<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ <br />
<br />
Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán<br />
nợ ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam<br />
Vũ Thị Nhài<br />
Ngày nhận: 26/01/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 15/03/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 23/04/2018<br />
<br />
Thị trường mua bán nợ của Việt Nam đã được hình thành từ những<br />
năm 2000 nhưng cho đến nay vẫn chưa phát triển theo đúng tiềm<br />
năng của nó. Thị trường vẫn ở giai đoạn sơ khai, quy mô nhỏ với<br />
những hàng hóa đơn điệu và thiếu tính thanh khoản.<br />
Trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam<br />
cần hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ nói chung<br />
và thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng để<br />
đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế<br />
bền vững. Thị trường mua bán nợ phát triển sẽ giúp cho tình hình tài<br />
chính của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại (NHTM) được<br />
lành mạnh, minh bạch, đồng thời khơi thông nguồn vốn trong nền<br />
kinh tế. Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về thị trường<br />
mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp.<br />
Từ khóa:thị trường mua bán nợ, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp<br />
<br />
1. Tổng quan về thị trường<br />
mua bán nợ ngân hàng và<br />
doanh nghiệp<br />
hị trường mua<br />
bán nợ là một bộ<br />
phận cấu thành<br />
của thị trường<br />
tài chính, là nơi<br />
mua bán, trao đổi các khoản<br />
nợ là các chứng khoán nợ, bao<br />
gồm trái phiếu chính phủ, trái<br />
phiếu doanh nghiệp, trái phiếu<br />
đô thị, giấy chứng nhận tiền<br />
<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
gửi, các khoản nợ được chứng<br />
khoán hóa, các khoản nợ của<br />
khách hàng đối với tổ chức tín<br />
dụng và các công cụ phái sinh<br />
tín dụng.<br />
Thị trường mua bán nợ bao<br />
gồm thị trường mua bán nợ<br />
chính phủ và chính quyền địa<br />
phương, thị trường mua bán nợ<br />
ngân hàng và doanh nghiệp.<br />
Thị trường mua bán nợ ngân<br />
hàng và doanh nghiệp là nơi<br />
mua bán, trao đổi các khoản<br />
nợ của ngân hàng và doanh<br />
<br />
1<br />
<br />
nghiệp. Hàng hóa trên thị<br />
trường này gồm trái phiếu<br />
doanh nghiệp, giấy chứng<br />
nhận tiền gửi, thương phiếu,<br />
các khoản nợ đã được chứng<br />
khoán hóa và các khoản nợ<br />
của khách hàng đối với tổ<br />
chức tín dụng (TCTD).<br />
Trong thị trường mua bán nợ<br />
ngân hàng và doanh nghiệp,<br />
hoạt động mua bán nợ nhằm<br />
mục đích trao đổi và chuyển<br />
giao phần tài sản là các khoản<br />
nợ cần phải thu từ đối tượng<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
này sang đối tượng khác.<br />
Thực chất, đó chính là việc<br />
chuyển nhượng lại quyền thu<br />
hồi nợ từ chủ nợ sang bên<br />
mua nợ để bên mua nợ trở<br />
thành chủ nợ mới của bên nợ.<br />
Trong hoạt động mua bán nợ<br />
này, bên thứ ba hay bên mua<br />
nợ không có trong hợp đồng<br />
nợ ban đầu, còn bên bán nợ là<br />
chủ nợ đã cho vay nợ mà chưa<br />
đến hạn đòi nợ hoặc chưa thể<br />
đòi nợ được khi đã đến hạn<br />
hoặc quá hạn cho vay.<br />
Thị trường mua bán nợ ngân<br />
hàng và doanh nghiệp được<br />
phân loại theo các tiêu chí<br />
khác nhau.<br />
Nếu phân theo tiêu chí tính<br />
chất của khoản nợ thì thị<br />
trường mua bán nợ ngân hàng<br />
và doanh nghiệp gồm thị<br />
trường mua bán nợ đủ tiêu<br />
chuẩn và thị trường mua bán<br />
nợ xấu. Thị trường mua bán<br />
nợ đủ tiêu chuẩn (Standard<br />
debt market) là nơi mua bán,<br />
trao đổi các công cụ nợ của<br />
ngân hàng và doanh nghiệp<br />
đạt tiêu chuẩn, đó là trái phiếu<br />
doanh nghiệp, giấy chứng<br />
nhận tiền gửi tại các TCTD.<br />
Thị trường mua bán nợ xấu<br />
(Bad debt market) là nơi giao<br />
dịch các khoản nợ xấu của các<br />
TCTD.<br />
Nếu phân theo quá trình luân<br />
chuyển vốn thì thị trường<br />
mua bán nợ gồm thị trường<br />
mua bán nợ sơ cấp và thị<br />
trường mua bán nợ thứ cấp.<br />
Thị trường mua bán nợ sơ cấp<br />
(Primary debt market) là thị<br />
trường giao dịch các khoản nợ<br />
được phát hành lần đầu tiên.<br />
Việc mua bán trên thị trường<br />
mua bán nợ sơ cấp làm thay<br />
đổi chủ nợ của các khoản nợ<br />
<br />
2<br />
<br />
Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
này. Thông qua việc mua bán<br />
nợ trên thị trường mua bán nợ<br />
sơ cấp, chủ nợ đã có thể cho<br />
doanh nghiệp vay vốn nhằm<br />
tài trợ vốn cho các chương<br />
trình, dự án.Thị trường mua<br />
bán nợ thứ cấp (Secondary<br />
debt market) là thị trường giao<br />
dịch những khoản nợ đã được<br />
phát hành nhằm tìm kiếm lợi<br />
nhuận.<br />
Các chủ thể tham gia trên thị<br />
trường mua bán nợ ngân hàng<br />
và doanh nghiệp bao gồm các<br />
cơ quan quản lý nhà nước, Sở<br />
giao dịch, hiệp hội các nhà<br />
kinh doanh mua bán nợ, các<br />
tổ chức đánh giá xếp hạng tín<br />
nhiệm, các tổ chức tham gia<br />
tư vấn và trung gian tạo lập<br />
thị trường, các chủ thể tham<br />
gia mua và bán nợ.<br />
Cơ quan quản lý nhà nước về<br />
thị trường mua bán nợ được<br />
thành lập để thực hiện chức<br />
năng quản lý nhà nước đối<br />
với thị trường mua bán nợ nói<br />
chung và thị trường mua bán<br />
nợ ngân hàng và doanh nghiệp<br />
nói riêng. Cơ quan này trực<br />
thuộc Bộ Tài chính và chịu<br />
trách nhiệm nền tảng, cơ sở hạ<br />
tầng, quy chế hoạt động cho<br />
việc hình thành và phát triển<br />
thị trường mua bán nợ. Các<br />
cơ quan quản lý chuyên ngành<br />
cấp phép hoặc cho ý kiến việc<br />
phát hành riêng lẻ trái phiếu<br />
của các doanh nghiệp chuyên<br />
ngành, ví dụ như Ngân hàng<br />
Nhà nước Việt Nam (NHNN)<br />
cấp phép việc phát hành trái<br />
phiếu của các TCTD; Cục<br />
giám sát bảo hiểm cấp phép<br />
phát hành trái phiếu của các<br />
doanh nghiệp bảo hiểm.<br />
Sở giao dịch mua bán nợ ngân<br />
hàng và doanh nghiệp được<br />
<br />
tổ chức dưới hình thái là một<br />
doanh nghiệp hoạt động theo<br />
khuôn khổ pháp luật về chứng<br />
khoán. Tại sở giao dịch mua<br />
bán nợ ngân hàng và doanh<br />
nghiệp, giao dịch về các<br />
khoản nợ được tập trung tại<br />
một địa điểm, các lệnh được<br />
chuyển tới sàn giao dịch và<br />
tham gia vào quá trình ghép<br />
lệnh để hình thành nên giá<br />
giao dịch. Sở giao dịch này<br />
chính là thị trường mua bán<br />
nợ tập trung trong đó việc<br />
giao dịch các khoản nợ đã<br />
được chứng khoán hóa được<br />
thực hiện trên sàn giao dịch<br />
hay qua hệ thống mạng thông<br />
tin máy tính điện tử do các<br />
thành viên của Sở giao dịch<br />
thực hiện.<br />
Hiệp hội các nhà kinh doanh<br />
mua bán nợ với mục tiêu là<br />
bảo vệ lợi ích cho các doanh<br />
nghiệp thành viên và cho toàn<br />
ngành mua bán nợ nói chung.<br />
Hiệp hội này có tác dụng<br />
khuyến khích hoạt động đầu<br />
tư và kinh doanh mua bán nợ,<br />
ban hành và thực hiện các quy<br />
tắc tự điều hành trên cơ sở các<br />
quy định pháp luật về mua bán<br />
nợ. Đồng thời hiệp hội cũng<br />
thực hiện việc điều tra và giải<br />
quyết những tranh chấp giữa<br />
các thành viên trong quá trình<br />
hoạt động kinh doanh và hiệp<br />
hội cùng tham gia để xây<br />
dựng các tiêu chuẩn hóa các<br />
nguyên tắc và thông lệ trong<br />
ngành kinh doanh mua bán nợ.<br />
Các tổ chức đánh giá, xếp<br />
hạng tín nhiệm là các doanh<br />
nghiệp chuyên đưa ra các<br />
đánh giá về tình hình và triển<br />
vọng của các doanh nghiệp<br />
khác dưới dạng các hệ số tín<br />
nhiệm. Việc sử dụng công<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
cụ xếp hạng tín nhiệm nhằm<br />
minh bạch hóa thông tin giữa<br />
các nhà đầu tư và kinh doanh<br />
mua bán nợ. Nói cách khác,<br />
xếp hạng tín nhiệm là việc<br />
đo lường mức độ rủi ro chủ<br />
thể phá sản không thanh toán<br />
được các khoản nợ. Các tổ<br />
chức xếp hạng tín nhiệm sẽ<br />
đánh giá khả năng phát hành<br />
nợ có thể thanh toán nợ gốc<br />
và lãi đúng hạn và đo lường<br />
khả năng vỡ nợ. Tổ chức có<br />
thể xếp hạng tín nhiệm của<br />
nhà phát hành công cụ nợ<br />
hoặc riêng công cụ nợ hay còn<br />
gọi là xếp hạng từng đợt phát<br />
hành.<br />
Các tổ chức tham gia tư vấn<br />
và trung gian tạo lập thị<br />
trường như tổ chức ký gửi và<br />
thanh toán chứng khoán nợ<br />
là tổ chức nhận lưu giữ các<br />
chứng khoán và tiến hành<br />
nghiệp vụ thanh toán bù trừ.<br />
Bên cạnh đó còn có các công<br />
ty chứng khoán, quỹ đầu tư<br />
chứng khoán và các trung gian<br />
tài chính.<br />
Các chủ thể tham gia bán<br />
nợ bao gồm các TCTD, các<br />
doanh nghiệp có nợ cần bán.<br />
Các chủ thể tham gia mua nợ<br />
bao gồm các doanh nghiệp<br />
mua bán nợ chuyên nghiệp<br />
được cơ quan quản lý nhà<br />
<br />
Hình 1. Quy mô giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại các Sở<br />
giao dịch chứng khoán<br />
<br />
Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước<br />
<br />
nước cấp phép tham gia thị<br />
trường mua bán nợ ngân<br />
hàng và doanh nghiệp. Đây là<br />
những doanh nghiệp thường<br />
xuyên mua bán các khoản nợ<br />
với số lượng lớn và có các<br />
bộ phận chức năng bao gồm<br />
nhiều chuyên gia có kinh<br />
nghiệm về mua bán nợ để<br />
nghiên cứu thị trường và đưa<br />
ra các quyết định đầu tư.<br />
<br />
qua chính là thị trường mua<br />
bán trái phiếu doanh nghiệp.<br />
Hàng hóa được giao dịch là<br />
những trái phiếu doanh nghiệp<br />
không chuyển đổi, trái phiếu<br />
có thể chuyển đổi, trái phiếu<br />
kèm chứng quyền; trái phiếu<br />
có bảo đảm, trái phiếu không<br />
có bảo đảm; trái phiếu có thể<br />
mua lại trước hạn, trái phiếu<br />
có thể bán lại trước hạn; trái<br />
phiếu có lãi suất cố định, trái<br />
phiếu có lãi suất thả nổi, trái<br />
phiếu có định mức tín nhiệm<br />
hoặc không.<br />
Hàng năm, thị trường phát<br />
hành trái phiếu doanh nghiệp<br />
dao động trong khoảng từ<br />
25.000 tỷ đồng đến 35.000<br />
tỷ đồng. Trong số trái phiếu<br />
doanh nghiệp phát hành hàng<br />
năm, khoảng 99% trái phiếu<br />
doanh nghiệp phát hành theo<br />
<br />
2. Thực trạng thị trường<br />
mua bán nợ ngân hàng và<br />
doanh nghiệp của Việt Nam<br />
2.1. Thực trạng thị trường<br />
mua bán nợ doanh nghiệp đủ<br />
tiêu chuẩn<br />
Thị trường mua bán nợ ngân<br />
hàng và doanh nghiệp đủ tiêu<br />
chuẩn của Việt Nam thời gian<br />
<br />
Bảng 1. Quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2012-2016<br />
Chỉ tiêu<br />
Phát hành đại chúng<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2014<br />
<br />
Đơn vị: tỷ đồng<br />
2016<br />
<br />
2015<br />
<br />
214<br />
<br />
210<br />
<br />
1.189<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Phát hành riêng lẻ<br />
<br />
28.707<br />
<br />
34.412<br />
<br />
22.922<br />
<br />
63.860<br />
<br />
129.636<br />
<br />
Tổng quy mô phát hành<br />
<br />
28.921<br />
<br />
34.622<br />
<br />
24.111<br />
<br />
63.860<br />
<br />
129.636<br />
<br />
99,26<br />
<br />
99,39<br />
<br />
95,07<br />
<br />
100,00<br />
<br />
100,00<br />
<br />
0,74<br />
<br />
0,61<br />
<br />
4,93<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ phát hành riêng lẻ (%)<br />
Tỷ lệ phát hành đại chúng (%)<br />
<br />
Nguồn: Bộ Tài chính<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
3<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
Hình 2. Cơ cấu kỳ hạn nợ của dư nợ trái phiếu doanh nghiệp<br />
giai đoạn 2012-2016<br />
<br />
Nguồn: Bộ Tài chính<br />
<br />
hình thức riêng lẻ.<br />
Tính thanh khoản của những<br />
trái phiếu doanh nghiệp đã<br />
từng bước được cải thiện.<br />
Nhiều công ty chứng khoán<br />
khi phát hành trái phiếu doanh<br />
nghiệp đã đưa ra cam kết sẽ<br />
mua lại trái phiếu của doanh<br />
nghiệp mình với hạn mức nhất<br />
định nhằm tạo thanh khoản<br />
cho những trái phiếu đó.<br />
Thị trường giao dịch trái<br />
phiếu doanh nghiệp Việt Nam<br />
thời gian qua với quy mô rất<br />
nhỏ, cấu trúc thị trường chưa<br />
được định hình rõ. Đa phần<br />
là thị trường sơ cấp hay còn<br />
gọi là thị trường phát hành.<br />
Trên thị trường thứ cấp rất ít<br />
ghi nhận các giao dịch về trái<br />
phiếu doanh nghiệp.<br />
Trái phiếu doanh nghiệp tập<br />
trung ở kỳ hạn từ 3- 5 năm và<br />
trên 5 năm, điều này cho thấy<br />
trái phiếu doanh nghiệp trung<br />
và dài hạn đang là định hướng<br />
<br />
phát hành của doanh nghiệp<br />
hiện nay. Đây là dạng chứng<br />
khoán nợ không bị phản ánh<br />
vào tài khoản vay và nợ thuê<br />
tài chính nên luôn là công<br />
cụ nợ tích cực mà các doanh<br />
nghiệp muốn sử dụng. Nếu<br />
doanh nghiệp phát hành loại<br />
trái phiếu chuyển đổi, khi trái<br />
phiếu tới hạn, trái chủ thành<br />
cổ đông và doanh nghiệp<br />
không bị áp lực thanh toán.<br />
Nhóm các nhà đầu tư tham gia<br />
giao dịch mua bán trái phiếu<br />
doanh nghiệp là các NHTM,<br />
quỹ đầu tư, công ty chứng<br />
khoán, công ty bảo hiểm và<br />
các nhà đầu tư cá nhân. Trong<br />
đó nhà đầu tư tham gia chính<br />
trên thị trường trái phiếu<br />
doanh nghiệp là các NHTM.<br />
Hệ thống công nghệ thông tin<br />
phục vụ cho thị trường trái<br />
phiếu doanh nghiệp còn thiếu<br />
và lạc hậu. Hiện nay mới có<br />
hệ thống thỏa thuận giao dịch<br />
<br />
OTC, hệ thống giao dịch tại<br />
Sở, hệ thống thanh toán theo<br />
mô hình Interdealer là chủ<br />
đạo. Chưa có hệ thống đăng<br />
ký phát hành/cấp phép phát<br />
hành, hệ thống đấu thầu tiêu<br />
chuẩn, hệ thống cấp mã ISIN<br />
trực tuyến, hệ thống niêm yết<br />
thông tin trái phiếu, hệ thống<br />
thông tin định giá và hệ thống<br />
thông tin cấp quốc gia về trái<br />
phiếu doanh nghiệp.<br />
2.2. Thực trạng thị trường<br />
mua bán nợ xấu ngân hàng<br />
Trong giai đoạn 2012- 2016,<br />
nợ xấu toàn ngành ngân hàng<br />
tuy giảm về tỷ lệ nhưng lại<br />
tăng về quy mô. Năm 2012,<br />
tỷ lệ nợ xấu NHNN thông<br />
báo là 4,12% và trong 5 năm<br />
qua tỷ lệ này liên tục giảm,<br />
đến năm 2016 chỉ còn 2,52%.<br />
Tuy nhiên về số tuyệt đối thì<br />
nợ xấu lại tăng từ 118.408 tỷ<br />
đồng năm 2012 lên 150.000 tỷ<br />
đồng năm 2016.<br />
Trên thị trường mua bán nợ<br />
xấu của ngân hàng hiện nay<br />
chỉ có VAMC và khoảng 20<br />
AMC của các NHTM tham gia<br />
vào việc mua bán các khoản<br />
nợ xấu.<br />
VAMC là công ty trách nhiệm<br />
hữu hạn một thành viên do<br />
nhà nước sở hữu 100% vốn<br />
điều lệ và chịu sự quản lý nhà<br />
nước, thanh tra, giám sát của<br />
NHNN. Với số vốn điều lệ<br />
<br />
Bảng 2. Cơ cấu tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2016<br />
NHTM<br />
<br />
Quỹ đầu tư<br />
<br />
CTCK<br />
<br />
CTBH<br />
<br />
Cá nhân<br />
<br />
Khác<br />
<br />
Đơn vị: %<br />
Tổng<br />
<br />
Trong nước<br />
<br />
73,24<br />
<br />
2,57<br />
<br />
15,21<br />
<br />
0,80<br />
<br />
1,87<br />
<br />
6,31<br />
<br />
100<br />
<br />
Nước ngoài<br />
<br />
2,28<br />
<br />
41,56<br />
<br />
21,51<br />
<br />
0,00<br />
<br />
0,00<br />
<br />
34,65<br />
<br />
100<br />
<br />
Nguồn: Bộ Tài chính<br />
<br />
4<br />
<br />
Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
Hình 3. Tình hình nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn<br />
2012-2016<br />
<br />
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam<br />
<br />
Hình 4. Số dư nợ gốc VAMC đã mua nợ xấu từ các TCTD<br />
<br />
Đơn vị: tỷ đồng<br />
<br />
Nguồn: VAMC<br />
<br />
ban đầu khi thành lập là 500<br />
tỷ đồng,VAMC được giao<br />
nhiệm vụ xử lý nợ xấu ngành<br />
ngân hàng, thúc đẩy tăng<br />
trưởng tín dụng hợp lý cho<br />
nền kinh tế. Công ty thực hiện<br />
các hoạt động mua nợ xấu của<br />
các TCTD; thu hồi nợ, đòi nợ<br />
và xử lý bán nợ, tài sản bảo<br />
đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều<br />
chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển<br />
nợ thành vốn góp, vốn cổ<br />
phần của khách hàng vay.<br />
Đến hết tháng 11/2017,<br />
VAMC đã mua vào khoảng<br />
290.000 tỷ đồng nợ xấu từ các<br />
TCTD, trong khi đó mới chỉ<br />
xử lý được khoảng 60.000 tỷ<br />
đồng, còn khoảng 230.000 tỷ<br />
đồng vẫn chưa có hướng giải<br />
quyết.<br />
Các TCTD bán nợ xấu cho<br />
VAMC sẽ nhận được trái<br />
phiếu đặc biệt, được sử dụng<br />
trái phiếu đặc biệt này để tái<br />
cấp vốn tại NHNN với hạn<br />
mức tái cấp vốn tối đa 70%<br />
mệnh giá trái phiếu và do<br />
Thống đốc quyết định dựa<br />
vào mục tiêu chính sách tiền<br />
tệ quốc gia cũng như kết quả<br />
trích lập dự phòng và xử lý nợ<br />
xấu.<br />
Đến cuối năm 2017, vốn<br />
<br />
Hình 5. Tình hình nắm giữ trái phiếu đặc biệt của VAMC tại các NHTM, tháng 12/2017<br />
<br />
Đơn vị: tỷ đồng<br />
<br />
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
5<br />
<br />