Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
KẾT HỢP LỰA CHỌN ĂNG-TEN PHÁT VỚI MÃ KHÔNG GIAN<br />
THỜI GIAN PHÂN TÁN TRONG HỆ THỐNG VÔ TUYẾN<br />
CHUYỂN TIẾP MIMO<br />
Trần Thế Nghiệp1*, Phạm Văn Biển2, Phạm Tuấn Giáo1, Đỗ Quang Hiệp3<br />
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một giải pháp truyền dẫn mới cho hệ thống vô tuyến<br />
chuyển tiếp đa đầu vào đa đầu ra (multiple input multiple output: MIMO), trong đó<br />
kỹ thuật chọn lọc ăng-ten phát (Transmit Antenna Selection: TAS) được kết hợp<br />
cùng kỹ thuật mã không gian thời gian phân tán (Distributed Space-Time Code:<br />
DSTC) nhằm nhận được tăng ích phân tập không gian cho hệ thống vô tuyến<br />
chuyển tiếp MIMO trong khi giảm được số chuỗi cao tần phát (Radio Frequency:<br />
RF) tại các nút chuyển tiếp. Mỗi nút chuyển tiếp sẽ lựa chọn một ăng-ten phát có<br />
tăng ích kênh truyền từ nó đến nút đích tốt nhất để tham gia chuyển tiếp tín hiệu từ<br />
nút nguồn đến nút đích theo cấu trúc mã DSTC. Mô phỏng Monte-Carlo được thực<br />
hiện với sơ đồ đề xuất TAS/DSTC và sơ đồ sử dụng mã khối không gian thời gian<br />
trực giao mở rộng vòng kín phân tán (Distributed Close Loop-Extended<br />
Orthogonal STBC: DCL-EO STBC) có cùng cấu hình sử dụng toàn bộ ăng-ten tại<br />
nút chuyển tiếp. Các kết quả mô phỏng cho thấy sơ đồ đề xuất có phẩm chất tỉ lệ<br />
lỗi bít (Bit Error Rate: BER) tốt hơn so với sơ đồ DCL-EO STBC khi sử dụng giao<br />
thức khuếch đại và chuyển tiếp (amplify-and-forward: AF).<br />
Từ khóa: Mạng chuyển tiếp vô tuyến, Lựa chọn ăng-ten phát, Mã không gian thời gian, Mã không gian thời<br />
gian phân tán trực giao mở rộng vòng kín.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mã không gian thời gian phân tán DSTC là kỹ thuật phát triển ý tưởng mã không gian<br />
thời gian (Space-Time Code: STC) trong hệ thống MIMO điểm-điểm cho mạng vô tuyến<br />
chuyển tiếp MIMO để nhận được phân tập không gian tương tự như hệ thống đa ăng-ten<br />
điểm tới điểm thông thường sử dụng mã không gian thời gian STC [1-5]. Yindi và các<br />
cộng sự [3-5] nghiên cứu mạng vô tuyến chuyển tiếp MIMO với các nút chuyển tiếp<br />
trang bị một hay nhiều ăng-ten đã chỉ ra rằng tăng ích phân tập của hệ thống sẽ tăng khi<br />
số nút tham gia chuyển tiếp hoặc số ăng-ten trang bị tại nút chuyển tiếp tăng. Tuy nhiên,<br />
khi tăng số nút chuyển tiếp hoặc tăng số ăng-ten trang bị tại các nút chuyển tiếp thì lại<br />
làm tăng độ phức tạp giải mã tại nút đích. Các tác giả trong [1, 2, 6] đã đề xuất sơ đồ cho<br />
hệ thống vô tuyến chuyển tiếp MIMO với các nút chuyển tiếp trang bị hai ăng-ten sử<br />
dụng mã không gian thời gian trực giao phân tán mở rộng vòng kín DCL-EO STBC và có<br />
sự hỗ trợ của kênh hồi tiếp từ nút đích về nút chuyển tiếp cho phép hệ thống vừa nhận<br />
được tăng ích phân tập của tất cả các ăng-ten trang bị tại nút chuyển tiếp và vừa cho phép<br />
giải mã đơn symbol tại nút đích. Nhưng tất cả các đề xuất trong [1-3] muốn cải thiện tăng<br />
ích phân tập của hệ thống vô tuyến chuyển tiếp MIMO thì đều phải sử dụng tất cả số<br />
chuỗi RF (thường gồm các khối khuếch đại công suất, trộn tần,...) được trang bị tại các<br />
nút chuyển tiếp. Việc phải sử dụng nhiều chuỗi RF làm tăng kích thước, giá thành và độ<br />
phức tạp cho các thiết bị vô tuyến. Vậy giải pháp nào để nhận được tăng ích phân tập của<br />
tất cả các ăng-ten mà vẫn giảm số chuỗi RF yêu cầu tại các nút chuyển tiếp?<br />
Trong hệ thống MIMO điểm-điểm để giảm số chuỗi RF cần được trang bị và độ phức<br />
tạp giải mã tại máy thu mà vẫn nhận được tăng ích phân tập của tất cả các ăng-ten, trong<br />
điều kiện tồn tại kênh hồi tiếp thì kỹ thuật lựa chọn ăng-ten tại máy phát, máy thu hoặc cả<br />
máy phát và máy thu là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả [7-9]. Phát triển ý tưởng<br />
này và tìm đáp án cho hệ thống vô tuyến chuyển tiếp MIMO, nhóm tác giả áp dụng kỹ<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 43<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
thuật lựa chọn kết hợp thu (Selection Combining: SC) và lựa chọn ăng-ten phát (Transmit<br />
Antenna Selection: TAS) trong hệ thống MIMO điểm-điểm cho hệ thống vô tuyến chuyển<br />
tiếp MIMO. Tuy nhiên, để vẫn giữ được tăng ích mã hóa, bài báo đề xuất kết hợp lựa chọn<br />
ăng-ten phát TAS và mã DSTC cho hệ thống vô tuyến chuyển tiếp MIMO với sự hỗ trợ<br />
của kênh hồi tiếp từ nút đích về các nút chuyển tiếp. Sơ đồ đề xuất cho phép cải thiện<br />
phẩm chất BER của hệ thống nhờ nhận được tăng ích phân tập của tất cả các ăng-ten trang<br />
bị tại các nút chuyển tiếp trong khi giảm được số chuỗi RF yêu cầu tại các nút chuyển tiếp.<br />
Ngoài ra, sơ đồ đề xuất còn có thể cho phép sử dụng giao thức khuếch đại và chuyển tiếp<br />
(Amplify and Forward: AF) hoặc giải mã và chuyển tiếp (Decode and Forward: DF) tại<br />
nút chuyển tiếp mà vẫn giữ được độ phức tạp giải mã đơn symbol tại nút đích.<br />
Nội dung còn lại của bài báo được được trình bày như sau: Giới thiệu ngắn gọn về mã<br />
DCL-EO STBC cho hệ thống vô tuyến chuyển tiếp MIMO được trình bày trong mục 2.<br />
Mục 3 trình bày sơ đồ đề xuất kết hợp TAS và DSTC (TAS/DSTC) sử dụng giao thức AF<br />
hoặc DF. Các kết quả mô phỏng và so sánh được thể hiện trong mục 4. Cuối cùng là các<br />
kết luận trong mục 5.<br />
Các ký hiệu sử dụng trong bài báo này: Chữ thường in đậm a ký hiệu cho véc-tơ và<br />
chữ hoa in đậm A ký hiệu cho ma trận. Đối với ma trận A, các ký hiệu AT, A*, AH<br />
A<br />
và F biểu thị cho phép chuyển vị, liên hợp, phép chuyển vị liên hợp và chuẩn Frobenius<br />
của ma trận A. E[•] định nghĩa phép lấy kỳ vọng. A là chòm sao tín hiệu điều chế và M là<br />
kích thước của A.<br />
2. MÃ DCL-EO STBC CHO HỆ THỐNG VÔ TUYẾN CHUYỂN TIẾP MIMO<br />
Phần này sẽ trình bày ngắn gọn sơ đồ sử dụng mã DCL-EO STBC cho hệ thống vô<br />
tuyến chuyển tiếp MIMO với giao thức xử lý tín hiệu tại nút chuyển tiếp là DF hoặc AF đã<br />
được đề xuất trong [1, 2]. Mô hình hệ thống bao gồm một nút nguồn và một nút đích được<br />
trang bị một ăng-ten và hai nút chuyển tiếp, mỗi nút được trang bị hai ăng-ten dùng cho cả<br />
thu và phát và không tồn tại kênh truyền trực tiếp từ nút nguồn đến nút đích do giới hạn về<br />
công suất như trình bày trong hình 1. Quá trình truyền dẫn từ nguồn đến đích thực hiện<br />
qua hai pha truyền dẫn. Pha truyền dẫn thứ nhất, nút nguồn phát chuỗi ký hiệu thông tin<br />
dưới dạng véc-tơ s đến các nút chuyển tiếp với chuẩn hóa công suất là E[sH s] = 1. Pha<br />
truyền dẫn thứ hai, các nút chuyển tiếp sử dụng giao thức DF hoặc AF chuyển tiếp tín hiệu<br />
đến nút đích dưới dạng mã DCL-EO STBC.<br />
<br />
f11 R1 g11<br />
<br />
f21 g21<br />
<br />
<br />
f12 g12<br />
f22 g22<br />
R2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ mã DCL-EO STBC cho hệ thống vô tuyến chuyển tiếp MIMO [1, 2].<br />
Trong bài báo này, ký hiệu fik là hệ số pha-đinh từ nút nguồn đến ăng-ten thứ i của nút<br />
chuyển tiếp thứ k và gik là hệ số pha-đinh từ ăng-ten thứ i của nút chuyển tiếp thứ k đến<br />
i, k 1, 2.<br />
nút đích với Pha-đinh được giả sử là pha-đinh Rayleigh phẳng, chậm với<br />
khoảng thời gian đồng bộ τ trong đó τ là chu kỳ symbol. Các hệ số pha-đinh được mô hình<br />
hóa bởi các biến ngẫu nhiên phức phân bố chuẩn đồng nhất độc lập với kỳ vọng 0 và<br />
phương sai đơn vị. Tạp âm nhiệt tại các nút chuyển tiếp và nút đích được giả thiết có phân<br />
<br />
<br />
44 T.T.Nghiệp, P.V.Biển, P.T.Giáo, Đ.Q.Hiệp, “Kết hợp lựa chọn… chuyển tiếp MIMO.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
bố CN(0,1). Phân bổ công suất giữa các nút trong mạng sử dụng phân bổ tối ưu do Yindi<br />
và các cộng sự đề xuất trong [3] và gọi P là tổng công suất phát trong toàn mạng, P1, P2<br />
lần lượt là công suất phát tại nút nguồn và công suất phát tại mỗi nút chuyển tiếp thì:<br />
P P<br />
P1 , P2 <br />
2 2NR (1)<br />
trong đó, N là số ăng-ten tại mỗi nút chuyển tiếp và R là số nút chuyển tiếp.<br />
2.1. Mã DCL-EO STBC sử dụng giao thức DF<br />
Khi nút chuyển tiếp sử dụng giao thức DF, pha truyền dẫn thứ nhất nút nguồn phát đi<br />
véc-tơ tín hiệu s = [ s1 s2 ]T , để hạn chế ảnh hưởng của sự giải mã sai mã kênh CRC<br />
được thêm vào. Do đó, giả thiết các nút chuyển tiếp có thể giải mã chính xác các symbol<br />
thông tin đã được phát đi từ nút nguồn [1]. Trong pha truyền dẫn thứ hai, để nhận được<br />
phân tập toàn phần tín hiệu phát đi từ ăng-ten thứ nhất của nút chuyển tiếp thứ nhất và thứ<br />
j j2<br />
hai được xoay pha một góc tương ứng U 1 e 1 ,U 2 e . Khi đó, từ mã DCL-EO<br />
STBC phát đi bởi các nút chuyển tiếp có dạng như sau:<br />
U 1s1 s1 U 2s2 s2 <br />
. (2)<br />
U s * s2* U 2s1* s1* <br />
1 2 <br />
Tín hiệu thu được tại nút đích sau khi qua một số phép biến đổi có thể viết dưới dạng<br />
véc-tơ như sau [1]:<br />
r P2 Gs z, (3)<br />
<br />
trong đó, r [r1 r2* ]T là véc-tơ tín hiệu thu được tại nút đích, z [z 1 z 2* ]T là véc-tơ tạp<br />
âm nhiệt tại nút đích và G là ma trận kênh tương đương được xác định:<br />
U g g 21 U 2g12 g 22 <br />
G *1 11* * * .<br />
(4)<br />
U g g 22 U1* g11<br />
*<br />
g 21<br />
2 12 <br />
<br />
Lưu ý trong phương trình (3), hệ số P2 để đảm bảo rằng công suất phát cho mỗi<br />
symbol truyền dẫn tại mỗi nút chuyển tiếp là P2. Khi đó, công suất phát trên mỗi ăng-ten<br />
tại nút chuyển tiếp là P2 / 2. Biến đổi phương trình (3) về dạng tương đương:<br />
<br />
2 2 2 2 (5)<br />
y = GH r P2 U 1g 11 g 21 U 2 g 12 g 22 2 R U 1g 11g 21<br />
*<br />
*<br />
U 2 g 12 g 22 H<br />
s G z,<br />
<br />
<br />
<br />
a<br />
d <br />
<br />
trong đó, d là tăng ích phân tập thông thường và a là tăng ích phẩm chất mảng. Để đạt<br />
được tăng ích phẩm chất mảng, Qaja và các tác giả [1] đã đề xuất sử dụng hai bít hồi tiếp<br />
<br />
để xác định bốn trạng thái xoay pha từ tập 1, 2 [0, / 2, , 3 / 2] theo tiêu<br />
chuẩn sau:<br />
*<br />
1 arg max R (g 11g 21<br />
1 <br />
)e<br />
j 1<br />
(6)<br />
arg max R (g <br />
j 2<br />
2 g * )e<br />
12 22<br />
2 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 45<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Giả thiết nút đích biết thông tin trạng thái kênh từ nút nguồn đến nút đích gik thì giải<br />
mã tại nút đích sử dụng bộ tách sóng bình phương cực tiểu LS (Least Square) như sau:<br />
2<br />
si = arg min y( j ) si , j 1,2 (7)<br />
si s<br />
<br />
<br />
trong đó, s là chòm sao tín hiệu điều chế.<br />
2.2. Mã DCL-EO STBC sử dụng giao thức AF<br />
Khi nút chuyển tiếp sử dụng giao thức AF, pha thứ nhất nút nguồn phát P1T s , trong<br />
đó P1 là công suất phát trung bình của nút nguồn trong một khe thời gian truyền dẫn (một<br />
chu kỳ symbol T ) với véc-tơ symbol s = [ s1 -s2* ]T , đến các nút chuyển tiếp [2]. Tín<br />
hiệu nhận được ăng-ten thứ i , nút chuyển tiếp thứ k có dạng như sau:<br />
xik PT<br />
1<br />
fik s vik víi k = 1, 2 (8)<br />
<br />
trong đó, vik [v1k v2k ]T là véc-tơ tạp âm nhiệt tại ăng-ten thứ i, nút chuyển tiếp thứ k.<br />
Pha truyền dẫn thứ hai, tín hiệu tại mỗi ăng-ten nút chuyển tiếp được xoay pha trước<br />
khi phát đi và ma trận từ mã DCL-EO STBC thu được tại nút đích có dạng:<br />
s e j1 j<br />
s1e 2<br />
j j<br />
s2e 1 s2e 2 <br />
1<br />
* -j * -j * -j * -j<br />
. (9)<br />
s2e 2 s2e 1 s1e 2 s1e 1 <br />
Tín hiệu phát tại ăng-ten thứ i, nút chuyển tiếp thứ k được thiết kế là một hàm tuyến<br />
tính của tín hiệu thu được và liên hợp phức của nó như sau:<br />
P2<br />
tik <br />
P1 1<br />
A xk ik<br />
Bk xik (10)<br />
<br />
trong đó, kí hiệu phép lấy liên hợp phức véc-tơ a là a . Ma trận phân tán được sử dụng để<br />
tạo nên ma trận từ mã Alamouti [10] tại nút đích được viết dưới dạng sau:<br />
1 0 0 1<br />
A1 , B1 02 , A2 02, B2 (11)<br />
0 1 1 0 <br />
Khi đó, tín hiệu thu được tại nút đích có dạng:<br />
2<br />
r g<br />
k 1<br />
t U 1 g2k t2kU 2 w<br />
1k 1k (12)<br />
<br />
trong đó, w = [w1 w2 ]T là tạp âm nhiệt tại nút đích và:<br />
<br />
e j1 0 e j2 0 <br />
U1 vµ U 2 (13)<br />
-j -j<br />
0 e 2 0 e 1<br />
<br />
Phương trình (12) có thể viết lại như sau:<br />
P2PT<br />
re 1<br />
Ge se We (14)<br />
P1 1<br />
<br />
<br />
46 T.T.Nghiệp, P.V.Biển, P.T.Giáo, Đ.Q.Hiệp, “Kết hợp lựa chọn… chuyển tiếp MIMO.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trong đó: se [ s1 s2 ]T , We là tạp âm nhiệt tương đương và ma trân kênh tương đương<br />
<br />
g f e j1 g f e j2 g12 f12*e<br />
j1<br />
g 22 f22*e<br />
j2<br />
<br />
Ge 11*<br />
11<br />
j2<br />
21 21<br />
* j j2 j<br />
<br />
g f<br />
12 12 e g f e 1 g11* f11*e g 21* f21*e 1 <br />
22 22 <br />
Góc xoay pha được Elazreg và các tác giả đã đề xuất tại [2] nếu b = 0 thì 1 2 0<br />
hoặc 1 2 nếu b 1 thì 1 0, 2 hoặc 1 , 2 0 trong đó:<br />
<br />
0, R(f11*g11* g 21 f21 + f12g12* f22*g 22 ) 0<br />
b (15)<br />
1, R(f11*g11* g 21 f21 + f12g12* f22*g 22 ) 0<br />
<br />
Giả thiết nút đích biết thông tin trạng thái kênh từ nút nguồn đến nút chuyển tiếp fik và<br />
từ nút chuyển tiếp đến nút đích gik thì giải pmã ML tại nút đích được cho như sau:<br />
H<br />
<br />
P2PT P2PT<br />
se arg min re 1<br />
G s re 1<br />
G s (16)<br />
se s <br />
P1<br />
1 e e P1 1 e e <br />
<br />
<br />
trong đó, s là chòm sao tín hiệu điều chế.<br />
Nhận xét:<br />
- Từ phương trình phân bổ công suất phát (1) ta thấy công suất phát P2 tại nút chuyển<br />
tiếp sẽ tăng nếu giảm số ăng-ten tại mỗi nút chuyển tiếp N.<br />
- Số chuỗi RF yêu cầu tại mỗi nút chuyển tiếp là hai dẫn đến tăng độ phức tạp và giá<br />
thành cho mỗi nút chuyển tiếp.<br />
- Số bít hồi tiếp yêu cầu từ đích về các nút chuyển tiếp khi sử dụng giao thức DF theo<br />
công thức (6) là hai, khi sử dụng giao thức AF theo công thức (15) là một.<br />
3. ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ KẾT HỢP TAS VÀ DSTC CHO HỆ THỐNG<br />
VÔ TUYẾN CHUYỂN TIẾP MIMO<br />
Những nhận xét trong mục 2 là cơ sở để phát triển ý tưởng, đề xuất sơ đồ cho phép<br />
giảm số chuỗi RF và tăng công suất phát tại mỗi nút chuyển tiếp. Mô hình sơ đồ đề xuất<br />
cơ bản giống như trong hình 1, điểm khác là các bít thông tin hồi tiếp từ nút đích về nút<br />
chuyển tiếp được sử dụng để lựa chọn ăng-ten phát TAS (Transmit Antenna Selection)<br />
thay vì dùng cho xoay pha tín hiệu phát như được thể hiện trong hình 2. Do đó, các giả<br />
thiết về kênh, tạp âm nhiệt và phân bổ công suất trong sơ đồ đề xuất vẫn giữ nguyên như<br />
mục 2. Sơ đồ đề xuất sử dụng giao thức DF hoặc AF tại nút chuyển tiếp và sẽ được phân<br />
tích chi tiết trong các tiểu mục sau đây.<br />
<br />
f11 R1 g11<br />
<br />
f21 g21<br />
<br />
<br />
f12 g12<br />
f22 g22<br />
R2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình đề xuất kết hợp TAS và DSTC cho mạng vô tuyến chuyển tiếp MIMO.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 47<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
3.1. Kết hợp TAS và DSTC sử dụng giao thức DF<br />
Tiểu mục này sẽ trình bày sơ đồ kết hợp TAS và DSTC sử dụng giao thức DF và kí<br />
hiệu là sơ đồ TAS/DSTC (DF). Quá trình truyền dẫn từ nút nguồn đến nút đích được thực<br />
hiện qua hai pha truyền dẫn.<br />
Pha truyền dẫn thứ nhất, nút nguồn phát chuỗi symbol thông tin s = [s1 s2]T đến các nút<br />
chuyển tiếp. Khi nút chuyển tiếp sử dụng giao thức DF để hạn chế ảnh hưởng của sự giải<br />
mã sai trong pha truyền dẫn thứ nhất mã kênh CRC được thêm vào. s = [s1 s2]T Do đó,<br />
nhóm tác giả giả thiết các nút chuyển tiếp có thể giải mã chính xác các symbol thông tin<br />
đã được phát đi từ nút nguồn.<br />
Trong pha truyền dẫn thứ hai, mỗi nút chuyển tiếp sẽ chọn ra một ăng-ten có độ lợi<br />
kênh truyền từ nó đến nút đích tốt nhất theo tiêu chuẩn lựa chọn ăng-ten phát sau [8]:<br />
2<br />
u (k ) max gik víi k = 1, 2 (17)<br />
i 1,2<br />
<br />
<br />
trong đó, u (k ) là chỉ số của ăng-ten được chọn tại nút chuyển tiếp thứ k. Khi đó, véc-tơ độ<br />
lợi kênh truyền từ ăng-ten được chọn của nút chuyển tiếp thứ nhất, nút chuyển tiếp thứ hai<br />
đến nút đích được kí hiệu là g = [g1 g2]T. Sau đó, hai nút chuyển tiếp sử dụng ăng-ten đã<br />
chọn phối hợp với nhau để phát tín hiệu theo ma trận từ mã DSTC có dạng giống như ma<br />
trận từ mã được đề xuất bởi Alamouti [10] như sau:<br />
s s <br />
S = 1* 2* . (18)<br />
s2 s1 <br />
Khi đó véc-tơ tín hiệu thu được tại nút đích r sẽ biểu diễn như sau:<br />
r P2 Sg z (19)<br />
T<br />
trong đó, z z 1 z 2 là véc-tơ tạp âm nhiệt tại nút đích với mỗi phần tử được mô hình<br />
<br />
hóa bởi các biến ngẫu nhiên phức đồng xác suất, kỳ vọng bằng 0 và phương sai đơn vị. Hệ<br />
số nhân P2 trong phương trình (19) để đảm bảo rằng công suất phát cho mỗi symbol<br />
truyền dẫn tại mỗi ăng-ten của mỗi nút chuyển tiếp là P2 .<br />
Giải mã hợp lẽ cực đại ML (Maximum Likelihood) tại nút đích là:<br />
H<br />
<br />
<br />
ˆs arg min r P2 Sg<br />
ss<br />
r P2 Sg (20)<br />
<br />
với s là không gian từ mã của tín hiệu điều chế.<br />
Nhận xét:<br />
- Do tính chất trực giao của ma trận từ mã Alamouti, hàm giải mã ML tại nút đích theo<br />
phương trình (20) vẫn đạt được độ phức tạp giải mã đơn symbol.<br />
- Nhờ sử dụng kỹ thuật lựa chọn ăng-ten phát tại nút chuyển tiếp TAS, sơ đồ đề xuất<br />
đã giảm được một nửa số chuỗi RF yêu cầu tại các nút chuyển tiếp và có công suất phát<br />
tại mỗi ăng-ten nút chuyển tiếp lớn gấp đôi so với sơ đồ đề xuất bởi W. Qaja và các cộng<br />
sự trong bài báo [1] do số ăng-ten phát tại mỗi nút chuyển tiếp giảm một nửa.<br />
- Mỗi nút chuyển tiếp có hai ăng-ten, do đó số bít hồi tiếp cần thiết từ đích về các nút<br />
chuyển tiếp theo công thức (17) là 2 bít.<br />
<br />
<br />
48 T.T.Nghiệp, P.V.Biển, P.T.Giáo, Đ.Q.Hiệp, “Kết hợp lựa chọn… chuyển tiếp MIMO.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3.2. Kết hợp TAS và DSTC sử dụng giao thức AF<br />
Khi sử dụng giao thức DF độ lợi phân tập của hệ thống không được cam kết từ đầu<br />
cuối đến đầu cuối, độ phức tạp xử lý tại nút chuyển tiếp lớn. Do đó, giao thức DF không<br />
phù hợp với các mạng đòi hỏi tốc độ chuyển tiếp nhanh và bị hạn chế về nguồn tại các<br />
nút chuyển tiếp. Như đã phân tích trong mục 2.2, khi sử dụng giao thức AF đề xuất của<br />
Elazreg và các tác giả yêu cầu sử dụng tất cả chuỗi RF tại nút chuyển tiếp [2] và độ phức<br />
tạp giải mã tại nút đích sẽ cao [3]. Trong tiểu mục này sẽ trình bày sơ đồ đề xuất kết hợp<br />
TAS và DSTC sử dụng giao thức AF để giảm sỗ chuỗi RF sử dụng tại nút chuyển tiếp,<br />
tăng phẩm chất BER và giữ được độ phức tạp giải mã đơn symbol tại nút đích. Để đơn<br />
giản, trong bài báo này gọi là sơ đồ TAS/DSTC (AF).<br />
Ở pha thứ nhất, nút nguồn phát P1T s , trong đó P1 là công suất phát trung bình của nút<br />
nguồn trong một khe thời gian truyền dẫn (một chu kỳ symbol). Tín hiệu nhận được tại<br />
ăng-ten chuyển tiếp thứ i nút chuyển tiếp thứ k được kí hiệu là rik bị làm suy giảm bởi<br />
tạp âm nhiệt vik như sau:<br />
<br />
rik PT<br />
1<br />
fiks j vik . (21)<br />
Nút chuyển tiếp thứ k sử dụng kỹ thuật kết hợp lựa chọn SC (Selection Combining) để<br />
chọn thu tín hiệu có độ lợi kênh truyền lớn nhất [11] theo tiêu chuẩn như sau:<br />
2<br />
v (k ) max fik , víi k = 1, 2 (22)<br />
i 1,2<br />
<br />
<br />
trong đó, v (k ) là chỉ số của ăng-ten thu được chọn tại nút chuyển tiếp thứ k. Kí hiệu<br />
fk (k 1,2) là hệ số kênh truyền từ nút nguồn đến ăng-ten thu được chọn tại nút chuyển<br />
tiếp thứ k theo tiêu chuẩn (22). Như vậy, tín hiệu sau khi kết hợp lựa chọn tại nút chuyển<br />
tiếp thứ k có thể được viết dưới dạng véc-tơ như sau:<br />
rk PT<br />
1<br />
fk s vk , (23)<br />
<br />
trong đó, vk là véc-tơ tạp âm nhiệt tại nút chuyển tiếp thứ k với các phần tử được mô hình<br />
hóa là các biến ngẫu nhiên phức kỳ vọng 0 phương sai đơn vị.<br />
Trong pha truyền dẫn thứ hai, ăng-ten phát được chọn tại nút chuyển tiếp thứ i sẽ<br />
chuyển tiếp véc-tơ tín hiệu ti . Lưu ý rằng, tiêu chuẩn chọn lựa ăng-ten phát khi sử dụng<br />
giao thức AF cũng giống như giao thức DF đã được trình bày trong mục 3.1 theo công<br />
thức (17). Kí hiệu x và z tương ứng là véc-tơ tín hiệu nhận được và véc-tơ tạp âm tại nút<br />
đích thì ta có:<br />
t 2 g z.<br />
x t1 (24)<br />
<br />
Tín hiệu phát tại nút chuyển tiếp thứ k được thiết kế là một hàm tuyến tính của tín hiệu<br />
thu được và liên hợp phức của nó như sau:<br />
P2 P2PT P2<br />
tk <br />
P1 1<br />
A r<br />
k k <br />
Bk rk 1<br />
<br />
P 1<br />
f A s f B s <br />
k k k<br />
*<br />
k<br />
P1 1<br />
A v<br />
k k <br />
Bk vk . (25)<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 49<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Ma trận phân tán được sử dụng để tạo nên ma trận từ mã Alamouti [10] tại nút đích và<br />
P2<br />
được biểu diễn như công thức (11). Hệ số chuẩn hóa trong phương trình (25) để<br />
P1 1<br />
đảm bảo rằng P2 là công suất phát trung bình cho mỗi symbol truyền dẫn tại mỗi khe thời<br />
gian ở mỗi nút chuyển tiếp. Để đơn giản trong trình bày, định nghĩa:<br />
ˆ A , fˆ f , v<br />
A ˆk vk , s(k ) s nÕu Bk 0<br />
k k k k<br />
ˆ ˆ *<br />
ˆk vk , s(k ) s<br />
Ak Bk , fk fk , v nÕu Ak 0<br />
<br />
Khi đó, phương trình (25) có thể viết dưới dạng sau:<br />
P2PT ˆ s( k ) P2 ˆ<br />
tk 1<br />
fˆk A k<br />
Avˆ. (26)<br />
P1 1 P1 1 k k<br />
<br />
Thay ti từ phương trình (26) vào phương trình (24) ta nhận được véc-tơ tín hiệu thu tại<br />
nút đích:<br />
P2PT (27)<br />
x 1<br />
Ch n<br />
P1 1<br />
<br />
ˆ s(1)<br />
trong đó: C A ˆ s(k ) là ma trận từ mã Alamouti [10] phân tán DSTC được tạo<br />
A<br />
1 k <br />
T<br />
thành tại nút đích, h = fˆ1g1 fˆk gk là véc-tơ độ lợi kênh truyền tương đương, và<br />
<br />
P2 2<br />
n<br />
P1 1<br />
g Aˆ vˆ<br />
k 1<br />
k k k<br />
z (28)<br />
<br />
với n, z là véc-tơ tạp âm nhiệt tương đương và véc-tơ tạp âm nhiệt của riêng tại nút đích.<br />
<br />
Giả thiết nút đích biết thông tin trạng thái kênh từ nút nguồn đến nút chuyển tiếp fik và từ<br />
nút chuyển tiếp đến nút đích gik . Do đó, giải mã ML tại nút đích có thể được viết như sau:<br />
H<br />
<br />
<br />
arg min x P PT P2PT (29)<br />
C 2 1<br />
Ch x 1<br />
Ch <br />
<br />
C c<br />
<br />
P1<br />
1 P1 1 <br />
<br />
<br />
với c là không gian từ mã của tín hiệu điều chế.<br />
Nhận xét:<br />
- So sánh phương trình tín hiệu thu (27) với phương trình tín hiệu thu tại nút đích của<br />
hệ thống vô tuyến chuyển tiếp hai chặng được sự chuyển tiếp tín hiệu bởi hai nút chuyển<br />
tiếp, mỗi nút chuyển tiếp được trang bị hai ăng-ten đề xuất bởi Yindi và các cộng sự [3]<br />
chúng ta thấy: i) Sơ đồ đề xuất giảm được một nửa số chuỗi RF yêu cầu nhờ sử dụng kỹ<br />
thuật kết hợp lựa chọn thu SC và kỹ thuật TAS ở pha truyền dẫn thứ hai. ii) Sơ đồ đề xuất<br />
có công suất phát tại mỗi ăng-ten ở mỗi nút chuyển tiếp là P2 P / (2R) trong khi sơ đồ<br />
theo đề xuất của Yindi là P2 P / (4R) do có số ăng-ten phát tại mỗi nút chuyển tiếp lớn<br />
<br />
<br />
<br />
50 T.T.Nghiệp, P.V.Biển, P.T.Giáo, Đ.Q.Hiệp, “Kết hợp lựa chọn… chuyển tiếp MIMO.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
gấp đôi. iii) Sơ đồ đề xuất được truyền dẫn bởi các kênh truyền có độ lợi lớn nhất nhờ sử<br />
dụng kỹ thuật SC ở pha truyền dẫn thứ nhất và TAS ở pha truyền dẫn thứ hai. iv) Sơ đồ đề<br />
xuất phải chấp nhận tăng độ phức tạp khi yêu cầu kênh hồi tiếp từ nút đích về các nút<br />
chuyển tiếp so với sơ đồ của Yindi đề xuất.<br />
- Sơ đồ đề xuất vẫn giữ được độ phức tạp giải mã ML tuyến tính đơn symbol tại nút<br />
đích do vẫn sử dụng ma trận từ mã DSTC Alamouti trực giao tại nút chuyển tiếp.<br />
- Tương tự sơ đồ đề xuất cũng tăng được gấp đôi công suất phát và giảm một nửa số<br />
chuỗi RF yêu cầu so với sơ đồ được đề xuất bởi A. M. Elazreg và các cộng sự [2].<br />
- Số bít hồi tiếp yêu cầu từ nút đích về các nút chuyển tiếp trong sơ đồ sử dụng giao<br />
thức AF theo công thức (17) là 2 bít.<br />
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Mục này trình bày các kết quả mô phỏng để đánh giá phẩm chất sơ đồ đề xuất theo cả<br />
giao thức DF và AF. Các tham số đưa vào mô phỏng là: sử dụng điều chế QPSK, giải mã<br />
ML tại nút đích. Phẩm chất tỉ lệ lỗi bít BER của hệ thống được xem như hàm số của công<br />
suất phát tại nút nguồn P1 cho cả hai giao thức. Kênh hồi tiếp được giả thiết coi như không<br />
trễ và không lỗi.<br />
4.1. Đánh giá chất lượng BER khi sử dụng giao thức DF<br />
Phẩm chất BER của sơ đồ đề xuất khi sử dụng giao thức DF được so sánh với sơ đồ sử<br />
dụng mã DCL-EO-STBC được W. Qaja và các cộng sự đề xuất [1]. Lưu ý trong [1] các<br />
tác giả xem xét cho mạng đồng bộ hoàn hảo PS (Perfect Synchronous) và không đồng bộ<br />
AS (Asynchronous). Tuy nhiên, trong giới hạn bài báo này nhóm tác giả chỉ so sánh sơ đồ<br />
đề xuất DSTC/TAS sử dụng giao thức DF với mã DCL-EO-STBC do W. Qaja đề xuất khi<br />
mạng được giả thiết đồng bộ hoàn hảo. Hình 3 cho thấy sơ đồ đề xuất đạt được cùng phẩm<br />
chất BER so với mã DCL-EO-STBC. Trong khi đã giảm được số chuỗi RF của sơ đồ đề<br />
xuất đi một nửa so với sơ đồ do W. Qaja và các cộng sự đã đề xuất.<br />
0 0<br />
10 10<br />
DCL-EO-STBC (DF) [1]<br />
-1 Proposed TAS/DSTC (DF)<br />
10 -1<br />
10<br />
<br />
-2<br />
10 -2<br />
10<br />
-3<br />
10<br />
BER<br />
BER<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-3<br />
10<br />
-4<br />
10<br />
-4<br />
10<br />
-5<br />
10<br />
<br />
-5<br />
-6 10 DCL-EO STBC (AF) [2]<br />
10<br />
DSTC (AF) [3]<br />
Proposed TAS/DSTC (AF)<br />
-7 -6<br />
10 10<br />
0 5 10 15 20 25 30 35 0 5 10 15 20 25 30 35<br />
P1 in dB P1 in dB<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Phẩm chất BER của sơ đồ Hình 4. Phẩm chất BER của sơ đồ<br />
TAS/DSTC với giao thức DF. TAS/DSTC với giao thức AF.<br />
4.2. Đánh giá chất lượng BER khi sử dụng giao thức AF<br />
Trong phần này trình bày kết quả mô phỏng phẩm chất BER của sơ đồ đề xuất sử dụng<br />
giao thức AF so sánh với sơ đồ có kênh hồi tiếp từ đích về nút chuyển tiếp sử dụng mã<br />
DCL-EO-STBC do A. M. Elazreg và các cộng sự đề xuất [2] và sơ đồ không có kênh hồi<br />
tiếp sử dụng mã DSTC do Yindi và các cộng sự đề xuất [3]. Trong [2], Elazreg đề xuất sử<br />
dụng mã DCL-EO-STBC với một bít hồi tiếp từ nút đích về các nút chuyển tiếp để hệ<br />
thống đạt được tăng ích phẩm chất hồi tiếp. Ngược lại, trong [3] Yindi không sử dụng<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 51<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
kênh hồi tiếp từ nút đích về các nút chuyển tiếp. Nhưng để nâng cao phẩm chất hệ thống<br />
Yindi đề xuất phương pháp kết hợp tỉ lệ tối đa MRC (Maximum Ratio Combining) cho thu<br />
tín hiệu từ nút nguồn phát đến các ăng-ten tại nút chuyển tiếp ở pha truyền dẫn thứ nhất.<br />
Lưu ý rằng cả sơ đồ của Elazreg [2] và Yindi [3] đều sử dụng toàn bộ các ăng-ten tại nút<br />
chuyển tiếp, trong khi sơ đồ đề xuất TAS/DSTC chỉ sử dụng một ăng-ten cho thu và một<br />
ăng-ten cho phát tín hiệu tại mỗi nút chuyển tiếp.<br />
Hình 4 cho thấy tại phẩm chất BER = 103 sơ đồ đề xuất yêu cầu công suất phát tại nút<br />
nguồn giảm 3.5 dB so với sơ đồ do Elazreg đề xuất và giảm khoảng 5 dB so với sơ đồ Yindi<br />
và các cộng sự đề xuất. Phẩm chất của sơ đồ đề xuất tăng lên do công suất phát tại mỗi nút<br />
chuyển tiếp chỉ dùng cho một ăng-ten phát. Ngược lại, sơ đồ do Elazreg và Yindi đề xuất,<br />
công suất phát tại mỗi nút chuyển tiếp phải chia đều cho hai ăng-ten để phát tín hiệu. Để<br />
tăng được phẩm chất BER, sơ đồ đề xuất cũng phải trả giá là tăng số bít hồi tiếp so với sơ đồ<br />
của Elazreg và phải sử dụng kênh hồi tiếp so với sơ đồ của Yindi. Lưu ý rằng sơ đồ đề xuất<br />
đã giảm được một nửa số chuỗi RF yêu cầu tại nút chuyển tiếp so với các sơ đồ đề xuất bởi<br />
Elazreg và Yindi. Bảng 1 dưới trình bày chi tiết phẩm chất của sơ đồ đề xuất.<br />
Bảng 1. So sánh phẩm chất của sơ đồ đề xuất và các đề xuất trước đây.<br />
Số chuỗi RF yêu cầu tại Công suất phát yêu cầu tại Giao thức sử dụng<br />
mỗi nút chuyển tiếp BER 103 tại nút chuyển tiếp<br />
DCL-EO STBC [1] 2 P1 11.5 (dB ) DF<br />
DCL-EO STBC [2] 2 P1 19 (dB ) AF<br />
DSTC [3] 2 P1 20 (dB ) AF<br />
<br />
Sơ đồ đề xuất P1 11.5 (dB ) (giao thức DF)<br />
1 DF hoặc AF<br />
TAS/DSTC P1 15 (dB ) (giao thức AF)<br />
<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã đề xuất một sơ đồ xử lý tín hiệu mới kết hợp kỹ thuật lựa chọn ăng-ten phát<br />
TAS và mã DSTC cho hệ thống vô tuyến chuyển tiếp MIMO với sự hỗ trợ của kênh hồi tiếp<br />
từ nút đích về nút chuyển tiếp. Sơ đồ đề xuất cho phép giảm số chuỗi cao tần RF yêu cầu tại<br />
các nút chuyển tiếp trong khi vẫn thu được tăng ích phân tập như hệ thống sử dụng toàn bộ<br />
ăng-ten tại các nút chuyển tiếp. Phẩm chất BER của sơ đồ đề xuất đã được phân tích và minh<br />
chứng thông qua mô phỏng Monte Carlo là tốt hơn so với các sơ đồ sử dụng toàn bộ ăng-ten<br />
tại nút chuyển tiếp để phát mã DCL-EO STBC [2] và mã DSTC [3] khi dùng giao thức AF<br />
đã được đề xuất trước đây. Ngoài ra, sơ đồ mới còn cho phép sử dụng giao thức DF hoặc AF<br />
tại nút chuyển tiếp trong khi vẫn giữ được độ phức tạp giải mã đơn symbol tại nút đích. Độ<br />
phức tạp của sơ đồ đề xuất tăng lên ở mức có thể chấp nhận được trong thực tế.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. W. M. Qaja, A. M. Elazreg, and J. A. Chambers, "Near-optimum detection scheme<br />
with relay selection technique for asynchronous cooperative relay networks," IET<br />
Communications, vol. 8, no.8, May 2014, pp. 1347-1354.<br />
[2]. A. M. Elazreg and J. A. Chambers, "Distributed one bit feedback extended<br />
orthogonal space time coding based on selection of cyclic rotation for cooperative<br />
relay networks," in Proc. IEEE International Conference on Acoustics, Speech and<br />
Signal Processing (ICASSP), Prague, Czech Republic, May 2011, pp. 3340-3343.<br />
[3]. J. Yindi, "Combination of MRC and Distributed Space-Time Coding in Networks with<br />
Multiple-Antenna Relays," IEEE Transactions on Wireless Communications, vol. 9,<br />
no. 8, Aug. 2010, pp. 2550-2559.<br />
<br />
<br />
52 T.T.Nghiệp, P.V.Biển, P.T.Giáo, Đ.Q.Hiệp, “Kết hợp lựa chọn… chuyển tiếp MIMO.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[4]. J. Yindi and H. Jafarkhani, "Using Orthogonal and Quasi-Orthogonal Designs in<br />
Wireless Relay Networks," Journal of IEEE Transactions on Information Theory, vol.<br />
53, no. 11, Nov. 2007, pp. 4106-4118.<br />
[5]. J. Yindi and B. Hassibi, "Distributed Space-Time Coding in Wireless Relay<br />
Networks," IEEE Transactions on Wireless Communications, vol. 5, no 12, Dec.<br />
2006, pp. 3524-3536.<br />
[6]. W. Qaja, A. Elazreg, and J. Chambers, "Near-Optimum Detection for Use in Closed-<br />
Loop Distributed Space Time Coding with Asynchronous Transmission and Selection<br />
of Two Dual-Antenna Relays," in Proc. Wireless Conference (EW), Proceedings of<br />
the 2013 19th European, Guildford, UK, Apr. 2013, pp. 1-6.<br />
[7]. B. Özbek and D. L. Ruyet, Feedback Strategies for Wireless Communication:<br />
Springer Science+Business Media New York, 2014.<br />
[8]. D. A. Gore and A. J. Paulraj, "MIMO antenna subset selection with space-time<br />
coding," IEEE Transactions on Signal Processing, vol. 50, no. 10, Nov. 2002, pp. 2580-2588.<br />
[9]. Z. Chen, I. B. Collings, Z. Zhou, and B. Vucetic, "Transmit antenna selection<br />
schemes with reduced feedback rate," IEEE Transactions on Wireless<br />
Communications, vol. 8, no. 2, Feb. 2009, pp. 1006-1016.<br />
[10]. S. Alamouti, "A simple transmit diversity technique for wireless communications," IEEE<br />
Journal on Selected Areas in Communications vol. 16, no. 8, 1998, pp. 1451-1458.<br />
[11]. K. Ning, "Performance Comparison Among Conventional Selection Combining,<br />
Optimum Selection Combining and Maximal Ratio Combining," in Proc. IEEE<br />
International Conference on Communications, 2009. ICC '09., Dresden, Jun. 2009, pp. 1-6.<br />
ABSTRACT<br />
COMBINATION OF TRANSMIT ANTENNA SELECTION AND DISTRIBUTED<br />
SPACE-TIME CODING FOR MIMO RELAY WIRELESS NETWORKS<br />
This paper proposes a new transmission scheme for MIMO (multiple input<br />
multiple output) relay wireless networks, in which transmit antenna selection TAS is<br />
combined with DSTC (distributed space-time code) in order to achieve diversity<br />
gain and reduce the number of transmit radio frequency RF chains at relays. Based<br />
on the channel gain from relay antennas to the destination antenna, each relay<br />
selects one the best antenna to transmit DSTC to the destination node. The bit error<br />
rate BER performance evaluation of the proposed TAS/DSTC scheme is<br />
accomplished by Monte-Carlo simulations and is compared with the same of<br />
previous DCL-EO STBC (Distributed Close Loop-Extended Orthogonal STBC)<br />
schemes using all antenna at the relay node. The comparison results show that the<br />
proposed scheme has better BER performance than the DCL-EO STBC scheme<br />
with AF (amplify-and-forward) protocol.<br />
Keywords: Wireless relay network, Transmit antenna selection, Space-time coding, Distributed close-loop<br />
extended orthogonal space-time block code.<br />
Nhận bài ngày 21 tháng 3 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 21 tháng 4 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 6 năm 2016<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
2<br />
Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội ;<br />
3<br />
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.<br />
*<br />
E-mail: nghiepsqtt@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 53<br />