Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT U NÃO<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Đặng Xuân Vinh*, Đặng Đỗ Thanh Cần*, Nguyễn Thành Đô*, Phạm Anh Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu triển khai phẫu thuật u não tại bệnh viện Nhi Đồng 2.<br />
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 12/2010 đến tháng 05/2011, 5 bệnh nhân u não phẫu<br />
thuật tại bệnh viện Nhi Đồng được hồi cứu.<br />
Kết quả: Tất cả bệnh nhân trước mổ G: 15 điểm. 4 bệnh nhân u não trên lều, 1 bệnh nhân u não hố sau.<br />
Tuổi nhỏ nhất là 30 tháng, tuổi lớn nhất là 12 tuổi. Tỉ lệ nam: nữ = 1:4.4 bệnh nhân bóc toàn bộ u, 1 bệnh nhân<br />
sinh thiết chẩn đoán. Giai phẫu bệnh: 4 bệnh nhân: astrocytoma (2 trường hợp:grade IV), 1 bệnh nhân:<br />
Epidermoid.Thời gian phẫu thuật ngắn nhất là 90 phút, dài nhất là 180 phút, trung bình 130 phút. Cả 5 bệnh<br />
nhân đều tỉnh, không có biến chứng sau mổ. Tất cả bệnh nhân ra viện với G: 15 điểm, 2 bệnh nhân astrocytoma<br />
grade IV tử vong sau 2 tháng ra viện.<br />
Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy phẫu thuật u não tại Nhi Đồng 2 hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên do<br />
bệnh lý ác tính u não ở trẻ em rất cao nên kết quả lâu dài chưa đạt mong muốn.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật u não.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INITIAL RESULTS OF A BRAIN TUMOR SURGERY IN CHILDREN’S HOSPITAL 2<br />
Dang Xuan Vinh, Dang Do Thanh Can, Nguyen Thanh Do, Pham Anh Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 147 - 150<br />
Objectives: To evaluate the initial implementation of brain tumor surgery at Children’s Hospital 2.<br />
Methods: From January to March 05/2011 12/2010, there were 5 brain tumors patients who was<br />
retrospective at Children’s Hospital 2.<br />
Results: All most patients before surgery have G: 15 points. There were 4 supratentorial tumor patients,<br />
posterior fossa tumor one. The youngest patient is 30-month old, the eldest is 12-year old. Ratio male: female =<br />
1:4. 4 patients were removed the entire tumor, one was diagnosed with biopsy. Pathology: 4 patients: astrocytoma<br />
(two casesof grade IV), one patient: Epidermoid. The shortest surgical time is 90 minutes, the longest is 180<br />
minutes, average time is 130 minutes. All of them had been recovery and had not any complications after<br />
surgery. Allpatients discharged with G: 15 points, two grade IV astrocytoma patients died after 2 months of<br />
discharge.<br />
Conclusion: Initial results show that brain surgery at Children’s Hospital 2 is effective and safe. However<br />
brain tumor malignant pathology in children is very high so long-term results have not achieved as the surgeons<br />
expected.<br />
Key words: Brain tumor surgery.<br />
<br />
* Bệnh Viện Nhi Đồng 2<br />
** Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: Bs Đặng Xuân Vinh<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
ĐT: 0908168143<br />
<br />
Email: dr.dangxuanvinh@yahoo.com.vn<br />
<br />
147<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
Medulloblastoma)<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
U não là bệnh lý chính trong chuyên ngành<br />
ngoại thần kinh(3), chiếm tỷ lệ khá cao đến nhập<br />
viện khoa ngoại thần kinh bệnh viện Nhi Đồng<br />
2.Ngày nay nhờ những phương tiện chẩn đoán<br />
hiện đại: CT Scanner, MRI mà số lượng u não<br />
được phát hiện cũng tăng theo(1,3,4). Nhiều bệnh<br />
nhân đến bệnh viện khi có tăng áp lực nội sọ,<br />
với dấu hiệu triệu chứng lâm sàng quá nặng<br />
kèm theo bệnh lý ác tính của u não rất cao nên<br />
việc điều trị gặp nhiều khó khăn và dự hậu<br />
xấu(1,3,4).<br />
Tại Việt Nam chưa xác định tỷ lệ lưu hành<br />
bệnh, tuy nhiên từ thực tế quá tải của các bệnh<br />
viện có khoa ngoại thần kinh hiện nay của nước<br />
ta, và chưa có khoa ngoại thần kinh nhi trong<br />
bệnh viện nhi việc phát triển thêm khoa thần<br />
kinh nhi là cần thiết. Bệnh viện Nhi Đồng 2 là<br />
trung tâm phẫu thuật chuyên sâu bước đầu triển<br />
khai phâu thuật bệnh lý thần kinh mang lại kết<br />
quả đáng khích lệ.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá kết quả bước đầu triển khai điều trị<br />
phẫu thuật u não trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng<br />
2 từ 12/2010 đến 05/2011.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân u não điều trị phẫu thuật<br />
tại Nhi Đồng 2 từ 12/2010 đến 05/2011<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả hồi cứu loạt các trường hợp.<br />
Gliomas (cerebelum, brain stem, optic<br />
nerve)<br />
Pineal tumor<br />
Craniopharyngiomas<br />
U sọ hầu<br />
Teratomas<br />
Granulomas<br />
<br />
148<br />
<br />
neuroectodermal<br />
<br />
Thực hiện<br />
Bệnh nhân được thiết lập chẩn đoán bằng<br />
thăm hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, chụp CT<br />
Scanner có cản quang, MRI (xác định vị trí, kích<br />
thước, tính chất của khối u, mức độ nguy hiểm,<br />
độ ác tính). Khi có chỉ định phẫu thuật chúng tôi<br />
tiến hành khám tiền mê, chuẩn bị máu trước mổ.<br />
Phẫu thuật: Sau khi gây mê, chúng tôi tiến<br />
hành phẫu thuật cho bé như mở nắp sọ, mở<br />
màng cứng, dùng dao kim để tách màng nhện,<br />
sau đó lựa chọn đường vào khối u sao cho ít tổn<br />
thương nhu mô não và mạch máu não nhất,<br />
dùng bipolar và ống hút để bóc tách từ từ khối u<br />
ra khỏi nhu mô não. Sau khi bóc tách hết khối u<br />
chúng tôi cầm máu, vá lại màng cứng, đóng lại<br />
nắp sọ. Sau khi mổ xong được nằm khoa hồi sức<br />
1-2 ngày, khi bệnh nhân ổn định sẽ chuyển về<br />
khoa ngoại thần kinh. Bệnh nhân được chụp CT<br />
Scanner sau mổ để đánh giá hiệu quả cuộc phẫu<br />
thuật cũng như biến chứng phẫu thuật, ra viện<br />
và tái khám tại khoa ngoại thần kinh.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Giới: Nam: nữ = 4:1<br />
Địa chỉ<br />
TPHCM<br />
Đồng Nai<br />
Long An<br />
<br />
Số lượng<br />
2<br />
2<br />
1<br />
<br />
*Nhận xét: Địa chỉ cư ngụ: Tuổi: Nhỏ nhất<br />
là 30 tháng, lớn tuổi nhất: 12 tuổi, trung bình:<br />
9,2 tuổi<br />
Bảng 2:Lâm sàng trước mổ<br />
<br />
Phân loại u não trẻ em(5):<br />
<br />
Primitive<br />
<br />
Meningiomas<br />
<br />
(PNETs,<br />
<br />
Triệu chứng<br />
Thang Điểm G: 15 điểm<br />
Yếu nửa người<br />
Đau đầu<br />
Nôn ói<br />
Động Kinh<br />
Hội chứng tiểu não<br />
Vị trí khối u trên lều<br />
Vị trí khối u hố sau<br />
<br />
Số lượng<br />
5<br />
4<br />
5<br />
5<br />
3<br />
1<br />
4<br />
1<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
Ngắn nhất: 90 phút, dài nhất: 180 phút,<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trung bình: 130 phút<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Số lượng máu mất trong quá trình phẫu<br />
thuật:<br />
<br />
Đây là bước đầu triển khai phẫu thuật u não<br />
tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, trên thực tế chúng tôi<br />
thiếu tất cả các phương tiện phục vụ cho phẫu<br />
thuât: Kính vi phẫu thần kinh, bàn mổ chuyên<br />
dùng cho phẫu thuật thần kinh, dụng cụ vi phẫu<br />
thần kinh, máy khoan cắt sọ, khung cố định đầu<br />
bệnh nhân lúc phẫu thuật. Chúng tôi chỉ có kính<br />
lúp trong quá trình chọn lựa bệnh nhân tương<br />
đối an toàn: Vị trí u não ở nông, ít có khả năng<br />
chảy máu. Số lượng bệnh nhân trong nghiên<br />
cứu chỉ có 5 bệnh nhân không đại diện cho dân<br />
số nên sự khác biệt có thể do ngẫu nhiên và<br />
những yếu tố về dịch tễ học không đánh giá<br />
được mẫu chung của bệnh nhân u não.<br />
<br />
Trung bình 70 ml, nhiều nhất là 100 ml, ít<br />
nhất là 50 ml<br />
Tư thế bệnh nhân phẫu thuật:<br />
Nằm ngữa: 4<br />
Nằm sấp: 1<br />
Bảng 3: Lâm sàng sau phẫu thuật<br />
Triệu chứng<br />
G: 15 điểm<br />
Yếu nửa người<br />
Đau đầu<br />
Nôn ói<br />
Động kinh<br />
Hội chứng tiểu não<br />
Biến chứng sau mổ<br />
<br />
Số lượng<br />
5<br />
4<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Sinh thiết chẩn đoán: 1<br />
Lấy trọn u: 4<br />
Giải phẫu bệnh:<br />
Pilocytic astrocytoma: 1.<br />
Epidermoid: 1.<br />
Astrocytoma: 3 (2 bệnh nhân grade IV).<br />
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 10<br />
ngày.<br />
<br />
Kết quả lâu dài<br />
2 bệnh nhân astrocytoma grade IV: Tử vong<br />
sau 2 tháng (trong đó: 1 bệnh nhân sinh thiết<br />
chẩn đoán, bệnh nhân còn lại: MRI sau phẫu<br />
thuật 1,5 tháng khối u gần giống như củ và tử<br />
vong sau 1 tháng).<br />
Bệnh nhân có giải phẫu bệnh: Epidrmoid<br />
hoàn toàn bình thường sau 4 tháng phẫu thuật,<br />
không dấu hiệu thần kinh khu trú, MRI sau 4<br />
tháng không thấy u tái phát.<br />
1 bệnh nhân không liên lạc được sau khi ra<br />
viện.<br />
1 bệnh nhân u não hố sau: pylocytic<br />
astrocytoma: Hồi phục gần như bình thường sau<br />
ra viện 1 tháng (phẫu thuật 05/2011).<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Lâm sàng<br />
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều tỉnh<br />
táo, khi đến bệnh viện có triệu chứng của tăng<br />
áp lực nội sọ do khối choáng chỗ gây ra như đau<br />
đầu, nôn ói (5 bệnh nhân: 100%) đối với tác giả<br />
Hockley (50%)(1) trong nghiên cứu chúng tôi<br />
những bệnh nhân được chẩn đoán khi khối u<br />
tương đối lớn, và những bệnh nhân này trước<br />
khi phát hiện u não đã điều trị nhiều nơi với<br />
chẩn đoán rối loạn tiêu hóa hay viêm hô hấp<br />
trên vì vậy để phát hiện sớm bệnh nhân u não<br />
trẻ em rất khó khăn(1,2). Những triệu chứng thần<br />
kinh khu trú như yếu nửa người (4 bệnh nhân),<br />
Động kinh (3/5 bệnh nhân: 60%) một số tác giả<br />
Hockley (40%)(1) Phuong (15%- 55%)(4) do vị trí<br />
khối u những bệnh nhân này nằm vùng vận<br />
động ở đỉnh là một trong những triệu chứng<br />
thường gặp ở bệnh nhân u não, lý do bệnh nhân<br />
đến khám phát hiện u não. Hội chứng tiểu não<br />
(1 bệnh nhân) xảy ra ở bệnh nhân u não hố sau<br />
do chèn ép vào tiểu não hay thân não.<br />
<br />
Hình ảnh học<br />
CT Scanner có cản quang, MRI góp phần rất<br />
quan trọng trong phát hiện u não và xác định vị<br />
trí, kích thước, tính chất, mật độ khối u(1,2,4) …từ<br />
đó phẫu thuật viên quyết định chiến lược điều<br />
trị cho bệnh nhân: tư thế bệnh nhân, đường rạch<br />
da, vị trí mở sọ, cách thức lấy u, cầm máu.<br />
<br />
149<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Trong nghiên cứu có 1 trường hợp phẫu<br />
thuật u não hố sau, tư thế bệnh nhân phải nằm<br />
sấp - cuối đầu, rất khó khăn trong quá trình<br />
phẫu thuật, thời gian phẫu thuật trường hợp<br />
này kéo dài 180 phút. 4 trường hợp còn lại u não<br />
trên lều cho thấy u não vùng bán cầu vẫn chiếm<br />
ưu thế, những bệnh nhân này nằm ngửa phẫu<br />
thuật tương đối thuận lợi hơn 90 - 150 phút.<br />
Số lượng máu mất trung bình: 70 ml, mất<br />
nhiều nhất là giai đoạn mở nắp sọ<br />
1 trường hợp sinh thiết chẩn đoán: Bệnh<br />
nhân này khối u quá lớn chiếm gần ¼ não, trước<br />
mổ nghĩ là astrocytoma grade cao nên chỉ làm<br />
chẩn đoán.<br />
Với đặc điểm u não trẻ em, việc điều trị đạt<br />
được hiệu quả tối ưu khi lấy càng nhiều càng<br />
tốt, hạn chế tái phát và đảm bảo an toàn về mặt<br />
chức năng thần kinh cho bệnh nhân(2,3). Quá<br />
trình phẫu thuật bóc tách lấy toàn bộ u – cầm<br />
máu trong nghiên cứu tương đối thuận lợi,<br />
không làm tổn thương các cấu trúc não và mạch<br />
máu não quan trọng xung quanh. Sau mổ không<br />
xuất hiện các biến chứng về thần kinh, triệu<br />
chứng yếu nửa người được phục hồi từ từ trong<br />
thời gian hậu phẫu. Các biến chứng về nhiễm<br />
trùng, dò dịch não tủy, chảy máu không xảy ra<br />
có thể trong quá trình chọn lựa bệnh nhân phẫu<br />
thuật của chúng tôi tương đối chọn lọc và chỉ có<br />
5bn, so với các tác giả khác biến chứng tử vong,<br />
biến chứng về thần kinh…. Chiếm tỷ lệ khá<br />
cao(1,2,4).<br />
<br />
nhân trước mổ yếu nửa người, trở về hoàn toàn<br />
bình thường 4 tháng sau khi mổ, MRI không<br />
thấy khối u tái phát.<br />
1 trường hợp Pylocytic astrocytoma hố sau:<br />
Tiên lượng tốt, trước mổ bệnh nhân hội chứng<br />
tiểu não. Sau mổ triệu chứng này cải thiện rõ,<br />
bệnh nhân đi lại tốt sau khi ra viện.<br />
2 trường hợp astrocytoma gared IV: u ác<br />
tính rất cao: 1 trường hợp sinh thiết, tử vong<br />
sau 2 tháng ra viện. 1 trường hợp còn lại sau<br />
1,5 tháng chụp MRI khối u tái phát như cũ và<br />
tử vong sau đó 1 tháng. Vì vậy đặt ra trong<br />
trường hợp astrocytoma grade IV có nên phẫu<br />
thuật hay không.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Với trang thiết bị hiện có, số lượng bệnh<br />
nhân u não tại bệnh viện Nhi Đồng 2 về thể<br />
loại u và vị trí u, kết quả đạt được ban đầu khá<br />
tốt. Đây cũng là tiền đề khích lệ chúng tôi tiếp<br />
tục phát triển phẫu thuật thần kinh tại một cơ<br />
sở mới.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Giải phẫu bệnh<br />
1 trường hợp: Epidermoid, đây là u lành<br />
tính, hầu hết nằm hố sau, trong nghiên cứu, khối<br />
u nằm thái dương đỉnh, vị trí hiếm gặp. Bệnh<br />
<br />
150<br />
<br />
5.<br />
<br />
Anthony DH, Spiros S (1999). Tumors of the cerebral<br />
hemispheres Pediatric Neurosurgery, First edition,<br />
Churchill Livingstone , London: 493-509.<br />
Carpentieri SC, Waber DP, Pomeroy SL et al (2003). ”<br />
Neuropsychological Functioning after Surgery in Children<br />
Treated for Brain Tumor” Neurosurgery: 52( 6) : 13481357.<br />
Ian FP (2001). Supratentorial Hemispheric Tumors.<br />
Operative Techniques in Pediatric Neurosurgery ,Thiem,<br />
New York:131-147<br />
Loi KP and Corey R (2004). Pediatric Cerebral<br />
Hemispheric Tumors. Youmans Neurological Surgery,<br />
Saunder, Fifth Edition , Philadenphia;3:3697-3707.<br />
Mark SG (2010). Pediatric brain tumors. Handbook of<br />
Neurosurgery, Seventh edition, Thiem, New York: 697 .<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />