những kí hiệu trên <br />
lược đồ: nơi quân ta phục kích trên bờ, nơi Ngô Quyền cho quân và dân ta đóng bãi cọc ngầm, <br />
đường tiến công của địch, quân ta tấn công, thủy quân ta đánh nhử, thuyền của Hoằng Tháo <br />
và thuyền của chủ tướng Ngô Quyền. Sau khi HS nhận biết được các kí hiệu quan trọng trên <br />
lược đồ, GV yêu cầu các em tìm hiểu SGK, kết hợp quan sát hình để hiểu được nghệ thuật <br />
đánh giặc của Ngô Quyền. Nhằm phát huy tính tương tác giữa thầy và trò, GV nêu một số câu <br />
hỏi gợi mở: Khi quân Nam Hán chuẩn bị kéo vào xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã thực hiện <br />
kế sách gì? Lúc thuỷ quân của Hoằng Tháo kéo đến cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm <br />
gì để nhử và đánh địch? Kết quả của trận thuỷ chiến ra sao?<br />
HS tìm hiểu SGK, suy nghĩ và trả lời xong, GV nhận xét rồi vận dụng linh hoạt các PP, thao <br />
tác sư phạm để tường thuật và miêu tả trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Lúc này, CNTT <br />
vừa là đồ dùng trực quan hiện đại, vừa là nguồn kiến thức và minh họa cho sự kiện HS đang <br />
học. Các đối tượng lần lượt được xuất hiện theo trình tự và chủ định sư phạm của GV (nhân <br />
dân chặt cây, đóng cọc ở trận địa, quân ta mai phục, thủy triều lên xuống,…), kèm theo hình <br />
ảnh minh họa, hỗ trợ cho bài tường thuật (Hình bên):<br />
“Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bên bờ sông toàn là rừng rậm. Hạ lưu sông <br />
thấp, độ dốc không cao nên ảnh hưởng của thuỷ triều lên xuống rất mạnh, chênh nhau đến <br />
3m. Khi thủy triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến cả nghìn mét, sâu tới chục mét. Biết rõ <br />
quân địch sẽ kéo vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động cho quân, <br />
dân lên rừng chặt gỗ, đẽo nhọn đầu và bịt sắt, đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng tại <br />
những nơi hiểm yếu. Số cọc đóng xuống lòng sông lên tới hàng nghìn chiếc. Lúc nước triều <br />
lên, bãi cọc chìm trong một biển nước mênh mông. Phía trên bãi cọc ngầm, Ngô Quyền còn <br />
bố trí lực lượng thuỷ binh ẩn nấp hai bên bờ sông. Nhiều thuyền được giấu kín trong các bụi <br />
lau sậy chờ đợi. Hàng ngàn quân bộ được trang bị cung nỏ sẵn sàng, ngày đêm mai phục. <br />
Ngô Quyền đích thân cầm quân ra trận. <br />
Vào một ngày mưa rét giữa mùa Đông năm 938, Lưu Hoằng Tháo cầm đầu thuỷ quân Nam <br />
Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng đánh chiếm nước ta. Đợi cho nước thủy triều lên ngập hết <br />
trận địa bãi cọc, Ngô Quyền cho một số thuyền nhỏ do tướng Nguyễn Tất Tố chỉ huy kéo ra <br />
đánh nhử địch, rồi vờ thua rút chạy. Hoằng Tháo hăm hở thúc quân đuổi theo, vượt qua trận <br />
địa bãi cọc ngầm của ta mà không biết. Ngô Quyền chỉ huy quân ta cầm cự với giặc. <br />
Khi nước thuỷ triều rút, Ngô Quyền liền ra lệnh phản kích. Những mũi tên từ các vách đá vun <br />
vút lao ra như mưa, hàng trăm thuyền của ta cùng bất ngờ xuất hiện. Quân giặc hoảng hốt <br />
quay đầu tháo chạy. Ra đến gần cửa sông, đúng lúc nước triều rút mạnh. Bãi cọc ngầm nhô <br />
lên. Quân ta dồn sức tấn công. Quân từ phía thượng lưu đánh xuống, quân mai phục từ hai bên <br />
bờ sông và quân thuỷ từ các sông nhánh xông ra đánh tạt ngang. Đội hình thuyền của địch rối <br />
loạn, xô vào nhau, va phải bãi cọc ngầm bị thủng vỡ, đắm rất nhiều. Thuyền của địch không <br />
sao thoát ra biển được. Quân địch bỏ cả chèo lái, nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết <br />
đuối, thiệt hại quá nửa. Hoằng Tháo bỏ mạng nơi đây. Thất bại nặng nề của đạo thuỷ quân <br />
Hoằng Tháo đã làm cho vua Nam Hán kinh hoàng, chỉ biết thương khóc con trai và hạ lệnh rút <br />
quân tiếp ứng, hoàn toàn bỏ mộng xâm lược nước ta”[1].<br />
Kết thúc phân t<br />
̀ ường thuật và miêu tả, GV nêu câu hỏi để HS thảo luận, rút ra nhận xét: Em <br />
có nhận xét gì về nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền? Tại sao nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế <br />
kỷ XVIII lại đưa ra lời nhận định: “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho <br />
việc phục lại quốc thống?”<br />
Cuối cùng, GV chốt lại: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 thể hiện nghệ thuật độc đáo, sáng <br />
tạo của Ngô Quyền đã biết lợi dụng thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Chiến thắng Bạch Đằng <br />
năm 938 của Ngô Quyền đã chấm dứt hơn 1.000 năm nước ta bị các triều đại phong kiến <br />
phương Bắc thống trị, mở ra một thời đại mới thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc <br />
ta.<br />
Như vậy, sử dụng CNTT để hướng dẫn HS khai thác lược đồ giáo khoa LS thể hiện PPDH <br />
tích cực, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Xưa kia, để tạo biểu tượng cho HS về hoàn <br />
cảnh địa lí và diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, GV chủ yếu sử dụng lược đồ <br />
treo tường và lược đồ trong SGK. Nhưng, những lược này đều hạn chế ở tính trực quan, <br />
thẩm mĩ (do có nhiều kí hiệu tượng trưng, đối tượng nhận thức lại luôn ở dạng “tĩnh”,…), <br />
ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng nhận thức của HS, nhất là khi tư duy trừu tượng. Khi sử <br />
dụng, GV còn mất thời gian (tìm vị trí treo và cất lược đồ), yếu tố bất ngờ không còn, hạn <br />
chế tầm nhìn đối với HS ngồi cuối lớp,… Tất cả những hạn chế trên sẽ được khắc phục <br />
nhờ khai thác ưu điểm của CNTT. Trên cùng một lược đồ LS, CNTT đã hỗ trợ cho GV liên <br />
kết hình ảnh minh họa, tạo hiệu ứng sinh động về thủy triều lên xuống, thuyền chiến của <br />
giặc xuất hiện,… theo lôgic bài tường thuật và ý tưởng sư phạm của GV. Vì thế, quan sát <br />
lược đồ, HS không chỉ có biểu tượng sinh động về sự kiện, mà còn khắc sâu, nhớ lâu kiến <br />
thức, hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Sự kết hợp hài <br />
hòa giữa ngôn ngữ tường thuật, miêu tả và nghệ thuật sư phạm của GV trên lược đồ đã góp <br />
phần nâng cao hiệu quả giáo dục và rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho HS. Các em sẽ cảm thấy <br />
vui mừng, tự hào khi nghe GV phân tích nghệ thuật quân sự đánh giặc của Ngô Quyền, sau <br />
này được Lê Hoàn và Trần Hưng Đạo kế tục.<br />
* *<br />
*<br />
Kênh hình, trong đó có lược đồ giáo khoa là phương tiện dạy – học không thể thiếu đối với <br />
GV và HS. Xuất phái từ đặc trưng của loại đồ dùng trực quan quy ước, việc ứng dụng CNTT <br />
vào DHLS là hết sức quan trọng, nhưng phải đảm bảo theo hướng phát huy tính tích cực <br />
người học, vì “LS không phải là một chuỗi các sự kiện mà người viết sử ghi lại, rồi người <br />
dạy sử đọc lại và người học sử lại học thuộc lòng” (Phạm Văn Đồng)[2]. Biện pháp mà <br />
chúng tôi nêu trên nếu được GV vận dụng linh hoạt, thường xuyên sẽ góp phần tích cực vào <br />
cải thiện chất lượng bộ môn, làm cho HS thêm say mê, hứng thú, yêu thích học tập LS./.<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng. Hướng dẫn sử dụng kênh hình <br />
trong SGKLS lớp 10. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2009, tr.109<br />
2. Dẫn theo: Phan Ngọc Liên (Chủ biên). Nhập môn sử học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. <br />
Hà Nội, 2006, trang 168.<br />
3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên). Phương pháp DHLS (tập 1 và 2). Nxb ĐHSP. Hà Nội, 2002. <br />
4. Nguyễn Mạnh Hưởng – Sử dụng CNTT và truyền thông vào DHLS ở trường phổ thông. <br />
Tạp chí Giáo dục, số 133 (3/2006). <br />
5. Nguyễn Mạnh Hưởng – Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường THPT với <br />
sự hỗ trợ của CNTT. Tạp chí Giáo dục, số 202 (11/2008).<br />
6. Quách Tuấn Ngọc – Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT xu thế của thời đại. Tạp <br />
chí Đại học và giáo dục chuyên ngành, số 8, 1999.<br />
<br />
MỘT HƯỚNG KHAI THÁC MỚI <br />
KHI DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS<br />
* Bùi Vĩnh Trường Giang<br />
Trường THCS Cẩm Hòa Cẩm Xuyên Hà Tĩnh<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
<br />
Trong chương trinhg Ngữ Văn THCS bao gồm nhiều loại truyện: truyện cổ dân gian, truyện <br />
ngắn, kí sự hoặc đoạn trích tiểu thuyết rất đa dạng, phong phú. Có những tác phẩm rất ngắn <br />
(truyện ngụ ngôn) có thể dễ dàng cảm nhận nó, cũng có những tác phẩm rất dài, tình tiết éo <br />
le mà với lượng thời gian có hạn theo quy định; với phương châm dạy học theo tinh thần đổi <br />
mới: lấy học sinh làm trung tâm điều này buộc giáo viên phải có cách khai thác hướng dẫn <br />
học sinh tiếp cận văn bản như thế nào để đạt được hiệu quả cao.<br />
<br />
II. NỘI DUNG:<br />
<br />
Hiện nay hòa nhịp với đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là phát huy tính tích cực sáng <br />
tạo của học sinh, phương pháp tích hợp trong dạy học Ngữ Văn ở trường THCS do đó người <br />
giáo viên phải dự định trước các tình huống xẩy ra và vạch rõ trước hướng tổ chức điều <br />
khiển học sinh trên lớp cho phù hợp; phải lên kế hoạch làm sao quá trình dạy học phải diễn <br />
ra rất nhịp nhàng, phải huy tính trung tâm tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thì mới có <br />
hiệu quả cao trong quá trình khai thác chiếm lĩnh một văn bản.<br />
<br />
Qua thực tế nhiều năm trực tiếp cầm phấn, thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp, tôi luôn trăn <br />
trở tìm tòi và đặc biệt yêu thích môn Ngữ Văn tôi thấy nhiều giáo viên có kết quả chưa cao <br />
khi hướng dẫn học sinh khai thác văn bản với nhiều nguyên nhân khác nhau: do xác định mục <br />
tiêu chưa đúng, chưa đi đúng trọng tâm bài giảng hoặc có thể xác định chưa rõ ràng; quá trình <br />
chuẩn bị giáo án chưa kĩ hoặc có thể trong quá trình giảng dạy chưa biết phát huy tính chủ <br />
động tích cực sáng tạo của học sinh, giáo viên làm thay học sinh quá nhiều.<br />
<br />
Vậy những tồn tại đó cũng có những nguyên nhân của nó? Qua trao đổi với giáo viên đồng <br />
nghiệp sau khi dự giờ thăm lớp cho thấy đa số giáo viên dựa vào tài liệu hướng dẫn do đó <br />
cảm thụ văn chương thiếu tính chủ động, thiếu linh hoạt sáng tạo nên kiến thức dễ bị áp <br />
đặt; nhiều giáo viên chưa thực sự tâm huyết với tác phẩm, chưa sống với cái hồn của văn <br />
bản, với nhân vật trong tác phẩm nên tiếp cận văn bản chưa sâu. Cũng có nhiều giáo viên <br />
chưa dành nhiều thời gian cho việc đọc sách nghiên cứu tài liệu nên ngôn ngữ còn nghèo nàn <br />
hặc bài soạn rời rạc thiếu tính liên kết lôgic, giáo án chỉ là chiếu lệ đối phó, chưa có chiều <br />
sâu nên hiệu quả của khai thác văn bản chưa sâu. Cũng có nhều giáo viên còn thiếu kinh <br />
ghiệm hoặc năng lực còn hạn chế nên hiệu quả của việc hướng dẫn học sinh tiếp cận khai <br />
thác một văn bản chưa được như mong muốn.<br />
<br />
Trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp cận khai thác văn bản tôi đã mạnh dạn đưa ra một <br />
hướng khai thác xin đưa ra để cùng đồng nghiệp gần xa cùng trao đổi:<br />
<br />
1. Chuẩn bị:<br />
Cả giáo viên và học sinh phải đọc nhiều lần và có cách suy ngẫm nhiều lần về tác phẩm.<br />
<br />
Nắm được đặc trưng của truyện, truyện đó thuộc thể loại nào để có hướng khai thác.<br />
<br />
Nắm vững và tóm tắt được nội dung chính cũng như kể sáng tạo được tác phẩm.<br />
<br />
Nắm rõ các chi tiết, các nhân vật trên cơ sở đó có cách nhìn tổng quát để có sự mở rộng liên <br />
tưởng về số phận cuộc đời của từng nhân vật trong truyện.<br />
<br />
Để làm tốt khâu chuẩn bị người giáo viên nhất thiết phải đọc sách kĩ SGK, sách tham khảo, <br />
hướng dẫn mang tính cập nhật đặc biệt là sách hướng dẫn giảng dạy của Bộ GD &ĐT. Đây <br />
là những tài liệu cơ bản nhất mà giáo viên không thể không tham khảo để có kế hoạch lập <br />
bài giảng chu đáo.<br />
<br />
2. Lên lớp:<br />
<br />
Tác giả tác phẩm: Làm thế nào để học sinh rút ra được nét chính về cuộc đời và sự nghiệp <br />
của tác giả.<br />
<br />
Đọc, kể, chú thích, tìm hiểu bố cục: giúp học sinh rút ra được chi tiết của tác phẩm, kể và <br />
kể sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình. Do đó trong quá trình đọc nên cho học sinh đọc trước ở <br />
nhà lên lớp chỉ đọc được toàn văn bản một lần hặc chỉ đọc được các đọn trích để giúp tiếp <br />
cận khai thác văn bản. Trên cơ sở đó học sinh sẽ tìm được bố cục của văn bản theo hướng <br />
tiếp cận.<br />
<br />
Phân tích tác phẩm: giáo viên giúp học sinh bám sát cốt truyện cũng như tình huống trong tác <br />
phẩm để dẽ phân tích khai thác đúng hướng.<br />
<br />
Ví dụ: Khi khai thác văn bản "Ông lão đánh cá và con cá vàng" thì cần chú đến các nhân vật <br />
ông lão, mự vợ, cá vàng, biển cả và các tình huống xẩy ra khi đọc tác phẩm cũng như mỗi lần <br />
ra biển của ông lão và sự biểu hiện của biển sau mỗi lần ông lão ra xin.<br />
<br />
Trong quá trìn hướng dẫn học sinh tiếp cận và khai thác văn bản giáo viên phải buộc học sinh <br />
đi từ phát hiện bám sát các chi tiết của truyện, hiện tượng văn học để phân tích kĩ và sâu hơn, <br />
đúng hướng hơn. Đồng thời cũng có những câu hỏi tạo tình hướng có vấn đề và câu hỏi có <br />
tính tưởng tượng. Ví dụ: Em hãy tưởng tượng tâm trạng của Vũ Nương khi chồng trở về <br />
(chuyện người con gái Nam Xương); tâm trang của Ông giáo khi Lão Hạc chết (Lão Hạc)....<br />
<br />
Tuy nhiên nhiều lúc cũng có những câu hỏ lật ngược lại vấn đề. Ví dụ: Tại sao tác giả lại để <br />
cho anh lính năm xưa làm nghề cắt tóc, có pahir là ngẫu nhiên hay là dụng ý của tác giả?<br />
<br />
Sau khi phân tích tác phẩm xong giáo viên cần định hướng để học sinh rút ra được nhận xét <br />
đánh giá về nhân vật để từ đó nêu ra được ý nghĩa của truyện.<br />
Tổng kết: Đây là việc làm giúp học sinh tìm ra được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; <br />
là điểm mấu chút để đánh giá được tài năng của nhà văn và cũng là điểm để đánh giá được tài <br />
nghệ sư phạm của người cầm phấn trong lĩnh vực văn học. Điều quan trọng là giúp học sinh <br />
từ điểm nhìn nghệ thuật để làm rõ được nội dung của văn bản, có cahs nhìn tổng quát về tác <br />
phẩm đã học, làm cho học sinh có tình yêu với văn học.<br />
<br />
Hướng dẫn ở nhà: cần quan tâm đúng mức không được phép làm chiếu lệ. Khâu này giúp <br />
học sinh cũng cố và nâng cao kiến của bài học. Từ đó tạo cho học sinh phát triển toàn diện <br />
về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách cũng như năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.<br />
<br />
Ví dụ một giáo án cụ thể: Chị em Thúy Kiều<br />
<br />
I ĐỌC CHÚ THÍCH BỐ CỤC:<br />
1. Đọc: Giáo viên đọc gọi 2 em học sinh đọc.<br />
2. Chú thích: Các em chú ý tìm hiểu kỹ các chú thích trong SGK.<br />
? Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm?<br />
+ Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu của Truyện Kiều giới thiệu gia cảnh nhà Vương ông <br />
Viên Ngoại, đặc biệt là hai chị em Kiều Vân.<br />
3. Bố cục:<br />
? Chúng ta nên tiếp cận đoạn trích bằng cách nào?<br />
+ Theo kết cấu đoạn trích<br />
? Theo em đoạn trích này chia làm mấy phần?<br />
Mỗi phần tương ứng vơí mấy câu?<br />
+ Đoạn trích chia làm 4 phần:<br />
Phần 1: Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em.<br />
Phần 2: Bốn câu tiếp: Tả Thuý Vân<br />
Phần 3: Mười hai câu tiếp: tả Thuý Kiều<br />
Phần 4: Bốn câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.<br />
? Tại sao nói với đoạn trích này Nguyễn Du xứng đáng là người thầy tài năng và nghệ thuật <br />
khắc hoạ nhân vật ta sang phần phân tích.<br />
II. PHÂN TÍCH:<br />
1. Hình ảnh hai chị em:<br />
? Màn hé mở, hai chị em Kiều và Vân hiện ra trước mắt người đọc như thế nào?<br />
+ Chỉ với từ “Tố Nga” Nguyễn Du đã đủ gây ấn tượng trong lòng người đọc về hai người <br />
con gái xinh đẹp.<br />
? “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” em có nhận xét gì về lối miêu tả của nhà thơ? (Gợi ý: Mai và <br />
tuyết là hình ảnh biểu tượng điều gì?).<br />
Ngay từ đầu đoạn trích, nhà thơ đã sử dụng biện pháp ước lệ, tượng trưng mượn vẻ đẹp của <br />
cây hoa mai và bông tuyết để khắc hoạ vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người <br />
thiếu nữ. Những người con gái tuyệt mỹ “Mười phân vẹn mười” là món quà vô giá mà tạo <br />
hoá ban tặng cho gia đình Vương ông. Nhưng cả hai người đều mang vẻ đẹp riêng: “Mỗi <br />
người một vẻ” không trộn lẫn vào nhau.<br />
Và rồi sau vài dòng ngắn gọn, ngòi bút của thi sĩ tập trung soi sáng từng nhân vật.<br />
Gọi học sinh đọc: Bốn câu thơ tiếp theo.<br />
2. Chân dung Thuý Vân.<br />
? Cảm nhận đầu tiên của em về cách miêu tả nhân vật của nhà thơ? (Gợi ý: Nguyễn Du tiếp <br />
tục sử dụng bút pháp nào?)<br />
Vẻ đẹp của người thiếu nữ được so sánh với hình tượng thiên nhiên, những ước lệ cho vẻ <br />
đẹp cao quý trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc (đây là một bút pháp quen thuộc thường gặp <br />
trong thơ trung đại mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định).<br />
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp<br />
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”.<br />
Để rồi trên nền thiên nhiên tươi đẹp ấy, ngòi bút đặc tả của nhà thơ đã khắc hoạ nhân vật, <br />
cụ thể, chi tiết: Khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói.<br />
? Vậy dựa vào những hình ảnh trên bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy vẻ lại hình ảnh <br />
nàng Thuý Vân bằng ngôn ngữ văn học cuả em?<br />
+ Với lối ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, Nguyễn Du đã vẻ ra trước mắt người đọc hình ảnh <br />
Thuý Vân có khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn, sáng tỏ như trăng rằm, lông mày sắc đậm như mày <br />
ngài, miệng cười tươi như hoa nở, giọng nói trong như ngọc, mái tóc óng ả như mây, làn da <br />
trắng mịn hơn tuyết.<br />
? Vẻ đẹp của nàng có gì đặc biệt?<br />
Dụng ý cuả nhà thơ gửi gắm qua hình ảnh nhân hoá: “Mây thua”, “Tuýêt nhường”.<br />
Rõ ràng chỉ có bốn dòng thơ, Thuý Vân đã chiếm được cảm tình người đọc bởi vẻ đẹp phúc <br />
hậu mà rất đổi quý phái, cao sang, đoan trang, thánh thiện, căng tròn nhựa sống. Dường như <br />
nàng có trong tay sự ưu ái của cuộc đời, thiên nhiên củng phải nghiêng mình, lùi bước để <br />
nàng đến với cuộc sống rất đỗi êm đềm, bình lặng. Cuộc đời dang rộng vòng tay mỉm cười <br />
với nàng.<br />
Và rồi từ cô em, ống kính của thi sĩ nghiêng hẳn về cô chị.<br />
3. Chân dung Thuý Kiều:<br />
Gọi học sinh đọc mười hai câu tiếp theo<br />
Giáo viên đọc câu: “Kiều càng.... hơn”<br />
? So sánh với lời kể của tác giả của Thanh Tâm tài nhân trong Kim Vân Kiều Truyện với <br />
đoạn trích ở SGK? Em thấy trình tự có gì thay đổi?<br />
Rõ ràng trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm kể Kiều trước Vân sau còn ở đây Nguyễn <br />
Du lại tả ngược lại? Liệu nhà thơ có vô tình hay không? Vận dụng lối tả ngược lại là gì?<br />
Thuý Vân đã làm sửng sốt người đọc khi được chiêm ngưỡng người con gái tuyệt sắc. Để <br />
rồi trên nền cô em nhà thơ không cần miêu tả cô chị kỹ lưỡng mà chỉ điểm nhẹ theo lối đòn <br />
bẩy. Với các phụ từ: “càng”, “so bề”, “lại là”, “phần hơn” để tô đậm, tôn vinh nàng Kiều. <br />
Nàng lại tuyệt mỹ hơn nữa không chỉ về sắc đẹp mà cả về tài năng. Ngòi bút tài hoa, sáng tạo <br />
của Đại thi hào chính là ở chổ đó.<br />
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”.<br />
? Đến với câu thơ này, tác giả còn có dùng lối tả chi tiết như Thuý Vân nữa không?<br />
Khi kí hoạ chân dung Kiều, người viết đã chú ý gợi tả “đôi mắt” với lối điểm nhãn.<br />
? Vậy đôi mắt của Kiều có gì đặc biệt? Nghệ thuật miêu tả của nhà thơ?<br />
Một lần nữa Nguyễn Du lại sử dụng hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” để lột tả đôi mắt trong <br />
sáng long lanh nhưng lại vời vợi, mênh mang, thăm thẳm như nước hồ mùa thu. Phải chăng <br />
đó là đôi mắt của một tâm hồn đa sầu đa cảm, ẩn chứa bao nỗi niềm.<br />
? Vậy khi tả Kiều và Vân, vẻ đẹp của hai cô gái có gì khác nhau? (Giáo viên gợi ýG: Thuý <br />
Vân hiện lên có hồn chưa, tại sao?)<br />
Dù tả Vân kỹ lưỡng đến bao nhiêu, Nguyễn Du vẫn còn chỗ trang trọng nhất dành cho Thuý <br />
Kiều, xem ra Thuý Vân chưa có hồn mà chỉ khi đến với Thuý Kiều vẻ đẹp của nàng mới có <br />
linh hồn thật sự qua đôi mắt tinh anh, chứa đựng cảm xúc, trí tuệ, vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà”.<br />
? “Một hai nghiêng nước nghiêng thành. Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai” . Sơ với vẻ đẹp <br />
phúc hậu, cao sang của Vân, vẻ đẹp của Kiều có gì quyến rũ hơn?<br />
Kiều cũng mang vẻ đẹp đầy xuân sắc nhưng lại lộng lẫy, rực rỡ, say đắm lòng người, vẻ <br />
đẹp có sức quyến rũ “nghiêng nước nghiêng thành”. Đặc biệt hơn nàng có tài năng phi phàm? <br />
Vậy Kiều có những tài năng gì đặc biệt?<br />
Tài năng của nàng đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ của thời phong kiến: <br />
Cầm kỳ thi hoạ. Là người con gái thông minh, Thuý Kiều còn tài vẽ, đánh cờ, làm thơ. Thơ <br />
của nàng từng động lòng hồn ma Đàm Tiên, làm xúc động Thúc Ông, đặc biệt Kiều có tài <br />
đánh đàn, nàng đã từng đánh đàn cho Kim Trọng ngẩn ngơ, Hoạn Thư phải sững sốt, Hồ Tôn <br />
Hiến phải ngây ngất. Mỗi giọt âm thanh từ tiếng đàn của Kiều mang bao cung bậc tâm trạng.<br />
? Ở đây Nguyễn Du miêu tả cung đàn của Kiều có thánh thót bay bổng tràn trề niềm vui <br />
không? Dựa vào câu nào mà em biết?<br />
“Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”<br />
Cung đàn bạc mệnh mà nàng tự sáng tác chính là tấm lòng của một trái tim đa sầu đa cảm, dự <br />
báo một số phận bạc bẽo, hẩm hiu làm cho người nghe não nề buồn thảm.<br />
? Vậy qua mười hai câu thơ, chân dung Kiều lay động lòng người ở chỗ nào?<br />
Dưới ngòi bút tài năng của đại thi hào, Kiều hiện lên với sắc đẹp kiêu sa, mê đắm lòng người <br />
và bàn tay nghệ sỹ bẩm sinh hơn người.<br />
? Thế nhưng liệu số phận ưu ái, cuộc đời có dang rộng vòng tay với người con gái tuyệt vời <br />
ấy không? Câu thơ nào cho em biết điều đó?<br />
Không giống như Thuý Vân, vẻ đẹp tài năng của cô chị khiến thiên nhiên phải đố kỵ, hờn <br />
ghét “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Phải chăng dự báo số phận dữ dội đầy giông <br />
bão đang rình rập chờ đợi nàng ở phía trước. Để rồi sau vẻ “Êm đềm trướng rủ màn che” <br />
đang tiềm ẩn tai hoạ sắp gõ cửa gia đình Vương Ông.<br />
? Vậy qua đoạn trích Nguyễn Du muốn gửi gắm điều gì cho người đọc?<br />
III TỔNG KẾT:<br />
1. Nội dung:<br />
Đoạn trích đề cao vẻ đẹp., nhân phẩm, tài năng, khát vọng. Đồng thời dự báo, tiên báo về số <br />
phận bất hạnh của con người.<br />
> Đây chính là cảm hứng nhân đạo cao cả làm nên sức sống bất hủ của tác phẩm: <br />
“Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh<br />
Tố như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”<br />
2. Nghệ thuật:<br />
? Ngòi bút thiên tài Nguyễn Du trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật?<br />
Đoạn trích là minh chứng cho ngòi bút cổ điển, ước lệ, tượng trưng cùng những sáng tạo <br />
tuyệt vời của đại thi hào.<br />
? Thử so sánh với đoạn trích Kim Vân Kiều Truyện trong SGK?<br />
Rõ ràng Thanh Tâm tài nhân chỉ kể lại nhân vật một cách khô khan, đơn thuần, không hề bộc <br />
lộ cảm xúc. Ngược lại, Nguyễn Du đã thực sự hoá thân vào nhân vật với tất cả niềm mến <br />
yêu trân trọng, trái tim trĩu nặng ấm nóng tình yêu thương của mình.<br />
? Liệu rồi số phận của nàng Kiều có đúng với lời tiên tri của nhà thơ hay không? Ngòi bút <br />
thiên tài của Nguyễn Du qua nghệ thuật tả cảnh, khắc hoạ tâm trạng nhân vật ra sao. Các <br />
đoạn trích sau các em sẽ được tìm hiểu.<br />
IV Dặn dò hướng dẫn ở nhà:<br />
Về nhà đọc thuộc lòng đoạn trích trên.<br />
Tìm hiểu nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc của nhà thơ.<br />
Soạn “Cảnh ngày xuân”.<br />
C KẾT LUẬN<br />
Qua hướng dẫn dắt trên, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú học, giờ học khá sinh động, <br />
được giáo viên trong trường đánh giá thành công. Đặc biệt thể hiện được tinh thần thay sách, <br />
phát huy được hiệu quả của phương pháp mới. Bởi vậy, tôi mạnh dạn trình bày hướng khai <br />
thác văn bản của mình để cùng trao đổi, chắc còn nhiều thiếu sót. Kính mong bạn bè đồng <br />
nghiệp cùng trao đổi để bài viết này được hoàn thiện hơn./<br />
<br />
̣ ̣<br />
MÔT SÔ BIÊN PHAP GIUP HOC SINH REN LUYÊN KI NĂNG KHAI THAC L<br />
́ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ́ ƯỢC ĐỢT <br />
NHIÊN TRONG PHÂN ĐIA LI T ̀ ̣ ́ Ự NHIÊN 7 KHI HOC BAI DANG THIÊN NHIÊN