intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả khảo sát Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả khảo sát Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 tỉnh Hà Giang gồm có 3 phần chính như sau Đánh giá kết quả khảo sát thu nhập bình quân đầu người; số liệu thu nhập bình quân đầu người của tỉnh hà giang và một số tỉnh miền núi phía Bắc; khái lược về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người và tổng sản phẩm bình quân đầu người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả khảo sát Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 tỉnh Hà Giang

  1. côc thèng kª tØnh hµ giang KẾT QUẢ KHẢO SÁT THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI NĂM 2019 TỈNH HÀ GIANG nhµ xuÊt b¶n thèng kª - 2020
  2. Chỉ đạo biên soạn: VŨ VĂN HỒNG Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hà Giang Tham gia biên soạn: PHÒNG DÂN SỐ - VĂN XÃ Cục Thống kê tỉnh Hà Giang 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ các cấp, các ngành trong việc đánh giá chỉ tiêu thu nhập, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện nâng cao mức sống dân cư, ngày 22/9/2017 UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 1896/QĐ-UBND về việc tổ chức điều tra thu thập thông tin thu nhập bình quân đầu người phân theo cấp huyện/thành phố theo chu kỳ 2 năm/lần. Năm 2019 là năm thứ hai thực hiện triển khai điều tra khảo sát thu nhập bình quân đầu người phân theo cấp huyện/TP trên địa bàn tỉnh Hà Giang, với nội dung thu thập các thông tin về thu nhập của hộ và được phân theo thành thị, nông thôn; phân theo nguồn thu; theo nhóm thu nhập và phân theo cấp huyện/thành phố; thu thập thông tin về một số đồ dùng sinh hoạt thiết yếu của hộ. Trên cơ sở kết quả tổng hợp và suy rộng từ cuộc điều tra, đồng thời kết hợp khai thác dữ liệu điều tra khảo sát mức sống hộ dân cư thực hiện theo phương án của Tổng cục Thống kê đã ban hành và kết quả công bố của Tổng cục Thống kê về mức thu nhập của các tỉnh miền núi phía Bắc. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang biên soạn ấn phẩm “Kết quả khảo sát thu nhập bình quân đầu người năm 2019 tỉnh Hà Giang”. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để lần biên soạn sau đạt kết quả tốt hơn./. CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ GIANG 3 3
  4. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 3 Phần thứ nhất: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 7 I. Kết quả thu nhập bình quân đầu người qua kết quả khảo sát năm 2019 và đánh giá giai đoạn 2016 - 2019 9 1. Thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn tỉnh 9 2. Thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo nguồn thu nhập 12 3. Thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo 5 nhóm thu nhập, theo khu vực thành thị và nông thôn 14 4. Thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo vùng 16 5. Thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo huyện/TP 21 II. Đánh giá mức sống qua đồ dùng sinh hoạt thiết yếu 22 III. Đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị 23 Phần thứ hai: SỐ LIỆU THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA TỈNH HÀ GIANG VÀ MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC 27 Phần thứ ba: KHÁI LƯỢC VỀ CHỈ TIÊU THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI VÀ TỔNG SẢN PHẨM BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 45 1. Thu nhập (TN) 47 2. Tổng sản phẩm (GRDP) 47 5 5
  5. Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 7 7
  6. I. KẾT QUẢ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂM 2019 VÀ ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 2016 - 2019 Thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 ban hành kèm theo phương án điều tra khảo sát của UBND tỉnh Hà Giang, Cục Thống kê tỉnh đã tiến hành lập danh sách thôn/tổ dân phố để chọn 160 địa bàn (tương ứng với 2.400 hộ); kết hợp với 35 địa bàn (525 hộ) theo dàn mẫu của Tổng cục Thống kê chọn để thực hiện khảo sát thu thập thông tin. Với tổng số quy mô 2.925 hộ mẫu của 195 địa bàn (37 địa bàn khu vực thành thị, 158 địa bàn khu vực nông thôn) trên phạm vi toàn tỉnh để thu thập, tổng hợp tính toán chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo cấp huyện/thành phố đã đảm bảo được tính đại diện cho việc suy rộng, đánh giá về điều kiện mức sống dân cư trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả điều tra thu nhập bình quân đầu người phân theo cấp huyện/thành phố năm 2019 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt và công bố (Quyết định số 2782/QĐ-UBND ngày 27/12/2019), Cục Thống kê đánh giá và phân tích theo một số nội dung như sau: 1. Thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn tỉnh Năm 2019 đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao đạt 22,8 triệu đồng/người/năm, tăng 10,14% so với năm 2018. Bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 12,72%/năm (năm 2016 đạt 15,92 triệu đồng; năm 2017 đạt 18,01 triệu đồng; năm 2018 đạt 20,70 triệu đồng). 9 9
  7. Thu nhập bình quân đầu người/năm giai đoạn 2016 - 2019 (Triệu đồng) 22,80 20,70 18,01 15,92 2016 2017 2018 2019 Thu nhập bình quân ở khu vực thành thị và nông thôn duy trì tốc độ tăng cao trong các năm qua, cụ thể là năm 2017 tăng 13,13% so với năm 2016; năm 2018 tăng 14,94% so với năm 2017; năm 2019 tăng 10,14% so với năm 2018. Khoảng cách chênh lệch giữa khu vực thành thị 10 10
  8. với nông thôn có xu hướng giảm dần qua các năm: 2016 là 3,32 lần, năm 2017 là 3,17 lần, năm 2018 là 2,98 lần và năm 2019 là 2,51 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế và giảm nghèo giúp người dân khu vực vùng này nâng cao đời sống. Thu nhập bình quân đầu người/năm chia theo khu vực thành thị, nông thôn giai đoạn 2016 - 2019 (Triệu đồng) 46,83 45,16 42,78 37,08 22,80 20,70 18,01 18,67 15,92 15,17 13,50 11,17 2016 2017 2018 2019 Chung Thành thị Nông thôn 11 11
  9. 2. Thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo nguồn thu nhập Phân tích nguồn thu nhập năm 2019 cho thấy trong tổng số 22,8 triệu đồng/người/năm chung toàn tỉnh, có 11,43 triệu đồng thu từ tiền lương, tiền công (chiếm 50,13% tổng thu nhập, tăng 17,72% so với năm 2016); thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 7,1 triệu đồng (chiếm 31,14% tổng thu nhập, giảm 13,96% so với năm 2016); thu từ hoạt động phi NLN và TS là 2,85 triệu đồng (chiếm 12,5%); nguồn thu khác như các khoản trợ cấp xã hội, tiền và hiện vật được cho, biếu, tặng, mừng, giúp, tiền lãi gửi tiết kiệm,... là 1,42 triệu đồng (chiếm 6,23%). Thu nhập của hộ phân theo nguồn thu nhập trong những năm qua đã cho thấy có sự biến động và xu hướng tăng tỷ trọng đối với các lĩnh vực: Thu từ tiền lương, tiền công; giảm nguồn thu nhập từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, thể hiện xu hướng chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm qua. Tính bình quân giai đoạn 2016 - 2019 thì thu từ tiền lương, tiền công tăng 30,35%/năm; thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản trung bình cả giai đoạn giảm là 0,4%/năm. 12 12
  10. Thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo nguồn thu (Triệu đồng) 22,80 20,70 18,01 15,92 11,43 8,35 7,72 7,30 7,18 6,79 7,10 5,16 3,06 2,85 2,52 2,24 1,99 1,42 1,26 Chung Thu từ tiền lương/ Thu từ Thu từ phi 1,06 Thu khác tiền công nông, lâm nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản và thủy sản 2016 2017 2018 2019 Thu nhập từ khu vực tiền công, tiền lương: Năm 2016 đạt 5,16 triệu đồng, chiếm 32,41% trong tổng số thu nhập; năm 2017 đạt 6,97 triệu đồng, chiếm 37,7% trong tổng số thu nhập; năm 2018 đạt 8,35 triệu đồng, chiếm 40,34% trong tổng số thu nhập và năm 2019 là 11,43 triệu đồng, chiếm 50,13% trong tổng số thu nhập. Thu nhập từ khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: Năm 2016 đạt 7,18 triệu đồng, chiếm 45,1% trong tổng số thu nhập; năm 2017 đạt 7,72 triệu đồng, chiếm 42,87% trong tổng số thu nhập; năm 2018 đạt 7,3 triệu đồng, chiếm 35,27% trong tổng số thu nhập và năm 2019 đạt 7,1 triệu đồng, chiếm 31,14% trong tổng số thu nhập. 13 13
  11. Thu nhập từ khu vực phi nông, lâm nghiệp và thủy sản: Năm 2016 đạt 2,52 triệu đồng, chiếm 15,83% trong tổng số thu nhập và đến năm 2019 là 2,85 triệu đồng, chiếm 12,50% trong tổng số thu nhập. Thu nhập từ các nguồn thu khác: Năm 2016 đạt 1,06 triệu đồng, chiếm 6,66% trong tổng số thu nhập và đến năm 2019 đạt 1,42 triệu đồng, chiếm 6,23% trong tổng số thu nhập. 3. Thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo 5 nhóm thu nhập, theo khu vực thành thị và nông thôn (mỗi nhóm bằng 20% dân số, tương ứng với 5 nhóm thu nhập; nhóm 1 là nhóm có thu nhập thấp nhất; nhóm 5 là nhóm có thu thấp cao nhất). Kết quả thu nhập bình quân năm 2019, nếu tính chung cả khu vực thành thị và nông thôn phân theo 5 nhóm thu nhập thì hộ có mức thu nhập thấp nhất (nhóm 1) đạt 6,23 triệu đồng; nhóm có mức thu nhập cao nhất (nhóm 5) đạt 56,33 triệu đồng, nhóm 5 cao hơn nhóm 1 là 9,04 lần; thu nhập của các nhóm 2, 3, 4 (nhóm có mức thu nhập trung bình và khá) cũng được cải thiện qua từng năm. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về mức thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 tương đối xa nhau và có xu hướng tăng dần, kết quả cho thấy sự phân hóa giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo ngày càng tăng, nhóm thu nhập cao có tốc độ tăng thu nhập lớn hơn, ngược lại ở nhóm có thu nhập thấp chưa được cải thiện đáng kể về thu nhập. Cụ thể là năm 2016 thu nhập của các hộ nhóm 5 cao hơn nhóm 1 là 6,15 lần, đến năm 2019 nhóm 5 cao hơn nhóm 1 là 9,04 lần. Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất đối với khu vực thành thị năm 2016 gấp 5,33 lần, đến năm 2019 gấp 8,0 lần; khu vực nông thôn năm 2016 gấp 4,86 lần, đến năm 2019 gấp 6,41 lần. Như vậy là sự chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất của khu vực thành thị và nông thôn đều tăng. 14 14
  12. Thu nhập bình quân người/năm phân theo 5 nhóm thu nhập (Triệu đồng) 6,66 7,95 2016 9,68 Nhóm 1 14,45 40,97 5,40 7,85 Nhóm 2 2017 10,48 16,07 48,99 Nhóm 3 6,30 9,49 2018 11,80 18,24 Nhóm 4 56,02 6,23 11,37 2019 15,85 Nhóm 5 24,25 56,33 15 15
  13. 4. Thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo vùng Thu nhập bình quân đầu người/năm giữa các vùng có sự chênh lệch khá lớn (phân theo vùng theo KT-XH giữa các huyện, thành phố tương đồng với nhau), vùng có thu nhập bình quân đầu người/năm cao nhất là các huyện vùng thấp (thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình) có mức thu nhập bình quân là 31,83 triệu đồng, cao hơn 1,84 lần so với vùng núi đá phía Bắc (huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn) có mức thu nhập bình quân đầu người/năm là 17,33 triệu đồng và cao hơn 1,7 lần vùng núi đất phía Tây (huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê) có mức thu nhập bình quân đầu người/năm là 18,75 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người/năm phân theo vùng năm 2019 (Triệu đồng) 52,40 Vùng động lực (TP. Hà Giang, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên) 31,83 24,22 GRDP Vùng núi đá phía Bắc (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ) 36,98 17,33 15,61 GRDP Vùng núi đất phía Tây (Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê) 35,88 18,75 17,31 GRDP CHUNG Thành thị Nông thôn 16 16
  14. - Vùng thấp (thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên) Điều kiện tự nhiên của vùng khá thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện, mặt khác đây là vùng động lực của tỉnh, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, có các khu kinh tế, cụm công nghiệp, cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy và có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ do đó đã thu hút lao động tại địa phương tạo ra thu nhập từ tiền lương, tiền công và hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt cao hơn vùng khác. Mặt khác trình độ dân trí trong vùng đồng đều hơn các vùng còn lại nên phần nào cũng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi huyện có những thế mạnh riêng trong từng lĩnh vực, ngành kinh tế khác nhau. Theo kết quả điều tra năm 2019, thành phố Hà Giang có thu nhập cao nhất là 52,68 triệu đồng/người/năm. Nhìn chung trong tổng thu nhập của vùng này thì thành phố Hà Giang có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu từ hoạt động phi nông, lâm nghiệp là lớn nhất vùng. Các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình các nguồn thu có tính tương đồng, không có sự chênh lệch lớn giữa các nguồn thu, kết quả đó cũng phản ánh đúng với xu thế phát triển kinh tế của vùng. - Vùng cao núi đá phía Bắc (huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ) Vùng núi đá phía Bắc có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn hiểm trở, đời sống dân cư tại khu vực này còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, theo 17 17
  15. kết quả rà soát năm 2019 của tỉnh thì huyện Đồng Văn có 48,25% hộ nghèo; huyện Mèo vạc có 43,66% hộ nghèo; huyện Yên Minh có 37,86% hộ nghèo và huyện Quản Bạ có 33,35% hộ nghèo. Tuy nhiên, năm 2019 vùng này có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương trong tổng thu nhập bình quân đầu người/năm so với năm 2017 tăng khá nhanh, như: Huyện Đồng Văn năm 2017 thu nhập từ tiền công, tiền lương là 4,23 triệu đồng/năm, chiếm 33,05% tổng thu nhập, đến năm 2019 đạt 9,79 triệu đồng/năm, chiếm 60,06% tổng thu nhập; huyện Mèo Vạc năm 2017 là 4,47 triệu đồng/năm, chiếm 33,46% tổng thu nhập, đến năm 2019 đạt 9,10 triệu đồng/năm, chiếm 54,39% tổng thu nhập; huyện Yên Minh năm 2017 là 5,44 triệu đồng/năm, chiếm 36,10% tổng thu nhập, đến năm 2019 đạt 8,62 triệu đồng/năm, chiếm 47,78% tổng thu nhập; huyện Quản Bạ năm 2017 là 5,55 triệu đồng/năm, chiếm 35,99% tổng thu nhập, đến năm 2019 đạt 9,25 triệu đồng/năm, chiếm 50,19% tổng thu nhập. Ngoài lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế hưởng tiền lương, tiền công tại địa bàn thì các huyện này có số lượng người đi lao động Trung Quốc khá cao, đã tác động làm tăng nguồn thu nhập, làm cho thu nhập bình quân đầu người/năm từ khu vực tiền công, tiền lương của vùng năm 2019 tăng và chiếm tỷ trọng trong tổng thu nhập cao hơn các năm trước đây. Đối với 4 huyện vùng cao qua kết quả khảo sát thu nhập cho ta thấy ngoài thu từ tiền lương, tiền công thì thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm chủ đạo; hoạt động sản xuất phi nông, lâm nghiệp chưa phát triển do số cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ trên địa bàn chưa phổ biến và quy mô còn nhỏ… 18 18
  16. - Vùng núi đất (huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và Bắc Mê) Đây là vùng núi đất nhưng độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, canh tác chủ yếu là ruộng 1 vụ. Nhìn chung điều kiện tự nhiên của vùng thích hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế như: cây chè, cây thảo quả (cây thảo quả được trồng nhiều ở huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần). Vùng này cây lương thực chính là cây lúa nước, cây ngô; cây công nghiệp hàng năm là cây đậu tương; chăn nuôi chủ yếu là: trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm. Thu nhập của vùng từ tiền công, tiền lương năm 2019 trong tổng thu nhập bình quân đầu người/năm so với năm 2017 cũng có xu hướng tăng khá, ngoài thu từ tiền lương, tiền công tại địa bàn thì vùng này cũng có tác động tăng thu nhập từ lực lượng lao động đi làm thuê ngoài địa bàn. Cụ thể huyện Hoàng Su Phì năm 2017 thu nhập từ tiền công, tiền lương là 4,68 triệu đồng/năm, chiếm 32,01% tổng thu nhập, đến năm 2019 đạt 7,03 triệu đồng/năm, chiếm 36,88% tổng thu nhập; huyện Xín Mần năm 2017 là 4,73 triệu đồng/năm, chiếm 34,50% tổng thu nhập, đến năm 2019 đạt 7,76 triệu đồng/năm, chiếm 41,59% tổng thu nhập; huyện Bắc Mê năm 2017 là 5,52 triệu đồng/năm, chiếm 37,27% tổng thu nhập, đến năm 2019 đạt 7,98 triệu đồng/năm, chiếm 43,25% tổng thu nhập. Thu nhập từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của vùng này nhìn chung giữ mức ổn định, không có biến động lớn. Tóm lại, thu nhập bình quân đầu người/năm của tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện rõ rệt, cơ cấu đã có sự chuyển biến tích cực so với các năm trước và đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ nguồn thu nông, lâm nghiệp, thủy sản sang nguồn thu từ tiền công, tiền lương 19 19
  17. và nguồn thu từ phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cụ thể là cơ cấu thu nhập từ tiền lương, tiền công năm 2017 đạt 37,7% đến năm 2019 đạt 50,13%; cơ cấu nguồn thu nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 đạt 42,86% đến năm 2019 giảm còn 31,14%; lĩnh vực phi nông, lâm nghiệp và thủy sản không có biến động lớn trong cơ cấu nguồn thu. Cơ cấu thu nhập phân theo nguồn thu (%) 6,66 15,83 32,41 2016 45,10 Thu từ tiền lương/tiền công Thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản Thu từ phi nông, lâm nghiệp và thủy sản Thu khác 6,23 12,50 50,13 2019 31,14 20 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2