TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ CHỬA NGOÀI<br />
TỬ CUNG THỂ NGẬP MÁU Ổ BỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Nguyễn Viết Trung*; Đào Nguyên Hùng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét về chỉ định, đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị<br />
chửa ngoài tử cung (CNTC) thể ngập máu ổ bụng. Đối tượng và phương pháp: 94 bệnh nhân<br />
(BN) chẩn đoán CNTC thể ngập máu ổ bụng được điều trị bằng PTNS. Kết quả: 76,9% BN có<br />
lượng dịch, máu ổ bụng trung bình từ 500 - 1.000 ml. Thời gian phẫu thuật trung bình 67 ± 13,5<br />
phút (chủ yếu từ 45 - 60 phút). Ít đau sau mổ. Số ngày dùng kháng sinh 2,5 ± 0,9 ngày, một số<br />
BN dùng kháng sinh dự phòng. Ngày nằm viện ngắn, nhanh phục hồi sức khỏe, giảm chi phí<br />
điều trị... Không có tai biến, biến chứng trong và sau mổ. Kết luận: PTNS được áp dụng hiệu<br />
quả trong điều trị CNTC thể ngập máu ổ bụng tại Bệnh viện Quân y 103.<br />
* Từ khóa: Chửa ngoài tử cung; Ngập máu ổ bụng; Phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
Results of Laparoscopic Surgery of Ectopic Pregnancy with<br />
Abdominal Apoplexy in 103 Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate indication, early results of laparoscopic surgery of ectopic pregnancy<br />
with abdominal apoplexy. Subjects and methods: 94 patients diagnosed as ectopic pregnancy<br />
with abdominal apoplexy were treated by laparoscopic surgery. Results: 76.9% of patients had<br />
fluid, blood in abdomen with an average of 500 - 1.000 mL. Mean surgical time: 67 ± 13.5<br />
minutes (mainly from 45 - 60 minutes). Number of days of antibiotic use: 2.5 ± 0.9 days, some<br />
taking prophylactic antibiotics. Advantages of the surgery were postoperative less pain; shorter<br />
hospital stay, faster recovery, less treatment expenditure..., there were no complications intraand post-operation. Conclusion: Laparoscopic surgery is applied effectively in the treatment of<br />
ectopic pregnancy with abdominal apoplexy at 103 Hospital.<br />
* Key words: Ectopic pregnancy; Abdominal apoplexy; Laparoscopic surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chửa ngoài tử cung là hiện tượng<br />
trứng thụ tinh, làm tổ và phát triển ngoài<br />
buồng tử cung (vòi tử cung, buồng trứng,<br />
cổ tử cung, trong ổ bụng…), là một cấp<br />
cứu sản khoa thường gặp trong ba tháng<br />
đầu thai kỳ. Tỷ lệ CNTC ở Việt Nam dao<br />
<br />
động từ 1 - 2% [6, 7] và ngày càng có<br />
xu hướng tăng lên. CNTC liên quan đến<br />
các bệnh lây truyền qua đường tình dục,<br />
đặc biệt viêm phần phụ do Chlamydia<br />
trachomatis, viêm nhiễm tiểu khung,<br />
tiền sử nạo phá thai, sử dụng biện pháp<br />
tránh thai hay các khối u phần phụ [3].<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đào Nguyên Hùng (bshung103@gmail.vn)<br />
Ngày nhận bài: 08/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/01/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/01/2016<br />
<br />
155<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
PTNS được ứng dụng từ lâu trong<br />
điều trị CNTC với ưu điểm: hạn chế viêm<br />
dính sau mổ, tính thẩm mỹ cao, phục hồi<br />
sức khỏe nhanh, thời gian nằm viện<br />
ngắn, tiết kiệm về kinh tế cho BN và xã<br />
hội [2, 4]. Riêng với thể ngập máu ổ bụng,<br />
chủ yếu vẫn là phẫu thuật mở. Từ năm<br />
2012, Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quân y<br />
103 đã ứng dụng PTNS điều trị CNTC thể<br />
ngập máu ổ bụng, nhưng chưa có nghiên<br />
cứu nào đánh giá hiệu quả của phương<br />
pháp này. Chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu này nhằm: Nhận xét về chỉ định,<br />
đánh giá kết quả sớm PTNS điều trị<br />
CNTC thể ngập máu ổ bụng.<br />
<br />
- BN không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
+ Phương pháp gây mê: mê nội khí<br />
quản.<br />
<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
94 BN chẩn đoán xác định CNTC thể<br />
ngập máu ổ bụng, được điều trị bằng<br />
phương pháp PTNS tại Khoa Phụ Sản,<br />
Bệnh viện Quân y 103 từ 5 - 2012 đến 3 2014.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br />
- BN được chẩn đoán xác định CNTC<br />
thể ngập máu trong ổ bụng với lượng<br />
máu mất > 500 ml.<br />
- Hồ sơ BN đầy đủ các thông tin phục<br />
vụ nghiên cứu.<br />
- BN đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ BN:<br />
- CNTC không phải thể ngập máu ổ<br />
bụng, CNTC ngập máu ổ bụng có sốc...<br />
- CNTC vỡ lượng máu trong ổ bụng<br />
< 500 ml.<br />
- Dính nhiều vùng tiểu khung, dính<br />
tạng vào thành bụng.<br />
- Hồ sơ BN không đủ thông tin cho<br />
nghiên cứu.<br />
156<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, mô tả, can thiệp lâm sàng,<br />
phân tích không đối chứng.<br />
- Thiết kế bệnh án nghiên cứu, thu<br />
thập các số liệu theo chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
- BN được khám trước mổ, làm các<br />
xét nghiệm cận lâm sàng (siêu âm đầu dò<br />
âm đạo, thử test hCG nước tiểu...), chẩn<br />
đoán xác định CNTC ngập máu ổ bụng.<br />
- Mô tả kỹ thuật: PTNS:<br />
+ BN ở tư thế nằm ngửa, hai chân<br />
duỗi thẳng.<br />
<br />
+ Đặt 4 trocar (1 trocar trên rốn 10 mm,<br />
1 trocar hố chậu trái 10 mm, 2 trocar 5<br />
mm ở hạ vị và hố chậu phải).<br />
+ Kiểm tra và tìm vị trí khối thai, đặt tư<br />
thế BN đầu thấp, hút máu ổ bụng, bộc lộ<br />
khối thai, xử trí theo chỉ định.<br />
+ Kiểm tra cầm máu kỹ, lau rửa ổ bụng.<br />
+ Rút trocar, đóng chân trocar.<br />
- Theo dõi sau mổ (mức độ đau, thời<br />
gian vận động, số liều dùng kháng sinh,<br />
số ngày điều trị...).<br />
- Xử lý số liệu: bằng phầm mềm thống<br />
kê SPSS 16.0, độ tin cậy có ý nghĩa<br />
thống kê khi p < 0,05.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Tuổi trung bình 29,59 6,2; có ≥ 1 con<br />
sống: 42 BN (44,6%); tiền sử có ≥ 1 lần<br />
mổ CNTC: 16 BN (17,0%); tiền sử ≥ 1 lần<br />
phá thai: 29 BN (30,8%); tiền sử đặt vòng<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
tránh thai: 38 BN (40,4%); tiền sử viêm<br />
tiểu khung: 23 BN (24,4%).<br />
Nghiên cứu của Trần Thị Anh (2004)<br />
gặp tuổi trung bình 32,08 5,59 [1]. Tuổi<br />
trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
thấp hơn, có thể do sau 10 năm qua tuổi<br />
CNTC có xu hướng giảm trong cộng đồng<br />
do: tuổi sinh hoạt tình dục sớm hơn, tỷ lệ<br />
viêm nhiễm đường sinh dục tăng…<br />
2. Triệu chứng chẩn đoán.<br />
- Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng:<br />
chậm kinh: 89 BN (94,6%); đau bụng hạ<br />
vị: 92 BN (97,8%); ra máu âm đạo: 80 BN<br />
(85,1%); thăm âm đạo Douglas ấn đau<br />
chói: 94 BN (100%); dấu hiệu Blumberg<br />
dương tính: 94 BN (100%); test hCG<br />
nước tiểu dương tính: 94 BN (100%).<br />
<br />
Các dấu hiệu chậm kinh, đau bụng hạ<br />
vị, ra máu âm đạo đều gặp với tỷ lệ cao.<br />
100% BN có dấu hiệu Blumberg (+), thăm<br />
âm đạo cùng đồ Douglas ấn đau chói và<br />
thử test hCG (+).<br />
- Siêu âm đầu dò âm đạo:<br />
+ Dấu hiệu siêu âm: buồng tử cung<br />
không có túi ối: 94 BN (100%); có khối<br />
hổn hợp âm cạnh tử cung: 94 BN (100%);<br />
tim thai ngoài tử cung: 3 BN (3,1%);<br />
nhiều dịch tự do trong ổ bụng: 94 BN<br />
(100%).<br />
100% BN được siêu âm bằng đầu dò<br />
âm đạo, không có thai trong tử cung, có<br />
khối hỗn hợp âm cạnh tử cung và nhiều<br />
dịch tự do trong ổ bụng. Ít gặp tim thai<br />
hoạt động ngoài tử cung (3,1%).<br />
<br />
3. Xử trí trong phẫu thuật.<br />
Vị trí khối chửa ngoài tử cung: đoạn bóng vòi tử cung: 58 BN (61,7%); đoạn loa vòi<br />
tử cung: 8 BN (8,5%); đoạn eo vòi tử cung: 20 BN (21,3%); đoạn kẽ vòi tử cung: 2 BN<br />
(2,1%); mặt buồng trứng: 1 BN (1,1%); sừng tử cung: 3 BN (3,2%); mỏm cụt vòi tử<br />
cung: 2 BN (2,1%).<br />
Bảng 1: Lượng dịch máu trong ổ bụng.<br />
Lƣợng dịch, máu ổ bụng (ml)<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
500 - 1.000<br />
<br />
1000 - 1.500<br />
<br />
1500 - 2.000<br />
<br />
> 2000<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
53<br />
<br />
27<br />
<br />
12<br />
<br />
2<br />
<br />
94<br />
<br />
56,4<br />
<br />
28,7<br />
<br />
12,8<br />
<br />
2,1<br />
<br />
100<br />
<br />
Số BN có lượng máu mất trong ổ bụng 500 - 1.000 ml chiếm tỷ lệ cao nhất, 2,1% có<br />
lượng máu mất > 2.000 ml.<br />
4. Kết quả điều trị sau phẫu thuật.<br />
Thời gian trung bình phẫu thuật:<br />
67 ± 13,5 phút; 45 BN (47,9%) PTNS từ<br />
60 - 120 phút. Tuy nhiên, số BN PTNS từ<br />
45 - 60 phút cũng có tỷ lệ khá cao (46,8%).<br />
Số liều thuốc giảm đau trung bình sau<br />
mổ: 1,8 ± 0,3 liều, số liều thuốc giảm đau<br />
dùng cho BN sau mổ ít, nhiều BN không<br />
có nhu cầu dùng giảm đau sau mổ. Theo<br />
<br />
Trần Thị Anh, tỷ lệ BN không sử dụng<br />
thuốc giảm đau sau phẫu thuật của PTNS<br />
là 40,6% nhiều hơn tỷ lệ BN không sử<br />
dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật mở<br />
bụng (31,2%). Sau PTNS, BN ít đau hơn<br />
so với phẫu thuật mở [5].<br />
Số ngày điều trị kháng sinh trung bình:<br />
2,5 ± 0,9. Thời gian sử dụng kháng sinh<br />
của BN tương tự kết quả của các tác giả<br />
157<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
khác trong và ngoài nước, thời gian dùng<br />
kháng sinh sau mổ ngắn, tiết kiệm chi phí<br />
cho BN.<br />
Số ngày nằm điều trị trung bình sau<br />
mổ: 2,8 ± 1,2; BN ra viện sớm, nhanh<br />
phục hồi sức khỏe, giảm chi phí điều trị.<br />
Tỷ lệ tai biến và biến chứng sau phẫu<br />
thuật: 0%. Tỷ lệ chuyển mổ mở: 0%.<br />
KẾT LUẬN<br />
* Chỉ định PTNS điều trị CNTC ngập<br />
máu ổ bụng:<br />
- Chỉ định: PTNS CNTC thể ngập máu<br />
ổ bụng không hoặc ít biến đổi các thông<br />
số sống.<br />
- Chống chỉ định: CNTC có sốc mất<br />
máu nặng...<br />
* Kết quả sớm PTNS CNTC thể ngập<br />
máu ổ bụng:<br />
- Thời gian phẫu thuật trung bình 67 ±<br />
13,5 phút, thời gian mổ chủ yếu 45 - 60<br />
phút, tương đương thời gian mổ mở.<br />
- Số liều thuốc giảm đau sau mổ trung<br />
bình 1,8 ± 0,3.<br />
- Số ngày dùng kháng sinh sau mổ<br />
2,5 ± 0,9.<br />
- Số ngày điều trị sau mổ 2,8 ± 1,2.<br />
<br />
158<br />
<br />
- Không có tai biến, biến chứng trong<br />
và sau mổ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Thị Anh. Nghiên cứu ứng dụng<br />
PTNS trong chẩn đoán và điều trị CNTC.<br />
Luận án Tiến sỹ Y học. 2004, tr.65-80.<br />
2. Nguyễn Đức Hinh. PTNS ở Bệnh viện<br />
Bảo vệ Bà mẹ trẻ sơ sinh gần 3 năm: 1/1996 8/1998. Tổng kết PTNS, Bệnh viện Bảo vệ Bà<br />
mẹ trẻ sơ sinh. Hà Nội. 1998, tr.1-5.<br />
3. Nguyễn Thị Minh Tâm. Bệnh học CNTC.<br />
Bài giảng sản phụ khoa. Nhà xuất bản Quân<br />
đội Nhân dân. 2009, tr.154-160.<br />
4. Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Tình hình<br />
chẩn đoán và điều trị thai ngoài tử cung trong<br />
năm 2001 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ<br />
Thành phố Hồ Chí Minh. Nội san - phụ lục số<br />
đặc biệt. 2002, 67.<br />
5. Phạm Thị Vân. Nghiên cứu ứng dụng<br />
PTNS trong chẩn đoán và điều trị CNTC.<br />
Luận văn Thạc sỹ Y học. 2000.<br />
6. Braustein GD, Valtukaitis JL, Carbone<br />
PP, Ross GT. Entopic production of human<br />
chronic gonadotropin by seoplasms. This<br />
week’s citation classic. 1983, October, p.1.<br />
7. Promecene Pamela A. Laparoscopy in<br />
gynecologic emergencies. Semin-LaparoscSurg. 2002, Mar, 9 (1), pp.64-75.<br />
<br />