TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT<br />
U TUYẾN YÊN THỂ TO ĐẦU CHI<br />
Ngô Mạnh Hùng*; Nguyễn Hùng Minh**; Đồng Văn Hệ*<br />
TÓM TẮT<br />
U tuyến yên thể to đầu chi (acromegaly) là bệnh lý hiếm gặp, với tần suất khoảng 30 - 40 bệnh<br />
nhân (BN)/triệu dân, tỷ lệ mới mắc hàng năm là 3 - 4 BN/triệu dân. Bệnh lý đặc trưng với hình ảnh<br />
biến dạng ở mặt và chân tay. Chẩn đoán bệnh u tuyến yên thể to đầu chi bằng các hình ảnh lâm<br />
sàng, xét nghiệm nội tiết tuyến yên và chụp cộng hưởng từ hố yên. Điều trị phẫu thuật là phương<br />
pháp tối ưu được hầu hết các tác giả trên thế giới khuyến cáo. Theo dõi sau mổ u tuyến yên thể to<br />
đầu chi bằng lâm sàng, xét nghiệm nội tiết và chụp cộng hưởng từ tuyến yên.<br />
* Từ khóa: U tuyến yên to đầu chi; Kết quả điều trị.<br />
<br />
SURGICAL TREATMENT OF ACROMEGALY<br />
Summary<br />
Acromegaly is a rare disease with incidence about 30 - 40 cases per million population. Annual<br />
new patient incident is estimated to be 3 - 4 cases/million population. This disease is characterized<br />
by special facial and acral deformation. Diagnosis was done by clinical features, biochemical test and<br />
sellar magnetic resonance image (MRI). Neurosurgery, advocated by almost authors, is considered<br />
the first-line therapy in acromegaly. Patients were followed-up postoperation by clinical features,<br />
biochemical test and sellar MRI.<br />
* Key words: Acromegaly; Treatment outcomes.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
giảm chức năng hô hấp…) [4]. Điều trị phẫu<br />
thuật là phương pháp đầu tiên được hầu<br />
hết các tác giả khuyến cáo trong điều trị<br />
thể bệnh này.<br />
<br />
U tuyến yên thể to đầu chi là bệnh lý hiếm<br />
gặp, tần suất mắc phải 30 - 40 BN/triệu dân,<br />
tỷ lệ mới mắc mỗi năm là 3 - 4 BN/triệu<br />
dân/năm [1, 2, 3]. Bệnh u tuyến yên thể to<br />
đầu chi là bệnh lý toàn thân, đa cơ quan,<br />
với biểu hiện lâm sàng chính là biến đổi<br />
hình thái ở mặt, chân tay, hệ thống cơ<br />
xương khớp (đau đa khớp…), hệ thống tim<br />
mạch (cao huyết áp, bệnh lý van tim, cơ<br />
tim…) và hệ thống hô hấp (biến dạng lồng ngực,<br />
* Bệnh viện Việt Đức<br />
** Bệnh viện 103<br />
<br />
Tuy nhiên, những thay đổi về lâm sàng,<br />
xét nghiệm nội tiết cũng như hình ảnh chẩn<br />
đoán thường xuất hiện chậm hoặc có thể<br />
không thay đổi (to chân tay…) nên cần theo<br />
dõi bằng lâm sàng, xét nghiệm nội tiết tuyến<br />
yên, chụp cộng hưởng từ tuyến yên…[5, 6, 7]<br />
trong thời gian dài.<br />
<br />
*<br />
<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Phạm Gia Khánh<br />
PGS. TS. Ngô Văn Hoàng Linh<br />
<br />
107<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
Báo cáo này trình bày kết quả theo dõi<br />
BN sau mổ u tuyến yên thể to đầu chi tại<br />
Bệnh viện Việt đức, từ 4 - 2010 đến 6 2012, với mục tiêu: Đánh giá kết quả ban<br />
đầu điều trị phẫu thuật u tuyến yên thể to<br />
đầu chi với đường mổ qua xoang bướm.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
40 BN (21 nữ và 19 nam) mắc u tuyến<br />
yên thể đầu chi được điều trị phẫu thuật tại<br />
Bệnh viện Việt §ức, từ 4 - 2010 đến 6 2012. Thời gian theo dõi sau mổ tối thiểu<br />
6 tháng.<br />
<br />
Mở thành trước xoang bướm, lấy niêm<br />
mạc xoang bướm và vách xoang bướm để<br />
bộc lộ thành sau xoang bướm (đáy hố yên).<br />
Trong u tuyến yên, đáy hố yên thường bị u<br />
ăn mòn, đôi khi chỉ là một màng xương<br />
mỏng. Sau khi đốt điện (bằng dao lưỡng<br />
cực) cầm máu màng cứng, mở màng cứng<br />
và lấy u bằng thìa nạo chuyên dụng (curette).<br />
Kiểm tra mức độ lấy u bằng hệ thống định<br />
vị thần kinh nhằm xác nhận đã lấy hết u hay<br />
chưa, đặc biệt khi đánh giá ở hai bên xoang<br />
hang. Xác định hết phần phía trên u khi<br />
nhìn thấy hoành yên tụt xuống ổ mổ (hình 1).<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br />
- To đầu chi, thay đổi đặc hiệu ở mặt.<br />
- Xét nghiệm nội tiết xác nhận nồng độ<br />
tuyến yên tăng cao.<br />
- Hình ảnh u tuyến yên trên phim cộng<br />
hưởng từ<br />
- Kết quả giải phẫu bệnh: u tuyến yên.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN không đáp ứng các tiêu chuẩn lựa<br />
chọn ở trên.<br />
- BN có đủ tiêu chuẩn lựa chọn song<br />
không tham gia đầy đủ quy trình theo dõi.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Phẫu thuật vi phẫu qua xoang bướm được<br />
tiến hành dưới gây mê nội khí quản. BN<br />
nằm ngửa, cố định đầu trên khung Mayfield,<br />
sau đó lắp đặt hệ thống định vị thần kinh<br />
(neuronavigation). Rạch niêm mạc mũi (thường<br />
ở bên phải), sau đó, bóc tách niêm mạc mũi<br />
ra khỏi vách mũi (phần sụn ở phía trước và<br />
phần thẳng của xương lá mía ở phía sau)<br />
để tiếp cận bờ trước xoang bướm, bẻ vách<br />
mũi ở phần nền của xương hàm trên nhằm<br />
bộc lộ thành trước xoang bướm hai bên.<br />
<br />
Hình 1: Phẫu thuật u tuyến yên<br />
qua xoang bướm.<br />
* Theo dõi sau mổ:<br />
- 1 ngày, 1 tháng sau mổ:<br />
+ Lâm sàng: đau đầu, thị lực, vết mổ (có<br />
chảy máu, rò dịch não tủy qua mũi…).<br />
+ Cận lâm sàng: xét nghiệm nội tiết<br />
tuyến yên.<br />
- 3 tháng và 6 tháng sau mổ:<br />
+ Lâm sàng: đau đầu, thị lực, tình trạng<br />
to đầu chi, tình trạng rối loạn kinh nguyệt…<br />
+ Cận lâm sàng: xét nghiệm nội tiết tuyến<br />
yên (bao gồm cả tuyến yên); chụp cộng hưởng<br />
từ tuyến yên kiểm tra.<br />
<br />
109<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
Kết quả trong báo cáo này được trình<br />
bày ở thời điểm sau mổ 6 tháng.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Triệu chứng lâm sàng.<br />
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng trước và<br />
sau mổ (6 tháng).<br />
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG<br />
<br />
TRƯỚC MỔ<br />
<br />
SAU MỔ<br />
<br />
Triệu chứng thị giác<br />
<br />
35<br />
<br />
3<br />
<br />
Đau đầu<br />
<br />
37<br />
<br />
25<br />
<br />
Rối loạn kinh nguyệt (nữ)<br />
<br />
12<br />
<br />
3<br />
<br />
Giảm khả năng tình dục<br />
<br />
17<br />
<br />
7<br />
<br />
Thay đổi hình dạng ở mặt và<br />
chân tay<br />
<br />
20<br />
<br />
16<br />
<br />
Đái đường<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
Đau khớp<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
Bướu giáp<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
Cao huyết áp<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
Đánh giá triệu chứng lâm sàng trước mổ<br />
và lần khám cuối cùng (thay đổi tùy theo<br />
từng BN, từ 3 tháng đến 2 năm). Triệu<br />
chứng thường gặp nhất là đau đầu và rối<br />
loạn thị giác. 33/35 BN (94,28%) có triệu<br />
chứng thị giác được cải thiện sau mổ và<br />
duy trì trong thời gian theo dõi (ở thời điểm<br />
6 tháng sau mổ). 3 BN không có cải thiện<br />
về thị giác sau mổ, là do BN bị teo gai thị<br />
trước mổ ở một mắt. Ở thời điểm theo dõi,<br />
không có cải thiện về thị giác của mắt tổn<br />
thương. Không có biến chứng tổn thương,<br />
thị giác xấu hơn sau mổ. Đây là 3 BN được<br />
theo dõi > 1 năm và tình trạng teo gai thị<br />
trước mổ không cải thiện.<br />
Rối loạn kinh nguyệt gặp ở 12 BN nữ to<br />
đầu chi (57,14%) và có cải thiện rõ rệt trên<br />
cả lâm sàng và tương ứng trên xét nghiệm<br />
prolactin máu. Ở thời điểm kiểm tra sau mổ,<br />
<br />
chỉ còn 3 BN có triệu chứng này, cả 3 BN<br />
đều điều trị nội khoa, tuy còn rối loạn kinh<br />
nguyệt, nhưng triệu chứng tiết sữa đã giảm<br />
đáng kể.<br />
4 BN có thay đổi hình thái, chân tay nhỏ<br />
hơn, cụ thể: BN có thể cởi được nhẫn, thay<br />
đổi cỡ giày dép nhỏ hơn. Điều này đã được<br />
các tác giả trên thế giới công bố: đó là tổ<br />
chức liên kết giảm phù nề [8, 9].<br />
1 BN trước mổ phụ thuộc vào insulin,<br />
cho đến thời điểm đánh giá sau mổ 1 năm,<br />
BN được xác nhận không còn tình trạng<br />
tiểu đường, không dùng insulin. 1 BN còn<br />
lại vẫn phải dùng thuốc điều trị đường huyết,<br />
dù liều đã giảm.<br />
2 BN bướu giáp được phẫu thuật (1 BN<br />
trước và 1 BN sau mổ u tuyến yên). Khám<br />
lại lâm sàng sau mổ, tình trạng tuyến giáp<br />
đã ổn định.<br />
Chúng tôi gặp 2 BN tăng huyết áp trước<br />
mổ, phẫu thuật lấy bỏ u giúp cải thiện tình<br />
trạng huyết áp, BN không phải sử dụng<br />
thuốc sau mổ.<br />
2. Xét nghiệm nội tiết.<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả xét nghiệm GH, IGF-1<br />
và prolactin trước và sau mổ.<br />
THỜI ĐIỂM<br />
Trước Sau mổ<br />
1 ngày<br />
mổ<br />
GH<br />
<br />
Sau mổ<br />
1 tháng<br />
<br />
Sau mổ Sau mổ<br />
3 tháng 6 tháng<br />
<br />
Cao<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
(100%)1<br />
<br />
27<br />
(67,5%)<br />
<br />
8<br />
(20%)<br />
<br />
2<br />
(5%)<br />
<br />
bt<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
13<br />
<br />
22<br />
<br />
38<br />
<br />
IGF-1 Cao<br />
bt<br />
Prolactin Cao<br />
bt<br />
<br />
24<br />
16<br />
17<br />
23<br />
<br />
10<br />
5<br />
3<br />
3<br />
(41,67%) (20,83%) (12,5%) (12,5%)<br />
30<br />
<br />
35<br />
<br />
37<br />
<br />
37<br />
<br />
10<br />
5<br />
3<br />
1<br />
(58,82%) (29,41%) (17,64%) (5,88%)<br />
30<br />
<br />
35<br />
<br />
37<br />
<br />
39<br />
<br />
110<br />
(bt: bình thường)<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
Tất cả BN được chẩn đoán u tuyến thể<br />
to đầu chi trong nghiên cứu này đều có GH<br />
sau ăn 2 giờ cao hơn bình thường (giá trị<br />
bình thường 0,1 - 7,2 ng/ml), trong khi đó,<br />
24 BN có IGF-1 cao hơn so với tuổi và giới.<br />
Chúng tôi nhận thấy GH và IGF-1 đều<br />
giảm dần về ngưỡng bình thường so với độ<br />
tuổi, tuy thời gian khác nhau. GH giảm<br />
chậm hơn so với IGF-1. Ở thời điểm 6<br />
tháng, chỉ còn 5% BN có nồng độ GH cao<br />
trong máu so với ngưỡng bình thường,<br />
trong khi đó tỷ lệ này ở nồng độ IGF-1 là<br />
12,5%. Khi so sánh với kết quả chụp phim<br />
cộng hưởng từ sau mổ (39/40 BN được lấy<br />
bỏ toàn bộ và gần toàn bộ u) cho thấy hình<br />
ảnh chẩn đoán và xét nghiệm nội tiết<br />
hormon tuyến yên không đi song song với<br />
nhau. Cần có thêm một số tiêu chí đánh giá<br />
việc kiểm soát sau phẫu thuật u tuyến yên<br />
thể to đầu chi.<br />
Prolactin có nhiều biến đổi nhất sau mổ.<br />
Ở ngay ngày thứ 1 sau mổ, prolactin của 7<br />
BN đã trở về bình thường.<br />
Tất cả BN có rối loạn hormon đều được<br />
điều trị nội khoa sau mổ. Bromocriptine<br />
(parlodel) và cabergolin (dostinex), là những<br />
thuốc hiện đang dùng để điều trị u tuyến<br />
yên nói chung, u tuyến yên thể to đầu chi<br />
nói riêng, số lượng BN có nội tiết tuyến yên<br />
bình thường tăng dần.<br />
<br />
bộ u), theo dõi về lâm sàng và nội tiết, BN có<br />
triệu chứng đái đường phụ thuộc insulin,<br />
GH và IGF-1 tăng cao trở lại. Điều trị phẫu<br />
thuật qua xoang bướm lần 2 sau lần đầu<br />
10 tháng. Theo dõi sau mổ lần 2 với thời gian<br />
12 tháng, xét nghiệm nội tiết GH cao hơn<br />
ngưỡng bình thường, song đường huyết đã<br />
được kiểm soát, BN không còn sử dụng insulin.<br />
KẾT LUẬN<br />
U tuyến yên có biểu hiện lâm sàng như<br />
thay đổi đặc hiệu ở chân tay và khuôn mặt.<br />
Thị giác và đau đầu là những triệu chứng<br />
thường gặp nhất (87,5 và 92,5% tương ứng).<br />
Kết quả điều trị phẫu thuật vi phẫu u<br />
tuyến yên thể to đầu chi theo đường mổ<br />
qua xoang bướm cho thấy: thị lực cải thiện<br />
sau mổ: 94,28% BN. Prolactin là hormon<br />
cải thiện nhanh nhất sau mổ (41,7%), nồng<br />
độ GH và IGF-1 giảm dần theo thời gian<br />
theo dõi. Chụp cộng hưởng từ tuyến yên ở<br />
thời điểm 6 tháng sau mổ thấy 97,5% BN<br />
được xác nhận không còn u tuyến yên.<br />
Theo dõi sau mổ bao gồm: lâm sàng, xét<br />
nghiệm nội tiết (hormon tăng trưởng) và<br />
chụp cộng hưởng từ tuyến yên.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
3. Chụp cộng hƣởng từ tuyến yên.<br />
<br />
1. Philippe Chanson, et al. Acromegaly. Best<br />
Practice & Research Clinical Endocrinology &<br />
Metabolism. 2009. 23, pp.555-574.<br />
<br />
40 BN được chụp cộng hưởng từ kiểm<br />
tra sau mổ ở thời điểm 3 và 6 tháng. 39 BN<br />
(97,5%) đã lấy bỏ gần toàn bộ u.<br />
<br />
2. Katznelson, L. Diagnosis and treatment of<br />
acromegaly. Growth Hormone & IGF Research.<br />
2005. 15: pp.S31-S35.<br />
<br />
1 BN có u tái phát sau mổ 6 tháng (kết<br />
quả chụp MRI ở tháng thứ 3 lấy gần toàn<br />
<br />
3. Holdaway IM and Rajasoorya C. Epidemiology<br />
of Acromegaly. Pituitary, 1999. 2, pp.29-41.<br />
<br />
111<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
4. Richard, S. A History of Acromegaly. Pituitary.<br />
1999. 2, pp.7-28.<br />
5. I.M. Holdaway, et al. Long-term treatment<br />
outcome in acromegaly. Growth Hormone & IGF<br />
Research. 2003. 13, pp.185-192.<br />
6. Edward R. Laws, et al. Neurosurgical<br />
management of acromegaly. Results in 82<br />
patients treated between 1972 and 1977. J<br />
Neurosurgery. 1979. 50, pp.454-461.<br />
<br />
7. Philip Wrightson, I.M. Holdaway, and B.J.L.<br />
Synek. Criteria for Cure in Acromegaly: report of<br />
a case apparently cured in which persisting tumor<br />
was found at autopsy. Neurosurgery. 1984. 14,<br />
pp.750-755.<br />
8. Saul Balagura, Patrick Derome, and G.<br />
Guiot. Acromegaly: analysis of 132 cases treated<br />
surgically Neurosurgery, 1981. 8, pp.413-416.<br />
9. Ezzat, S, et al. Acromegaly. Clinical and<br />
biochemical features in 500 patients. Medicine.<br />
1994. 73(5), pp.233-240.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 3/1/2013<br />
Ngày giao phản biện: 25/2/2013<br />
Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013<br />
<br />
112<br />
<br />