Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA DÒ DỊCH NÃO TỦY DO VỠ NỀN SỌ<br />
TRƯỚC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ<br />
Đàm Xuân Tùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa dò dịch não tủy do vỡ nền sọ trước tại BVĐK TW Cần Thơ.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca dò DNT đã phẫu thuật tại<br />
BVĐKTW Cần Thơ từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2012.<br />
Kết quả: Bệnh nhân gồm 9 trường hợp tuổi 17 đến 67 (trung bình 28,55 tuổi), có 7 nam và 2 nữ. Thời gian<br />
từ khi chấn thương đến khi mổ từ 3 tuần đến 2 tháng. Chụp CT xoắn ốc nền sọ trước thực hiện trong 8/9 trường<br />
hợp, 1 ca chụp MRI. Phẫu thuật kinh điển mở sọ trán 2 bên, bịt lỗ dò (theo Kempe LG); 7/9 trường hợp tìm thấy<br />
lỗ dò do vỡ xương sàng. Kết quả tốt trong 7/9 trường hợp; 2 trường hợp tái phát phải mổ lại.<br />
Kết luận: Dò dịch não tủy qua mũi do vỡ nền sọ trước là biến chứng ít gặp nhưng có thể gây tử vong do<br />
biến chứng viêm màng não và tụ khí áp lực trong sọ. Bệnh nhân dò DNT thường đến chậm từ vài tuần đến 2<br />
tháng sau chấn thương khi đã có biến chứng viêm màng não hoặc tụ khí trong sọ áp lực. Chẩn đoán dò DNT do<br />
vỡ nền sọ trước dựa vào triệu chứng có dấu vỡ nền sọ trước và chảy DNT qua mũi; chẩn đoán vị trí lỗ dò rất<br />
quan trọng bằng chụp CT xoắn ốc nền sọ trước và cộng hưởng từ thì T2W<br />
Phẫu thuật được chỉ định đối với các trường hợp dò DNT kéo dài quá 7-10 ngày, hoặc có biến chứng tụ khí<br />
nội sọ áp lực và viêm màng não; kết quả phẫu thuật thường tốt.<br />
Từ khóa: dò dịch não tủy, chấn thương sọ não, vỡ sàn sọ, dò dịch não tủy qua mũi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURGICAL MANAGEMENT OF ANTERIOR CRANIAL BASE FRACTURE WITH CSF FISTULAE AT<br />
THE CANTHO GENERAL HOSPITAL.<br />
Dam Xuan Tung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 141 - 146<br />
Objectives: The surgical treatment of patients harbored CSF fistulae following anterior cranial base fracture<br />
in Can Tho general hospital from 10/2005 to 6/2012 was studied.<br />
Methods: A descriptive study of series of cases CSF fistulae operated in Can Tho general hospital from<br />
6/2005 to 6/ 2012.<br />
Results: The 9 patients with age range was 17 to 67 mean 28.55 yo; the gender distribution was 7 males and<br />
2 females. The time from accident to the intervention varied from 3 weeks to 2 months. MSCT was done in all 8/9<br />
patients but MRI in one case. The surgical technique consists of bilateral frontal craniotomy with closure of the<br />
fistulae as Kempe LG ‘s method; 7/9 cases the ethmoid fracture were found. The result of surgical treatment was<br />
good in 7/9 cases; the recurrence of two cases was due to inadequate closure of the dural tear.<br />
Conclusion: The CSF fistulae following anterior cranial base fracture is the rare complication but it can<br />
cause a certain mortality by meningitis or a tension pneumocephalus. The patients come to the hospital often late<br />
some weeks to 2 months after the accident and they have complications as meningitis or tension pneumocephalus.<br />
The diagnosis of CSF fistulae is based on the clinical presentations of anterior cranial base fracture, rhinorrhea,<br />
*Bộ môn Ngoại ĐHYD Cần Thơ<br />
Tác giả liên lạc: BS CK1 Đàm Xuân Tùng Email: dxtung@ctump.edu.vn<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
141<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
severe headache or meningitis; the localization of the fistulae is confirmed by MSCT and/or MRI in 3D. The<br />
surgical management is indicated if the rhinorrhea persisting (>7days), tension pneumocephalus or meningitis.<br />
The open surgical treatment remains an effective option for this disease.<br />
Key words: CSF fistulae, head injury, anterior skull base fracture, rhinorrhea.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Dò dịch não tủy (DNT) do vỡ nền sọ trước là<br />
một biến chứng nặng sau chấn thương sọ não.<br />
Dò dịch não tủy xảy ra khi có tổn thương nền sọ<br />
trước và có sự thông giữa khoang dưới nhện và<br />
khoang ngoài sọ.<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca dò DNT do<br />
vỡ nền sọ trước đã phẫu thuật tại BVĐKTW Cần<br />
Thơ từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2012.<br />
<br />
Galen thế kỉ 2 sau công nguyên, đã mô tả<br />
đầu tiên dò DNT sau chấn thương, Dandy W<br />
đã mổ dò qua mũi, qua đường trong sọ, dùng<br />
cơ và cân bịt lỗ dò, đặt nền tảng cho các phẫu<br />
thuật mở về điều trị bệnh này; Dohlman<br />
(1948), Hirsch (1981), Hallberg (1964),<br />
McCormack (1990) thực hiện đường mổ ngoài<br />
sọ; Wigand 1981 mổ nội soi.<br />
Dò dịch não tủy qua mũi là biến chứng ít<br />
gặp sau chấn thương sọ não tỉ lệ khoảng 2-3%,<br />
và gặp trong 5-30% bệnh nhân vỡ nền sọ. Dò<br />
dịch não tủy qua nền sọ trước thường gặp nhiều<br />
hơn vỡ nền sọ giữa 5-6 lần(5, 6, 17).<br />
Bệnh nhân có biểu hiện chảy dịch trong<br />
qua mũi hoặc dịch hồng, dấu vỡ nền sọ trước,<br />
nhức đầu; 60% chảy dịch não tủy (DNT) xảy<br />
<br />
- Có 9 Bệnh nhân: (xem bảng 1).<br />
- Tuổi từ 17 đến 66, tuổi trung bình 28,44.<br />
- Giới nam 7 ca, giới nữ 2 ca.<br />
- Nguyên nhân 100% do chấn thương sọ<br />
não.<br />
- Triệu chứng:<br />
+ Nhức đầu 5/9<br />
+ Chảy dịch não tủy qua mũi 8/9<br />
+ Sốt 3/9<br />
+ Viêm màng não: 3/9, có 3 trường hợp viêm<br />
màng não được điều trị bằng Vancomycine 2g,<br />
ceftriaxone 4g, Metronidazole 1,5g trong 2 tuần<br />
trước mổ.<br />
+ Thời gian từ chấn thương đến khi nhập<br />
viện: 20 ngày đến 2 tháng, trung bình 43,89 ngày<br />
(20 ngày: 1 ca, 1 tháng: 3 ca, 1 tháng rưỡi: 1 ca, 2<br />
tháng: 4 ca)<br />
<br />
ra ngay sau chấn thương, 95% xảy ra trong 3<br />
<br />
- Chẩn đoán hình ảnh:<br />
<br />
tháng đầu, 70% bệnh nhân sẽ tự ngừng chảy<br />
<br />
+ 1 ca: chụp CT Scan<br />
<br />
trong tuần lễ đầu(6).<br />
<br />
+ 8/9 ca chụp CT 64 lát<br />
<br />
Viêm màng não là biến chứng quan trọng<br />
sau dò DNT, tỉ lệ 5-30%, tỉ lệ tăng theo thời gian<br />
chảy DNT. Tụ khí trong sọ cũng gặp khoảng 1/3<br />
bệnh nhân(8, 15, 17, 21).<br />
Trước khi có chỉ định mổ, vấn đề quan trọng<br />
<br />
+ 8/9 ca có tụ khí áp lực kèm tổn thương<br />
xương sàng và xương trán<br />
- Không có trường hợp nào điều trị dẫn lưu<br />
DNT thắt lưng.<br />
- Kỹ thuật mổ<br />
<br />
ảnh được khuyến cáo là CT xoắn ốc, Cộng<br />
<br />
Chúng tôi áp dụng kỹ thuật mổ mở của<br />
Kempe LG, Phẫu thuật này đã được thực hiện<br />
bởi Dandy năm 1926:<br />
<br />
hưởng từ, hoặc CT-bể (CT cisternography)(1,9,15,21)<br />
<br />
+ Bệnh nhân nằm ngữa, đầu tư thế trung lập<br />
<br />
Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật<br />
<br />
+ Rạch da đường lưỡng trán, lật vạt da<br />
xuống, giữ lại màng xương<br />
<br />
nhất là xác định vị trí của lỗ dò; chẩn đoán hình<br />
<br />
chính: đường mổ mở trong sọ và mổ nội soi qua<br />
mũi(3,9,11,12,13,21).<br />
<br />
142<br />
<br />
+ Mở sọ lưỡng trán thấp qua xoang trán<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
+ Nạo niêm mạc xoang và dùng xương vụn<br />
thành sau xoang trán để bít 2 lỗ mũi-trán; dùng<br />
bột xương để bít lỗ dò.<br />
<br />
1 trường hợp số (6), sau mổ còn chảy<br />
DNT, được chọc dò DNT dẫn lưu, bệnh nhân<br />
hết chảy DNT.<br />
<br />
+ Mở màng cứng 2 bên, thắt xoang TM dọc<br />
trên, tìm chổ dò trong màng cứng sau đó bóc<br />
tách ngoài màng cứng xuống nền sọ đến chổ<br />
xương sàng vở.<br />
<br />
2 trường hợp tái phát số (7) và số (9), tổn<br />
thương xương sàng không phát hiện được trong<br />
lần mổ đầu, bệnh nhân được mổ lại bịt lỗ dò<br />
xương sàng.<br />
<br />
+ Bít lỗ xương sàng bằng mảnh cơ + bột<br />
xương+ gelfoam+ keo sinh học<br />
<br />
Vị trí lỗ dò 7/9 trường hợp tổn thương<br />
xương sàng, 3/9 trường hợp có tổn thương phối<br />
hợp xoang trán và xương sàng, 2 trường hợp<br />
tổn thương xoang trán.<br />
<br />
+ Tạo hình màng cứng: khâu trực tiếp<br />
bằng chỉ không tan/hoặc vá màng cứng bằng<br />
màng xương.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
7/9 (77,78%) trường hợp, bệnh nhân hết chảy<br />
DNT và CT Scan sau mổ hết tụ khí sau thời gian<br />
theo dõi 1 tháng.<br />
<br />
Thời gian nằm viện trung bình 7-15 ngày, có<br />
3 trường hợp số (3), (6) và (9), thời gian nằm<br />
viện kéo dài 25-45 ngày do điều trị viêm màng<br />
não trước mổ.<br />
Không có biến chứng đáng kể nào sau mổ<br />
trong 9 bệnh nhân, và không có trường hợp tử<br />
vong.<br />
<br />
Bảng 1. Phân bố tuổi, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh, vị trí và kết quả điều trị 9 bệnh nhân dò DNT do vở nền<br />
sọ trước<br />
Stt<br />
1<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
N.h.Th<br />
<br />
Tuổi<br />
17<br />
<br />
Triệu chứng<br />
Nhức đầu, chảy DNT<br />
mũi<br />
<br />
Hình ảnh<br />
CT Scan<br />
<br />
2<br />
<br />
Hà C.H<br />
<br />
31<br />
<br />
Nhức đầu, chảy DNT<br />
<br />
CT 64 lát<br />
<br />
3<br />
<br />
P.V.L<br />
<br />
20<br />
<br />
Sốt, chảy DNT, cổ<br />
cứng, Kernig +<br />
<br />
CT 64 lát<br />
<br />
4<br />
<br />
Ng.T.L<br />
<br />
19<br />
<br />
Nhức đầu, liệt VII<br />
<br />
CT 64 lát<br />
<br />
5<br />
<br />
L.V.H<br />
<br />
66<br />
<br />
Chảy DNT mũi, vết<br />
thương trán T<br />
<br />
CT 64 lát<br />
<br />
6<br />
<br />
N.k.m.Tr<br />
<br />
35<br />
<br />
Chảy DNT mũi P, sốt<br />
<br />
CT 64 lát<br />
<br />
7<br />
<br />
P.V.Nh<br />
<br />
27<br />
<br />
CT 64 lát<br />
<br />
8<br />
<br />
N.V.K.L<br />
<br />
21<br />
<br />
Chảy DNT mũi, vết<br />
thương lõm sọ trán T<br />
Nhức đầu, chảy DNT<br />
mũi (P)<br />
<br />
9<br />
<br />
N.V.H<br />
<br />
20<br />
<br />
Chảy DNT mũi, sốt, lõm<br />
sọ trán<br />
<br />
CT 64 lát<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Chẩn đoán<br />
Lâm sàng<br />
Dò DNT trong giai đoạn cấp ghi nhận 5-30%<br />
bệnh nhân vở nền sọ trước, 98% chảy DNT xảy<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
CT 64 lát<br />
<br />
Thời gian<br />
1 tháng<br />
<br />
Vị trí dò<br />
Xương sàng &<br />
xoang trán<br />
<br />
Kết quả<br />
Tổt<br />
Thg: 7 ngày<br />
1 tháng<br />
Xương sàng (T)<br />
Tốt<br />
Thg 7 ngày<br />
1 tháng rưỡi Xương sàng (P)<br />
Tốt<br />
Thg: 30 Ngày<br />
20 ngày<br />
Xương sàng T +<br />
Tốt<br />
xoang trán<br />
Thg: 8 ngày<br />
2 tháng<br />
Xoang trán T<br />
Tốt<br />
Thg: 6 ngày<br />
2 tháng<br />
Xương sàng (P) Chọc dò DNT, hết<br />
và xoang trán<br />
chảy<br />
Thg: 45 ngày<br />
2 tháng<br />
Xoang trán (T) Chảy DNT tái phát,<br />
mổ lại<br />
2 tháng<br />
Xương sàng (P)<br />
Tốt<br />
Thg: 15 ngày<br />
1 tháng<br />
Xoang trán<br />
Tái phát mổ lại<br />
<br />
ra trong 3 tháng đầu, và 60% xảy ra ngay sau<br />
chấn thương(15,17).<br />
Trong giai đoạn mãn tính, các triệu chứng<br />
viêm màng não tái phát, chảy DNT từng đợt,<br />
nhức đầu, giảm khứu giác và áp xe não (21); các<br />
bệnh nhân của chúng tôi đều đến muộn từ 20<br />
<br />
143<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
ngày đến 2 tháng sau chấn thương, đã có biến<br />
chứng viêm màng não/tụ khí áp lực.<br />
Nguy cơ VMN sau dò DNT được ghi nhận<br />
từ 12.5% đến 50% và tăng theo thời gian dò<br />
DNT, nguy cơ VMN 1.3%/ngày trong 2 tuần<br />
đầu, 7.4% /tuần trong tháng đầu tiên và nguy<br />
cơ cộng dồn sau 10 năm là 85%. Nhiễm trùng<br />
là biến chứng đáng sợ nhất vì làm tăng tử<br />
vong đến 10%(17,21).<br />
<br />
Hình ảnh học<br />
CT đa lát (MSCT)<br />
CT đa lát khảo sát 3 mặt cắt nền sọ trước đã<br />
thay thế X Quang sọ. Trong hồi cứu 47 trường<br />
hợp dò DNT chấn thương, Zapalac và cs, cho<br />
thấy độ nhạy và độ đặc hiệu là 87%, CT đa lát<br />
cắt mỏng 1.5 mm và khảo sát 3D giúp xác định<br />
vị trí tổn thương nền sọ trước(15,21)<br />
8/9 bệnh nhân của chúng tôi được chụp CT<br />
64 lát giúp xác định vị trí lỗ dò trong tổn thương<br />
xoang trán và xương sàng; tuy nhiên 2 bệnh<br />
nhân số (7) và số (9) không xác định được lỗ dò<br />
trong khi mổ.<br />
Cộng hưởng từ (CHT)<br />
Kỹ thuật rất giá trị để xác định lỗ dò vì DNT<br />
tăng tín hiệu trên T2, thấy thoát vị não, và cho<br />
biết tổn thương giải phẫu theo nhiều mặt cắt(12,21)<br />
CHT không tiêm Gadolinium có độ nhạy 6094%, nhưng tỉ lệ dương tính giả khá cao 40%; tỉ<br />
lệ dương tính giả do khó phân biệt với dày niêm<br />
mạc và dịch trong xoang(21).<br />
Cộng hưởng từ dùng chuổi xung “fast spin<br />
echo xóa mỡ”, một số tác giả cho thấy những kết<br />
quả tốt để tìm dò DNT từng đợt với độ nhạy 8592% và độ đặc hiệu là 100% (21)<br />
Một phương pháp khác là chụp CHT sau khi<br />
tiêm Gadolinium vào khoang dưới nhện, Aydin<br />
và cs cho thấy độ nhạy là 84-87%.(1,21)<br />
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi chưa<br />
có trường hợp nào chụp cộng hưởng từ để<br />
chẩn đoán lỗ dò.<br />
<br />
144<br />
<br />
Vị trí<br />
Theo Locatelli D(12)<br />
- Xương sàng/lá sàng: 62,90%<br />
- Xoang trán: 6,60%<br />
- Xoang bướm: 15,50%<br />
- Nhiều chỗ: 14,80%<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi tổn thương<br />
xương sàng trong 7/9 (77,78%) trường hợp, 2/9<br />
tổn thương thành sau xoang trán và 3/9 tổn<br />
thương phối hợp xương sàng và xoang trán.<br />
<br />
Điều trị<br />
Điều trị bảo tồn<br />
Nội dung điều trị bảo tồn: nằm nghĩ, nâng<br />
đầu cao 15-300, thuốc nhuận trường và tránh<br />
nhảy mũi, động tác Valsalva v.v.<br />
Trong nghiên cứu hồi cứu 34 ca dò DNT,<br />
Mincy ghi nhận 68% bệnh nhân dò DNT qua<br />
mũi có thể tự khỏi trong 48 giờ đầu và 85%<br />
trong 1 tuần.<br />
Nếu các biện pháp trên thất bại dẫn lưu<br />
DNT thắt lưng được khuyến cáo, một số ít có<br />
thể dùng dẫn lưu não thất khi có chỉ định theo<br />
dõi áp lực nội sọ(2,15,21,19,14).<br />
Thời gian dẫn lưu DNT thay đổi từ 72 giờ<br />
đến 1 tuần(15,21).<br />
Trong lô nghiên cứu này, không có trường<br />
hợp nào chỉ định điều trị bảo tồn vì phần lớn<br />
bệnh nhân đến muộn đã có biến chứng viêm<br />
màng não hoặc tụ khí áp lực.<br />
<br />
Điều trị ngoại khoa<br />
Phẫu thuật được chỉ định khi dò DNT<br />
không tự hết hoặc không đáp ứng dẫn lưu DNT.<br />
Chỉ định mổ cũng đặt ra khi có tổn thương<br />
trong sọ cần mổ cấp cứu như máu tụ, VTSN,<br />
lõm sọ hay tràn khí áp lực v.v.<br />
Dandy đã mô tả kĩ thuật mổ kết hợp trong<br />
và ngoài màng cứng, điều trị thành công dò<br />
DNT lần đầu tiên năm 1926 với kết quả tốt từ<br />
73-90%(17,21).<br />
Ejamel và Foy, nghiên cứu 160 ca dò DNT<br />
sau chấn thương cấp; 149 bệnh nhân được phẫu<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
thuật vá màng cứng, 47 bệnh nhân đã có viêm<br />
màng não trước mổ. Tỉ lệ VMN đã giảm từ<br />
30.6% trước mổ còn 4% sau mổ và nguy cơ cộng<br />
dồn sau 10 năm theo dõi giảm từ 85% xuống<br />
7%. Tỉ lệ tái phát sau mổ lần dầu là 17% trong lô<br />
nghiên cứu và tỉ lệ tử vong là 1,3%. Tác giả kết<br />
luận phẫu thuật là cách dự phòng viêm màng<br />
não trong dò DNT qua mũi, và cần mổ càng<br />
sớm càng tốt khi có chỉ định(21).<br />
Tỉ lệ tái phát của chúng tôi là 2 ca; phải phẫu<br />
thuật lại vá bịt lỗ xương sàng do không phát<br />
hiện được trong lần mổ đầu tiên.<br />
Friedman và cs nghiên cứu 101 ca dò DNT<br />
chấn thương, 26 ca (60%) ngừng chảy tự nhiên<br />
trung bình sau 4,8 ngày, 24 ca được mổ và thời<br />
gian trung bình từ khi chấn thương đến lúc mổ<br />
là 45 ngày; các đường mổ gồm trong sọ, ngoài<br />
sọ và phối hợp. Có 3/24 trường hợp bị tái phát<br />
phải mổ lại và hết dò(8).<br />
Rocchi và cs báo cáo 58 ca dò DNT chấn<br />
thương, trong đó 36 ca được phẫu thuật ; mổ<br />
sớm 18 ca, 10 ca mổ trì hoãn sau khi điều trị bảo<br />
tồn thất bại và 8 ca sau khi tình trạng hôn mê và<br />
phù não ổn; 5/22 ca điều trị bảo tồn sau đó trở<br />
lại do dò DNT tái phát/hay viêm màng não. Tác<br />
giả dùng màng xương có cuống mạch máu và<br />
keo sinh học. Theo tác giả nên chỉ định mổ<br />
những trường hợp vỡ nhiều mảnh, lõm sọ, nứt<br />
sọ-xương mặt trên 1cm, gần đường giữa, tổn<br />
thương lá sàng, có thoát vị não, màng não vì<br />
khó lành tự nhiên(16).<br />
Yilmazlar và cs, nghiên cứu 81 ca dò DNT<br />
qua mũi và tai, tất cả đều điều trị bảo tồn >72<br />
giờ; có 39,5% bệnh nhân tự hết. Các tác giả đề<br />
nghị bảo tồn nghĩ ngơi 72- 7 ngày, nếu thất bại<br />
dẫn lưu DNT ra ngoài 7-10 ngày; 32 ca đã phẫu<br />
thuật bít lỗ dò, 12 ca trong 3 ngày, 10 ca trong<br />
10-30 ngày và 10 ca 3 tháng đến 22 năm. Tác giả<br />
nhận thấy bệnh nhân có GCS