TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MICRO-TESE<br />
TẠI VIỆN MÔ PHÔI LÂM SÀNG QUÂN ĐỘI, HỌC VIỆN QUÂN Y<br />
Trịnh Quốc Thành*; Lê Phúc Linh*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm bệnh nhân vô tinh được làm kỹ thuật MicroTESE tại Viện mô Phôi Lâm sàng Quân đội. Đối tượng và phương pháp: mô tả tiến cứu 40<br />
bệnh nhân vô tinh trong diện nghiên cứu được thực hiện Micro-TESE từ tháng 9 - 2016 đến 7 2017. Đánh giá các yếu tố: tuổi, thời gian vô sinh, tiền sử quai bị, thể tích tinh hoàn, gen AZF,<br />
FSH, LH, testosterone. Phân lập mẫu mô tinh hoàn sau khi phẫu tích dưới kính vi phẫu bằng<br />
enzym collagenasa týp IV, kiểm tra tế bào dòng tinh dưới kính hiển vi. Kết quả và kết luận: tuổi<br />
trung bình của bệnh nhân: 32,5 ± 4,9; thời gian vô sinh 4,8 ± 3,8 năm. Thể tích tinh hoàn 6,9 ±<br />
3,2 ml. Tỷ lệ bất thường gen 27,5%. Nồng độ FSH: 20,23 ± 12,89 mIU/ml; LH: 9,09 ± 4,15<br />
mIU/ml và testosterone 3,53 ± 2,49 ng/ml. Tỷ lệ thu tinh trùng bằng kỹ thuật Micro-TESE 40%.<br />
Có mối tương quan thuận giữa khả năng thu được tinh trùng với thể tích tinh hoàn và mối<br />
tương quan nghịch giữa nồng độ FSH với khả năng thu được tinh trùng.<br />
* Từ khóa: Micro-TESE; Vô tinh.<br />
<br />
Initial Results of Micro-Tese Technique in Military Clinical Institute<br />
of Histology and Embryology, Vietnam Military Medical University<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate some characteristics of an azoospermic patients using MicroTESE technology at the Military Clinical Institute of Histology and Embryology. Subjects and<br />
methods: A descriptive study on 40 patients in the study group was conducted by Micro-TESE<br />
from September 2016 to July 2017. The number of evaluation factors included age, infertility,<br />
history of mumps, testicular volume, genes AZF, FSH, LH, testosterone. The testicular tissue<br />
after surgical microscopy was isolated by collagenase type IV and examined for cryptococcal<br />
cells under the microscope. Results and conclusion: Mean age: 32.5 ± 4.9 years; duration of<br />
infertility 4.8 ± 3.8 years. Testicular volume 6.9 ± 3.2 mL. Gene abnormalities 27.5%. FSH<br />
concentration 20.23 ± 12.89 mIU/mL; LH 9.09 ± 4.15 mIU/mL and testosterone was 3.53 ± 2.49<br />
ng/mL. The rate of sperm collected by Micro-TESE technique represented 40%. There is a<br />
positive relationship between ability of spermatozoa collection and testicular volume but<br />
negative relationship between that and FSH concentration.<br />
* Keywords: Micro-TESE; Azoospermia.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Micro-TESE lần đầu tiên được Schlegel<br />
(1999) thực hiện, đây là phương pháp thu<br />
tinh trùng rất hiệu quả đối với trường hợp<br />
<br />
không có tinh trùng trong tinh dịch do hội<br />
chứng một lớp tế bào Sertoli, sinh tinh<br />
nửa chừng, xơ hóa mô tinh hoàn... tuy<br />
nhiên các nghiên cứu về Micro-TESE còn<br />
mới và ít, đặc biệt ở Việt Nam.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Quốc Thành (thanhan1828@yahoo.com.vn)<br />
Ngày nhận bài: 01/03/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/05/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/05/2018<br />
<br />
51<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
Ngày nay, với sự phát triển nhanh<br />
chóng của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, đặc<br />
biệt kỹ thuật ICSI, bệnh nhân (BN) vô tinh<br />
có tinh trùng thu được từ tinh hoàn bằng<br />
kỹ thuật Micro-TESE có thể có con của<br />
chính mình.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này<br />
nhằm: Bước đầu tìm hiểu một số đặc<br />
điểm BN vô tinh khi làm kỹ thuật MicroTESE tại Viện Mô phôi Lâm sàng Quân<br />
đội - Học viện Quân y.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
40 BN vô tinh không do tắc theo tiêu<br />
chuẩn của WHO (2010) đến khám và điều<br />
trị vô sinh tại Viện Mô phôi Lâm sàng<br />
Quân đội, Học viện Quân y.<br />
Thời gian nghiên cứu từ 9 - 2016 đến<br />
7 - 2017.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có xuất tinh<br />
ngược dòng, BN có các bệnh cấp tính,<br />
bệnh xã hội, đang dùng thuốc, hoá chất,<br />
có bệnh nội tiết.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả tiến cứu.<br />
- Đo thể tích tinh hoàn bằng thước<br />
Prader (WHO, 2010).<br />
- Xét nghiệm nội tiết tố: trên máy bằng<br />
hệ thống tự động Elecsys 2010 (Hãng<br />
Roche).<br />
- Trang bị: kính vi phẫu Carl Zeiss<br />
Meditec AG (Đức).<br />
- Kỹ thuật: BN được gây tê thừng tinh<br />
và tại chỗ bằng lidocain 1%. Sử dụng<br />
kính hiển vi phẫu thuật để nhìn rõ cấu<br />
trúc.<br />
52<br />
<br />
Xử lý mẫu mô tinh hoàn thu được, ủ<br />
với enzym collagenase týp IA, phân lập,<br />
ly tâm rửa trong 2 ml môi trường G-IVF,<br />
sau đó lấy cặn lắng 0,5 ml dịch có tinh<br />
trùng, tiếp tục lắc đều và khảo sát về<br />
mật độ, di động và nhuộm hình thái<br />
Papanicolaou.<br />
Xử lý số liệu bằng SPSS 16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tuổi và thời gi n vô sinh.<br />
Bảng : Tuổi và thời gian vô sinh trung<br />
bình của BN nghiên cứu.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Max<br />
<br />
Min<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
32,5 ± 4,9<br />
<br />
43<br />
<br />
25<br />
<br />
Thời gian vô<br />
sinh (năm)<br />
<br />
4,8 ± 3,8<br />
<br />
19<br />
<br />
1<br />
<br />
Tuổi trung bình của BN 32,5 ± 4,9.<br />
Nhìn chung, tuổi trung bình của BN tương<br />
đối trẻ, trong độ tuổi sinh sản, trẻ nhất<br />
25 tuổi, nhiều nhất 43 tuổi.<br />
Thời gian vô sinh trung bình của tất cả<br />
BN nghiên cứu 4,8 ± 3,8 năm, thời gian<br />
vô sinh nằm trong khoảng 1 - 19 năm.<br />
Kết quả này tương tự nghiên cứu của<br />
Li G, Xin Z và CS (2004): thời gian vô<br />
sinh trung bình của BN vô tinh là 4 ± 2,8<br />
năm và thời gian vô sinh của BN từ 2 - 12<br />
năm.<br />
Theo Nguyễn Thị Ngọc Phượng và CS<br />
(2004), thời gian vô sinh càng kéo dài và<br />
tuổi của vợ càng cao, cơ hội có thai càng<br />
giảm 2 . Do đó, trong quá trình khám và<br />
tư vấn vô sinh, cần phát hiện sớm, đồng<br />
thời tư vấn để BN có thể đi điều trị sớm.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
2. Thể tích tinh hoàn củ BN.<br />
Bảng 2: Thể tích tinh hoàn của BN nghiên cứu.<br />
Chỉ tiêu<br />
Thể tích tinh hoàn (ml)<br />
<br />
X SD<br />
<br />
Max<br />
<br />
Min<br />
<br />
6,9 ± 3,2<br />
<br />
16<br />
<br />
2<br />
<br />
Những BN có thể tích tinh hoàn < 2 ml không thu được tinh trùng. Kết quả này phù<br />
hợp với Nguyễn Thành Như (2001): thể tích tinh hoàn càng nhỏ, khả năng thu được<br />
tinh trùng càng thấp [1, 3]. Theo Bonarriba và CS (2012), những BN có tinh hoàn < 2<br />
ml vẫn thu được tinh trùng bằng kỹ thuật Micro-TESE. Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br />
những BN có thể tích tinh hoàn > 4 ml vẫn thu được tinh trùng và tạo cơ hội có con<br />
của chính họ.<br />
3. Tiền sử quai bị của BN.<br />
Bảng 3: Tiền sử quai bị của BN nghiên cứu.<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Tiền sử quai bị<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
7<br />
<br />
17,5<br />
<br />
33<br />
<br />
82,5<br />
<br />
Qua nghiên cứu tiền sử ở 40 BN vô tinh không do tắc, đến nay chúng tôi vẫn chưa<br />
tìm thấy nghiên cứu nào thống kê về ảnh hưởng của tiền sử mắc quai bị đến tinh hoàn<br />
bị viêm, teo nhỏ tinh hoàn sau biến chứng.<br />
4. Bất thƣờng về di truyền.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Bất thường về gen của BN nghiên cứu.<br />
11 BN (27,5%) có bất thường về gen di truyền. Bất thường gen AZFc chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất (45,5%), tương tự đánh giá của Dabaja và CS (2013). Trong nghiên cứu, tác<br />
giả đề cập đến tỷ lệ bất thường AZFc chiếm tỷ lệ cao nhất [7]. Tiếp theo là bất thường<br />
về gen AZFb (36,4%), hai chỉ số AZFa và AZF tổn thương phối hợp chiếm tỷ lệ như<br />
nhau (9,1%). Cũng theo Bernie và CS (2013), đứt đoạn AZFc có tiên lượng tốt hơn đứt<br />
đoạn AZFa và AZFb trong tiên lượng mức độ nặng của vô tinh hoặc tình trạng thu được<br />
tinh trùng [4].<br />
53<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
Với BN bị bất thường gen, không có BN nào thu được tinh trùng, phải chăng bất<br />
thường gen cũng ảnh hưởng một phần đến khả năng thu tinh trùng từ tinh hoàn,<br />
tương tự nghiên cứu của Bernie, Schlegel (2013) [9].<br />
5. Kết quả nội tiết tố của BN.<br />
Bảng 4: Nồng độ một số hormon của BN nghiên cứu.<br />
X SD<br />
<br />
Max<br />
<br />
Min<br />
<br />
20,23 12,89<br />
<br />
48,7<br />
<br />
1,9<br />
<br />
LH (mIU/ml)<br />
<br />
9,09 4,15<br />
<br />
18,51<br />
<br />
1,85<br />
<br />
Testosterone (ng/ml)<br />
<br />
3,53 2,49<br />
<br />
15,00<br />
<br />
0,32<br />
<br />
Hormon<br />
FSH (mIU/ml)<br />
<br />
Chỉ số FSH trong nghiên cứu này tăng<br />
cao nhiều so với chỉ số bình thường,<br />
trong khoảng 2 - 10 mIU/ml. Khi nồng độ<br />
FSH cao, chứng tỏ khả năng sinh tinh của<br />
tinh hoàn bị giảm và cơ thể phản ứng<br />
bằng cách tăng nồng độ FSH theo trục<br />
nội tiết tuyến yên - tinh hoàn.<br />
Khi nồng độ FSH thấp gợi ý đến<br />
nguyên nhân do suy hạ đồi, tuyến yên, có<br />
thể điều trị bằng hCG/hMG kèm theo<br />
bromocryptine nếu prolactin cao. Bernie,<br />
Schlegel (2013) cho rằng nồng độ FSH là<br />
một trong những yếu tố có giá trị đánh giá<br />
chức năng của tinh hoàn nhưng không có<br />
giá trị trong đánh giá khả năng thu tinh<br />
trùng của kỹ thuật Micro-TESE [4].<br />
Nồng độ LH trung bình trong<br />
nghiên cứu này 9,09 ± 4,15 mIU/ml và<br />
<br />
testosterone 3,53 ± 2,49 mIU/ml. Các giá<br />
trị này nằm trong giới hạn bình thường.<br />
Theo Bernie M.A và CS (2013); giá<br />
trị bình thường trong khoảng 1,5 20 mIU/ml và testosterone từ 2,2 8,0 ng/ml [4].<br />
Testosterone cùng với FSH còn tác<br />
động lên ống sinh tinh nằm bên trong tinh<br />
hoàn, để kích thích những ống này sản<br />
xuất tinh trùng. Tuy nhiên, mức độ biến<br />
đổi nồng độ testosterone này chưa đủ cơ<br />
sở để đánh giá testosterone có khả năng<br />
ảnh hưởng đến lượng tinh trùng thu<br />
được. Bên cạnh đó, do cỡ mẫu nghiên<br />
cứu của chúng tôi còn nhỏ, việc lập ra hệ<br />
số so sánh để đánh giá tác động của<br />
nồng độ testosterone đến khả năng thu<br />
được tinh trùng không khả thi.<br />
<br />
6. Khả năng thu đƣợc tinh trùng bằng kỹ thuật Micro-TESE.<br />
Bảng 5:<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Số BN thu được tinh trùng<br />
<br />
16<br />
<br />
40,0<br />
<br />
Số BN không thu được tinh trùng<br />
<br />
24<br />
<br />
60,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
40<br />
<br />
100<br />
<br />
Trong 40 BN thực hiện kỹ thuật vi phẫu Micro-TESE, tỷ lệ thu được tinh trùng tương<br />
đương với nghiên cứu của Mohamed và CS (2015), Bernie và CS [6].<br />
54<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
Với kỹ thuật Micro-TESE, tỷ lệ thành<br />
công trong tìm tinh trùng từ 40 - 60%, do<br />
kỹ thuật này phụ thuộc vào kinh nghiệm<br />
của bác sỹ phẫu thuật và nhà phôi thai<br />
học.<br />
Theo Schlegel N.P (1999) [9], phương<br />
pháp Micro-TESE mang lại khả năng thu<br />
tinh trùng từ tinh hoàn 42 - 63%, dưới<br />
kính hiển vi phẫu thuật, có thể lựa chọn<br />
các ống sinh tinh có khả năng chứa tinh<br />
<br />
trùng. Bryson và CS (2014) [5] cho rằng tỷ<br />
lệ thành công thu tinh trùng bằng phương<br />
pháp Micro-TESE đạt 50 - 60%, theo<br />
Göktolga Ü và CS (2015) [8], tỷ lệ tìm thấy<br />
tinh trùng 52,7%. Kết quả của chúng tôi<br />
thấp hơn một số tác giả do bước đầu mới<br />
thực hiện kỹ thuật nên chưa tìm ra các ống<br />
sinh tinh có tinh trùng và một số BN có thể<br />
tích tinh hoàn quá nhỏ nên tỷ lệ tìm thấy<br />
tinh trùng sẽ thấp hơn.<br />
<br />
7. Mối liên quan giữa khả năng thu đƣợc tinh trùng với một số yếu tố bằng kỹ<br />
thuật Micro-TESE.<br />
* Liên quan với thể tích tinh hoàn:<br />
Thể tích tinh hoàn đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu tinh trùng của người vô<br />
tinh không do tắc.<br />
Bảng 6: Liên quan giữa thể tích tinh hoàn với khả năng thu tinh trùng.<br />
Thể tích tinh hoàn<br />
(ml)<br />
<br />
Thu đƣợc tinh trùng<br />
<br />
Không thu đƣợc tinh trùng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
≤5<br />
<br />
2/14<br />
<br />
14,28<br />
<br />
12<br />
<br />
85,72<br />
<br />
5-8<br />
<br />
4/9<br />
<br />
44,44<br />
<br />
5<br />
<br />
55,56<br />
<br />
10/17<br />
<br />
58,82<br />
<br />
7<br />
<br />
41,18<br />
<br />
≥8<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Ở nhóm BN có thể tích tinh hoàn ≤ 5 ml, chỉ có 14,28% BN thu được tinh trùng, ở<br />
nhóm có thể tích 5 - 8 ml là 44,44%, còn nhóm có thể tích tinh hoàn ≥ 8 ml, tỷ lệ đạt<br />
58,82%. Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Chúng tôi thấy thể tích tinh hoàn 4 ml vẫn thu được tinh trùng, tương tự như Bonarriba<br />
và CS (2012), tinh hoàn có thể tích 1 - 25 ml vẫn có khả năng thu được tinh trùng.<br />
* Liên quan với đặc điểm nội tiết:<br />
<br />
Biểu đồ 2: Liên quan giữa đặc điểm nội tiết với khả năng thu tinh trùng.<br />
55<br />
<br />