Kế toán chi phí môi trường - Hướng tới phát triển bền vững tài nguyên và môi trường
lượt xem 1
download
Nghiên cứu "Kế toán chi phí môi trường - Hướng tới phát triển bền vững tài nguyên và môi trường" dựa trên lý thuyết về kế toán môi trường. Hiện nay, kế toán môi trường đã và đang là mối quan tâm không chỉ dừng lại ở mức độ cấp quốc gia mà đã vươn tầm quốc tế. Nó có vai trò quan trọng trong trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế toán chi phí môi trường - Hướng tới phát triển bền vững tài nguyên và môi trường
- KẾ TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG - HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ngọ Tuyết Trinh, Nguyễn Thị Nhàn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu dưới đây dựa trên lý thuyết về kế toán môi trường. Hiện nay, kế toán môi trường đã và đang là mối quan tâm không chỉ dừng lại ở mức độ cấp quốc gia mà đã vươn tầm quốc tế. Nó có vai trò quan trọng trong trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Kế toán môi trường cung cấp những thông tin về môi trường, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của kinh tế và môi trường. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra cách phân loại chi phí môi trường và các chỉ số phi tài chính cần được quan tâm trong kế toán môi trường. Từ khóa: Kế toán môi trường; Chi phí môi trường; Phát triển bền vững; Trách nhiệm xã hội. Abstract Environmental cost accounting - towards sustainable resources and environmental development The research was done using the idea of environmental accounting. Today, it is improving on both a national and global scale. It plays a significant role in business social responsibility. It serves as a scanner of the organization’s effects on the nation’s economy, society, and environment. Green accounting offers value management, a fusion of accounting and the environment, and promotes the sustainable development of the economy and the environment. In addition, the article also provides a way to classify environmental costs and non-financial indicators that need attention in environmental accounting. Keywords: Environmental accounting; Environmental cost; Sustainable development; Responsibility towards society. 1. Đặt vấn đề Để đảm bảo rằng các hoạt động bền vững sẽ có vai trò thật sự quan trọng trong các tổ chức, báo cáo của các doanh nghiệp phải tích hợp được các biện pháp bảo vệ môi trường và các công cụ của phát triển bền vững, chẳng hạn như các chỉ số xã hội, môi trường. Công việc kế toán có liên quan chặt chẽ đến những thông tin cần phải thu thập vì những thông tin này phụ thuộc vào các giao dịch kế toán được xử lý và sau đó được tiết lộ trong các báo cáo tài chính, phi tài chính và báo cáo môi trường. Ngoài ra, kế toán có thể giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, kế toán môi trường xuất hiện, thu thập, xử lý các giao dịch kinh doanh, xem xét nó dưới góc độ, yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội để bảo vệ tài sản kinh doanh và bảo vệ môi trường và lợi ích của xã hội. Kế toán môi trường là một phần của kế toán nhằm tạo ra các báo cáo cho mục đích sử dụng của cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nó đã trở thành mối quan tâm và trọng tâm của các doanh nghiệp, nhằm sử dụng thông tin môi trường hướng tới phát triển bền vững tài nguyên và môi trường trong việc đưa ra quyết định quản lý. Các vấn đề môi trường được quan tâm và đánh giá như ô nhiễm môi trường, phá hủy môi trường sống của các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và bị đe dọa. Các yếu tố này làm ảnh hưởng đến toàn thế giới, nhưng hầu hết là các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp dự kiến sẽ phải chuẩn bị một báo cáo hàng năm nhằm công bố cả thông tin định tính và định lượng về hoạt động của họ. Yêu cầu về nội dung thông tin trong báo cáo giúp cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và báo cáo về kế toán môi trường. 330 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- Các vấn đề môi trường có thể trình bày trên các báo cáo hàng năm được chuẩn bị bởi các doanh nghiệp. Các chuẩn mực kế toán quốc tế như Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) đã đề cập đến các nguyên tắc chung để ghi nhận, đo lường và công bố về các vấn đề môi trường trong báo cáo tài chính (IAS-39). Việc đưa ra các luật và quy định về môi trường có thể liên quan đến nghĩa vụ phải tính toán, đo lường và ghi nhận sự suy giảm tài nguyên. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin về các chỉ tiêu trong báo cáo hàng năm một cách minh bạch là yếu tố quan trọng của khuôn khổ quản trị doanh nghiệp để có thể phát triển mạnh mẽ. Vì chúng cung cấp cơ sở cho việc ra các quyết định của của các cổ đông, các bên liên quan và nhà đầu tư. Công bố thông tin về kế toán môi trường cũng ảnh hưởng đến các nhà đầu tư cũng như quyết định của bên cho vay vì họ đánh giá rủi ro và lợi nhuận để quyết định nơi tốt nhất để đầu tư, tăng cường hiệu quả phân bổ vốn cũng như mang lại lợi ích của việc giảm chi phí vốn. Hơn nữa, công bố thông tin chất lượng cao về môi trường của doanh nghiệp cũng cung cấp sự rõ ràng về mức độ mà các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và đạo đức. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên là không thể thiếu để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đi cùng với nó là những nguy cơ suy thoái môi trường. Dựa trên điều này, để đáp ứng nhu cầu quản lý và bảo tồn môi trường, việc sử dụng liên tục các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị của chúng ta trong thời đại ngày nay, sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thế hệ tương lai [1]. Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, những nghiên cứu được thực hiện trước đây đã chỉ ra rằng kế toán môi trường là tự nguyện tại các doanh nghiệp chứ không có bất cứ quy định hay điều luật nào ràng buộc. Các công ty có xu hướng đưa ra các bản báo cáo thông tin về môi trường phù hợp với thực tiễn ngành, nhằm giảm áp lực từ các nhà hoạt động và ủng hộ môi trường, xây dựng mối quan hệ với công ty mẹ (các tập đoàn đa quốc gia). Các báo cáo về kế toán môi trường đang được mô tả một cách khó hiểu và đầy mơ hồ. Rõ ràng, chúng ta chưa thiết lập được tiêu chuẩn của báo cáo. Trong khi nghề kế toán trên toàn cầu đã nhận ra tầm quan trọng và ý nghĩa tài chính của chi phí môi trường và lợi ích mà nó mang lại [2]. Ngày nay, các doanh nghiệp đã và đang gây ra rất nhiều thách thức với môi trường vì lý do tối đa hóa lợi nhuận. Nhu cầu là vô tận, công nghệ tiên tiến phát triển nhanh chóng, tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên một cách vô thức khi họ thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề môi trường như một hiện tượng toàn cầu có tác động bất lợi đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Kế toán có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và trách nhiệm môi trường dù đó là công ty sản xuất hay thương mại và ở tất cả các cấp vi mô và vĩ mô. Do đó, kế toán môi trường cần phải quan tâm đến việc đạt được các mục tiêu mới như đo lường và đánh giá tiềm năng hoặc ảnh hưởng môi trường thực tế của các dự án và tổ chức. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Theo Hội đồng Kế toán Doanh nghiệp Nhật Bản, kế toán môi trường ra đời nhằm mục đích đạt được sự phát triển bền vững, bằng cách duy trì mối tương quan thuận lợi với cộng đồng và theo đuổi các hoạt động bảo tồn môi trường hiệu quả. Các thủ tục kế toán cho phép một tổ chức xác định chi phí bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh bình thường, xác định lợi ích thu được từ các hoạt động đó và cung cấp các phương tiện đo lường định lượng tốt nhất có thể và hỗ trợ báo cáo kết quả của nó. Ở đây, bảo vệ môi trường được định nghĩa là phòng ngừa, giảm thiểu các tác động ảnh hưởng đến môi trường, loại bỏ tác động đó, phục hồi sau khi xảy ra thảm họa và các hoạt Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 331
- động khác. Tác động môi trường là gánh nặng đối với môi trường từ hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác của con người và những trở ngại tiềm ẩn, có thể cản trở việc bảo tồn một môi trường thuận lợi. Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế IFAC 2005, kế toán môi trường là một thuật ngữ rộng được sử dụng trong một số bối cảnh khác nhau, bao gồm: Đánh giá và công khai thông tin tài chính liên quan đến môi trường trong kế toán và báo cáo tài chính; Đánh giá và sử dụng thông tin vật chất và tiền tệ liên quan đến môi trường trong bối cảnh kế toán quản lý môi trường (EMA); Ước tính tác động và chi phí môi trường bên ngoài, thường được gọi là Kế toán chi phí đầy đủ (FCA); Kế toán nguồn vốn và kế toán tài nguyên thiên nhiên theo cả thuật ngữ vật chất và tiền tệ được gọi là Kế toán Tài nguyên Thiên nhiên (NRA); Tổng hợp và báo cáo kế toán cấp tổ chức, thông tin kế toán tài nguyên thiên nhiên và các thông tin khác cho mục đích kế toán môi trường; Xem xét thông tin vật chất và tiền tệ liên quan đến môi trường trong bối cảnh rộng lớn hơn của kế toán bền vững. Theo Cơ quan Môi trường Vương quốc Anh (2006), kế toán môi trường là việc thu thập, phân tích và phân tích dữ liệu, hiệu quả tài chính và môi trường thu được từ việc quản lý kinh doanh và hệ thống kế toán tài chính. Kế toán môi trường là sự kết hợp của chi phí môi trường và thông tin về nhiều phương pháp kế toán khác nhau [3]. Tác giả Daferighe cho rằng kế toán môi trường liên quan đến việc xác định, tổng hợp, phân tích, sử dụng và báo cáo các khoản nợ môi trường và tài liệu tài chính. Kế toán môi trường có thể được sử dụng trong mọi ngành công nghiệp, bất kể quy mô của công ty, nhỏ hay lớn [4]. Kế toán môi trường được định nghĩa là xác định và đo lường chi phí của các vật liệu và hoạt động môi trường và sử dụng thông tin cho các quyết định quản lý môi trường. Mục đích là để nhận ra và tìm cách giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường của các hoạt động và hệ thống. Kế toán môi trường làm cho các vấn đề trên có thể nhìn thấy được đối với tổ chức và xã hội. Nó cho phép tổ chức xác định các mục tiêu của mình về hiệu suất môi trường và định hướng chúng cho phù hợp. Kế toán môi trường cũng cho phép xác định các vấn đề môi trường trong tổ chức bằng cách cung cấp một bức tranh chính xác và chi tiết về các mối quan tâm về môi trường. Kế toán môi trường là một thuật ngữ chung được sử dụng để tích hợp các vấn đề môi trường tại vĩ mô hoặc vi mô. Tác giả Mohamed cho rằng, kế toán môi trường ở cấp độ vi mô có nghĩa là toàn bộ lĩnh vực kế toán cho môi trường bao gồm kế toán tài chính, báo cáo và kiểm toán, kế toán quản lý môi trường [5]. Theo các định nghĩa chung, kế toán môi trường chính là sự đo lường về tính bền vững theo cùng với sự phát triển của con người, đó là kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó, sự phát triển môi trường có thể được đo lường bằng ba khía cạnh sau: Thứ nhất, tác động kinh tế có thể là ảnh hưởng đến việc làm và sinh kế của người dân địa phương. Thứ hai, tác động xã hội có thể kể đến bao gồm việc thay đổi các điều khoản và điều kiện làm việc của nhân viên hoặc các dự án trong cộng đồng. Thứ ba, tác động môi trường có thể bao gồm chất lượng nước thải xả ra môi trường hoặc thải khí nhà kính từ các hoạt động công nghiệp. Hiện nay, kế toán môi trường vẫn đang là một hoạt động tự nguyện. Tuy nhiên, các công ty đang ngày càng quan tâm tới các khía cạnh của sự phát triển xã hội và việc ảnh hưởng tới môi trường. 332 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiếp cận theo mục tiêu, đặt câu hỏi nghiên cứu và để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp kế thừa: Bài viết là kết quả của việc tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa một cách chọn lọc các kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu, đề tài khoa học liên quan. - Phương pháp phân tích, đánh giá: Phương pháp được sử dụng sau quá trình thu thập, tổng hợp các thông tin, tài liệu, đề tài, dự án liên quan; Phân tích, đánh giá về việc áp dụng chi phí môi trường trong kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở so sánh với thế giới. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả Doanh nghiệp hay đúng ra là doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Cũng theo Luật Doanh nghiệp 2005 giải thích, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, tổ chức bộ máy kế toán đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả và chất lượng của công tác kế toán tại mỗi đơn vị. Xem xét hai công ty A và B với mô hình kinh doanh tương tự nhau. Công ty A kiếm được doanh thu 10 triệu đô la mỗi năm từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản thiên nhiên. Các hoạt động khai thác của Công ty A làm suy thoái môi trường và giảm chất lượng cuộc sống của những người sống trong khu vực đó. Công ty A không có bất cứ hành động nào nhằm phục hồi môi trường mà tiếp tục lên kế hoạch cho các hoạt động khai thác vào năm tới. Mặt khác, Công ty B cũng kiếm được doanh thu 10 triệu đô la mỗi năm từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản từ thiên nhiên. Các hoạt động của Công ty B cũng làm suy giảm môi trường. Nhưng công ty B có những hành động để bảo vệ môi trường tự nhiên và cung cấp thông tin cho những người quan tâm về những gì họ đang làm để giảm tác hại cho môi trường và giảm thiểu những khó khăn mà các hoạt động của công ty có thể mang lại cho người dân sinh sống trong khu vực đó. Từ hai kịch bản trên, liệu công ty nào sẽ có giá trị hơn trong mắt nhà đầu tư?. Và công ty nào trong hai công ty sẽ có tính hợp pháp cao hơn trong những nhà hoạt động vì cộng đồng?. Câu trả lời khá rõ ràng - Công ty B. Tuy nhiên, thực trạng tại Việt Nam chúng ta chưa có hướng dẫn thực hiện kế toán môi trường và chuẩn mực kế toán môi trường khiến những thông tin môi trường thiếu tính đầy đủ, minh bạch. Phương pháp thực hiện kế toán môi trường hiện nay chủ yếu theo các văn bản pháp lý môi trường và quy định kế toán truyền thống nên việc ghi nhận, đo lường và cung cấp thông tin môi trường của các doanh nghiệp này chưa chuẩn xác, đầy đủ. Việc thực hiện kế toán môi trường tại các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên việc tuân thủ các quy định về môi trường chứ không xuất phát từ sự chủ động, tìm tòi, sáng tạo những giải pháp cho việc thực hiện kế toán môi trường trở nên hiệu quả, có tính thực tế. Vì vậy, việc xây dựng một mô hình tổ chức kế toán gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, hiệu quả cao và phù hợp với từng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng đến phát triển nền kinh tế xanh thì việc áp dụng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, có vai trò quan trọng trong sự phát triển Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 333
- bền vững đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực hiện kế toán môi trường, chi phí môi trường, trên thế giới và thực trạng kế toán môi trường tại Việt Nam. Qua đó, đánh giá tình hình thực hiện, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong hoạt động ghi nhận chi phí môi trường tại các doanh nghiệp. Chi phí môi trường là chi phí mà các tổ chức phải chịu để ngăn chặn, kiểm tra và báo cáo các tác động môi trường. EPA Hoa Kỳ xác định năm cấp chi phí môi trường cụ thể là chi phí thông thường, chi phí ẩn, chi phí dự phòng, chi phí hình ảnh và chi phí xã hội. Các chi phí này được chia thành hai loại chi phí doanh nghiệp và chi phí xã hội. Chi phí doanh nghiệp do các doanh nghiệp chi trả trong khi chi phí xã hội do xã hội chịu Chi phí thông thường: Chi phí thông thường là chi phí vốn thiết bị, nguyên liệu và vật tư. Chi phí sử dụng nguyên liệu thô, tiện ích và vật tư thường được liệt kê, tính toán trong kế toán chi phí và ngân sách vốn nhưng thường không được coi là chi phí môi trường. Tuy nhiên, việc tránh lãng phí nguyên liệu thô và sử dụng vật tư thân thiện hơn với môi trường có thể làm giảm suy thoái môi trường và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên. Chi phí ẩn: Là các khoản chi phí phân bổ trong chi phí môi trường dễ bị bỏ qua. Có một số loại chi phí môi trường có thể bị ẩn khỏi các nhà quản lý: Đầu tiên là chi phí môi trường trả trước, phát sinh trước khi vận hành một quy trình, hệ thống hoặc cơ sở. Chúng có thể bao gồm các chi phí liên quan đến việc thiết kế các sản phẩm hoặc quy trình thích hợp để tránh gây tác động đến môi trường,… Cho dù được phân loại là chi phí chung hay riêng, những chi phí này có thể dễ dàng bị lãng quên khi các nhà quản lý và nhà phân tích tập trung vào chi phí vận hành của các quy trình, hệ thống và cơ sở vật chất. Chi phí dự phòng: Là chi phí môi trường không chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai mà phụ thuộc vào các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Chúng là một chi phí có thể phát sinh hoặc không thể phát sinh vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Chi phí hình ảnh: Đây là những chi phí ít nhìn thấy rõ ràng vì chúng phát sinh do ảnh hưởng đến nhận thức chủ quan của ban quản lý, khách hàng, nhân viên, cộng đồng và cơ quan quản lý. Danh mục này có thể bao gồm chi phí của các hoạt động tham gia cộng đồng báo cáo môi trường hàng năm và chi phí được chi tiêu tự nguyện cho các hoạt động môi trường [6]. Chi phí xã hội: Là chi phí mà doanh nghiệp bồi thường cho những người dân chịu tác động xấu của môi trường từ việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, thiệt hại gây ra cho một dòng sông do xả nước thải bị ô nhiễm, hoặc cho các hệ sinh thái từ xử lý chất thải rắn hoặc đến bệnh hen suyễn vì phát thải chất ô nhiễm không khí là tất cả các ví dụ về chi phí bên ngoài mà một ngành công nghiệp thường không bù đắp được. Các chỉ số phi tài chính Theo Karambu và Joseph, thông tin phi tài chính là thông tin liên quan đến các mục tiêu môi trường, quản lý, chính sách và các hình thức khác có thể ảnh hưởng đến hiệu suất môi trường [6]. Theo Sáng kiến báo cáo toàn cầu, thông tin phi tài chính liên quan đến các mục tiêu môi trường là: Tuân thủ: Giá trị tiền tệ của các khoản tiền phạt và biện pháp trừng phạt phi tiền tệ đối với việc không tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường. Các chỉ số hiệu suất trên môi trường (nước, không khí, đất). Các chỉ số này được công bố bởi Sáng kiến báo cáo toàn cầu và các tổ chức khác. Yêu cầu công bố thông tin theo Sáng kiến báo cáo toàn cầu bao gồm trong các chỉ số hiệu suất về môi trường là: 334 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- Nước: Nguồn nước bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc sử dụng nước; Tỷ lệ phần trăm và tổng khối lượng nước được tái chế và tái sử dụng. Đa dạng sinh học: Vị trí và quy mô đất sở hữu, cho thuê, quản lý tại hoặc liền kề với khu bảo tồn và khu vực có giá trị sinh học cao bên ngoài khu bảo tồn, mô tả tác động đáng kể của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ đối với đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao bên ngoài được bảo vệ; Môi trường sống được bảo vệ hoặc phục hồi; Chiến lược, hành động hiện tại và kế hoạch trong tương lai để quản lý tác động đến đa dạng sinh học; Số lượng loài được công bố trong Sách Đỏ và danh sách bảo tồn quốc gia, các loài có môi trường sống ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi các hoạt động, theo mức độ, nguy cơ tuyệt chủng. Phát thải, nước thải và chất thải: Tổng lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp theo trọng lượng; Các khí thải gián tiếp khác có liên quan theo trọng lượng; Các sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính và khối lượng giảm đã đạt được; Phát thải các chất làm suy giảm tầng ozone theo trọng lượng; NO, SO và các khí thải đáng kể khác theo loại và trọng lượng; Tổng lượng nước xả theo chất lượng và định mức tại các quốc gia; Tổng trọng lượng chất thải theo loại và phương pháp xử lý; Trọng lượng của chất thải vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đã qua xử lý được coi là nguy hiểm theo các điều khoản của Công ước Basel và danh tính, kích thước, tình trạng được bảo vệ và giá trị đa dạng sinh học của các vùng nước và môi trường sống liên quan bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc xả nước và dòng chảy của tổ chức lập báo cáo [6]. Sản phẩm và dịch vụ: Sáng kiến giảm thiểu tác động môi trường của sản phẩm và dịch vụ và mức độ giảm thiểu tác động; Tỷ lệ phần trăm sản phẩm được bán và vật liệu đóng gói của chúng được thu hồi theo danh mục. Vật liệu: Tỷ lệ phần trăm vật liệu được sử dụng là nguyên liệu đầu vào tái chế. Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trực tiếp theo nguồn năng lượng sơ cấp, tiêu thụ năng lượng gián tiếp theo nguồn sơ cấp; Năng lượng tiết kiệm được do cải thiện hiệu quả và tái chế, sáng kiến cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dựa trên năng lượng tái tạo hoặc tiết kiệm năng lượng, giảm mức độ sử dụng năng lượng do các sáng kiến này; Sáng kiến giảm tiêu thụ năng lượng gián tiếp và mức độ giảm đạt được. 3.2. Thảo luận Kế toán môi trường là lĩnh vực đang được thế giới quan tâm, nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua. Kế toán môi trường là cầu nối doanh nghiệp - xã hội và phát triển bền vững nhờ việc ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin môi trường cho các đối tượng liên quan, tăng ý thức và giảm tác động xấu tới môi trường. Trên thế giới, rất nhiều tài liệu trên các khía cạnh khác nhau trong quá trình xử lý thông tin đến cung cấp thông tin về kế toán môi trường đã được xuất bản. Tuy nhiên, ở Việt Nam kế toán môi trường vẫn là một chủ đề khá mới và các công trình nghiên cứu còn hạn chế. Một số nghiên cứu trước tại Việt Nam chưa bao quát hết các khía cạnh trong xử lý thông tin, đề cập tản mạn về kế toán môi trường chủ yếu dưới góc độ quản trị mà vắng đi sự đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường cũng như chưa thể hiện một khuôn khổ kế toán môi trường toàn diện và tập trung. Vì vậy, bài viết này mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào dòng nghiên cứu về kế toán môi trường tại Việt Nam. Bài viết đã trình bày tổng quan các nghiên cứu về kế toán môi trường, cụ thể là về chi phí môi trường, trên thế giới và thực trạng kế toán môi trường tại Việt Nam. Qua đó, đánh giá tình hình thực hiện, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong hoạt động ghi nhận chi phí môi trường tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa thể hiện quá nhiều Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 335
- thông tin cụ thể trong thực tiễn các doanh nghiệp. Trong tương lai, với những nghiên cứu mang tính thiết thực cao như kế toán môi trường, nhóm tác giả cần đưa nhiều thêm những công trình khảo sát số liệu liên quan để nghiên cứu có mức độ tin cậy cao hơn. Các nghiên cứu trong tương lai cũng cần mở rộng thêm cả về chỉ tiêu và đối tượng để đánh giá mức độ đáp ứng của doanh nghiệp từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện hơn. 4. Kết luận và gợi ý, đề xuất Bài viết này đã thảo luận về kế toán bền vững ở cấp độ khái niệm, nhấn mạnh về định nghĩa và công cụ của kế toán môi trường. Trong những năm gần đây, chúng ta nhận thấy rằng mối quan tâm về suy thoái môi trường đang gia tăng, điển hình như mối quan tâm về sự suy thoái của nước, âm thanh, không khí, xói mòn đất và phá rừng,... Ngoài ra, việc thực hiện các chuẩn mực và báo cáo kế toán môi trường chỉ dựa trên các giá trị đạo đức của chủ doanh nghiệp không có bất kỳ ưu đãi kinh tế nào và bất kỳ hạn chế pháp lý nào. Do thiếu các quy định tương ứng và thiếu sự giám sát của chính phủ, có một số rào cản đang kìm hãm việc thực hiện kế toán môi trường. Vì vậy, để giải quyết những tắc nghẽn hoặc thiệt hại đang cản trở phát triển môi trường, tương ứng với luật pháp ổn định, sự can thiệp của chính phủ, động lực cho kế toán trẻ và chương trình đào tạo thích hợp liên quan đến điều này là bắt buộc để thực hiện hiệu quả. Quá trình sản xuất kinh doanh không nên bỏ qua phân tích các tác động đến môi trường và nghiên cứu các quy trình sản xuất ít gây ô nhiễm. Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm tác giả xin đưa ra một số đề xuất như sau: - Về phía doanh nghiệp, phương án tức thời giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tập hợp những khoản chi phí liên quan đến chi phí môi trường nhằm lập hệ thống báo cáo chính xác, kịp thời, đầy đủ, doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng SEEA. Đây là khung trung tâm đã được Liên hợp quốc thông qua vào năm 2012 với tư cách là một tiêu chuẩn. Mục tiêu chính của nó là chỉ ra mối liên hệ giữa tài khoản con, thay vì thay thế hoàn toàn các phương pháp kế toán hiện tại. SEEA có thể tập hợp thông tin về nước, khoáng sản, năng lượng, gỗ, đá, đất và hệ sinh thái, ô nhiễm và chất thải, sản xuất [7]. Cốt lõi của khung công nhận bốn loại tài khoản: + “Tài khoản dòng vật chất” đại diện cho các dòng năng lượng và vật chất trong môi trường, nền kinh tế và được thể hiện theo đơn vị năng lượng hoặc khối lượng. + “Tài khoản chức năng” cho các giao dịch môi trường liên quan đến các giao dịch tài chính gắn với bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên. + “Tài khoản tài sản theo điều kiện vật chất và tiền tệ” ghi lại trữ lượng và sự thay đổi trữ lượng của các loại tài sản theo dòng chảy tài nguyên thiên nhiên cho mỗi kỳ kế toán. + “Tài khoản hệ sinh thái” đại diện cho cách tiếp cận kế toán cố gắng nắm bắt thông tin về mức độ duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái trong quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ. - Về phía cơ quan quản lý, cần thiết phải ban hành đồng bộ hệ thống chuẩn mực kế toán liên quan đến kế toán môi trường cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện. Các cơ quan chức năng cũng cần có các quy chế xử phạt, khen thưởng để kích thích sự quan tâm đúng mực của các doanh nghiệp trong thực hiện kế toán môi trường cũng như hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tình hình sử dụng thuế, phí bảo vệ môi trường cũng cần được công bố công khai, minh bạch. Ngoài ra, để tạo thuận lợi khi triển khai thực hiện kế toán môi trường, cơ quan quản lý cũng cần xác định rõ đối tượng, phạm vi cũng như lộ trình áp dụng một cách cụ thể và chặt chẽ. 336 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Beredugo & Mefor (2013). Analytical review of the effect of corporate social reporting disclosures on performance of firms in the financial sector in Nigeria. International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences. [2]. Hassan & Hakan (2012). Environmental accounting disclosure and firm value of industrial goods companies in Nigeria. IOSR Journal of Economics and Finance, 07. [3]. Graff, Reiskin, White & Bidwell (1998). Snapshots of Environmental cost accounting, International Journal of Sustainability management and Information technologies 5, 89. [4]. Daferighe E. (2010). Environmental accounting and degradation. A Quarterly Journal of Association of National Accountants of Nigeria, vol. 18, no. 4, 245. [5]. Mohammad I., Sutrisno T., Prihat A. & Rosidi (2013). Effect of environmental accounting implementation and environmental performance and environmental information disclosure as mediation on company value. International Journal of Business and Management Invention. [6]. Karambu K. G. & Joseph M. W. (2016). Effect of corporate environmental disclosure on financial performance of firms listed at Nairobi Securities Exchange, Kenya. International Journal of Sustainability Management and Information Technologies 2, 157. [7]. SEEA (2012). United Nations, the European Commission, the Food and Agriculture Organization of the United Nations, the Organisation for Economic Co-operation and Development. International Monetary Fund, the World Bank Group. BBT nhận bài: 31/7/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 337
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ CƯƠNG KHÓA TẬP HUẤN EPANET
8 p | 120 | 13
-
Giáo trình Lý thuyết xác suất và thống kê toán: Phần 2 - Mai Chi, Trần Doãn Phú
171 p | 45 | 13
-
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - KNCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM
34 p | 102 | 10
-
Thiết kế tối ưu mạng lưới phân phối dừa tươi xem xét thu gom vỏ sản xuất phân bón: Trường hợp ở TP Cần Thơ
9 p | 10 | 3
-
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng động của công trình biển dưới tác động của tải trọng sóng và gió
9 p | 79 | 2
-
Lợi ích của kế toán môi trường đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam
6 p | 17 | 2
-
Kinh tế và quản lý môi trường: Một số vấn đề cơ bản - Phần 2
102 p | 9 | 2
-
Xử lý rác vườn doanh trại quân đội bằng mô hình lò đốt kiểu cột nhồi
7 p | 27 | 1
-
Kế toán quản trị môi trường và vận dụng ở Việt Nam
9 p | 21 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn