Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ, BIẾN CHỨNG KỶ THUẬT TRONG VÀ SAU MỔ MỞ<br />
ĐẶT ỐNG THÔNG TENCHKHOFF THẨM PHÂN PHÚC MẠC<br />
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT<br />
Bùi Văn Thủy*, Nguyễn Bách*, Đỗ Kim Quế*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật, tìm hiểu các biến chứng trong, sau mổ và trong quá trình sử dụng<br />
ống thông Tenchkhoff làm thẩm phân phúc mạc.<br />
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân: Từ 7/2003 đến 11/2014 có 82 BN được phẫu thuật<br />
đặt ống thông Tenchkhoff, trong đó có 69 BN được BS Thận học tại Khoa Thận – Lọc máu Bệnh Viện Thống Nhất<br />
tự thực hiện đặt catheter TPPM bằng kỷ thuật mổ mở được đưa vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn bệnh: (1).<br />
STM giai đoạn cuối cần điều trị bằng kỷ thuật lọc màng bụng; (2). Được chính tay BS thận học phẫu thuật đặt<br />
ống thông Tenchkhoff; (3). Theo dõi tại BV Thống Nhất sau mổ ≥ 1 tháng. Riêng đối với mục tiêu theo dõi biến<br />
chứng kỷ thuật trong quá trình sử dụng thì BN phải được theo dõi ≥ 3 tháng; (4). Đầy đủ dữ liệu nghiên cứu theo<br />
mẫu bệnh án nghiên cứu đề ra. Tiêu chuẩn loại trừ: (1). Đặt catheter từ BV khác; (2) Đặt ống thông Tenchkhoff<br />
theo phương pháp mổ nội soi. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả loạt ca lâm sàng và theo dõi dọc.<br />
Phương pháp mổ đặt catheter ổ bụng: mổ mở thực hiện tại phòng mổ sạch. Phương pháp vô cảm: gây tê tại chỗ.<br />
Xử lý số liệu: Dựa theo các thuật toán thống kê y học và dùng máy vi tính với phần mềm SPSS 13.0.<br />
Kết quả: Tuổi bắt đầu TPPM: 68,59±12,28 (34-92). Các nguyên nhân chính gây suy thận mạn là đái tháo<br />
đường (37,7%), tăng huyết áp (31,9%) và viêm cầu thận mạn (8,7%). Có bệnh lý khác kèm theo 59,4%. Lọc máu<br />
cấp cứu trước đó 84,1%. Chỉ định thẩm phân phúc mạc: nguyện vọng BN (56,5%), kiệt các mạch máu ngoại biên<br />
để mổ AVF/AVG (21,7%) và bệnh lý tim mạch nặng (21,7%). Tỷ lệ có biến chứng trong và sau mổ mở đặt ống<br />
thông Tenchkhoff do bác sĩ Thận thực hiện là 11,59%. Các loại biến chứng gồm có dịch không ra được do catheter<br />
đặt không đúng vị trí (2,9%), viêm phúc mạc sau mổ (1,45%), nhiễm trùng chân catheter, vết mổ (1,45%), rách<br />
phúc mạc tại vị trí vào khoang phúc mạc (4,35%), thòi ruột, mạc nối ra ngoài không kiểm soát được cần hổ trợ BS<br />
ngoại khoa (1,45%). Không ghi nhận các biến chứng khác như thủng các tạng trong ổ bụng, chảy máu không cầm<br />
được trong lúc mổ, rò dịch ổ bụng, chảy máu ổ bụng mức độ nặng sau mổ. Thời gian mổ trung bình: 75 phút (60-<br />
120 phút). Các biến chứng trong quá trình sử dụng catheter ổ bụng: catheter bị mạc nối bám phải phẫu thuật cắt<br />
mạc nối (7,25%), catheter sai vị trí phải mổ lại (2,89%), thoát vị bẹn, rốn (2,89%). Không ghi nhận ca nào có rò<br />
dịch ổ bụng..<br />
Kết luận: Qua tổng kết 69 BN STMGĐC được BS thận học phẫu thuật đặt catheter ổ bụng làm TPPM<br />
trong khoảng thời gian 2005 - 2014, chúng tôi rút ra được kết luận: Phẫu thuật đặt catheter ổ bụng tại Bệnh viện<br />
Thống Nhất đạt tỷ lệ thành công ca mổ cao, an toàn, các biến chứng trong, sau mổ xảy ra với tỷ lệ thấp và ở mức<br />
độ nhẹ.<br />
Từ khóa: thẩm phân phúc mạc, ống thông Tenchkhoff, suy thận mạn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Khoa Thận- Lọc máu, Bệnh Viện Thống Nhất, TP HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Bách ĐT: 0918209808 Email: nguyenbach69@gmail.com<br />
<br />
104 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
OUTCOMES, PROCEDURAL COMPLICATIONS OF OPEN SURGERY<br />
OF TENCHKHOFF CATHETER INSERTION IN THONG NHAT HOSPITAL<br />
Bui Van Thuy, Nguyen Bach, Do Kim Que<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 104 - 111<br />
<br />
Objectives: evaluate primary results and investigate procedural complications of open surgery of Tenchkhoff<br />
catheter insertion in Thong Nhat Hospital.<br />
Patients and methods: Patients: 69 patients with end stage renal diseases (ESRD) inserted Tenchkhoff<br />
catheter for CAPD by nephrologist were included from 7/2003 to 11/2014 in department of Nephrology and<br />
Dialysis. Inclusion criteria: (1) ESRD treated by CAPD, (2) Tenchkhoff catheters inserted by nephrologists, (3)<br />
Followed up in Thong Nhat hosppital ≥ 1 month, (4). Fullfilled data. Exclusion criteria: (1). Tenchkhoff catheter<br />
for CAPD inserted by surgions; (2). Tenchkhoff catheter implanted by laparoscopy. Methods: prospective,<br />
observational study and case series. Open surgery of Tenchkhoff catheter insertion under local anesthesia. Data<br />
analysis: SPSS 10.0 was used for analysis.<br />
Results: Age at the initiation of CAPD was 68.59±12.28 (34-92). Primary causes of end-stage renal disease<br />
were diabetes (37.7%), hypertension (31.9%) and chronic glomerulonephritis (8.7%). Percentage of the patients<br />
with coexisting conditions was 59.4%. Percentage of the patients indicated acute hemodialysis before initiating<br />
CAPD program 84.1%. Indications of CAPD were patient’choice (56.5%), exhauted vascular access for operation<br />
of artery-venous fistular or artery-venous graft (21.7%) and severe coronary diseases (21.7%). Incidence of<br />
procedural complications during and after Tenchkhoff catheter insertion by interventional nephrologists were<br />
11.59%. These complications were poor initial drainage of dialysate due to improper catheter location (2.9%),<br />
peritonitis after operation (1.45%), exit infection (1,45%), peritoneal perforation at the site of operation (4.35%).<br />
Other complications such as bowel perforation, serious hemorrage, dialysate exit-site leakage were not recorded.<br />
The mean duration of the procedure was 75 minutes (60-120). Complications occurred in using catheter were<br />
omentum wrap that was reoperated (7.25%), catheter tip migration that was reoperated (2.89%), hernia<br />
(2,89%).<br />
Conclusions: This study demonstrated that Tenchkhoff catheters can be implated safely by interventional<br />
nephrologists with high success rate. Complication rate occurred during and after operation was low and mild<br />
degree.<br />
Keywords: continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD), chronic renal failure, Tenchkhoff catheter<br />
implantation.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ cạnh thuận lợi về mặt an toàn trong quá trình<br />
phẫu thuật, các bác sĩ chuyên khoa Thận học<br />
Thông thường phẫu thuật đặt ống thông nhận thấy có “bất tiện” là không chủ động thực<br />
Tenchkhoff để làm thẩm phân phúc mạc (TPPM) hiện kỷ thuật được, lịch mổ thường không chủ<br />
điều trị bệnh suy thận mạn (STM) do các bác sĩ động được và thay đổi phẫu thuật viên ảnh<br />
ngoại khoa thực hiện. Theo số liệu tổng kết phẫu<br />
hưởng đến vị trí catheter sau mổ…Tất cả những<br />
thuật đặt ống thông Tenchkhoff năm 2007 tại điểm này góp phần làm cho kỷ thuật TPPM gặp<br />
Hoa Kỳ, chỉ có 2,8% catheter màng bụng được một số khó khăn. Chính vì vậy, có một khuynh<br />
đặt là do các BS Thận học thực hiện, BS ngoại<br />
hướng khác ra đời từ những năm 2000 là đào tạo<br />
tổng quát là chủ yếu 68,4%, BS phẫu thuật mạch bác sĩ (BS) thận học làm can thiệp đặt được ống<br />
máu 16,4%, BS chẩn đoán hình ảnh 7,1%(2). Bên thông Tenchkhoff để làm TPPM. Lợi ích của BS<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 105<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
thận học mổ đặt ống thông Tenchkhoff là chủ giá kết quả bước đầu phẫu thuật, tìm hiểu các<br />
động lịch mổ, không phụ thuộc chương trình mổ biến chứng trong, sau mổ và trong quá trình sử<br />
của BS ngoại khoa, không bị hoãn mổ, không bị dụng ống thông Tenchkhoff làm thẩm phân<br />
thay đổi phẫu thuật viên (yếu tố này làm xảy ra phúc mạc.<br />
di lệch catheter sau mổ) và phẫu thuật viên chưa BỆNHNHÂNPHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
hiểu hết ý của BS thận cần đạt được khi đặt 1<br />
ống thông Tenchkhoff để thực hiện chương trình Bệnh nhân<br />
TPPM dài ngày. Tuy vậy thực tế cho thấy có Từ 7/2003 đến 11/2014 có 82 BN được phẫu<br />
nhiều lý do làm cho ít có BS thận học tự thực thuật đặt ống thông Tenchkhoff, trong đó có 69<br />
hiện đặt ống thông Tenchkhoff như chưa có BN được BS Thận học tại Khoa Thận – Lọc máu<br />
chương trình đào tạo, chính sách của Khoa Bệnh Viện Thống Nhất tự thực hiện đặt catheter<br />
Thận- Bệnh viện và không đủ BS thận học được TPPM bằng kỷ thuật mổ mở được đưa vào<br />
đào tạo để thực hiện kỷ thuật này. nghiên cứu<br />
Có 4 kỷ thuật đặt catheter làm TPPM: phẫu Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
thuật mổ mở (open laparotomy), kỷ thuật (1). STM giai đoạn cuối cần điều trị bằng kỷ<br />
Seldinger, peritoneoscopy và phẫu thuật nội soi. thuật lọc màng bụng; (2). Được chính tay BS thận<br />
Catheter Tenchkhoff dạng cổ cò được đặt vào học phẫu thuật đặt ống thông Tenchkhoff; (3).<br />
khoang phúc mạc. Tạo một đường hầm chôn Theo dõi tại BV Thống Nhất sau mổ ≥ 1 tháng.<br />
cuff ngoài dưới da và cuff trong ngoài phúc mạc. Riêng đối với mục tiêu theo dõi biến chứng kỷ<br />
Tác dụng của cuff là để cố định catheter và ngăn thuật trong quá trình sử dụng thì BN phải được<br />
ngừa nhiễm trùng từ ngoài vào. Phẫu thuật được theo dõi ≥ 3 tháng; (4). Đầy đủ dữ liệu nghiên<br />
tiến hành tại phòng mổ đảm bảo vô trùng, gây tê cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu đề ra<br />
tại chỗ. Các nghiên cứu trước đây cho thấy kết<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
quả đặt ống thông Tenchkhoff có độ an toàn cao,<br />
ít có biến chứng sớm sau phẫu thuật như thủng (1). Đặt catheter từ BV khác; (2) Đặt ống<br />
nội tạng (0,8-1,4%), di lệch catheter, rò dịch, thoát thông Tenchkhoff theo phương pháp mổ nội soi.<br />
vị, viêm phúc mạc và nhiễm trùng lối ra. Phương pháp nghiên cứu<br />
Thường gặp biến chứng chảy máu trong ổ bụng Tiến cứu, mô tả loạt ca lâm sàng và theo dõi dọc.<br />
sau phẫu thuật và tự giới hạn sau 1-3 ngày, biến Chỉ định TPPM: STM giai đoạn 4-5 có chỉ<br />
chứng di lệch catheter sớm sau mổ ít gặp(6). định điều trị thay thế thận không có chống chỉ<br />
Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối bằng định TPPM, kiệt các mạch máu ngoại biên để mổ<br />
TPPM đã được áp dụng tại Khoa Thận, bệnh AVF/AVG, bệnh lý tim mạch nặng và có nguyện<br />
viện Thống Nhất từ năm 2002 cho đến nay cho vọng làm TPPM để điều trị STM . Chống chỉ<br />
kết quả tốt, đặc biệt những trường hợp kiệt các định TPPM: phẫu thuật lớn ổ bụng, màng bụng<br />
mạch máu ngoại biên không thể mổ cầu nối mất chức năng, dính ruột, thoát vị ổ bụng không<br />
được, tim mạch nặng và rất thuận lợi cho những thể kiểm soát được, không thể tự thay dịch và<br />
bệnh nhân (BN) ở xa trung tâm lọc máu. Tại không có người hổ trợ, béo phì nặng, bệnh lý<br />
Khoa Thận- Lọc máu, BV Thống Nhất chúng tôi đường ruột, nhiễm trùng ở da vùng bụng(5)…<br />
chủ trương đào tạo 1 ekip Bác sĩ Thận học tự Phương pháp mổ đặt catheter ổ bụng: mổ<br />
thực hiện phẫu thuật đặt ống thông Tenchkhoff. mở thực hiện tại phòng mổ sạch.<br />
Từ năm 2003 đến 2014 chúng tôi đã tự phẫu<br />
Phương pháp vô cảm: gây tê tại chỗ.<br />
thuật đặt 69 ống thông Tenchkhoff. Nghiên cứu<br />
này nhằm tổng kết kinh nghiệm thực tiễn tại một Chuẩn bị trước mổ: vệ sinh vùng bụng: tắm,<br />
trung tâm trong thời gian qua với mục tiêu đánh vệ sinh cơ thể bằng xà phòng vùng bụng, cao<br />
<br />
<br />
106 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lông vùng bẹn-bụng. Tất cả các BN được cho Thời gian phẫu thuật: được tính từ khi rạch<br />
kháng sinh dự phòng 1 giờ trước mổ đường tĩnh da đến lúc kết thúc phẫu thuật.<br />
mạch. Đặt sond tiểu. Phẫu thuật này không cắt mạc nối thường<br />
Quy trình mổ: quy trong lúc mổ.<br />
Sử dụng catheter Swan – Neck có hai cuff, Sau phẫu thuật đặt catheter, BN được chụp<br />
đầu cong. X-quang bụng để kiểm tra vị trí đầu catheter,<br />
Xác định vị trí đầu catheter, cuff trong, đường đi của catheter<br />
đường hầm catheter, cuff ngoài và vị trí lối ra Các biến chứng ngay trong và ngay sau phẫu<br />
của catheter trên thành bụng trước phẫu thuật thuật đặt catheter ổ bụng TPPM: khảo sát các<br />
(hình vẽ). biến chứng thủng nội tạng, chảy máu ổ bụng do<br />
cầm máu trong lúc mổ không tốt, rách phúc mạc<br />
không khâu được, rò dịch, thoát vị, viêm phúc<br />
mạc, nhiễm trùng chân catheter, chảy máu trong<br />
ổ bụng, dịch vào ra không tốt do di lệch catheter.<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật: ca mổ được xác<br />
định là thành công nếu đặt được catheter ổ bụng<br />
ngay lần phẫu thuật đầu tiên, lượng dịch vào-ra<br />
tốt và không có các biến chứng trong mổ và ngay<br />
sau mổ.<br />
Đánh giá catheter trong quá trình sử dụng:<br />
catheter sai vị trí và catheter bị mạc nối bám phải<br />
Gây tê tại chổ bằng lidocaine 2%, rạch da và<br />
mổ cắt mạc nối, rò dịch ổ bụng, thoát vị bẹn, rốn.<br />
tổ chức dưới da một đoạn dài 3-4cm ở đường<br />
dọc bên trái ngang vị trí cuff trong. Cắt lớp cân Xử lý số liệu<br />
trước bao cơ thẳng bụng, tách bó cơ thẳng bụng Dựa theo các thuật toán thống kê y học và<br />
để thấy phúc mạc. Cắt lớp cân sau bao cơ thẳng dùng máy vi tính với phần mềm SPSS 13.0.<br />
bụng bộc lộ mạc ngang và phúc mạc. Mở phúc KẾT QUẢ<br />
mạc một lỗ đường kính khoảng 0,5-1 cm.<br />
Bảng 1: Một số đặc điểm bệnh nhân trong nghiên<br />
Luồn catheter vào nòng sắt, đặt đầu nòng sắt<br />
cứu (n=69)<br />
qua lỗ phúc mạc vào khoang màng bụng, luồn<br />
Đặc điểm Trị số<br />
nòng sắt hướng vào túi cùng Dauglas. Khi đầu Tuổi<br />
nòng sắt vào tới túi cùng Dauglas. Rút nòng sắt - Trung bình (X±SD) 68,59±12,28<br />
ra khỏi catheter, khâu mũi túi lỗ vào phúc mạc - Tuổi thấp nhất – cao nhất (34-92)<br />
- ≥ 60 tuổi, n (%)<br />
bằng chỉ Chromic, chôn cuff trong của catheter<br />
giữa lớp cơ thẳng bụng, khâu cân cơ thẳng bụng. 56(81,2)<br />
Giới nam, n (%) 31(44,9)<br />
Tạo đường hầm catheter dưới da, cuff ngoài nằm<br />
Nguyên nhân suy thận mạn, n (%)<br />
dưới da cách lối ra catheter 2 cm. Sau mỗi giai Đái tháo đường 26(37,7)<br />
đoạn như khâu lỗ vào phúc mạc, làm đường Tăng huyết áp 22(31,9)<br />
hầm catheter đều được thử lưu lượng dịch vào Viêm cầu thận mạn 6(8,7)<br />
ra với thể tích từ 200 ml Dieneal 1,5% để đánh Khác 15(21,7)<br />
Bệnh kèm nội khoa khác, n(%) 41(59,4)<br />
giá lưu lượng dịch vào ra qua catheter xem đã<br />
Lọc máu cấp cứu trước đó, n(%) 58(84,1)<br />
đạt chưa. Thời gian mổ trung bình 75 phút (60-120 phút)<br />
Bảng 2: Chỉ định thẩm phân phúc mạc (n=69)<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 107<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Chỉ định thẩm phân phúc mạc Số BN Tỷ lệ % Phương pháp mổ mở này chỉ cần gây tê tại chỗ,<br />
Kiệt các mạch máu ngoại biên để 15 21,7 an toàn hơn. Gây mê toàn thân có nhiều nguy cơ<br />
mổ AVF/AVG<br />
Bệnh lý tim mạch nặng 15 21,7 ở BN lớn tuổi, có bệnh lý tim mạch kèm theo.<br />
Nguyện vọng BN 39 56,5 Kết quả nghiên cứu này cho thấy phẫu thuật đặt<br />
Bảng 3: Các biến chứng kỷ thuật ngay trong và sau catheter ổ bụng do BS Thận thực hiện các tai biến<br />
mổ đặt ống thông Tenchkhoff (n=69) trong phẫu thuật chỉ chiếm tỷ lệ thấp (bảng 3).<br />
Biến chứng ngay trong mổ Số BN Tỷ lệ % Các tai biến này nhẹ, khắc phục được dễ dàng.<br />
Thủng các tạng trong ổ bụng 0 0 Các biến chứng sớm sau mổ gồm biến chứng<br />
Chảy máu không cầm được trong 0 0 viêm phúc mạc, nhiễm trùng vết mổ và catheter<br />
lúc mổ<br />
đặt sai vị trí cần phải mổ lại (bảng 3). Các biến<br />
Dịch không ra được do catheter đặt 2 2,9<br />
không đúng vị trí chứng thường gặp trong quá trình sử dụng gồm<br />
Viêm phúc mạc sau mổ 1 1,45 di lệch catheter (2,89%) và catheter bị mạc nối<br />
Nhiễm trùng chân catheter, vết mổ 1 1,45 bám phải phẫu thuật cắt mạc nối (7,25%) (bảng<br />
Rách phúc mạc tại vị trí vào khoang 3 4,35 4).<br />
phúc mạc<br />
Thòi ruột, mạc nối ra ngoài không 1 1,45 Về tai biến trong phẫu thuật: 2 biến chứng<br />
kiểm soát được cần hổ trợ BS ngoại nguy hiểm nhất có thể xảy ra trong mổ là thủng<br />
khoa<br />
Rò dịch ổ bụng 0 0 nội tạng và không cầm máu được. Các biến<br />
Chảy máu ổ bụng mức độ nặng sau 0 0 chứng này rất được quan tâm nhất là khi người<br />
mổ làm thủ thuật là BS nội khoa, không phải là nhà<br />
88.41 ngoại khoa thực thụ. Kết quả ở bảng 3 cho thấy<br />
100<br />
80<br />
phẫu thuật viên là BS nội khoa đã kiểm soát tốt<br />
60 được cuộc mổ. Không có BN nào bị thủng các<br />
40 11.59<br />
20<br />
nội tạng và không cầm được máu trong số 69 BN<br />
0 được phẫu thuật. Trong mổ chúng tôi có ghi<br />
Không Có<br />
nhận có 03 BN bị rách phúc mạc tại vị trí vào<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ có biến chứng sau mổ mở đặt ống khoang phúc mạc và được xử trí bằng cách khâu<br />
thông Tenchkhoff do bác sĩ Thận thực hiện lại đoạn phúc mạc rách dễ dàng và sau đặt<br />
catheter thử dịch không thấy rò rỉ dịch. Tỷ lệ<br />
Bảng 4: Biến chứng trong quá trình sử dụng catheter<br />
biến chứng trong phẫu thuật của chúng tôi<br />
ổ bụng (n=69)<br />
tương tự tác giả Al-Hwiesh AK tại Saudi Arabia,<br />
Biến chứng trong quá trình sử Số BN Tỷ Lệ %<br />
dụng catheter luồn catheter dưới da do BS Thận học thực hiện<br />
Catheter bị mạc nối bám phải phẫu 5 7,25 cũng không ghi nhận có biến chứng thủng ruột<br />
thuật cắt mạc nối hoặc chảy máu nặng(1). Theo y văn, tỷ lệ biến<br />
Catheter sai vị trí phải mổ lại 2 2,89<br />
chứng thủng nội tạng 0,8-1,4% tùy theo kỷ thuật<br />
Thoát vị bẹn, rốn 2 2,89<br />
Rò dịch ổ bụng 0 0 mổ(6). Fahim Zaman báo cáo thủng nội tạng do<br />
BS nội khoa thực hiện gặp 0,8% trong số 750 ca<br />
BÀN LUẬN<br />
đối với kỷ thuật peritoneoscopic(4). Maya báo cáo<br />
Có nhiều phương pháp đặt catheter như gặp 1 trường hợp thủng ruột trong số 32 ca đặt<br />
phẫu thuật mở, nội soi ổ bụng (laparoscopic, catheter ổ bụng do BS thận thực hiện. Có 2 báo<br />
peritoneoscopic, fluoroscopy-assissted method), cáo không có biến chứng này khi sử dụng kỷ<br />
đặt mù (blind method)(4). Chúng tôi chọn kỷ thuật đặt catheter ổ bụng với sự hổ trợ màng<br />
thuật mổ mở thuận lợi, phù hợp đối với BN lớn huỳnh quang (fluroscopy-assissted placement)(4).<br />
tuổi với tuổi trung bình là 68,59±12,28 (34-92) và Ngoài ra, trong loạt ca chúng tôi phẫu thuật đặt<br />
mắc nhiều bệnh lý tim mạch nặng (bảng 1). catheter ổ bụng, có 01 trường hợp bị thòi mạc nối<br />
<br />
<br />
108 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lớn ra ngoài không kiểm soát được cần phải có ống thông Tenchkhoff chiếm tỷ lệ khá cao<br />
hổ trợ của BS ngoại khoa. Đây là biến chứng (12,5%)(9). Sự khác biệt này có lẽ do mẫu nghiên<br />
trong thời gian mới bắt đầu triển khai kỹ thuật, cứu chúng tôi còn nhỏ. Biến chứng thứ 2 là<br />
có lẽ có liên quan đến vấn đề giảm đau và giãn nhiễm trùng. Trong loạt ca của chúng tôi có 01<br />
cơ trong khi mổ. Trường hợp này chúng tôi đã trường hợp (1,45%) viêm phúc mạc sau mổ, diễn<br />
hội chẩn với BS ngoại khoa và BN được cắt bỏ biến nặng do khâu chuẩn bị trước mổ chưa tốt,<br />
bớt mạc nối lớn, sau đó đặt ống thông BN già yếu và chưa kiểm soát tốt nhiễm trùng<br />
Tenchkhoff thành công. Chúng tôi không ghi trước mổ và 01 BN nhiễm trùng vết mổ (1,45%)<br />
nhận BN nào có tình trạng rò dịch ổ bụng sau có lẽ liên quan đến khâu vô trùng trong mổ. Tình<br />
mổ. Theo tác giả Trần Vinh rò dịch sau mổ chiếm trạng nhiễm trùng của BN ở mức độ nhẹ chỉ cần<br />
1,3%(9) và tác giả Trần Ngọc Sinh phẫu thuật nội kháng sinh toàn thân và tại chổ. Tác giả Trương<br />
soi ổ bụng tối thiểu đặt thông Tenchkhoff cho Hoàng Minh và cộng sự báo cáo biến chứng<br />
124 BN ghi nhận biến chứng rò dịch chiếm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ không cắt mạc nối một cách<br />
2,4%(8). Để hạn chế biến chứng rò dịch sau mổ thường quy chiếm 2,4%(10). Trong khi đó, nghiên<br />
chúng tôi có chủ trương không sử dụng TPPM cứu của Trần Vinh ghi nhận kỷ thuật mổ mở<br />
sớm, chờ đủ 02 tuần. Trường hợp suy thận nặng không cắt mạc nối trên 150 BN ghi nhận tỷ lệ<br />
thì chạy thận nhân tạo. Khi cần súc rừa ổ bụng nhiễm trùng chân catheter khá cao 11,3%(9). Theo<br />
chúng tôi cũng chỉ đưa vào ổ bụng một lượng Phạm Văn Bùi tỷ lệ nhiễm trùng chân catheter<br />
dịch tối thiểu khoảng 0,5 lít. chiếm 2,1%(7). Tác giả Trần Ngọc Sinh và cộng sự<br />
Kết quả ở bảng 3 về biến chứng sớm sau mổ phẫu thuật nội soi ổ bụng tối thiểu đặt thông<br />
ghi nhận có 2 biến chứng gặp phải. Thứ nhất, Tenchkhoff cho 124 BN tuổi trung bình<br />
ống thông Tenchkhoff sai vị trí làm cho dịch vào 43,37±13,3 với phương pháp tê tại chỗ báo cáo<br />
ra không đạt yêu cầu (2,9%). Do kỷ thuật đặt biến chứng viêm phúc mạc sau mổ là 4,8%(8).<br />
“mù”, không có hỗ trợ màng huỳnh quang tăng Theo Al-Hwiesh AK biến chứng nhiễm trùng lối<br />
sáng nên khó xác định được vị trí catheter đã ra chiếm 5%(1). Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn<br />
nằm trong túi cùng Douglas hay chưa. Xác định giữa các trung tâm có lẽ liên quan đến điều kiện<br />
chính xác chỉ dựa vào kết quả chụp phim ổ bụng vô khuẩn phòng mổ, tần suất mổ và chuẩn bị<br />
sau mổ. Trong mổ chỉ đánh giá qua cảm giác chủ bệnh nhân trước mổ. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi<br />
quan của phẫu thuật viên khi chạm đến túi cùng, nhận có tình trạng chảy máu ổ bụng sau mổ, có<br />
cảm giác “thốn” của bệnh nhân khi đầu catheter 11 BN chiếm tỷ lệ 15,4%, thường gặp nhất là ở<br />
chạm vào cùng đồ và quan trọng nhất là kiểm tra các BN có chạy thận cấp cứu trước đó. Tình<br />
lưu lượng dịch vào ra ngay sau khi luồn catheter. trạng chảy máu này nhẹ, dịch ổ bụng có màu<br />
Tỷ lệ ống thông Tenchkhoff sai vị trí của chúng hồng, không có trường hợp nào phải mổ lại và<br />
tôi thấp hơn so với một số tác giả trong nước. phải truyền máu, thường tự cầm. Nguyên nhân<br />
Theo Trần Vinh, mổ mở đặt catheter không cắt có lẽ do bệnh lý nội khoa. Để phòng tắt catheter<br />
mạc nối cho 150 BN ghi nhận tỷ lệ lệch ống trong những trường hợp này cần súc rửa ổ bụng<br />
thông Tenchkhoff 5,3%(9). Theo Phạm Văn Bùi và thật tốt trong thời gian 07 ngày sau mổ.<br />
cộng sự tắc và lệch catheter 5/47 BN (4 do VPM Thời gian mổ của chúng tôi trung bình là 75<br />
và 1 do mạc nối bám)(7). Tỷ lệ tắt ống thông theo phút (60-120 phút), dài hơn so với BS ngoại khoa.<br />
tác giả Trần Ngọc Sinh và cộng sự báo cáo đặt Tác giả Trương Hoàng Minh và cộng sự, thời<br />
ống thông Tenchkhoff bằng phẫu thuật nội soi ổ gian mổ mở ở nhóm BN không cắt mạc nối là<br />
bụng tối thiểu là 4,8%(8). Nghiên cứu của Al- 57,64 phút (30-90 phút)(10). Trần Ngọc Sinh và<br />
Hwiesh AK ghi nhận lưu lượng dịch vào ra kém cộng sự thời gian mổ phẫu thuật nội soi ổ bụng<br />
không đạt yêu cầu trong vòng 4 tuần đầu sau đặt tối thiểu đặt thông Tenchkhoff trung bình là<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 109<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
52,1±13,69 phút(8). Theo tác giả Al-Hwiesh AK, chứng này ở mức độ nhẹ, khắc phục dễ dàng.<br />
thời gian từ lúc sát trùng da đến lúc kết thúc Kết quả bước đầu này góp phần khích lệ BS thận<br />
luồn catheter là 2,4±3 giờ(1). học tự thực hiện kỷ thuật đặt ống thông<br />
Như vậy tỷ lệ thành công phẫu thuật (không Tenchkhoff. Trên thế giới chủ trương BS nội<br />
có biến chứng nào trong và sớm sau mổ) trong khoa tự đặt ống thông Tenchkhoff làm TPPM<br />
loạt ca của chúng tôi đạt 88,41% (61/68 BN). Kết cũng mới xuất hiện trong thập niên qua nhưng<br />
quả này tương tự tác giả Trần Ngọc Sinh và cộng nhận được sự đồng thuận của các BS nội khoa và<br />
sự phẫu thuật nội soi ổ bụng tối thiểu đặt thông ngoại khoa. Thuật từ mới “bác sĩ thận học can<br />
Tenchkhoff cho 124 BN báo cáo tỷ lệ này thành thiệp” (interventional nephrologist) cũng xuất<br />
công đạt 88,7%(8). phát từ quan điểm mới này. Nghiên cứu so sánh<br />
đa trung tâm tại Brazil từ 4/2004 đến 10/2007, đặt<br />
Theo dõi liên tục các BN TPPM trong qúa<br />
catheter lần đầu cho 736 ca có tuổi trung bình<br />
trình sử dụng ống thông Tenchkhoff, chúng tôi<br />
59±16, 52% nữ. Theo dõi các biến chứng xảy ra<br />
ghi nhận có 3 biến chứng có thể gặp là tắt ống<br />
trong 3 tháng đầu. Kết quả không có sự khác biệt<br />
thông Tenchkhoff do mạc nối bám, ống thông<br />
về nguy cơ biến chứng cơ học và biến chứng<br />
Tenchkhoff sai vị trí không đáp ứng với điều trị<br />
nhiễm trùng giữa 2 nhóm BN được BS Thận và<br />
nội khoa và thoát vị (bảng 4). Do không thực<br />
BS ngoại khoa đặt catheter. Thời gian sống còn<br />
hiện cắt mạc nối thường quy trong mổ nên biến<br />
của catheter tương đương nhau giữa 2 nhóm (3).<br />
chứng thường gặp nhất trong quá trình sử dụng<br />
Theo chúng tôi, sự kết hợp, hỗ trợ giữa BS nội<br />
là tắt catheter do mạc nối bám quanh đầu<br />
khoa và ngoại khoa là yếu tố góp phần quan<br />
catheter, có 5 trường hợp (7,25%). Các trường<br />
trọng giúp cho sự thành công và an toàn của<br />
hợp này phải mổ lại bằng nội soi cắt mạc nối. Có<br />
phẫu thuật. Kinh nghiệm tại cơ sở của chúng tôi,<br />
2 trường hợp (2,9%) ống thông Tenchkhoff<br />
sau khi được huấn luyện kỷ thuật đặt catheter ổ<br />
không bị mạc nối bám nhưng bị đặt sai vị trí<br />
bụng, các BS nội khoa cần hoàn thiện quy trình<br />
không đáp ứng với điều trị nội khoa cần phải mổ<br />
mổ và kíp BS nội khoa thực hiện cùng với BS<br />
lại bằng nội soi cố định lại đầu catheter kết hợp<br />
ngoại khoa. Sau một số ca đầu tiên, BS nội khoa<br />
cắt mạc nối và treo cố định mạc nối lớn. Phẫu<br />
làm dưới hướng dẫn BS ngoại khoa và cuối cùng<br />
thuật đặt catheter kết hợp cắt mạc nối thường<br />
tự thực hiện độc lập. Tuy nhiên luôn có tham<br />
quy trong phẫu thuật còn bàn cãi, chưa thống<br />
vấn trực tiếp trong lúc mổ. Giai đoạn bắt đầu mổ<br />
nhất. Chúng tôi chỉ áp dụng cắt mạc nối khi BN<br />
BS nội khoa nên báo trước ca mổ cho phẫu thuật<br />
có mạc nối lớn ảnh hưởng đến hoạt động của<br />
viên để chủ động hổ trợ khi gặp tai biến trong<br />
catheter. Các trường hợp này sẽ được BS ngoại<br />
mổ, giữ mối liên hệ chặt chẽ với BS ngoại khoa<br />
khoa thực hiện bằng phẫu thuật nội soi sau đó.<br />
để nhận được hổ trợ khi cần thiết. Đến nay, BS<br />
Chúng tôi còn ghi nhận có 2 BN có biến chứng<br />
tại khoa Thận-Lọc máu, BV Thống Nhất đã đặt ><br />
thoát vị bẹn và rốn, đây là 2 trường hợp lớn tuổi<br />
100 ống thông Tenchkhoff làm TPPM, trong đó<br />
và thành bụng yếu tại vị trí rốn. Thăm khám<br />
BS nội khoa trực tiếp thực hiện là 69 ca. Số ca còn<br />
trước mổ không phát hiện được BN có biểu hiện<br />
lại là do BS ngoại khoa thực hiện trong đó có<br />
thoát vị. Biến chứng này chỉ xuất hiện khi cho<br />
phẫu thuật nội soi. Kể cả trong phẫu thuật nội<br />
dịch vào làm tăng áp lực ổ bụng. Các BN này<br />
soi, BS nội khoa cũng tham gia phụ mổ để học<br />
được BS ngoại khoa xử lý dễ dàng sau đó và BN<br />
tập kinh nghiệm thao tác kỷ thuật hoàn thiện kỷ<br />
vẫn tiếp tục làm TPPM.<br />
thuật ngoại khoa, trao đổi với BS ngoại khoa về ý<br />
Qua phân tích kết quả thu được từ nghiên<br />
định của mình trong thủ thuật như vị trí<br />
cứu này bước đầu cho thấy kỷ thuật mổ mở đặt<br />
catheter, đường hầm và kiểm tra lưu lượng dịch<br />
catheter ổ bụng do BS Thận thực hiện khá an<br />
vào-ra.<br />
toàn, tỷ lệ xảy ra biến chứng thấp và các biến<br />
<br />
<br />
110 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
6. Floege J, Feehally J (2010). Diagnostic and interventional<br />
KẾT LUẬN<br />
Nephrology. In: Jurgen Floege (Editors), Comprehensive<br />
Qua tổng kết 69 BN STMGĐC được phẫu clinical Nephrology. Elservier Sauders, 4th edition,<br />
Philadelphia. Pp 1043-1052.<br />
thuật đặt catheter ổ bụng làm TPPM trong 7. Phạm Văn Bùi (2005). Khảo sát các biến chứng của thẩm phân<br />
khoảng thời gian 2005 - 2014, chúng tôi rút ra phúc mạc liên tục lưu động trong điều trị suy thận mạn giai<br />
đoạn cuối. Tạp chí Y học Việt Nam 313; tr 451-62.<br />
được kết luận: Phẫu thuật đặt catheter ổ bụng do<br />
8. Trần Ngọc Sinh, Nguyễn Đức Khoang, Chu Văn Nhuận,<br />
BS thận học thực hiện tại Bệnh viện Thống Nhất Dương Quang Vũ, Thái Minh Sâm và cộng sự (2013). Nghiên<br />
đạt tỷ lệ thành công ca mổ cao, an toàn, các biến cứu hiệu quả của phẫu thuật nội soi ổ bụng tối thiểu đặt thông<br />
Tenchkhoff. Tạp chí Y học Việt Nam. Số đặc biệt. Tập 409. ISSN:<br />
chứng trong, sau mổ xảy ra với tỷ lệ thấp và ở 1859-1868. Tr 119-130<br />
mức độ nhẹ. 9. Trần Vinh (2013). Biến chứng sau đặt catheter ổ bụng để thẩm<br />
phân phúc mạc trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn tính.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí Y học Việt Nam. Số đặc biệt. Tập 409. ISSN: 1859-1868.<br />
1. Al-Hwiesh AK (2014). Percutaneous peritoneal dialysis Tr 433- 439<br />
catheter insertion by a nephrologist: a new, simple and safe 10. Trương Hoàng Minh, Lê Hoàng Thịnh, Nguyễn Thị Nghĩa<br />
technique. Perit Dial Int 2014 Mar-Apr; 34(2): 204-11. (2012). Đánh giá vai trò của cắt mạc nối trong phẫu thuật đặt<br />
2. Crabtree JH (2010). Who should place peritoneal dialysis catheter thẩm phân phúc mạc tại Bệnh Viện Nhân Dân 115.<br />
catheter. Perit Dial Int 2010; 30: 142-150. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 16. Phụ bản số 3. Tr 472-<br />
3. De Moraes TP, campos RP, De Alcantara MT (2012). Similar 423.<br />
outcomes of catheters implanted by nephrologist and surgons:<br />
analysis of the Brazilian peritoneal dialysis multicentric study.<br />
Ngày nhận bài báo: 04/07/2015<br />
Semin Dial 2012 Sep- Oct; 25(5): 565-8.<br />
4. Fahim Z (2008). Peritoneal dialysis catheter placement by Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/07/2015<br />
nephrologist. Perit Dialysis International 28; 2008; 138-141.<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2015<br />
5. Floege J, Feehally J (2010). Approach to renal replacement<br />
therapy. In: Jurgen Floege (Editors), Comprehensive clinical<br />
Nephrology. Elservier Sauders 4th edition, Philadelphia. Pp<br />
1019-1023.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 111<br />