Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
KẾT QUẢ KHỞI ĐẦU ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT<br />
BÓNG DẠ DÀY QUA NỘI SOI<br />
Nguyễn Ngọc Thành*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đặt bóng trong dạ dày là phương pháp không phẫu thuật có hiệu quả ngắn hạn trong việc<br />
giảm cân điều trị béo phì bệnh lý.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đặt bóng trong dạ dày ở<br />
người Việt Nam béo phì.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Từ tháng 9/2008 đến tháng 10/2010, chúng tôi đặt bóng<br />
trong dạ dày điều trị béo phì cho các bệnh nhân có BMI trên 30, tại bệnh viện Triều An. Sau 6 tháng đặt bóng,<br />
nghiên cứu mức độ dung nạp bóng của bệnh nhân, mức độ giảm cân và các tai biến-biến chứng nếu có.<br />
Kết quả: 41 bệnh nhân gồm 28 nữ 13 nam, tuổi trung bình là 39. Trước khi đặt bóng, cân nặng trung bình<br />
của bệnh nhân là 92 ± 18,5kg (65 – 145kg); BMI trung bình 35 ± 4,6 (30 – 48,7). Tuần đầu tiên giảm cân trung<br />
bình 4,9 ± 1,6 kg (2kg - 8kg). Sau 6 tháng giảm cân trung bình 15,2 ± 5,9 kg (16,8 ± 6,4 % cân nặng). Một<br />
trường hợp phải lấy bóng ra vào tháng thứ 3. Sau khi đặt bóng 6 tháng bệnh nhân giảm cân và BMI giảm tốt.<br />
Không có biến chứng liên quan đến thủ thuật đặt bóng cũng như lấy bóng qua nội soi.<br />
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đặt bóng trong dạ dày ở người Việt Nam có hiệu quả làm<br />
giảm cân và giảm BMI rõ rệt. Đây là phương pháp an toàn, bệnh nhân dễ chấp nhận và hữu hiệu trong việc điều<br />
trị không phẫu thuật cho bệnh nhân béo phì bệnh lý.<br />
Từ khóa: Đặt bóng trong dạ dày. Béo phì nặng. Béo phì rất nặng. Phẫu thuật giảm cân.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INTIAL RESULTS OF INTRAGASTRIC BALLOON THERAPY IN OBESE PATIENTS<br />
Nguyen Ngoc Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 22 - 28<br />
Background: The implantation of intragastric balloon constitutes a short-term effective non-surgical<br />
intervention to lose weight in obese patients.<br />
Aims: The aim of this study was to evaluate retrospectively the clinical outcome and safety of gastric balloon<br />
therapy (GBT) in Vietnamese obese patients.<br />
Method: Retrospective study from 9/2008 to 10/2010. Patients in Trieu An Hospital whose BMI were over<br />
30 underwent GBT. After 6 months, GBT was assessed in the obese patients concerning tolerance, weight loss<br />
and complications.<br />
Results: Forty-one obese patients, 28 females and 13 males, mean age 39. Before GBT, average weight was<br />
92 ± 18,5kg (65 – 145kg); average BMI was 35 ± 4,6 (30 – 48,7). Average weight loss in the first week was 4,9 ±<br />
1,6kg (2 – 8kg). Mean weight loss was 15 ± 5,9kg (16,8 ± 6,4% body weight) after 6 months of treatment. There<br />
was one case the balloon had to be removed in the third month. After 6 months, a significant reduction in weight<br />
and BMI was evident after GBT. Regarding safety, no major complications occurred.<br />
Conclusion: Our study indicates the safety and efficacy of GBT in Vietnamese obese patients. GBT is a safe,<br />
tolerable, and effective method of inducing weight loss for the initial treatment in morbid obesity patients.<br />
* Khoa Nội soi, Bệnh viện Triều An TP.HCM<br />
Tác giả liên hệ: ThS BS Nguyễn Ngọc Thành, ĐT: 0913158770, Email: nthanh17us20002000@yahoo.com<br />
<br />
22<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: Intragastric balloon. Super-obesity. Super-super-obesity. Bariatric surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Béo phì ngày nay được ví như một nạn dịch<br />
trên toàn thế giới. Béo phì đã được chứng minh<br />
làm gia tăng nguy cơ bệnh tật, tử vong sớm<br />
cũng như những tốn kém và bất lợi về mặt xã<br />
hội.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Trong xã hội hiện đại, béo phì trở thành vấn<br />
đề sức khỏe cộng đồng cần được mọi người<br />
quan tâm(4). Điều trị béo phì và bệnh béo phì<br />
bằng phương pháp đặt bóng vào dạ dày kết hợp<br />
với chế độ ăn kiêng(2) đã được ứng dụng ở các<br />
nước tiên tiến trên thế giới và được chứng minh<br />
là phương pháp khá an toàn và hiệu quả(3,1).<br />
Ngoài tính hiệu quả, đặt bóng dạ dày điều<br />
trị béo phì còn tránh được các nguy cơ do phẫu<br />
thuật cũng như tác dụng phụ do dùng thuốc<br />
giảm cân. Hơn nữa phẫu thuật trên những bệnh<br />
nhân béo phì vẫn còn là thử thách cho các nhà<br />
chuyên môn. Vì vậy đặt bóng dạ dày qua nội soi<br />
còn là công cụ hữu ích giúp giảm cân, nhằm<br />
giảm những rủi ro trước tiến trình phẫu thuật(6).<br />
Được biết rằng, giảm 10% trọng lượng cơ thể<br />
ở những người thừa cân béo phì cũng sẽ giảm<br />
có ý nghĩa tình trạng bệnh phối hợp với béo<br />
phì(5). Tuy nhiên cho đến nay, ở nước ta chưa có<br />
nghiên cứu nào về điều trị thừa cân béo phì<br />
bằng phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi.<br />
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả bước đầu<br />
điều trị béo phì bằng phương pháp đặt bóng dạ<br />
dày qua nội soi”, với mục tiêu nghiên cứu là:<br />
<br />
41 trường hợp đến khám thừa cân béo phì<br />
và được chẩn đoán béo phì tại Bệnh viện Triều<br />
An – Tp.HCM trong thời gian từ tháng 9/2008<br />
đến tháng 10/2010.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến cứu hàng loạt ca.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn lựa<br />
Độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi.<br />
BMI ≥ 30.<br />
Bệnh nhân thất bại với biện pháp giảm cân<br />
thông thường trước đây.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Đã trãi qua phẫu thuật vùng bụng như phẫu<br />
thuật dạ dày, ruột, v.v…<br />
Túi thừa thực quản, thoát vị tâm vị, loét thực<br />
quản – dạ dày – tá tràng.<br />
Nghiện rượu, nghiện ma túy.<br />
Sử dụng dài hạn Corticosteroid hoặc<br />
NSAIDs.<br />
Hẹp bẩm sinh đường tiêu hóa.<br />
Có kèm một số bệnh khác như: Suy tim, xơ<br />
gan, tâm thần kinh,v.v...<br />
Đang mang thai hoặc cho con bú.<br />
<br />
Bước đầu đánh giá hiệu quả giảm cân của<br />
phương pháp đặt bóng dạ dày.<br />
Đánh giá tỉ lệ thành công của kỹ thuật đặt<br />
bóng dạ dày.<br />
Đánh giá các biến chứng và tai biến của<br />
phương pháp: viêm thực quản trào ngược, viêm<br />
loét dạ dày tá tràng, xì bóng, tắc ruột.<br />
<br />
Hình 1: Đặt bóng trong dạ dày(10).<br />
<br />
Kỹ thuật thực hiện<br />
Nội soi bằng ống soi mềm của hãng Pentax<br />
EPK-100P (hình 1)(10).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
23<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
35 < BMI < 40<br />
BMI > 40<br />
Tổng<br />
<br />
Sử dụng hệ thống bóng BIB của INAMED<br />
được sản xuất tại Mỹ.<br />
Bệnh nhân béo phì được kiểm tra thực quảndạ dày- tá tràng qua nội soi, tiến hành điều trị<br />
viêm loét dạ dày – tá tràng nếu có, diệt H.pylori<br />
nếu Hp dương tính.<br />
Định ngày đặt bóng, tiến hành đặt bóng có<br />
tiền mê. Bóng sẽ được đưa qua ngả miệng dưới<br />
sự quan sát của ống soi mềm. Sau khi nội soi xác<br />
định bóng đã được đưa vào dạ dày, bơm qua<br />
catheter kết nối với bóng dung dịch nước muối<br />
sinh lý có pha xanh Methylen. Sau đó catheter sẽ<br />
được tách rời khỏi bóng và được lấy ra ngoài.<br />
Kiểm tra sự rò rỉ bóng trước khi rút máy soi kết<br />
thúc quá trình đặt bóng. Bệnh nhân được theo<br />
dõi đến khi tỉnh hẳn, cho xuất viện và hẹn ngày<br />
tái khám.<br />
Bóng sẽ được lấy ra sau 6 tháng lưu trong dạ<br />
dày.<br />
<br />
KẾT QUẢ.<br />
Bảng 1: Tỉ lệ BMI theo giới tính<br />
BMI<br />
30 < BMI < 35<br />
<br />
Nam<br />
5<br />
<br />
Nữ<br />
20<br />
<br />
Tổng<br />
25 (61%)<br />
<br />
4<br />
4<br />
13 (31,7%)<br />
<br />
5<br />
3<br />
28 (68,3%)<br />
<br />
9 (22%)<br />
7 (17%)<br />
41(100%)<br />
<br />
Đặc điểm của bệnh nhân<br />
Trong 41 bệnh nhân nghiên cứu, có 28 nữ và<br />
13 nam; tuổi trung bình 29 ± 8,9 (18t – 48t). Cân<br />
nặng trung bình 92 ± 18,5kg (65 – 145kg). BMI<br />
trung bình 35 ± 4,6 (30 – 48,7).<br />
Tỷ lệ nữ / nam # 2.<br />
61% trường hợp có chỉ số BMI từ 30 đến 35.<br />
22% trường hợp có chỉ số BMI từ 35 đến 40,<br />
17% còn lại có BMI từ 40 đến 50. Tính chung<br />
BMI trung bình là 35,2 ± 4,6.<br />
Đặc biệt tỷ lệ béo phì bệnh lý (BMI > 40) chủ<br />
yếu gặp ở những người trẻ: 2 người 18 tuổi, 2<br />
người 19 tuổi, 2 người 24 tuổi,và 1 người 27 tuổi.<br />
Có 7 người có vấn đề về xương khớp.<br />
Tất cả 41 trường hợp đều đã thất bại với<br />
phương pháp giảm cân cổ điển là ăn kiêng và /<br />
hoặc tập thể dục và / hoặc dùng thuốc giảm cân.<br />
41 trường hợp trên được đặt bóng vào dạ<br />
dày với cùng một loại bóng. 100% đặt bóng<br />
thành công.<br />
<br />
Hiệu quả giảm cân<br />
<br />
Hình 1: Trước đặt bóng (85 kg)<br />
<br />
24<br />
<br />
Sau đặt bóng (52 kg)<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
41 trường hợp béo phì đã được điều trị bằng<br />
phương pháp đặt bóng dạ dày: Thời gian lưu<br />
bóng trong dạ dày trung bình 6 ± 0,7 tháng (3– 7<br />
tháng).<br />
<br />
bóng. 53,7% trường hợp còn lại vẫn duy trì chế<br />
độ ăn kiêng, không tăng cân trong 6 tháng theo<br />
dõi. Đặc biệt các trường hợp có vấn đề về đau<br />
nhức khớp đã cải thiện rõ sau khi giảm cân.<br />
<br />
Giảm cân trung bình 15,2 ± 5,9 kg (16,8 ± 6,4<br />
% cân nặng); Có 6 trường hợp giảm cân chỉ 1 – 8<br />
kg / 6 tháng (< 10% trọng lượng).<br />
<br />
Tác dụng phụ và biến chứng<br />
<br />
Tuần đầu tiên giảm cân trung bình 4,9 ± 1,6<br />
kg (2kg - 8kg) do ăn uống kém bởi đau bụng và<br />
nôn ói nhiều, chủ yếu là uống các loại nước trái<br />
cây và nước lọc.<br />
Trường hợp giảm cân trong tuần đầu nhiều<br />
nhất là 8kg. Tuy nhiên, tái khám sau tuần đầu<br />
tiên, sức khỏe hầu hết các trường hợp đều bình<br />
thường và tỏ sự hài lòng. Tất cả đều sinh hoạt<br />
trở lại bình thường ở tuần thứ 2 và tiến hành tập<br />
thể dục đầu tuần thứ 3.<br />
Trong thời gian lưu bóng, tất cả các trường<br />
hợp đều sử dụng PPI (Omeprazole 20 mg/ngày).<br />
Sau khi lấy bóng ra, qua kiểm tra thực quản – dạ<br />
dày – tá tràng, không trường hợp nào bị loét dạ<br />
dày-tá tràng. Thể tích dịch lúc lấy ra tương<br />
đương với thể tích dịch lúc đưa vào bóng, vì vậy<br />
xác định không có trường hợp nào bị xì bóng<br />
trong thời gian lưu bóng. Cũng không có biến<br />
chứng tắc ruột xảy ra do xì bóng và trôi bóng.<br />
Tình trạng tăng cân trở lại sau khi lấy bóng<br />
ra chiếm 46,3%, chủ yếu do không tuân thủ chế<br />
độ ăn và chế độ tập luyện như thời gian còn lưu<br />
<br />
Có 6 trường hợp yêu cầu lấy bóng ra trong<br />
tuần đầu do đau bụng. Các trường hợp này đã<br />
được nhập viện, sử dụng thuốc giảm co thắt<br />
(Buscopan) và xuất viện trong ngày. Sau đó cả 6<br />
trường hợp đều được thuyết phục và đồng ý<br />
lưu bóng tiếp tục.<br />
100% trường hợp có tác dụng phụ đau bụng<br />
và nôn ói trong tuần đầu sau đặt bóng, thời gian<br />
đau trung bình 4,3 ± 1,4 ngày (2 – 7 ngày).<br />
01 trường hợp lấy bóng ra ở tháng thứ 3 vì<br />
phát hiện có u buồng trứng.<br />
Không có trường hợp nào mắc phải biến<br />
chứng có liên quan đến thủ thuật đặt bóng cũng<br />
như lấy bóng qua nội soi. Kiểm tra khi lấy bóng,<br />
không trường hợp nào gặp biến chứng loét dạ<br />
dày-tá tràng, viêm thực quản trào ngược và<br />
không ai bị xì bóng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tác hại của béo phì<br />
Béo phì làm gia tăng nguy cơ bệnh tật và tử<br />
vong sớm. Đặt bóng dạ dày ngoài việc điều trị<br />
giảm cân, các bệnh có liên quan đến béo phì<br />
cũng sẽ được cải thiện(2,3).<br />
<br />
Một số hình ảnh đặt bóng và kéo bóng dạ dày qua nội soi<br />
<br />
Hình 2: Đưa bóng vào dạ dày.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Hình 3: Bóng được bơm lên.<br />
<br />
25<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 4: Bóng được rút hết dịch.<br />
<br />
Hình 5: Bóng được kéo ra khỏi dạ dày.<br />
<br />
Trên thực tế chúng ta tính BMI bằng: trọng<br />
lượng (kg)/bình phương chiều cao tính ra m<br />
(kg/m2). Bảng 2 trình bày phân loại béo phì của<br />
WHO.<br />
<br />
Tiêu hóa sỏi mật, trào ngược thực quản, thoát vị bẹn.<br />
Niệu-sinh dục Són tiểu do stress (stress incontinence).<br />
Sản-phụ khoa Vô sinh, sẩy thai, thai nhi dị tật bẩm sinh.<br />
Cơ xương khớp Thoái hóa khớp, gút, viêm cân lòng bàn<br />
chân (plantar fasciitis), hội cứng cổ tay (carpal tunnel<br />
syndrome)<br />
Tâm thần kinh Đột quỵ, giả bướu não, migraine, suy<br />
nhược thần kinh, lo âu.<br />
Tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng, vú,<br />
tiền liệt tuyến, thận, gan, thực quản, đại tràng, tụy.<br />
<br />
Bảng 2: Phân loại béo phì của WHO<br />
BMI<br />
40<br />
<br />
Mô t ả<br />
Ốm<br />
Bình thường<br />
Thừa cân<br />
Béo<br />
Béo phì bệnh lý<br />
<br />
Độ béo phì<br />
<br />
I (30-34,9), II (35-39,9)<br />
III<br />
<br />
Được xem là béo phì khi BMI trên 30. Đây là<br />
vấn đề xã hội rất lớn ở Mỹ vì có 400 triệu người<br />
béo phì bệnh lý trong tổng số 1,6 tỉ người béo<br />
phì. Vấn đề càng quan trọng hơn khi số trẻ con<br />
béo phì ngày càng tăng thêm.<br />
Béo phì ảnh hưởng toàn thân trên mọi nội<br />
tạng và gây nhiều bệnh như tiểu đường típ II,<br />
cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh timmạch và ung thư (bảng 3). Béo phì càng nhiều<br />
bệnh kèm theo càng nặng. Tử vong ở bệnh<br />
nhân này cũng cao hơn so với người thường.<br />
Con người dễ chết sớm, nếu BMI trên 45 thì<br />
tuổi thọ bị giảm 22%.<br />
Bảng 3: Bệnh kèm theo béo phì<br />
Tim-mạch Cao huyết áp, rối loạn mỡ/máu, bệnh động<br />
mạch vành, dày thất trái, suy tim, ứ tĩnh mạch, thuyên tắc<br />
tĩnh mạch.<br />
Phổi Nghẹt thở khi ngủ (obstructive sleep apnea), suyển,<br />
hội chứng suy hô hấp trong bép phì (obesity hypoventilation<br />
syndrome)<br />
Nội tiết Đề kháng với Insulin, tiểu đường típ II, hội chứng<br />
buồng trứng đa nang.<br />
Mạch máu Thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi.<br />
<br />
26<br />
<br />
Phương pháp nội soi đặt bóng trong dạ<br />
dày<br />
Ở một vài nước kỹ thuật này được áp dụng<br />
thay thế cho phẫu thuật điều trị béo phì. Tuy<br />
nhiên nội soi dạ dày đặt bóng không được phổ<br />
biến vì phương pháp này không làm giảm cân<br />
nhiều và thường được dùng cho các bệnh nhân<br />
béo phì không bệnh lý, chưa có chỉ định mổ,<br />
đang chờ mổ hoặc không muốn mổ.<br />
Kỹ thuật được Garren-Edwards và Taylor<br />
đưa ra năm 1985(10). Bóng hình tròn hoặc hình<br />
oval bằng nhựa polyurethrane chứa 300-600 ml<br />
không khí hoặc nước. Bóng được cấu tạo bằng<br />
silicon mềm và co giãn, thể tích bóng sau khi<br />
bơm tạo thành hình cầu có thể thay đổi từ 400<br />
đến 700 ml.<br />
Sự có mặt của bóng trong dạ dày tạo cảm<br />
giác đầy bụng và mau no sau khi ăn lượng ít<br />
thức ăn. Điều này sẽ hạn chế được lượng thức<br />
ăn đưa vào, kết hợp với chế độ vận động thích<br />
hợp và dinh dưỡng hợp lý sẽ đưa đến giảm cân.<br />
Đặt các loại bóng đầu tiên có nhiều biến<br />
chứng như trôi bóng, thủng dạ dày hoặc gây<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />