Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
KẾT QUẢ CỦA HÓA DỰ PHÒNG Ở BỆNH NHÂN THAI TRỨNG <br />
NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ <br />
Trần Nhật Huy*, Võ Minh Tuấn*, Lê Tự Phương Chi* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: So sánh tỷ lệ tân sinh nguyên bào nuôi của bệnh nhân hậu thai trứng nguy cơ cao giữa hai nhóm <br />
có và không có hóa dự phòng sau 6 tháng theo dõi tại bệnh viện Từ Dũ Tp.HCM. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên toàn bộ bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao nhập bệnh viện <br />
Từ Dũ từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2012. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm:56 được hóa dự phòng với phác <br />
đồ MTX – FA, 112 chỉ theo dõi mà không hóa dự phòng. Kết quả được đánh giá bằng việc so sánh tỷ lệ tân sinh <br />
nguyên bào nuôi giữa hai nhóm sau 6 tháng theo dõi. <br />
Kết quả: Tỷ lệ TSNBN ở nhóm hóa dự phòng là 14,3% so với 25% của nhóm theo dõi, tuy nhiên sự khác <br />
biệt này không có ý nghĩa thống kê, với giá trị P > 0,05 (KTC 95% = 0,67 – 3,45). Thời gian βhCG âm tính ở hai <br />
nhóm hóa dự phòng và theo dõi lần lượt là 8,5 ± 2,3 tuần và 9,5 ± 2,1 tuần,P > 0,05. Các tác dụng ngoại ý với <br />
phác đồ MTX – FA thường gặp bao gồm: Buồn nôn (39,3%), chán ăn (37,5%), khô miệng (37,5%). <br />
Kết luận:Việc sử dụng hóa dự phòng không làm giảm tỷ lệ tân sinh nguyên bào nuôi ở các bệnh nhân thai <br />
trứng nguy cơ cao sau 6 tháng theo dõi. <br />
Từ khóa: Thai trứng nguy cơ cao, tân sinh nguyên bào nuôi liên quan thai kỳ. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
OUTCOMES OF PROPHYLACTIC CHEMOTHERAPY IN PATIENTS <br />
WITH HIGH – RISK HYDATIDIFORM MOLE AT TU DU HOSPITAL (2013). <br />
Tran Nhat Huy, Vo Minh Tuan, Le Tu Phuong Chi <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 58‐63 <br />
Objective: To compare the rate of gestational trophoblastic neoplasia in patients with high – risk <br />
hydatidiform mole between the groups ofusing and not using prophylactic chemotherapy that following up up to <br />
6 months at Tu Du hospital. <br />
Methods: A prospective cohort studyrecruited all paitents with high risk hydratidiform mole admitted Tu <br />
Du hospital between 8/2012 and 11/2012. 56 patients were undergone prophylactic chemotherapy with MTX ‐ <br />
FA, while the other 112 patients were not applied this regimen. After 6 months, the result was evaluated by <br />
comparing the rate of gestational trophoblastic neoplasia between two groups. <br />
Results: The incidence rate of gestational trophoblastic neoplasia between prophylactic chemotherapy and none <br />
groups were 25% versus 14.3%, however, the statistical significance was not found ( p>0.05, CI 95%: 0.67 – 3.45). <br />
There was speedy regression of serum βhCG levels to undectectable in chemoprophylaxis group in a mean time of 8,5 <br />
weeks (±2.3 weeks) as against 9.5 weeks (±2.1 weeks) in group without chemoprophylaxis, (P=0.01). There were some <br />
side effects in the MTX‐FA aim notedsuch as nausea (39.3%), anorexia (375%), dry mouth (37.5%). <br />
Conclusions: Applyingprophylactic chemotherapy rountinely wouldn’t help to reduce the rate of gestational <br />
trophoblastic neoplasia in patients of high – risk hydatidiform mole after 6 months follow – up. <br />
<br />
* Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP HCM <br />
Tác giả liên lạc. BS Võ Minh Tuấn <br />
ĐT: 0909727199 Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn <br />
<br />
58<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Key words: High – Risk hydatidiform mole, Gestational trophoblastic neoplasia. <br />
phòng ở bệnh nhân TTNCC trên thế giới và tình <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
hình thực tế tại bệnh viện Từ Dũ chúng tôi <br />
Thai trứng là một dạng bệnh lý nguyên bào <br />
quyết định thực hiện đề tài: Kết quả của hóa dự <br />
nuôi liên quan đến thai kỳ. Tần suất bệnh thay <br />
phòng ở bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao tại <br />
đổi khoảng 0,6‐2/1000 các thai kỳ bình thường <br />
bệnh viện Từ Dũ.Với câu hỏi nghiên cứu: Kết <br />
và tùy thuộc từng vùng lãnh thổ, tập quán ăn <br />
cục hậu thai trứng nguy cơ cao giữa hai nhóm <br />
uống, điều kiện kinh tế xã hội(6)… Sau khi điều <br />
có và không sử dụng 1 đợt hóa dự phòng có <br />
trị thai trứng, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể diễn <br />
khác biệt hay không? <br />
tiến thành thai trứng xâm lấn hoặc ung thư <br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
nguyên bào nuôi, thường gọi chung là tân sinh <br />
nguyên bào nuôi (TSNBN). Khi bệnh nhân thai <br />
Mục tiêu chính <br />
trứng diễn tiến thành TSNBN sẽ làm tăng gánh <br />
So sánh tỷ lệ tân sinh nguyên bào nuôi hậu <br />
nặng điều trị cũng như dự hậu xấu hơn rất <br />
thai trứng nguy cơ cao giữa hai nhóm có và <br />
nhiều. Hóa dự phòng được xem là một biện <br />
không có hóa dự phòng sau 6 tháng theo dõi. <br />
pháp giúp làm giảm tỷ lệ TSNBN hậu thai <br />
Mục tiêu phụ <br />
trứng. Tuy nhiên khi sử dụng hóa chất sẽ mang <br />
So sánh thời gian βhCG trở về âm tính giữa <br />
lại nhiều khuyết điểm như thời gian nằm viện <br />
hai nhóm có và không có hóa dự phòng. <br />
kéo dài, chi phí nằm viện tăng, tác dụng ngoại ý <br />
của hóa chất...Trong khi đó ưu điểmlàm giảm tỷ <br />
lệ TSNBN hậu thai trứng cũng chưa thật sự rõ <br />
ràng. Hóa dự phòng hầu như không có tác dụng <br />
ở các bệnh nhân thai trứng nguy cơ thấp. Vấn đề <br />
dùng hóa dự phòng trên bệnh nhân thai trứng <br />
nguy cơ cao thì còn nhiều tranh cãi.Kim DS <br />
(1986) sử dụng Methotrexate để dự phòng trên <br />
các bệnh nhân TTNCC cho thấy tỷ lệ TSNBN <br />
giảm từ 47,4% xuống còn 14,3%(5).Uberti <br />
(2009)dùng Actinomycin D trên các bệnh nhân <br />
TTNCC cũng cho thấy tỷ lệ TSNBN giảm từ <br />
34,3% xuống còn 18,4%(9). Tuy nhiênAyhan A <br />
(1990) khi dùng hóa dự phòng trên bệnh nhân <br />
TTNCC lại cho thấy không có sự khác biệt với tỷ <br />
lệ TSNBN lần lượt ở hai nhóm là 25,0% ‐ 26,2%(1). <br />
Kashimura (1986) cũng đưa ra kết luận hóa dự <br />
phòngkhông làm giảm tỷ lệ ung thư NBN ở các <br />
bệnh nhân TTNCC mà còn mang lại các tác <br />
dụng ngoại ý đáng kể(4). <br />
Tại bệnh viện Từ Dũ, năm 2011có 959 bệnh <br />
nhân thai trứng nhập viện, trong đó có 754 <br />
bệnh nhân là TTNCC. Chúng ta vẫn đang quản <br />
lý một số lượng bệnh nhân thai trứng tương đối <br />
lớn nhưng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề sử <br />
dụng hóa dự phòng trên các bệnh nhân cụ thể <br />
tại Việt Nam. Từ những tranh luận về hóa dự <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Mô tả các tác dụng ngoại ý thường gặp ở <br />
nhóm bệnh nhân sử dụng hóa dự phòng. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Đoàn hệ tiền cứu. <br />
<br />
Dân số mục tiêu <br />
Bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao theo tiêu <br />
chuẩn của Goldstein. <br />
<br />
Dân số nghiên cứu <br />
Bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao điều trị và <br />
theo dõi tại khoa Ung Bướu Phụ Khoa bệnh viện <br />
Từ Dũ. <br />
<br />
Dân số chọn mẫu <br />
Bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao điều trị và <br />
theo dõi tại khoa Ung Bướu Phụ Khoa bệnh viện <br />
Từ Dũ từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2012, đồng <br />
ý tham gia nghiên cứu. <br />
<br />
Tiêu chuẩn nhận bệnh <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán là thai trứng <br />
nguy cơ cao điều trị tại bệnh viện Từ Dũ trong <br />
thời gian nghiên cứu được chia thành hai <br />
nhóm. Nhóm hóa dự phòng gọi là «nhóm <br />
<br />
59<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
không phơi nhiễm» và nhóm theo dõi gọi là <br />
«nhóm phơi nhiễm». <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Bệnh nhân không đồng ý tham gia <br />
nghiên cứu. <br />
Bệnh nhân đã được hút nạo thai trứng ở <br />
tuyến dưới chuyển lên <br />
Bệnh nhân đã được chẩn đoán là tân sinh <br />
nguyên bào nuôi. <br />
Chẩn đoán hoặc nghi ngờ bệnh tâm thần. <br />
Bất thường chức năng gan, thận. <br />
Bệnh nhân có chống chỉ định với MTX. <br />
<br />
Ước lượng cỡ mẫu <br />
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc so <br />
sánh hai tỷ lệ trong nghiên cứu đoàn hệ. <br />
<br />
n = <br />
<br />
<br />
<br />
P1: Tỷ lệ các bệnh nhân được chẩn đoán <br />
TSNBN trong nhóm hậu thai trứng nguy cơ cao <br />
được hóa dự phòng với phác đồ MTX‐FA. Theo <br />
số liệu có được từ khoa Ung Bướu Phụ Khoa <br />
bệnh viện Từ Dũ năm 2011 thì P1 = 12,5%. <br />
P2: Tỷ lệ các bệnh nhân được chẩn đoán <br />
TSNBN trong nhóm hậu thai trứng nguy cơ <br />
cao không sử dụng hóa dự phòng. Theo <br />
nghiên cứu có trước của Kim DS thì P2 gấp 3.3 <br />
lần so với P1(5). <br />
Năng lực mẫu: 90% nên v = 1,28. <br />
Mức ý nghĩa: 95% nên u= 1,96. <br />
Tính ra n= 51 trường hợp cho mỗi nhóm, ước <br />
tính tỷ lệ mất dấu khoảng 10%, vậy cỡ mẫu tối <br />
thiểu là 56 trường hợp cho mỗi nhóm. <br />
<br />
Cách tiến hành và thu thập số liệu <br />
Bước 1: Theo quy trình ban đầu tại bệnh <br />
viện, bệnh nhân được nhập khoa Ung Bướu Phụ <br />
Khoa bệnh viện Từ Dũ với chẩn đoán là thai <br />
trứng sẽ được bác sĩ ở khoa thăm khám lại về <br />
lâm sàng ‐ βhCG ‐ siêu âm và các xét nghiệm <br />
cần thiết như: Huyết đồ, chức năng gan thận, <br />
tuyến giáp, phân tích nước tiểu. Sau khi đã xác <br />
định chẩn đoán, phân loại nguy cơ, bệnh nhân <br />
<br />
60<br />
<br />
sẽ được tiến hành hút nạo thai trứng tại phòng <br />
mổ. Các bệnh nhân thai trứng không thuộc <br />
nhóm nguy cơ cao sẽ được cho về ngày hôm <br />
sau, sau đó sẽ được đưa vào chu trình quản lý <br />
bệnh nhân hậu thai trứng (sẽ trình bày ở phần <br />
tiếp sau). <br />
Bước 2: Việc phân nhóm điều trị cho bệnh <br />
nhân là do các bác sĩ tại khoa phòng quyết định. <br />
Theo đó, các bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao <br />
thì sẽ có hai khuynh hướng điều trị tiếp theo sau <br />
hút nạo thai trứng. Khuynh hướng thứ nhất là <br />
các bệnh nhân này sẽ được sử dụng một đợt hóa <br />
dự phòng theo phác đồ MTX‐FA trong vòng 8 <br />
ngày. Sau 8 ngày điều trị bệnh nhân được đánh <br />
giá về lâm sàng, các tác dụng ngoại ý, nếu bệnh <br />
nhân ổn định không có tác dụng ngoại ý nghiêm <br />
trọng sẽ được cho về và được theo dõi tiếp bằng <br />
quá trình quản lý bệnh nhân hậu thai trứng. <br />
Khuynh hướng thứ hai là các bệnh nhân thai <br />
trứng nguy cơ cao sau khi hút nạo sẽ được cho <br />
về ngay ngày hôm sau mà không sử dụng một <br />
đợt hóa dự phòng nào. Các bệnh nhân này sau <br />
đó cũng được theo dõi bằng quá trình quản lý <br />
bệnh nhân hậu thai trứng. <br />
Phác đồ hóa dự phòng được sử dụng là <br />
Methotrexate kết hợp với Acid Folinic trong <br />
vòng 8 ngày. Theo đó, bệnh nhân được tiêm bắp <br />
MTX với liều 1mg/kg/ngày vào các ngày 1,3,5,7. <br />
Xen kẽ với đó là Acid Folinic tiêm bắp với liều <br />
0,1mg/kg/ngày vào các ngày 2,4,6,8. <br />
Tác dụng ngoại ý được phát hiện bằng việc <br />
thăm khám lâm sàng hằng ngày và làm các xét <br />
nghiệm cần thiết nếu có các dấu hiệu nghi ngờ <br />
trên lâm sàng. <br />
Bước 3: Mời bệnh nhân tham gia nghiên <br />
cứu. Đây là nghiên cứu đoàn hệ quan sát tiền <br />
cứu, tác giả không can thiệp vào phương pháp <br />
điều trị. Sau khi các bệnh nhân được chẩn đoán <br />
là thai trứng nguy cơ cao, đã được quyết định sử <br />
dụng hóa dự phòng hay không bởi bác sĩ lâm <br />
sàng sẽ được mời tham gia nghiên cứu. Lúc này <br />
tác giả thực hiện đề tài sẽ đọc bản đồng thuận <br />
tham gia nghiên cứu, giải thích mục đích và <br />
phương pháp tiến hành nghiên cứu, cũng như <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân về nghiên <br />
cứu. Nếu đồng ý tham gia bệnh nhân sẽ ký vào <br />
bảng đồng thuận, các bệnh nhân không đồng ý <br />
tham gia nghiên cứu sẽ được tiếp tục điều trị, <br />
theo dõi theo phác đồ bệnh viện, không có bất <br />
kỳ sự phân biệt đối xử nào. <br />
Bước 4: Thu thập số liệu ban đầu <br />
Số liệu sẽ được thu thập từ việc hỏi bệnh, <br />
thăm khám lâm sàng, cũng như các xét nghiệm <br />
từ hồ sơ bệnh án. Đây là lần lấy số liệu đầu tiên <br />
lúc bệnh nhân đang nằm viện, các lần lấy số liệu <br />
tiếp sau sẽ được tiến hành lúc bệnh nhân tái <br />
khám theo lịch khám hậu thai trứng. Mỗi hồ sơ <br />
sẽ được đánh dấu bằng một số cụ thể để dễ <br />
quản lý lúc tái khám. <br />
Bước 5: Quản lý bệnh nhân hậu thai trứng <br />
Quản lý bệnh nhân hậu thai trứng là giống <br />
nhau giữa nhóm hóa dự phòng và không hóa <br />
dự phòng. Theo đó, các bệnh nhân này sẽ được <br />
tái khám mỗi hai tuần một lần hoặc ngay khi <br />
nào có các triệu chứng nghi ngờ như: Ra huyết <br />
âm đạo bất thường, khó thở, ho kéo dài, nhức <br />
đầu, đau bụng…. Mỗi lần tái khám, bệnh nhân <br />
được đánh giá về lâm sàng, thử βhCG trong <br />
máu, siêu âm khảo sát tử cung và phần phụ. <br />
Nếu bệnh nhân được chẩn đoán là tân sinh <br />
nguyên bào nuôi thì sẽ được nhập viện lại và <br />
điều trị theo phác đồ. Nếu bệnh nhân được đánh <br />
giá là diễn tiến tốt sẽ cho về phép và tái khám lại <br />
2 tuần sau đó. Quá trình tái khám như trên được <br />
lặp lại liên tiếp mỗi 2 tuần cho đến khi bệnh <br />
nhân được đánh giá hoặc là khỏi bệnh hoặc là <br />
tân sinh nguyên bào nuôi. <br />
<br />
Mô tả các biến số thiết yếu <br />
Thai trứng nguy cơ cao: <br />
Biến danh định, bệnh nhân được chẩn đoán <br />
là TTNCC khi được chẩn đoán là thai trứng kèm <br />
với có một trong các tiêu chuẩn sau(3) <br />
Tuổi mẹ ≥ 40 tuổi. <br />
Nồng độ βhCG máu ≥ 100.000mUI/ml. <br />
Tử cung lớn hơn tuổi thai. <br />
Nang hoàng tuyến ≥ 6cm. <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiền căn bệnh nguyên bào nuô.i <br />
Tiền sản giật, cường giáp, thuyên tắc tế bào <br />
nuôi. <br />
<br />
TSNBN <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán là TSNBN khi có <br />
một trong các tiêu chuẩn sa (8): <br />
βhCG bình nguyên sau 4 lần đo trong 3 tuần <br />
liên tiếp (ngày 1,7,14,21). <br />
βhCG tăng sau 3 lần đo trong hai tuần liên <br />
tiếp (ngày 1,7,14). <br />
βhCG vẫn tồn tại sau 6 tháng điều trị. <br />
Chẩn đoán mô học là ung thư nguyên bào <br />
nuôi (có được từ các mẫu bệnh phẩm lấy được <br />
trong quá trình theo dõi khi có chẩn đoán nghi <br />
ngờ trên lâm sàng). <br />
<br />
Khỏi bệnh <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán là khỏi bệnh khi <br />
βhCG