Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GIẢM THIỂU TẾ BÀO<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN<br />
Thị Mỹ Yến*, Trần Thiện Trung**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt dạ dày làm sạch có thể kéo dài tiên lượng sống thêm sau mổ, giảm các triệu<br />
chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển nhưng cho đến nay<br />
vẫn chưa có đồng thuận rõ ràng về chiến lược điều trị phù hợp nhất. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm<br />
đánh giá kết quả trước mắt và lâu dài của phẫu thuật cắt giảm thiểu tế bào ung thư ở bệnh nhân ung thư dạ dày<br />
giai đoạn tiến triển.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 101 bệnh<br />
nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển được điều trị phẫu thuật cắt giảm thiểu tế bào ung thư, từ tháng<br />
01/2010 đến tháng 6/2015 tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả: Tỷ lệ tai biến trong mổ là 2% và biến chứng sớm sau mổ là 8%. Thời gian sống trung bình sau mổ<br />
là 14,3 ± 13,9 tháng. Tỷ lệ sống chung 5 năm là 14,9%, tỷ lệ sống 1 năm, 3 năm, 5 năm lần lượt là 39,1%; 6,9%<br />
và 3,4%. Yếu tố di căn hạch, mức độ biệt hóa của tế bào ung thư có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sống sau<br />
mổ của bệnh nhân.<br />
Kết luận: Phẫu thuật cắt giảm thiểu tế bào ung thư dù mang ý nghĩa điều trị triệu chứng và biến chứng<br />
nhưng vẫn phần nào cải thiện thời gian sống thêm cho bệnh nhân. Chiến lược điều trị đa mô thức với hiệu quả<br />
điều trị tốt hơn cho người bệnh đang là mục tiêu của những nghiên cứu tương lai.<br />
Từ khóa: Cắt dạ dày giảm thiểu tế bào ung thư, Ung thư dạ dày, Thời gian sống còn.<br />
ABSTRACT<br />
RESULT OF PALLIATIVE GASTRECTOMY FOR ADVANCED GASTRIC CANCER<br />
Thi My Yen, Tran Thien Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 57 - 63<br />
<br />
Background: Although many investigations have reported palliative gastrostomy for patients with advanced<br />
gastric cancer have improved the overall survival rate, reducing symptoms and enhancing the quality of life. There<br />
is still not a clear consensus on the most suitable surgical treatment strategy. This study was performed to<br />
immediate and long-term results of palliative gastrostomy for advanced gastric cancer.<br />
Methods and Materials: A cross-sectional, descriptive, retrospective study of 101 patients with advanced<br />
gastric cancer underwent palliative gastrostomy at The Gastrointestinal Surgery Department in University<br />
Medical Center Ho Chi Minh city from January 2010 to June 2015.<br />
Results: The intraoperative complications are 2% and the early postoperative complications are 8%. The<br />
average survival time of postoperative was 14.3 ± 13.9 months. The 5-year overall survival rate was 14.9%, 1-<br />
years, 3-years and 5-years survival rates were 39.1%; 6.9%; 3.4% respectively. Lymph node metastasis, the<br />
degree of differentiation of cancer cells has the factor directed influence on postoperative survival time of patients.<br />
Conclusions: Although palliative gastrostomy for advanced gastric cancer meaning to treated symptoms<br />
and complications, but still somewhat improved survival time for patients. Treatment strategy with effective<br />
multi-model high and better treatment is the target of the research towards the future.<br />
<br />
<br />
* Đại học Y dược Tp.Hồ Chí Minh ** Bộ môn Ngoại - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS Thị Mỹ Yến ĐT: 0988256836 Email: myyen0710@gmail.com<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 57<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
Key word: Palliative gastrostomy, gastric cancer, survival time.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ thêm sau mổ, giảm các triệu chứng, giảm thiểu<br />
tế bào ung thư và nâng cao chất lượng cuộc sống<br />
Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh rất thường của bệnh nhân. Nhưng vẫn chưa có đồng thuận<br />
gặp, chiếm hàng thứ tư trong các bệnh ung thư rõ ràng về chiến lược điều trị phù hợp nhất.<br />
với hơn 70% trường hợp xảy ra ở các nước đang<br />
Liệu nghiên cứu phẫu thuật cắt dạ dày giảm<br />
phát triển. Đây là bệnh thường gặp nhất ở châu<br />
thiểu tế bào ung thư có cần thiết ở bệnh nhân<br />
Á sau ung thư vú và phổi và là nguyên nhân<br />
ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển hay không?<br />
phổ biến thứ hai tử vong ở cả hai giới trên toàn<br />
và kết quả lâu dài của người bệnh, thời gian<br />
thế giới chỉ sau ung thư phổi. Mặc dù tỷ lệ mắc<br />
sống thêm sau mổ là bao lâu? Đó là lý do để<br />
và tử vong đang giảm dần tại nhiều nước châu Á<br />
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.<br />
nhưng vẫn còn là một vấn đề sức khỏe cộng<br />
đồng phải quan tâm. Năm 2012, theo quỹ nghiên ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
cứu ung thư quốc tế (World Cancer Research<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Fund International)(5) có 952.000 trường hợp<br />
Hồi cứu cắt ngang mô tả.<br />
UTDD được phát hiện, trong số này Đông Nam<br />
Á chiếm 24,2%. Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
Ở Việt Nam theo Nguyễn Mạnh Hùng(12), Thực hiện tại khoa Ngoại Tiêu hóa - Gan mật<br />
bệnh nhân ung thư dạ dày vào viện thường ở Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí<br />
giai đoạn muộn. Tại bệnh viện Việt Đức khoảng Minh. Thời gian từ 01/2010 đến tháng 6/2015.<br />
87% bệnh nhân UTDD vào viện ở giai đoạn III Đối tượng nghiên cứu<br />
và giai đoạn IV, trong đó có 23,8% - 32% không<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
còn cắt được dạ dày.<br />
Tất cả bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh<br />
Biến chứng hẹp môn vị xảy ra khi ung thư ở là ung thư dạ dày được điều trị bằng phương<br />
hang môn vị đủ lớn gây bít tắc lối ra của dạ dày.<br />
pháp phẫu thuật cắt dạ dày giảm thiểu tế bào<br />
Đây là biến chứng thường gặp nhất của UTDD ung thư.<br />
vì có 2/3 trường hợp UTDD nằm ở vùng hang<br />
môn vị. Theo Trần Thiện Trung(17) điều trị hẹp Tiêu chuẩn loại trừ<br />
môn vị do ung thư chủ yếu phẫu thuật cắt bán Bệnh nhân có một trong những bệnh nội<br />
phần dưới dạ dày hoặc nối vị tràng, hoặc mở khoa đi kèm làm ảnh hưởng đến tiên lượng như:<br />
thông hỗng tràng. suy tim, đái tháo đường, xơ gan, suy thận…<br />
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư dạ Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt dạ dày do ung<br />
dày Nhật Bản (JGCA) khuyến cáo có thể cắt dạ thư trước đây.<br />
dày ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn - Chỉ mổ thám sát hoặc làm phẫu thuật<br />
nếu không có hẹp môn vị. Phẫu thuật cắt dạ dày tạm thời như nối vị tràng, mở thông hỗng<br />
điều trị ung thư dạ dày được coi là nguyên tắc, tràng nuôi ăn…<br />
tuy nhiên đối với ung thư dạ dày giai đoạn tiến KẾT QUẢ<br />
triển phẫu thuật vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.<br />
Cắt dạ dày giảm thiểu tế bào ung thư ở bệnh Chúng tôi ghi nhận tại Bệnh viện Đại học Y<br />
nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển có thể dược thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2010 đến<br />
giúp người bệnh ăn được qua đường miệng, làm 6/2015 có 101 bệnh nhân ung thư dạ dày được<br />
giảm các triệu chứng của hẹp môn vị và chảy điều trị phẫu thuật cắt giảm thiểu tế bào ung thư<br />
máu. Một số báo cáo cho rằng(7) phẫu thuật cắt phù hợp tiêu chuẩn chọn bệnh.<br />
dạ dày làm sạch có thể kéo dài tiên lượng sống<br />
<br />
<br />
58 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân Thời gian sống thêm sau mổ<br />
Trong số 101 bệnh nhân có 71 nam chiếm Trong tổng số 87/101 bệnh nhân ung thư dạ<br />
69,6% và 30 bệnh nhân nữ 29,4%, tuổi trung bình dày giai đoạn tiến triển được theo dõi, thời gian<br />
là 59,5 ± 12,5. sống ngắn nhất là 1 tháng, dài nhất là 73 tháng,<br />
Bảng 1- Đặc điểm nhóm tuổi trung bình 14,3 ± 13,9 tháng.<br />
Nhóm tuổi Số BN Tỷ lệ (%) Bảng 4- Thời gian sống thêm<br />
30 - 39 5 5 Thời điểm theo<br />
Số BNBN sốngBN chếtTỷ lệ sống (%)<br />
40 - 49 21 20,8 dõi<br />
50 - 59 27 26,7 1 năm 87 34 53 39,1<br />
60 - 69 23 22,8 3 năm 34 6 28 6,9<br />
70 - 79 22 21,8 5 năm 6 3 3 3,4<br />
80 - 89 2 2<br />
≥ 90 1 1<br />
Tổng cộng 101 100<br />
Bảng 2- Đặc điểm lâm sàng bệnh học<br />
Đặc điểm Bệnh học Số BN (n=101)<br />
Trên 2<br />
Vị trí u Giữa 15<br />
Dưới 84<br />
Tốt 2<br />
Vừa 40<br />
Loại mô bệnh học Kém 44<br />
Tế bào nhẫn 13<br />
Khác 2<br />
T3 5<br />
Xâm lấn theo chiều sâu T4a 66<br />
T4b 30<br />
Không 24<br />
Di căn hạch<br />
Có 77<br />
Không 58<br />
Di căn xa* Biểu đồ 1- Thời gian sống còn sau 5 năm<br />
Có 43<br />
*Di căn xa gồm: gan, phúc mạc, buồng trứng, mạc treo đại Liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
tràng ngang. thời gian sống thêm sau mổ<br />
Tai biến, biến chứng Bảng 5- Liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
Bảng 3- Tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau mổ thời gian sống sau mổ<br />
Đặc điểm Thương tổn Số BN (%) Các yếu tố Giá trị p<br />
*<br />
Tai biến trong Thủng đại tràng ngang 1 Bệnh cảnh lâm sàng 0,8<br />
mổ Tổn thương lách 1 Vị trí khối u 0,7<br />
Nhiễm trùng vết mổ 2 Mô bệnh học 0,04<br />
Chảy máu miệng nối dạ dày 1 Di căn hạch 0,03<br />
Biến chứng<br />
Chảy máu lách 1 Mức độ xâm lấn pT 0,8<br />
sớm<br />
Tụ dịch dưới gan 2 Hóa trị sau mổ 0,2<br />
Viêm phổi 2 Liên quan giữa các yếu tố gồm mô bệnh học và di căn hạch<br />
*Do khi phẫu tích khối u xâm lấn vào đại tràng ngang, xử ảnh hưởng đến thời gian sống thêm sau mổ có ý nghĩa với p<br />
trí khâu lại ngay và theo dõi hậu phẫu ổn định. < 0,05.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 59<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
BÀN LUẬN thuần ở bệnh nhân và, hoặc có các yếu tố như: di<br />
căn gan, di căn phúc mạc hoặc di căn quanh<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung<br />
động mạch.<br />
bình là 59,5 ± 12,5 tuổi, bệnh nhân trẻ tuổi nhất là<br />
32 tuổi, và lớn tuổi nhất là 91 tuổi. Tỷ lệ nam là Tai biến và biến chứng sớm sau mổ<br />
69,6%, và nữ là 29,4%, tỷ lệ nam/nữ là 2,37/1. Kết Ruy (14) định nghĩa biến chứng phẫu thuật:<br />
quả này của chúng tôi cũng tương tự với các biến chứng trong mổ là những biến chứng cần<br />
nghiên cứu trước đây (4,9,14). Việc xuất hiện nhiều thực hiện thêm phẫu thuật ngoài dự kiến vì bất<br />
bệnh nhân trẻ tuổi bị ung thư dạ dày có lẽ cần kì lý do nào. Biến chứng sớm sau mổ là biến<br />
báo động về tình hình môi trường và thói quen chứng xảy ra trong vòng 30 ngày đầu sau mổ mà<br />
ăn uống ở nước ta hiện nay. cần mổ lại, cần làm thêm thủ thuật, hoặc thời<br />
Ung thư dạ dày là một trong số các loại ung gian nằm viện kéo dài so với những trường hợp<br />
thư mà phẫu thuật là phương pháp điều trị được mổ thường quy. Biến chứng muộn sau mổ xảy ra<br />
chỉ định. Ở giai đoạn khối u còn giới hạn tại chỗ sau 30 ngày mà cần phải nhập viện lại hoặc cần<br />
và vùng (T1-T4a), phẫu thuật được lựa chọn là làm bất kì một thủ thuật, phẫu thuật lại. Mặc dù<br />
phương pháp điều trị triệt căn, riêng u T1 có thể các tai biến, biến chứng sau mổ và tử vong sau<br />
chọn lựa các phương pháp khác như cắt niêm phẫu thuật ung thư dạ dày đã giảm đáng kể<br />
mạc qua nội soi hoặc cắt dạ dày qua phẫu thuật trong những năm qua nhưng tỷ lệ tai biến, biến<br />
nội soi...Đối với trường hợp u T4b xâm lấn cấu chứng vẫn còn khá cao(15).<br />
trúc lân cận có thể chỉ cắt dạ dày với ý nghĩa làm Theo Kobayashi (2004)(8), trên 1638 bệnh<br />
sạch hoặc phẫu thuật tạm thời. Ở giai đoạn nhân được phẫu thuật cắt dạ dày trong 7 năm ở<br />
muộn hơn nữa khi ung thư ở giai đoạn tiến xa và bệnh viện trung tâm ung thư quốc gia miền<br />
đã có di căn xa hoặc di căn phúc mạc, phẫu thuật Đông Nhật Bản, tỷ lệ biến chứng sau mổ từ<br />
được coi là phương pháp điều trị triệu chứng có 17,8% đến 33%, rò tụy là biến chứng hay gặp<br />
thể kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân, nhất. Một nghiên cứu khác của Saidi (2004)(16)<br />
hoặc chỉ điều trị nội khoa như hóa trị hoặc điều cũng ghi nhận tỷ lệ biến chứng sau mổ là 33,3%<br />
trị hướng đích. ở 18 bệnh nhân trên 70 tuổi và dưới 70 tuổi.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 101 bệnh Trong nghiên cứu của chúng tôi do bệnh<br />
nhân đều được phẫu thuật cắt dạ dày không triệt nhân ung thư dạ dày giai đoạn III-IV, khối u to,<br />
căn, cắt các tạng kèm theo với ý nghĩa làm sạch, có thể xâm lấn các tạng lân cận nên việc phẫu<br />
giảm thiểu tế bào ung thư. Một số nghiên cứu tích sẽ khó khăn, tỷ lệ tai biến trong mổ là 2%,<br />
cho thấy kết quả ích lợi của phẫu thuật này. Bên gồm 1 trường hợp tổn thương cuống lách nên cắt<br />
cạnh đó, một số nghiên cứu khác chưa cho thấy lách; 1 trường hợp thủng đại tràng khi phẫu tích<br />
bằng chứng chắc chắn trong chiến lược điều trị do khối u xâm lấn vào đại tràng, xử trí khâu lại<br />
ung thư dạ dày khi mà hiệu quả khá tốt của điều ngay và theo dõi hậu phẫu ổn định. Biến chứng<br />
trị hóa trị hiện nay. Trong nghiên cứu của trong 30 ngày đầu hậu phẫu là 8% bao gồm chảy<br />
Hartgrink(6), phẫu thuật giảm thiểu tạm thời máu ở miệng nối dạ dày 1%, nhiễm trùng vết mổ<br />
không kéo dài tiên lượng sống thêm khi bệnh 2%, tụ dịch dưới gan 2%, viêm phổi 2% và chảy<br />
nhân có nhiều các yếu tố mà không thể cắt dạ máu lại sau khi BN được khâu cầm máu cực<br />
dày điều trị triệt căn so với bệnh nhân chỉ có một dưới lách là 1%.<br />
yếu tố. Hiện nay Nhật Bản và Hàn Quốc đang<br />
Thời gian sống thêm sau phẫu thuật<br />
tiếp tục nghiên cứu so sánh phẫu thuật giảm<br />
Phẫu thuật điều trị triệt căn UTDD là phẫu<br />
thiểu ở bệnh nhân ung thư dạ dày kết hợp với<br />
thuật với hy vọng điều trị khỏi UTDD. Mốc thời<br />
điều trị hóa trị, hoặc chỉ điều trị hóa trị đơn<br />
gian đầu tiên được đánh giá là khỏi khi bệnh<br />
<br />
<br />
60 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhân sống 5 năm sau mổ, có thể sống không trung bình là 32 tháng. Dùng phương pháp phân<br />
bệnh hoặc sống toàn bộ, có thể sống di căn hoặc tích phương sai 1 yếu tố cho thấy sự khác biệt<br />
tái phát(13). không ý nghĩa thống kê (p = 0,1). Tỷ lệ sống 5<br />
Thời gian sống thêm sau mổ phản ánh kết năm theo phân loại mô bệnh học trong nghiên<br />
quả của phẫu thuật, là tiêu chuẩn cơ bản để đánh cứu của chúng tôi nhỏ hơn 5%, sự khác biệt giữa<br />
giá việc tầm soát, phát hiện và chẩn đoán sớm các nhóm có ý nghĩa (p = 0,04), nhưng so với các<br />
ung thư dạ dày vì có liên quan chặt chẽ đến giai nghiên cứu khác, tỷ lệ sống 5 năm của chúng tôi<br />
đoạn tiến triển hoặc tiến xa của bệnh. Trong 87 là rất thấp.<br />
trường hợp chúng tôi theo dõi được trong 5 năm, Theo Đỗ Đình Công(3), trên 175 trường hợp<br />
hiện 13 bệnh nhân còn sống, 74 trường hợp còn ung thư biểu mô tuyến dạ dày có biệt hóa và<br />
lại đã tử vong. Trong số các trường hợp tử vong nhóm không biệt hóa, tác giả ghi nhận 50% bệnh<br />
trước thời gian nghiên cứu, thời gian sống ngắn nhân thuộc nhóm biệt hóa có thời gian sống<br />
nhất là 1 tháng, dài nhất là 62 tháng sau khi bệnh trung bình là 24 tháng, nhóm không biệt hóa là<br />
nhân được chẩn đoán và điều trị. Nguyên nhân 21 tháng.<br />
tử vong do tuổi cao, ung thư di căn, tái phát. Tỷ Theo Zamudio(21), tiên lượng sống 5 năm của<br />
lệ sống thêm 5 năm chung là 14,9%. Tỷ lệ sống bệnh nhân phụ thuộc vào giai đoạn và phương<br />
thêm 1 năm, 3 năm, 5 năm lần lượt là 39,1%, pháp điều trị. Giai đoạn I là 93,7%, giai đoạn II là<br />
6,9%, 3,4%. 55% và 25% ở giai đoạn III. Khi phẫu thuật cắt<br />
Các yếu tố về đặc điểm bệnh nhân ảnh làm sạch thì tỉ lệ sống 5 năm là 37,1%. Tỉ lệ sống<br />
hưởng đến thời gian sống thêm sau phẫu 5 năm 92,3% ở nhóm không di căn hạch và 41,3%<br />
thuật ở nhóm có di căn hạch.<br />
Theo Medina-Franco(10), có sự khác biệt về Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự khác<br />
thời gian sống thêm dựa vào vị trí khối u, u ở vị biệt về thời gian sống thêm sau mổ của nhóm có<br />
trí đoạn xa tương ứng 1/3 dưới thường có tiên và không có di căn hạch, nhóm có di căn hạch có<br />
lượng sống sau mổ tốt hơn. Một nghiên cứu của thời gian sống trung bình sau mổ là 10 tháng,<br />
Kunisaki(9), so sánh kết quả phẫu thuật cắt bán nhóm không di căn hạch là 16 tháng. Tỷ lệ sống<br />
phần dưới dạ dày kèm nạo hạch D2 điều trị ung thêm 5 năm sau mổ của các bệnh nhân trong<br />
thư dạ dày ở người trẻ và trung niên, tỷ lệ sống 5 nghiên cứu là thấp, có sự khác biệt (p = 0,02), và<br />
năm theo vị trí khối u ở nghiên cứu này cao trên thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác<br />
60%. Tác giả Diệp Bảo Tuấn(2), tổng kết 358 bệnh (3,4%). Có sự khác biệt trên, vì đa số nghiên cứu<br />
nhân UTDD ghi nhận nhóm bệnh nhân ung thư của các tác giả này phẫu thuật cắt bán phần dưới<br />
ở 1/3 dưới dạ dày có tỷ lệ sống 5 năm là 54%. hay cắt toàn bộ dạ dày đều kèm theo nạo hạch<br />
D2 và bờ cắt dạ dày R0 tức là không để sót lại<br />
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi, 50%<br />
thương tổn ung thư trên vi thể. Còn trong<br />
bệnh nhân có u ở cả 3 vị trí (1/3 trên, giữa, dưới)<br />
nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân chỉ cắt<br />
thời gian sống sau phẫu thuật cắt dạ dày giảm<br />
giảm thiểu khối u, không nạo vét hạch. Theo<br />
thiểu trung bình khoảng 11 tháng, tỷ lệ sống 5<br />
chúng tôi, di căn hạch là yếu tố có ảnh hưởng<br />
năm sau mổ chỉ có 4,6%, sự khác biệt không có ý<br />
trực tiếp đến tỷ lệ sống sau mổ của bệnh nhân,<br />
nghĩa thống kê.<br />
nhưng nó còn phụ thuộc vào phương pháp phẫu<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh thuật triệt để hay không triệt để.<br />
nhân có kết quả giải phẫu bệnh ung thư biểu mô<br />
Các tác giả trong nước, theo Đỗ Đình Công(3),<br />
tuyến dạ dày có biệt hóa và không biệt hóa có<br />
so sánh thời gian sống thêm trong 157 trường<br />
thời gian sống gần như nhau trung bình 12<br />
hợp theo phẫu thuật làm sạch và triệt căn, nhóm<br />
tháng, 2 trường hợp lymphoma có thời gian sống<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 61<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
được cắt dạ dày làm sạch có 50% bệnh nhân chết và hạ giai đoạn của ung thư cũng như nhằm<br />
trong vòng 17 tháng, ngắn hơn so với 28 tháng giảm kích thước khối u ở bệnh nhân ung thư dạ<br />
nhóm bệnh nhân được mổ cắt dạ dày triệt căn. dày, từ đó giúp điều trị triệt căn.<br />
Theo Trịnh Hồng Sơn(18), thời gian sống trung Như vậy, điều trị ung thư dạ dày phải căn cứ<br />
bình của nhóm phẫu thuật nạo hạch D1 không vào từng giai đoạn và vào từng trường hợp cụ<br />
triệt để là 8 tháng, triệt để là 27 tháng, nạo hạch thể bệnh nhân. Việc phối hợp các phương pháp<br />
D2 không triệt để là 9 tháng, triệt để là 32,45 trong điều trị ung thư dạ dày hay điều trị đa mô<br />
tháng. Diệp Bảo Tuấn(6) ghi nhận nhóm bệnh thức là một triển vọng mới đầy hứa hẹn nhưng<br />
nhân được phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày cũng cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá trong<br />
kèm nạo hạch D2 có tỷ lệ sống 5 năm là 80,9%, những công trình tiếp theo.<br />
cắt dạ dày triệt căn có tỷ lệ sống 5 năm là 58,7%.<br />
KẾT LUẬN<br />
Các tác giả nước ngoài, theo nghiên cứu của<br />
Yoshihiro Kakeji(20), nhóm bệnh nhân ung thư dạ Qua nghiên cứu cho thấy yếu tố di căn hạch,<br />
dày được phẫu thuật kèm nạo hạch D1 có tỷ lệ mức độ biệt hóa của tế bào ung thư có ảnh<br />
sống 5 năm là 10%, nạo hạch D2 và D3 là 45%. hưởng trực tiếp đến thời gian sống thêm sau mổ<br />
Theo Xiang-Fu(19), nhóm bệnh nhân ung thư dạ của bệnh nhân.<br />
dày được phẫu thuật kèm nạo hạch D1 có tỷ lệ Phẫu thuật cắt giảm thiểu tế bào ung thư dù<br />
sống 5 năm là 34,5%, D2 là 53,5% và D3 là 50,8%. mang ý nghĩa điều trị triệu chứng và biến chứng<br />
Theo Moriguchi(11) thì khả năng sống thêm 3 năm nhưng phần nào giúp cải thiện thời gian sống<br />
ở những bệnh nhân được điều trị cắt dạ dày nói thêm sau mổ cho người bệnh.<br />
chung là khoảng 40%, riêng cắt dạ dày triệt căn Chiến lược điều trị đa mô thức với hiệu quả<br />
thì tỷ lệ này lên đến 75%. điều trị tốt hơn cho người bệnh đang là mục tiêu<br />
Liên quan đến hoá trị, trong nghiên cứu của của những nghiên cứu tương lai.<br />
chúng tôi có 27 trường hợp không hóa trị, 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
trường hợp hóa trị được 1-2 chu kỳ, 7 trường 1. Avital I, Pisters PWT et al (2011). In Cancer: Principles and<br />
hợp hóa trị 3-4 chu kỳ, 9 trường hợp hóa trị 5-6 practice of oncology, Cancer of the Stomach, 9th edition by<br />
Lippincott Williams and Wilkins, a Wolters Kluver.<br />
chu kỳ, 32 trường hợp hóa trị hơn 8 chu kỳ. Tất<br />
2. Diệp Bảo Tuấn (2005). Ung thư dạ dày: chẩn đoán và điều trị.<br />
cả bệnh nhân được hóa trị bằng Capecitabine Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí<br />
(Xeloda), không có chỉ định đặc biệt cho những Minh.<br />
3. Đỗ Đình Công (2003). Đối chiếu lâm sàng, giải phẫu bệnh<br />
bệnh nhân hóa trị. Nhóm bệnh nhân không carcinoma tuyến dạ dày với kết quả sớm sau mổ. Luận án<br />
tham gia hóa trị và có tham gia hóa trị sau mổ có Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.<br />
thời gian sống trung bình sau mổ lần lượt là 4. Đỗ Minh Hùng, Dương Bá Lập (2014). Kết quả phẫu thuật cắt<br />
dạ dày bán phần với nội soi hỗ trợ nạo vét hạch D2 điều trị<br />
12,39 ± 3,02 tháng và 15,21 ± 1,68 tháng. 50% ung thư dạ dày tiến triển. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí<br />
bệnh nhân có hóa trị hỗ trợ sau mổ có thời gian Minh, tập 18(1), tr.344-350.<br />
5. Ferlay J, Soerjomataram I et al (2012). Global cancer facts and<br />
sống là 12 tháng dài hơn so với 7 tháng nhóm<br />
figures 2012. Cancer incidence and mortality worldwide.<br />
bệnh nhân không được hóa trị hỗ trợ sau mổ, Available from: http://globocan.iarc.fr, accessed on 16/01/2015.<br />
tuy nhiên kết quả theo dõi sống thêm 5 năm sau 6. Hartgrink HH, Velde VD, Bonenkamp JJ et al (2004).<br />
Extended lymph node dissection for gastric cancer: who may<br />
mổ khác nhau giữa các nhóm không có ý nghĩa benefit? Final result of randomized Dutch gastric cancer group<br />
thống kê (p > 0,05). trial. J Clin Oncol, 22(11), pp. 2069-2077.<br />
7. Jingxu S, Yongxi S et al (2013). Clinical significance of<br />
Một hướng đi mới hiện nay đang được quan palliative gastrectomy on the survival of patient with<br />
tâm là hóa trị tân hỗ trợ. Theo hướng dẫn điều trị incurable advanced gastric cancer: a system review and meta-<br />
analysis. BMC Cancer 2013, 13, pp. 577.<br />
ung thư dạ dày của Hiệp hội Ung thư dạ dày<br />
8. Kobayashi A, Nakagohri T et al (2004). Aggressive surgical<br />
Nhật Bản và theo Avital (1), hóa trị tân hỗ trợ treatment for T4 gastric cancer. J Gastrointest Surg, 8(4), pp.<br />
nhằm mục đích kiểm soát những di căn về vi thể 464-470.<br />
<br />
<br />
<br />
62 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
9. Kunisaki C, Akiyama H, Nomura M et al (2006). 16. Saidi R W, Bell J L et al (2004). Surgical resection for gastric<br />
Clinicopathological features of gastric carcinoma in younger cancer in elderly patients: Is there a difference in outcome?. J<br />
and middle-aged patients: A comparative study. J Gastrointest Surg research, 118(1), pp. 15-20.<br />
Surg, 10(7), pp.1023-1032. 17. Trần Thiện Trung (2006). Chẩn đoán và điều trị hẹp môn vị. Y<br />
10. Medina-Franco H, Heslin MJ, Cortes-Gonzalez R (2000). học thành phố Hồ Chí Minh, 10(1), tr.26-31.<br />
Clinicopathological characteristics of gastric carcinoma in 18. Trịnh Hồng Sơn (2001). Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều<br />
young and elderly patients: comparative study. Ann Surg trị phẫu thuật ung thư dạ dày. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học<br />
Oncol, 7(7), pp. 515-519. Y Hà Nội.<br />
11. Moriguchi S, Maehara Y et al (1993). Relationship between age 19. Xiang-Fu Z, Chang-Ming H et al (2004). Surgical treatment<br />
and the time of surgery and prognosis after gastrectomy for and prognosis of gastric cancer in 2613 patients. World J Gastr,<br />
gastric cancer. J Surg Oncol, 52(2), pp. 119-123. 10(23), pp. 3405-3408.<br />
12. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thành Chung (1996). Bước đầu 20. Yoshihiro K et al (1998). Long term survival of patients with<br />
tìm hiểu liên quan giữa viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính với stage IV gastric carcinoma. Department of surgery II, Faculty<br />
ung thư dạ dày về mặt mô bệnh học. Y học thực hành, (11), of medicine, Kyushu university, Fukuoka, Japan, pp. 2307-<br />
tr.38-39. 2310.<br />
13. Phạm Duy Hiển (2007). Ung thư dạ dày. Nhà xuất bản Y học, 21. Zamudio JP, Gonzalez LRR (2015). Gastric perforation by<br />
tr. 131-132. MALT lymphoma, Case report .Cirugia y Cirujanos, 83(3), pp.<br />
14. Ruy KW, Kim YW, Lee JH, Nam BH (2008). Surgical 217-221.<br />
complications and the risk factors of laparoscopy – assisted<br />
distal gastrectomy for advanced gastric cancer. Ann Surg<br />
Oncol, 15, pp. 1625-1631. Ngày nhận bài báo: 02/8/2016<br />
15. Sah BK, Chen MM et al (2009). Gastric cancer surgery: Billroth<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo 31/8/2016<br />
I or Billroth II for distal gastrectomy?. BMC Cancer, pp.428-<br />
437. Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 63<br />