intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện 103 bằng thuốc an thần kinh

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

82
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt ở BN điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 103. Trình bày nhận xét kết quả điều trị các BN trên bằng thuốc an thần kinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện 103 bằng thuốc an thần kinh

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> <br /> KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN<br /> TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN 103<br /> BẰNG THUỐC AN THẦN KINH<br /> Cao Tiến Đức*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 220 bệnh nhân (BN) tâm thần phân liệt (TTPL), được điều trị<br /> ngoại trú bằng an thần kinh tại Bệnh viện 103, kết quả cho thấy:<br /> Tâm thần phân liệt thể paranoid chiếm tỷ lệ cao nhất (54,09%). Các triệu chứng âm tính và<br /> dương tính gặp tỷ lệ cao. Có 7 loại thuốc an thần kinh được sử dụng với liều lượng trung bình. Hiệu<br /> quả điều trị giữa các thuốc khác nhau khác biệt có nghĩa (p < 0,05), trong đó, seroquel cho kết quả<br /> tốt nhất. 5,45% BN bỏ thuốc, 12,27% có tác dụng phụ và 5,45% phải nhập viện trong quá trình theo<br /> dõi, bao gồm một số tái phát do bỏ thuốc và một số do kết quả điều trị kém.<br /> * Từ khóa: Tâm thần phân liệt; Ngoại trú; Thuốc an thần kinh.<br /> <br /> REMARKS ON TREATMENT OUTCOMES of schizophrenia<br /> outpatients by neuroleptics at 103 hospital<br /> SUMMARY<br /> A clinical study on 220 patients with schizophrenia who were treated with neuroleptics at 103<br /> Hospital, the results showed that: patients with paranoid schizophrenia made up the highest<br /> percentage (54.09%). The positive and negative symptoms had high rates. 7 types of neuroleptics<br /> were used with an average dose. Effective treatment among types of drug was different, which was<br /> statistically significally different (p < 0.05), of these drugs, seroquel brought best results. 5.45% of<br /> patients stopped using drug, 12.27% suffered from side effects and 5.45% were admitted to hospital<br /> in the follow-up, which was partly due to not taking drugs and partly for bad treatment outcome.<br /> * Key words: Schizophrenia; Outpatients; Neuroleptics.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là<br /> một bệnh tâm thần nặng, bệnh nguyên,<br /> bệnh sinh chưa rõ, chiếm khoảng 1% dân<br /> số. Bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi trẻ.<br /> Bệnh để lại hậu quả nặng như mất khả<br /> năng hoạt động xã hội và nghề nghiệp cũng<br /> như suy giảm chất lượng cuộc sống của<br /> người bệnh. Bệnh tiến triển kéo dài, các<br /> <br /> triệu chứng dương tính đáp ứng tốt với<br /> thuốc an thần kinh, nhưng triệu chứng âm<br /> tính và suy giảm chức năng lại dai dẳng dù<br /> được can thiệp sớm cũng khó giải quyết<br /> hoàn toàn triệu chứng của bệnh.<br /> Trong những năm qua, việc quản lý, chăm<br /> sóc toàn diện cho người bệnh ngày càng tốt<br /> hơn và đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề<br /> này. Việc điều trị BN TTPL tại cộng đồng<br /> <br /> * Bệnh viện 103<br /> Người phản hồi (Corresponping): Cao Tiến Đức<br /> aduct@yahoo.com<br /> <br /> 128<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> chủ yếu bằng thuốc an thần kinh đã đạt<br /> được kết quả khả quan. Để có nhận xét đầy<br /> đủ hơn về vấn đề này, chúng tôi thực hiện<br /> đề tài nhằm:<br /> - Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh TTPL ở<br /> BN điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 103.<br /> - Nhận xét kết quả điều trị các BN trên<br /> bằng thuốc an thần kinh.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đặc điểm nghiên cứu.<br /> 220 BN TTPL, tuổi từ 15 - 59, nam 165<br /> (75%), nữ 65 (25%), đang điều trị ngoại trú<br /> tại Bệnh viện 103, từ 1 - 2010 đến 6 - 2012.<br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10 (1992).<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu và phân tích từng<br /> trường hợp về đặc điểm triệu chứng l©m<br /> sàng bệnh TTPL tương ứng với các giai<br /> đoạn điều trị. Can thiệp mở lâm sàng từng<br /> trường hợp bằng thuốc an thần kinh cho<br /> từng BN và phân tích kết hợp so sánh<br /> trước và sau can thiệp.<br /> - Xử lý số liệu và đánh giá kết quả: tổng<br /> hợp kết quả bằng phương pháp thống kê<br /> toán học và tính toán mối liên quan. Xử lý<br /> sè liÖu bằng chương trình Stata 10.0, tính<br /> cỡ mẫu nghiên cứu, test student, test .<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm lâm sàng.<br /> Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là 3/1<br /> (75% nam và 25% nữ), phù hợp với nghiªn<br /> cứu của Randall F và White M.D (2005),<br /> Phạm Đức Thịnh và CS (2001) Kaplan H.I<br /> và CS (1994) nhận thấy thể paranoid là thể<br /> bệnh hay gặp nhất, chiếm gần 1/2 BN TTPL<br /> (54,09%), t-¬ng tù nghiªn cøu nµy.<br /> <br /> Các triệu chứng âm tính và dương tính<br /> gặp nhiều như cảm xúc cùn mòn (46,82%),<br /> tình cảm thu hẹp (58,64%), ngôn ngữ nghÌo<br /> nàn (50,45%). Các ảo giác gặp nhiều là ảo<br /> thanh đàm thoại (52,73%), ảo thanh bình<br /> phẩm (55,45%), ảo thanh ra lệnh (35,91%).<br /> Các loại hoang tưởng gặp nhiều nhất là<br /> hoang tưởng tự buộc tội (39,09%), hoang<br /> tưởng bị truy hại (36,82%).<br /> * Thời gian mang bệnh ở nhóm BN<br /> nghiên cứu:<br /> ≤ 1 năm: 128 BN (58,18%); 2 - 5 năm:<br /> 52 BN (23,64%); 6 - 10 năm: 36 BN (16,36%);<br /> > 10 năm: 4 BN (1,82%).<br /> Thêi gian mang bệnh ≤ 1 năm chiếm tỷ lệ<br /> cao nhất (58,18%), > 10 năm ít nhất (1,82%).<br /> * Chẩn đoán thể bệnh ở nhóm BN<br /> nghiên cứu:<br /> Thể paranoid chiếm chủ yếu: 119 BN<br /> (54,09%); thể di chứng: 35 BN (15,91%);<br /> thể thanh xuân: 41 BN (18,64%); thể không<br /> biệt định: 19 BN (8,64%); thể căng trương<br /> lực: 6 BN (6,72%).<br /> 2. Đặc điểm triệu chứng ở nhóm BN<br /> nghiên cứu.<br /> * Các triệu chứng âm tính đặc trưng:<br /> Cảm xúc cùn mòn: 103 BN (46,82%);<br /> tình cảm thu hẹp: 129 BN (58,64%); ngôn<br /> ngữ nghèo nàn: 111 BN (50,45%); giảm<br /> thích thú: 78 BN (35,45%); mất mục đích:<br /> 62 BN (28,18%); thu hẹp hoạt động xã hội:<br /> 96 BN (43,64%). Các triệu chứng âm tính<br /> đặc trưng có tỷ lệ cao.<br /> * Đặc điểm dương tính ở nhóm BN<br /> nghiên cứu:<br /> - Các triệu chứng ảo thanh thính giác ở<br /> nhóm BN nghiên cứu:<br /> o thanh đàm thoại: 116 BN (52,73%);<br /> ảo thanh bình phẩm: 122 BN (55,45%); ảo<br /> thanh ra lệnh: 79 BN (35,91%); các loại ảo<br /> thanh khác: 106 BN (48,18%).<br /> <br /> 130<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> - Các triệu chứng rối loạn nội dung tư<br /> duy ở nhóm BN nghiên cứu: hoang tưởng<br /> bị chi phối: 55 BN (25,00%); hoang tưởng<br /> liên hệ: 75 BN (34,09%); hoang tưởng bị<br /> truy hại: 81 BN (36,82%); hoang tưởng<br /> ghen tuông: 29 BN (13,18%); hoang tưởng<br /> tự buộc tội: 86 BN (39,09%); hoang tưởng<br /> tự cao: 48 BN (21,82%). Kết quả nghiên<br /> cứu này phù hợp với các tác giả khác.<br /> * Các triệu chứng hành vi kỳ dị ở nhóm<br /> BN nghiên cứu:<br /> Diện mạo và trang phục kỳ dị: 75 BN<br /> (34,09%); hành vi xã hội kỳ dị: 16 BN<br /> (7,27%); hành vi tình dục kỳ dị: 15 BN<br /> (6,82%); hành vi kích động: 139 BN<br /> (63,18%), hành vi căng trương lực: 6 BN<br /> (2,73%); cuồng ăn: 27 BN (12,27%); hành vi<br /> bỏ nhà đi lang thang: 60 BN (27,27%); hành<br /> vi tự sát: 36 BN (16,36%).<br /> <br /> Các rối loạn hành vi, đặc biệt hành vi<br /> kích động tấn công có tỷ lệ rất cao<br /> (63,18%). Những triệu chứng này chi phối<br /> rất nhiều cảm xúc và hành vi của BN, nhiều<br /> trường hợp gây hành vi nguy hiểm cho BN,<br /> xã hội và những người xung quanh.<br /> 3. Liều lƣợng thuốc an thần kinh.<br /> Aminazine: 114,05 ± 43,16 mg;<br /> haloperidol: 8,26 ± 3,18 mg; tisercine: 96,54<br /> ± 28,59 mg; olanzapine: 26,38 ± 9,76 mg;<br /> risperidol: 4,68 ± 2,46 mg; amisulpride:<br /> 356,42 ± 124,26 mg; clozapine: 215,82 ±<br /> 42,85 mg; seroquel: 448,86 ± 224,62 mg.<br /> Có 7 loại thuốc an thần kinh được sử<br /> dụng với liều lượng trung bình, phù hợp với<br /> dược điển cũng như nghiên cứu của các<br /> tác giả khác.<br /> <br /> Bảng 1: Kết quả điều trị theo các thuốc.<br /> TRUNG BÌNH<br /> <br /> TỐT<br /> TÊN THUỐC<br /> <br /> KÉM<br /> <br /> CỘNG<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Aminazine + haloperidol<br /> <br /> 12<br /> <br /> 5,45<br /> <br /> 8<br /> <br /> 3,64<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1,82<br /> <br /> 24<br /> <br /> 10,91<br /> <br /> Tisercine + haloperidol<br /> <br /> 31<br /> <br /> 14,09<br /> <br /> 14<br /> <br /> 6,36<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2,73<br /> <br /> 51<br /> <br /> 23,18<br /> <br /> Olanzapine<br /> <br /> 34<br /> <br /> 15,45<br /> <br /> 10<br /> <br /> 4,55<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1,83<br /> <br /> 48<br /> <br /> 21,82<br /> <br /> Risperidol<br /> <br /> 12<br /> <br /> 5,45<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1,83<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> 18<br /> <br /> 8,18<br /> <br /> Amisulpride<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1,83<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2,73<br /> <br /> Clozapine<br /> <br /> 16<br /> <br /> 7,27<br /> <br /> 9<br /> <br /> 4,09<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2,73<br /> <br /> 31<br /> <br /> 14,09<br /> <br /> Seroquel<br /> <br /> 34<br /> <br /> 15,45<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2,73<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0, 90<br /> <br /> 42<br /> <br /> 19,09<br /> <br /> 143<br /> <br /> 65,00<br /> <br /> 52<br /> <br /> 23,64<br /> <br /> 25<br /> <br /> 11,36<br /> <br /> 220<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> Hầu hết BN được sử dụng một thuốc,<br /> một số sử dụng kết hợp aminazine với<br /> haloperidol (10,91%), tisercine kết hợp với<br /> haloperidol (23,18%). Kaplan B.I (2008) cho<br /> rằng các thuốc mới có hiệu quả tốt hơn trên<br /> các triệu chứng âm tính, nhưng tác dụng<br /> trên triệu chứng dương tính chỉ tương<br /> đương thuốc an thần kinh cổ điển. Theo<br /> nhiều tác giả, không những bệnh tiến triển<br /> <br /> ở mỗi cá thể khác nhau, mà đáp ứng điều<br /> trị bằng thuốc an thần kinh cũng khác nhau.<br /> Kết quả cho thấy hiệu quả điều trị giữa các<br /> thuốc khác nhau, sự khác biệt có ý nghĩa (p<br /> < 0,05), trong đó seroquel cho kết quả tốt<br /> nhất. Với BN sử dụng thuốc khác nhau đều<br /> có bỏ thuốc, tác dụng phụ và nhập viện.<br /> Tỷ lệ bỏ thuốc, tác dụng phụ ở nhóm BN<br /> điều trị bằng seroquel thấp nhất. Tỷ lệ BN<br /> <br /> 131<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> bỏ thuốc ở nhóm nghiên cứu là 5,45%, có<br /> tác dụng phụ 12,27% và 5,45% phải nhập<br /> viện trong quá trình theo dõi, bao gồm một<br /> số tái phát do bỏ thuốc và một số do kết<br /> quả điều trị kém.<br /> Bảng 2: Một số hạn chế của điều trị.<br /> TÊN THUỐC<br /> <br /> BỎ THUỐC<br /> <br /> TÁC DỤNG<br /> NHẬP VIỆN<br /> PHỤ<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1,82<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,36<br /> <br /> 8<br /> <br /> 3,64<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,36<br /> <br /> Olanzapine<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,36<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1,82<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,36<br /> <br /> Risperidol<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> Amisulpride<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,36<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> Clozapine<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1,82<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> Seroquel<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 12<br /> <br /> 5,45<br /> <br /> 27<br /> <br /> 12,27<br /> <br /> 12<br /> <br /> 5,45<br /> <br /> Aminazine +<br /> haloperidol<br /> Tisercine +<br /> haloperidol<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 220<br /> BN TTPL, được điều trị bằng an thần kinh<br /> ngoại trú tại Bệnh viện 103, kết quả cho thấy:<br /> - Đặc điểm lâm sàng: tỷ lệ nam/nữ trong<br /> nghiên cứu là 3/1, TTPL thể paranoid chiếm<br /> tỷ lệ cao nhất (54,09%). Các triệu chứng<br /> âm tính và dương tính gặp nhiều như cảm<br /> xúc cùn mòn, tình cảm thu hẹp, ngôn ngữ<br /> nghèo nàn, ảo thanh đàm thoại, ảo thanh<br /> bình phẩm, ảo thanh ra lệnh, hoang tưởng<br /> tự buộc tội, hoang tưởng bị truy hại. Các rối<br /> loạn hành vi, đặc biệt hành vi kích động tấn<br /> công có tỷ lệ rất cao (63,18%).<br /> <br /> - Liều lượng thuốc an thần kinh và kết<br /> quả điều trị:<br /> Có 7 loại thuốc an thần kinh được sử<br /> dụng với liều lượng trung bình (kết hợp<br /> aminazin với haloperidol chiếm 10,91%,<br /> tisercine với haloperidol 23,18%). Hiệu quả<br /> điều trị giữa các thuốc khác nhau, khác biệt<br /> có nghĩa (p < 0,05), trong đó, seroquel cho<br /> kết quả tốt nhất. Tỷ lệ bỏ thuốc, tác dụng<br /> phụ ở nhóm BN điều trị bằng seroquel thấp<br /> nhất. Tỷ lệ BN bỏ thuốc 5,45%, có tác<br /> dụng phụ 12,27% và 5,45% phải nhập viện<br /> trong quá trình theo dõi, bao gồm một số<br /> tái phát do bỏ thuốc và một số do kết quả<br /> điều trị kém.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Kecbikov O.V. Tâm thần phân liệt. Tâm<br /> thần học. Nhà xuất bản Mir. Maxcơva, Bản dịch<br /> tiếng Việt. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội. 1980,<br /> tr.242-287.<br /> 2. Phạm Văn Mạnh. Nghiên cứu đặc điểm<br /> lâm sàng của BN TTPL thể paranoid và điều trị<br /> bằng thuốc an thần kinh haloperidol và chlorpromazine.<br /> Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. Hà<br /> Nội. 2007.<br /> 3. Kaplan HI, Sadock BJ, Sadock VA.<br /> Schizophrenia. Synopsis of psychiatry. Williams<br /> and Wilkins. 2008, pp.450-490.<br /> 4. Smith T.E, Weston C.A, Lieberman J.A.<br /> Schizophrenia (maintenance treatment). Clin<br /> Evid (Online). 2009, p.1007.<br /> 5. Wolfgang F, Christian G. Treatment of<br /> schizophrenia patients: comparing new-generation<br /> antipsychotics to each other. Curr Opin Psychiatry.<br /> 2006, 19 (2), pp.128-134.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 22/3/2013<br /> Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br /> 9/5/2013<br /> Ngày bài báo được đăng: 23/5/2013<br /> <br /> 132<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> <br /> 133<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2