Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
KẾT QUẢ BAN ĐẦU MỞ DẠ DÀY RA DA QUA NỘI SOI<br />
Lê Quang Nhân*, Nguyễn Thúy Oanh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Mở dạ dày ra da qua nội soi (MDDRDQNS) để nuôi dưỡng và giải áp dạ dày đã được thực<br />
hiện gần 20 năm qua nhưng ở Việt Nam ít được nhắc đến.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả ban đầu và kinh nghiệm MDDRDQNS.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang. Từ 12/2007 đến 7/2012, chúng tôi đã thực hiện cho<br />
26 bệnh nhân mất khả năng nhai nuốt hiệu quả và ghi nhận những khó khăn trong khi thực hiện, vị trí đặt ống<br />
thông, thời gian thực hiện và các biến chứng sớm sau thủ thuật.<br />
Kết quả: 26 bệnh nhân gồm 12 nam, 14 nữ. Tuổi trung bình 60 ± 10. Tất cả đều được MDDRDQNS kiểu<br />
kéo. Thời gian thực hiện MDDRDQNS trung bình 15 phút ± 7, không có chảy máu trong và sau thủ thuật,<br />
không có nhiễm trùng chân ống thông. Tái khám sau MDDRDQNS 1 tháng, 5 tháng, không có trường hợp nào<br />
xảy ra biến chứng.<br />
Kết luận: MDDRDQNS là một phương pháp an toàn, hiệu quả với nhiều ưu điểm như không cần gây mê,<br />
thực hiện nhanh giúp nuôi ăn qua đường ruột lâu dài cho bệnh nhân mất khả năng nhai nuốt.<br />
Từ khóa: Mở dạ dày ra da qua nội soi, giải áp dạ dày.<br />
<br />
SUMMARY<br />
INITIAL RESULTS OF PERCUTANEOUS ENDOSCOPIC GASTROSTOMY<br />
Le Quang Nhan, Nguyen Thuy Oanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 36 - 39<br />
Background: Percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG) was introduced over 20 years ago as a method of<br />
enteral feeding and gastric decompression, but there were very few studies of PEG in Viet Nam.<br />
Aims: To introduce our initial results and experiences in performing PEG.<br />
Methods: A prospective study. From 12/2007 to 7/2012, we have performed PEG on 26 patients with any<br />
permanent inability of effectively swallow and recorded the difficulties in performing PEG, site of putting tube,<br />
time for procedure and early complications.<br />
Results: 26 patients: 12 men, 14 women. Average age of patients was 60 ± 10. All of the PEG were<br />
performed by “pull” technique. Average time of performing PEG was 15 min ± 7, with no bleeding during and<br />
after the procedure, and no peristomal infection. No complication was found during the follow-up examinations<br />
after performing PEG.<br />
Conclusion: PEG is a safe and effective procedure which has many advantages such as: no need for general<br />
anesthesia, rapid performance in order to give enteral feeding in patients with inability of effectively swallow.<br />
Keywords: Percutaneous endoscopic gastrostomy, gastric decompression.<br />
* Khoa Ngoại Tiêu hóa – Gan mật, Khoa Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM<br />
** Bộ môn Ngoại, ĐHYD TP.HCM, Khoa Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Lê Quang Nhân, ĐT: 0908853389,<br />
Email: nhan.lq@umc.edu.vn<br />
<br />
36<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mở dạ dày ra da qua nội soi (MDDRDQNS)<br />
để nuôi ăn và giải áp dạ dày đã được thực hiện<br />
gần 20 năm qua, ngày nay kỹ thuật này đã dần<br />
dần thay thế phẫu thuật trong việc giải quyết bài<br />
toán nuôi dưỡng lâu dài cho những bệnh nhân<br />
mất khả năng nhai nuốt hiệu quả vì có ưu điểm<br />
không cần gây mê, thực hiện nhanh và nhẹ<br />
nhàng cho bệnh nhân.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Đây là nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Từ tháng 12/2007 đến 7/2012, chúng tôi đã<br />
thực hiện MDDRDQNS cho 26 bệnh nhân cần<br />
được nuôi ăn qua đường ruột do mất khả năng<br />
nhai nuốt: 5 bệnh nhân Xơ cứng cột bên teo cơ,<br />
19 bệnh nhân Di chứng nhồi máu não, 1 bệnh<br />
nhân Teo trám não, 1 bệnh nhân Parkinson.<br />
Chúng tôi dùng dụng cụ MDDRDQNS 24 –<br />
S và áp dụng kỹ thuật kéo của Pondy –<br />
Gauderer cho tất cả các trường hợp(1). Tất cả<br />
bệnh nhân nằm ngửa và được soi thực quản dạ<br />
dày tá tràng để phát hiện các bất thường. Sau đó<br />
dạ dày được bơm hơi căng để cho thành trước<br />
dạ dày áp sát thành bụng. Xác định vị trí mặt<br />
trước thân vị trên da qua ánh đèn nội soi được<br />
nhìn rõ qua thành bụng(2), vị trí này thường<br />
tương ứng với ¼ bụng trên trái, khoảng 3 cm<br />
dưới bờ sườn trái. Khi xác định được vị trí thích<br />
hợp, đánh dấu và sát khuẩn. Gây tê với 5 ml<br />
Lidocaine 1% da thành bụng, mô dưới da và lớp<br />
cơ. Trong quá trình gây tê, kim có thể đưa càng<br />
vào sâu trong dạ dày càng tốt, nhờ đó một lần<br />
nữa vị trí và hướng chọc được xác định. Rạch da<br />
0,5 – 1 cm, sau đó đưa kim luồn qua thành bụng<br />
vào dạ dày. Khi nhìn thấy phần catheter bên<br />
ngoài và cả kim qua nội soi thì rút kim. Chú ý<br />
bịt lỗ ngoài của catheter trong suốt các bước sau<br />
đó để tránh làm xẹp dạ dày. Qua catheter, luồn 1<br />
sợi chỉ prolene vào dạ dày. Người nội soi kẹp<br />
sợi chỉ bằng thòng lọng, rồi kéo sợi chỉ đồng<br />
thời với dây soi ra ngoài qua miệng. Sau đó ống<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thông được đính chặt vào đầu này sợi prolene.<br />
Kéo nhẹ nhàng đầu kia của sợi prolene, ống<br />
thông sẽ trượt qua miệng, thực quản, dạ dày và<br />
qua vách dạ dày. Catheter sẽ được rút ra cùng<br />
trong quá trình kéo này. Khi kéo căng ống<br />
thông, thành trước của dạ dày sẽ ép sát vào<br />
thành bụng nhờ có một đĩa chặn đầu trong ống<br />
thông. Soi dạ dày kiểm tra đầu trong ống thông<br />
có sát vào niêm mạc dạ dày và có chảy máu<br />
không. Cuối cùng ống thông được cố định phía<br />
ngoài cũng bằng một đĩa, kéo đĩa sát da, không<br />
quá chặt. Nếu không có biến chứng, có thể bắt<br />
đầu bơm sữa qua ống thông 8 giờ sau.<br />
Ghi nhận những khó khăn trong khi thực<br />
hiện, vị trí đặt ống thông, thời gian thực hiện,<br />
thời gian hồi phục, biến chứng sớm sau thủ<br />
thuật.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian trên, chúng tôi đã thực hiện<br />
MDDRDQNS kiểu kéo cho 26 bệnh nhân (12<br />
nam, 14 nữ), tuổi trung bình 60 ± 10, tất cả<br />
không có tiền căn phẫu thuật vùng bụng.<br />
Thời gian thực hiện MDDRDQNS trung<br />
bình 15 phút ± 7, không có chảy máu trong và<br />
sau thủ thuật, không có nhiễm trùng chân ống<br />
thông. Tái khám sau MDDRDQNS 1 tháng, 5<br />
tháng, không có trường hợp nào xảy ra biến<br />
chứng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
MDDRDQNS là một phương pháp giúp đặt<br />
ống thông vào dạ dày xuyên da mà không cần<br />
phẫu thuật. Chủ yếu có hai kỹ thuật được áp<br />
dụng: kỹ thuật kéo của Ponsky - Gauderer và kỹ<br />
thuật đẩy của Russell. Trong kỹ thuật kéo, ống<br />
thông được kéo qua miệng, thực quản, xuyên<br />
thành dạ dày ra da, ngược lại trong kỹ thuật<br />
đẩy, ống thông được đặt từ ngoài da xuyên qua<br />
thành dạ dày. Nhiều nghiên cứu cho thấy không<br />
có khác biệt đáng kể về tỉ lệ tử vong và biến<br />
chứng của 2 kỹ thuật này, trong đó tỉ lệ tử vong<br />
1-3% và tỉ lệ biến chứng 10-40%. Cả hai phương<br />
pháp đều có các ưu và khuyết điểm riêng(3). Khi<br />
rút bỏ ống thông, đầu ống thông MDDRDQNS<br />
<br />
37<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
kiểu kéo bị cắt bỏ có thể làm tắc ruột trong khi<br />
đó chỉ cần xả khí bong bóng đầu ống thông<br />
MDDRDQNS kiểu đẩy là có thể rút bỏ ống<br />
thông dễ dàng(7). Phương pháp kéo có thể gây<br />
hiện tượng gieo rắc tế bào ác tính hay vi trùng<br />
dọc theo đường dạ dày - da do phải kéo ống<br />
<br />
thông qua vùng hầu họng và thực quản gây<br />
nhiễm trùng hay di căn vết rạch da. Trong<br />
trường hợp hẹp thực quản do hóa chất hoặc ung<br />
thư, phương pháp đẩy giúp thực hiện thành<br />
công cao hơn phương pháp kéo.<br />
<br />
Hình 1: Chọn vị trí chọc kim dưới quan sát nội soi dạ dày. Hình 2: Chọc kim qua da xuyên thành dạ dày.<br />
Cả hai phương pháp đều có các chống chỉ<br />
định tương đối là tăng áp cửa, do tuần hoàn<br />
bàng hệ ở da, báng bụng hay thẩm phân phúc<br />
mạc, các rối loạn đông máu hay đang điều trị<br />
kháng đông có tiền căn phẫu thuật dạ dày,<br />
không thể nhìn thấy ánh đèn nội soi qua thành<br />
bụng. Nếu không thấy ánh đèn qua thành bụng,<br />
nguy cơ có biến chứng khi đưa mù ống thông<br />
qua da rất cao, do đó cần quan sát dưới siêu âm<br />
để xác định vị trí chọc.<br />
MDDRDQNS có thể được thực hiện trong<br />
phòng nội soi hay tại giường bệnh tại khoa săn<br />
sóc đặc biệt và được thực hiện bởi hai người: 1<br />
người điều khiển máy soi và 1 người thực hiện<br />
động tác chọc qua da xuyên thành dạ dày.<br />
<br />
Hình 3: Ống thông được kéo qua miệng, thực quản,<br />
xuyên thành dạ dày ra da.<br />
<br />
Hình 4: Cắt ngắn ống thông sau khi thực hiện xong<br />
MDDRDQNS kiểu kéo.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian<br />
thực hiện MDDRDQNS ngắn, 15 phút ± 7,<br />
<br />
38<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
không có chảy máu trong và sau thủ thuật,<br />
không có nhiễm trùng chân ống thông, tái khám<br />
không có biến chứng sớm nào xảy ra. Do các<br />
bệnh nhân cần nuôi ăn qua ống thường gầy yếu,<br />
do kém dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên rất<br />
dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Biến chứng<br />
nhiễm trùng trong tháng đầu là 10-40% nhưng<br />
có thể giảm thấp khi dùng kháng sinh, trong<br />
nghiên cứu chúng tôi chưa gặp nhiễm trùng vết<br />
rạch da do đã dùng kháng sinh điều trị ngay từ<br />
đầu(6), tác giả Lee ghi nhận có 7% bệnh nhân sau<br />
MDDRDQNS kiểu kéo bị nhiễm trùng ngay vết<br />
rạch da(4,5).Trong y văn thế giới, đa số nhiễm<br />
trùng ở vết rạch da, rất hiếm khi gây viêm phúc<br />
mạc. Đa số các trường hợp rỉ dịch quanh lỗ mở<br />
dạ dày không quan trọng, nếu gây viêm da<br />
quanh chân ống thông nhiều, cần thay ống<br />
thông có đường kính lớn hơn. Ngoài ra có thể<br />
xảy ra tụt ống thông 1-4% do bệnh nhân giựt<br />
mạnh ống thông… Nếu ống thông bị tụt ra, phải<br />
nhanh chóng đặt lại ống thông mới, loại có nút<br />
hay ống Foley và khi đặt lại phải cẩn thận tránh<br />
làm thủng rách đường hầm. Tắc ống thông đa<br />
số trường hợp là do cặn lắng thức ăn hoặc thuốc<br />
hay do tụt đầu trong ống thông vào lớp dưới<br />
niêm mạc. Nếu tiếp tục nuôi ăn bằng ống trong<br />
trường hợp tụt ống thông vào lớp dưới niêm<br />
mạc, có thể gây viêm phúc mạc do phá hủy<br />
đường hầm. Do đó cần dặn dò, hướng dẫn thân<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhân bệnh nhân về cách chăm sóc và nuôi ăn<br />
qua ống thông. Cần nội soi kiểm tra nếu không<br />
thể làm thông ống bằng cách bơm nước.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
MDDRDQNS là một phương pháp an toàn,<br />
hiệu quả với nhiều ưu điểm như không cần gây<br />
mê, thực hiện nhanh và là một kỹ thuật ít xâm<br />
hại cho bệnh nhân mất khả năng nhai nuốt tạm<br />
thời hoặc vĩnh viễn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Akkersdijk WL (1995). Percutaneous endoscopic gastrostomy:<br />
comparison of push and pull methods and evaluation of<br />
antibiotic prophylaxis. Endoscopy. 27: 313-16.<br />
Anis MK, Abid S, Jafri W, et al. (2006). Acceptability and<br />
outcomes of the percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG)<br />
tube placement- patients ‘and care ivers’ perspectives. BMC<br />
Gastroenterology 6: 37-41.<br />
Gauderer MWL., PonskN JL., Izant RJJ (1980). Gastrostorny<br />
without laparotomy: a percutaneous endoscopic technique. I<br />
Pediatria Surg 15: 971-75.<br />
Lee TH, Shih LN, Lin JT (2007). Clinical experience of<br />
percutaneous endoscopic gastrostomy in Taiwanese patients-310<br />
cases in 8 years. J Formos Med Assoc 106 (8): 685-89.<br />
Ljungdahl M, Sundbom M (2006). Complication rate lower after<br />
percutaneous endoscopic gastrostomy than after surgical<br />
gastrostomy: a prospective, randomized trial. Sur Endosc 20:<br />
1248-51.<br />
Lynch CR, Fang JC (2004). Prevention and management of<br />
complications of percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG)<br />
tubes. Practical Gastroenterology 22: 66-76.<br />
Miller RE, Winkler WP, Kotler OP (1988). The. Russell<br />
percutaneous endoscopic gastrostamy, key technical steps.<br />
Gastrointest Endosc 34: 339-42.<br />
<br />
39<br />
<br />