intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả can thiệp hoạt động trị liệu ở người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá kết quả phục hồi chức năng bằng phương pháp vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trước và sau can thiệp; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả can thiệp hoạt động trị liệu ở người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019

  1. 69 KẾT QUẢ CAN THIỆP HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2019 Nguyễn Duy Tân, Đỗ Đức Trí, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hà TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đột quỵ não đang có chiều hướng gia tăng và gây tử vong cao trong những năm gần đây và để lại hậu quả nghiêm trọng với nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Phục hồi khả năng vận động và sinh hoạt sau tổn thương não là một trong những mục tiêu quan trọng để giúp người bệnh hòa nhập với cộng đồng. Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: 1) Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bằng phương pháp vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trước và sau can thiệp; 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não. Phương pháp: Nghiên cứu theo mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp trên 50 bệnh nhân đột quỵ não nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/8/2019. Kết quả: Sự khác biệt khi kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu so với chỉ đơn thuần bằng phương pháp vận động trị liệu trước và sau khi can thiệp có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Nhóm tuổi từ 40 - 60, loại tổn thương xuất huyết não có liên quan đến kết quả vận động trị liệu và hoạt động trị liệu. Kết luận: Triển khai rộng rãi chương trình phục hồi chức năng kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu dựa vào cộng đồng cho người bệnh liệt nửa người sau đột quỵ não là cần thiết. Abstract Background: Stroke is a tendency to increase and causes high mortality in recent years, and serious consequences. The study aimed to: 1) Evaluation of the activities of daily living before and after interventions; 2) identify factors related to the outcomes of the activities of daily living in patients with cerebral vascular accident. Method: A cross-sectional combined intervention study on 50 stroke patients in An Giang Hospital from 01/01/2019 to 31/8/2019. Result: The difference depends entirely level of the activities of daily living before and after the intervention has statistically significant (p = 0,001). Patient under 60 years old, retirement, type of cerebral hemorrhage damage is related to outcomes of the activities of daily living. Conclusion: Widely deployed the activities of daily living program based in the community for patients with hemiplegia after stroke is needed. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là một trong 5 bệnh hàng đầu gây tử vong trên thế giới, với gần 800.000 trường hợp đột quỵ và 130.000 người tử vong mỗi năm. Trong những năm gần đây, đột quỵ não đang có chiều hướng gia tăng cướp đi nhiều sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội. Với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ sống của người bệnh đột quỵ ngày càng cao nhưng tỷ lệ bệnh nhân bị tàn tật do tổn thương não lại có xu hướng tăng mạnh, chiếm 90% với nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn nuốt, thất ngôn, co cứng tay chân, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, loét do tỳ đè. Phục hồi khả năng vận động sau tổn thương não là một trong những mục tiêu quan trọng để giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống thường ngày trong cộng đồng. Tại Việt nam, phục hồi chức năng cho người bệnh liệt ½ người đã được thực hiện gần 40 năm với phương pháp chủ yếu là vận động trị liệu. Tuy nhiên, làm thế nào để người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân, tự nấu ăn, học tập, làm việc với tình trạng khuyết tật của mình lại là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động trị liệu.
  2. 70 Bên cạnh vận động trị liệu là ứng dụng khoa học thể chất, sử dụng vận động tác động vào cấu trúc thể chất, vào nhu cầu người bệnh nhằm tăng khả năng về thể chất; thì hoạt động trị liệu là ứng dụng khoa học nhằm tạo sự tương tác của người bệnh với môi trường xung quanh, làm tròn vai trò trong cuộc sống ở nhà, ở cơ quan mang lại hoạt động thể chất có ý nghĩa hơn. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp trên 50 bệnh nhân đột quỵ não nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/8/2019. Tiến hành khảo sát người bệnh có nhu cầu vận động trị liệu và hoạt động trị liệu để đưa vào mẫu nghiên cứu. Nhóm 1 chỉ thực hiện vận động trị liệu; Nhóm 2 kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu; Cả 2 nhóm được đánh giá can thiệp sau 4 tháng. Xử lý và phân tích số liệu bằng mềm SPSS 22.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Trong nhóm chỉ vận động trị liệu, nhóm tuổi 40 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao (74%), tuổi cao nhất 67, tuổi thấp nhất 34, tuổi trung bình 54,12; Nam chiếm tỷ lệ 56%; Và nhồi máu não chiếm tỷ lệ 68%. 3.2. Kết quả mức độ độc lập chức năng của nhóm chỉ thực hiện vận động trị liệu (VĐTL) và nhóm kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu (VĐTL & HĐTL) sau can thiệp theo bảng điểm FMA và FIM Bảng 1: Kết quả mức độ độc lập chức năng (FIM) của nhóm VĐTL và nhóm kết hợp VĐTL & HĐTL theo bảng điểm FMA và FIM sau can thiệp 4 tháng Nhóm Nhóm VĐTL Nhóm kết hợp VĐTL & HĐTL P Đánh giá Mean Mean FMA2 167.35 176 0.336 FIM2 102.6 115.1 0.001 Sự khác biệt mức độ độc lập chức năng của nhóm kết hợp VĐTL & HĐTL trước và sau can thiệp 4 tháng có ý nghĩa thống kê với p = 0.001. 3.3 Một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập chức năng của nhóm chỉ thực hiện vận động trị liệu (VĐTL) và nhóm kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu (VĐTL & HĐTL) sau can thiệp Bảng 2: Một số yếu tố liên quan đến mức độ phụ hồi chức năng ở nhóm chỉ thực hiện vận động trị liệu (VĐTL) Trước can thiệp Sau can thiệp P Nhóm tuổi Mean < 40 tuổi x x 40 - 60 tuổi 6.667 < 0.001 > 60 tuổi 7 0.258 Loại đột quỵ Xuất huyết não 5.143 0.062 Nhồi máu não 5.923 0.002 Trong nhóm chỉ thực hiện vận động trị liệu, nhóm 40 - 60 tuổi khi tập luyện có mức độ độc lập chức năng tốt hơn (p < 0.001). Yếu tố nhồi máu não cũng có mức độ độc lập chức năng tốt hơn (p = 0.002).
  3. 71 Bảng 3: Một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập chức năng ở nhóm kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu (VĐTL & HĐTL) Trước can thiệp Sau can thiệp P Nhóm tuổi Mean < 40 tuổi 9.474 0.001 40 – 60 tuổi 6.889 0.009 > 60 tuổi 11 0.5 Loại đột quỵ Xuất huyết não 6.667 0.023 Nhồi máu não 7.81 < 0.001 Trong nhóm kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu. Nhóm tuổi < 40 và từ 40 - 60 tuổi có mức độ độc lập vận động tốt hơn (p = 0.001; p = 0.009). Yếu tố xuất huyết não và nhồi máu não đều cải thiện tốt khi kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu. 4. BÀN LUẬN Trong những năm gần đây, đột quỵ não có chiều hướng gia tăng. Việc cứu chữa và phục hồi chức năng đã có nhiều tiến bộ, nhưng đột quỵ não là bệnh nặng, phức tạp nên tỷ lệ tử vong còn cao, thường để lại nhiều di chứng, gây trở ngại, khó khăn trong cuộc sống và dễ trở thành tàn tật [1]. Qua nghiên cứu 50 bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2019, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân bị đột quỵ não có tỷ lệ di chứng, tàn tật rất cao. Phục hồi chức năng bằng phương pháp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu nhằm tăng cường khả năng còn lại của cá nhân để giảm hậu quả của tàn tật, phục hồi chức năng vận động giúp cải thiện các điều kiện trong giao tiếp, sinh hoạt, để người bệnh có thể đến được nơi họ đến, tạo công ăn việc làm, học hành vui chơi [3]. Việc phục hồi chức năng hoạt động, mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân đột quỵ não không những phụ thuộc vào sự cố gắng nỗ lực của bản thân, mà còn phải có sự động viên giúp đỡ của gia đình, cộng đồng xã hội để giúp họ tái thích ứng với cuộc sống, không có cảm giác bị bỏ rơi [4]. Kết quả nghiên cứu về mức độ độc lập chức năng ở nhóm vừa kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu so với chỉ thực hiện vận động trị liệu của chúng tôi sau can thiệp có ý nghĩa thống kê [2]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi, loại đột quỵ liên quan chặt chẽ đến mức độ độc lập sau 4 tháng đối với nhóm chỉ vận động trị liệu [5]. Trong nhóm kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu, nhồi máu não và xuất huyết não khi tập luyện cùng thời gian, cùng mức độ tập luyện, cùng chương trình với sự nỗ lực của bản thân người bệnh thì kết quả phục hồi có vẻ không thấy khác nhau. Nhưng qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ kết quả hồi phục của người bệnh nhồi máu não cao hơn xuất huyết não. Điều này có thể lý giải do xuất huyết não thường nặng hơn và mức độ tổn thương tế bào não nhiều hơn nên hồi phục chậm hơn [6]. 5. KẾT LUẬN 1. Sau can thiệp mức độ độc lập chức năng của nhóm kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu tốt hơn so với nhóm chỉ thực hiện vận động trị liệu (p = 0.001). 2. Một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập chức năng: tuổi từ 60 trở lên và loại tổn thương xuất huyết não có kết quả mức độ độc lập kém hơn đối với nhóm chỉ vận động trị liệu. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2008), Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, Hà Nội. 2. Cao Minh Châu (2003), “Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não tại cộng đồng, Tạp chí nghiên cứu Y học, Tập 22 (2), Tr 54-59. 3. Trần Văn Chương, Lê Thị Thảo (2009), “Đánh giá tình trạng khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não tại Quận Ba Đình – Hà Nội”, Tạp chí Y học lâm sàng, (40), Tr 42-47.
  4. 72 4. Nguyễn Văn Tư, Hoàng Khải (2007), “Đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh sau tai biến mạch máu não tãi huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí sinh lý học Việt Nam, Tập 11 (1), Tr 47-51. 5. Gunilla G-H, Lisbet Claesson, Ulrika Klingenstierna (1998), “Effects of acupuncture treatment on daily life activities and quality of life: a controlled, prospective, and randomized study of acute stroke patients”, Stroke, 29:2100-2108. 6. Stewart J. C, Steven C. C (2013), “Patient-reported measures provide unique insights into motor function after stroke”, Stroke, 44:1111-1116.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2