Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH THẨM MỸ CẰM<br />
Nguyễn Văn Hóa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị phẫu thuật (PT) biến dạng cằm bằng thủ thuật trượt cằm, dựa<br />
trên phân tích các chỉ số nhân trắc trên phim sọ, nêu kỹ thuật mổ và đánh giá kết quả thẩm mỹ.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 25 bệnh nhân được phẫu thuật trượt cằm (gồm 22 nữ, 3<br />
nam), tuổi từ 18- 38 được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện RHM thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả: Xương được đưa về vị trí giải phẫu nên các chỉ số sọ mặt trở về giá trị chuẩn hơn, hầu hết BN đều<br />
hài lòng về kết quả thẩm mỹ<br />
Kết luận: Kết quả của loạt các trường hợp nghiên cứu này cho thấy rằng phẫu thuật chỉnh hình trượt cằm<br />
với cố định cứng là phương pháp khả thi để sửa chữa một loạt các biến dạng khác nhau của cằm.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật cằm, biến dạng cằm, dị dạng xương hàm dưới, lẹm cằm,<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF GENIOPLASTY<br />
Nguyen Van Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 151 - 154<br />
Objective: Diagnosis and surgical treatment planning of a chin deformity by a sliding genioplasty based on<br />
hard and tissue analysis. Technique selection and easthetic results evaluation.<br />
Method: The sample of 25 pateints (22 women và 3 men) was treatmented in Odonto Maxillofacial Hospital<br />
Ho Chi Minh City. They were surgical treatmented by Osteotomy for sliding repostioning.<br />
Results: Bones are repositioned to more anatomical positions, therefore craniofacial indices returned to more<br />
normal values. All patients are satisfied with the aesthtic results.<br />
Conclutions: The results of this case series indicate that genioplasty with rigid fixation is feasible for<br />
correction of variety of chin deformities.<br />
Keywords: Genioplasty, dentofacial diformities, chin hypoplasia, chin protrution.<br />
cho được kết quả thẩm mỹ tự nhiên ngoài mong<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
đợi. Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:<br />
Một khuôn mặt hài hòa là khuôn mặt có các<br />
Phân tích các chỉ số sọ mặt trước PT.<br />
tỉ lệ giữa 3 tầng mặt bằng nhau và sự cân xứng ở<br />
Trình bày các bước trong kỹ thuật mổ trượt<br />
mỗi tầng phù hợp với vị trí của mỗi cơ quan<br />
cằm.<br />
theo 1 tỉ lệ chiều ngang nhất định, thường thì 1<br />
Đánh giá kết quả thẩm mỹ.<br />
biến dạng ở 1/3 tầng dưới mặt sẽ dễ nhận biết<br />
hơn và ảnh hưởng rất lớn đến đường viền<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
khuôn mặt, một khuôn mặt đẹp thì không thể<br />
CỨU<br />
gắn với xương cằm quá lẹm hay quá thô, trong<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
khi can thiệp phẫu thuật ở tầng mặt dưới đơn<br />
giản hơn, an toàn hơn các tầng giữa (Vùng có<br />
Nghiên cứu thực hiện trên 25 bệnh nhân<br />
nhiều cơ quan chức năng) và tầng trên nhưng<br />
được xác định có biến dạng xương hàm, được<br />
* Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Hóa. ĐT: 0904397979. Email: phd.hoanguyen@yahoo.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
151<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
điều trị phẫu thuật từ năm 2007-2009.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả lâm sàng, theo<br />
dõi dọc. Mẫu nghiên cứu gồm 25 bệnh nhân tất<br />
cả được chụp hình ảnh: ở tư thế thẳng, nghiêng,<br />
các loại phim Xquang như: phim sọ nghiêng,<br />
phim sọ thẳng, phim toàn cảnh với mục đích:<br />
Phân tích các chỉ số mô mềm: góc cổ cằm<br />
môi, góc nếp gấp môi dưới, tỉ lệ các tầng mặt,<br />
khoảng cách cổ cằm.<br />
Phân tích các chỉ số mô cứng: góc lồi mặt,<br />
chiều dài xương hàm dưới (XHD), tỉ lệ chiều dài<br />
của tầng mặt giữa và XHD.<br />
Các chỉ số nhân trắc trên hình ảnh và trên<br />
phim sọ được đo đạt và so sánh với các chỉ số<br />
nhân trắc của một số phân tích chuẩn: Steiner(3),<br />
Mc Namara(5), Hoàng Tử Hùng và Hồ Thị Thùy<br />
Trang(2) để: Đánh giá tương quan theo chiều<br />
trước sau, chiều đứng dọc của khối sọ mặt bao<br />
gồm: Nền sọ, xương hàm trên (XHT), XHD.<br />
Ngoài ra phân tích phim sọ giúp lập trình dựng<br />
hình trên không gian 3 chiều để dự đoán kết quả<br />
sau phẫu thuật.<br />
Các bước kỹ thuật: Phẫu thuật cắt XHD theo<br />
kỹ thuật BSSO được tiến hành trong điều kiện<br />
gây mê giảm huyết áp có hô hấp điều khiển với<br />
ống nội khí quản đặt qua mũi.<br />
<br />
Kỹ thuật cắt chỉnh hình trượt cằm<br />
Đường rạch niêm cốt mạc ở vị trí thấp của<br />
đáy hành lang được mở rộng băng qua đường<br />
giữa mặt từ R34-R44. Bóc tách vạt niêm cốt mạc<br />
đến đỉnh cằm, phẫu tích mạch máu và thần kinh<br />
cằm. Đánh dấu đường cắt xương, khoan những<br />
lỗ nhỏ đối xứng dọc theo đường đánh dấu bằng<br />
mũi khoan tròn, dùng lưỡi cưa dao động cắt<br />
ngang chỏm cằm giữa các cặp lỗ đã khoan. Di<br />
chuyển chỏm cằm về phía trước đến vị trí đã<br />
định, cố định chỏm cằm bằng chỉ thép hay nẹp<br />
vít. Đóng niêm mạc vết mổ bằng chỉ vicryl 3.0.<br />
Phương pháp đánh giá kết quả<br />
Đánh giá kết quả dựa vào bảng câu hỏi đánh<br />
giá dành cho bệnh nhân.<br />
<br />
152<br />
<br />
Đánh giá kết quả dựa vào các chỉ số phân<br />
tích trên phim sọ.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi (n<br />
=25).<br />
Tuổi<br />
18 – 28<br />
29 – 38<br />
>38<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số lượng bệnh nhân.<br />
19<br />
5<br />
1<br />
25<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
76 %<br />
20%<br />
4%<br />
100 %<br />
<br />
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi số<br />
bệnh nhân có nhu cầu phẫu thuật chỉnh sửa các<br />
biến dạng xương hàm còn khá trẻ, chủ yếu tập<br />
trung ở tuổi từ 18-28, chiếm 76%. Sở dĩ số bệnh<br />
nhân ở lứa tuổi này được điều trị chiếm tuyệt<br />
đại đa số là vì ở lứa tuổi này đã qua giai đoạn<br />
tăng trưởng và phát triển xương và hết khả năng<br />
điều chỉnh bằng biện pháp chỉnh nha, hơn nữa<br />
bệnh nhân đã ý thức được những ảnh hưởng<br />
nặng nề của các biến dạng xương hàm trong<br />
cuộc sống hàng ngày.<br />
Ở lứa tuổi >38 chiếm tỉ lệ rất thấp 4%. có lẽ<br />
do những người ở độ tuổi này đã lập gia đình<br />
nên ít lo lắng, chăm sóc bản thân. Hơn nữa, có<br />
một số người còn nghĩ họ đã quá già để chịu<br />
một cuộc phẫu thuật mà họ cho rằng không cần<br />
thiết.<br />
Còn một thực tế nữa là chúng tôi có khuynh<br />
hướng chọn bệnh nhân trẻ tuổi, vì trên những<br />
bệnh nhân tuổi trẻ thì hạn chế nhiều các nguy cơ<br />
tai biến trong quá trình phẫu thuật cũng như<br />
những biến chứng sau phẫu thuật, thời gian liền<br />
xương và phục hồi diễn ra nhanh hơn. Đây là<br />
các yếu tố chính góp phần cho thành công của<br />
phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm.<br />
Theo Ylikontiola L. (2000)(6) khi tìm hiểu yếu<br />
tố ảnh hưởng đến các biến chứng sau phẫu<br />
thuật nhận thấy: ở lứa tuổi trẻ thường ít có biến<br />
chứng, nếu có cũng mau chóng được bình phục.<br />
Đặc biệt về tình trạng rối loạn cảm giác được<br />
phục hồi nhanh trên các bệnh nhân trẻ hơn.<br />
<br />
Về giới<br />
Bảng 2. Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới (n =25)<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
3<br />
22<br />
25<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
12 %<br />
88 %<br />
100 %<br />
<br />
Trong mẫu nghiên cứu bệnh nhân được điều<br />
trị ngẫu nhiên, nhưng bảng 2 cho thấy tỉ lệ nữ<br />
giới chiếm khá cao (88%) trong khi nam giới chỉ<br />
12%, Điều này có lẽ do nhu cầu thẩm mỹ của nữ<br />
giới cao hơn, mặt khác do yếu tố tâm lý của các<br />
bậc phụ huynh thường lo lắng và quan tâm về<br />
thẩm mỹ cho con gái hơn con trai, đây cũng là<br />
yếu tố góp phần làm cho tỉ lệ bệnh nhân nữ cao<br />
hơn nam. Tỉ lệ của chúng tôi cao hơn kết quả<br />
thống kê của Bộ môn nắn chỉnh hàm trường Đại<br />
Học Răng Hàm Mặt và Khoa nắn hàm Viện<br />
Răng Hàm Mặt quốc gia, phái nữ chiếm 71,4%(1).<br />
<br />
Kết quả phục hồi giải phẫu trên phim Xquang<br />
Bảng 3.Giá trị các số đo TB của biến dạng thiểu sản<br />
XHD (n =25).<br />
Các số đo nhân trắc Trước PT<br />
Góc cổ cằm môi<br />
Góc lồi mặt<br />
<br />
0<br />
<br />
137,8<br />
<br />
0<br />
<br />
-28,1<br />
<br />
Sau PT<br />
<br />
Giá trị BT<br />
<br />
0<br />
<br />
110<br />
<br />
0<br />
<br />
-9,28<br />
<br />
118,6<br />
-16,5<br />
<br />
Chiều dài tầng giữa 87,5 / 104,2 87,5 / 113,7<br />
mặt / Chiều dài XHD (1/1,19)<br />
(1/1,33)<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
1/1,3<br />
<br />
Góc cổ-cằm-môi được tạo bởi đường tiếp<br />
tuyến bờ dưới cằm và đường nối từ điểm nhô<br />
cằm với điểm giữa đường viền môi dưới. Khi<br />
thiểu sản XHD thì giá trị TB góc này tăng cao<br />
(1370) (2) và chiều dài XHD ngắn nên tỷ lệ chiều<br />
dài tầng giữa mặt/ chiều dài XHD tăng (1/1,19),<br />
bình thường tỷ lệ này là: 1/1,3(3). Góc lồi mặt<br />
được tạo bởi các đường vẽ từ điểm G’đến điểm<br />
Sn và từ điểm Sn đến điểm Pog’, có giá trị trung<br />
bình là: -120 40(2), -9,280(1). Nhưng ở nhóm<br />
nghiên cứu giá trị trung bình của góc này giảm<br />
là: -28,10.<br />
Sau Phẫu thuật góc cổ cằm môi, góc lồi mặt<br />
được cải thiện. Đây là kết quả của việc thay đổi<br />
vị trí cằm sau PT, kỹ thuật trượt cằm cũng làm<br />
chiều dài XHD tăng lên từ: 104,2mm -113,7mm.<br />
Trong quá trình phẫu thuật 25 bệnh nhân<br />
với biến dạng cằm, chúng tôi không gặp các tai<br />
biến như: chảy máu thứ phát hay có dấu hiệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiễm khuẩn vùng mổ. Đứt động mạch và thần<br />
kinh cằm, đứt động mạch và thần kinh lưỡi, tổn<br />
thương mô mềm vùng lân cận, gãy xương<br />
không mong muốn.<br />
Sở dĩ chúng tôi không gặp những tai biến<br />
trong phẫu thuật cũng còn do: Khâu tiếp nhận<br />
chọn lựa bệnh nhân có chọn lọc, kỹ thuật phẫu<br />
thuật đơn giản. Hơn nữa cơ sở chuyên khoa<br />
được trang bị khá đầy đủ dụng cụ chuyên biệt<br />
cho các loại phẫu thuật này.<br />
Theo Satoh K. (2004)(4) khi chỉnh sửa tật lẹm<br />
cằm và những trường hợp quá sản hàm dưới ở<br />
mức độ nhẹ, kỹ thuật cắt chỉnh hình trượt cằm,<br />
thì việc tạo dáng cho vùng cằm và/hoặc bao<br />
gồm đặt lùi khối trước XHD là biện pháp khá<br />
đơn giản mà kết quả đạt đươc thỏa đáng về mặt<br />
thẩm mỹ.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Về đặc điểm giải phẫu<br />
Qua 25 trường hợp Biến dạng thiểu sản<br />
XHD được PT tạo hình cằm các chỉ số sọ mặt trở<br />
về giá trị chuẩn: số đo trung bình góc cổ cằm<br />
môi tăng (137,80); góc lồi mặt giảm (-28,10); tỉ lệ<br />
chiều dài tầng giữa mặt/chiều dài XHD tăng<br />
(1/1,19).<br />
<br />
Về thẩm mỹ<br />
Các đường mổ đều được thực hiện qua<br />
đường trong miệng nên không để lại sẹo xấu<br />
Đây là 1 kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả<br />
rỏ rệt, làm thay đổi tỉ lệ các tầng mặt theo chiều<br />
đứng, tăng chiều dài XHD, Khung xương cân<br />
đối là nền tảng quan trọng cho tính thẩm mỹ<br />
của hệ thống mô mềm bên trên, đường nét<br />
khuôn mặt trở nên hài hòa. Về thẩm mỹ có thể<br />
thấy cải thiện ngay sau phẫu thuật, hầu hết bệnh<br />
nhân và gia đình đều hài lòng về kết quả điều<br />
trị.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Hà Minh Thu, Đỗ thị Hiếu, Nguyễn Lê Thanh (1996), "Nghiên<br />
cứu qua tổng kết 1000 bệnh nhân đến khám và nắn chỉnh ở<br />
khoa chỉnh răng Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội", Tạp chí Y Học<br />
Việt Nam, tr. 14-16.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
153<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
154<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Hoàng Tử Hùng, Hồ Thị Thùy Trang (2000) " Những đặc trưng<br />
của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng", Số<br />
đặc biệt hội nghị khoa học, Trường ĐH Y Dược Tp. HCM, tr.128-38.<br />
Reyneke JP. (2003), "Diagnosis and treatment planning", "Basic<br />
guidelines for the diagnosis and treatment of specific dentofacial<br />
deformities", Essentials of Orthognathic surgery, pp. 151-246.<br />
McNamara J.A. (1984), "A method of cephalometric evaluation",<br />
Am.J.Orthod, 86, pp. 449-470.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Saitoh K. (2002), "Mandibular sympyseal contouring in mild<br />
mandibular prognathism", Aesthetic Plast. Surg, 26 (6), pp. 401406.<br />
Ylikontiola L., Kinnunen J., Oikarinen K. (2000), “Factors<br />
affecting neurosensory disturbance after mandibular bilateral<br />
sagittal split osteotomy", J. Oral Maxillofac. Surg, 58 (11), pp.<br />
1234-1239.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />