TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP QUA 625 BỆNH NHÂN<br />
Lê Thanh Sơn*; Đặng Việt Dũng**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi tại Khoa Phẫu thuật Bụng, Bệnh<br />
viện Quân y 103 giai đoạn 2014 - 2015. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên<br />
625 bệnh nhân (BN) viêm ruột thừa cấp (VRTC) được điều trị bằng phẫu thuật nội soi<br />
(PTNS) tại Bệnh viện Quân y 103 từ 1 - 2014 đến 6 - 2015. Kết quả: cắt ruột thừa nội soi<br />
tiến hành thuận lợi dưới gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống. Phẫu trường có thể tạo<br />
bởi bơm khí CO2 hoặc khung nâng thành bụng. BN có thể ăn trở lại sau mổ trung bình 1,9<br />
ngày; thời gian nằm viện trung bình 4,5 ngày. Tỷ lệ biến chứng thấp (3,2%), chủ yếu biến<br />
chứng nhẹ, điều trị khỏi bằng phương pháp bảo tồn. Kết luận: PTNS điều trị VRTC là phương<br />
pháp an toàn, giúp BN nhanh hồi phục.<br />
* Từ khóa: Viêm ruột thừa cấp; Cắt ruột thừa nội soi.<br />
<br />
Results of Laparoscopic Surgery in 625 Appendicitis Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate results of laparoscopic appendectomy. Subjects and methods:<br />
A prospective study on 625 appendicitis patients who underwent laparoscopic appendectomy at<br />
Abdominal Surgery Department, 103 Hospital from 1 - 2014 to 6 - 2015. Results: Laparoscopic<br />
appendectomy could be performed under general or spinal aneasthesia. Operation field could<br />
be done by CO2 aspiration or abdominal wall lift. Mean time of normal eating postoperation was<br />
1.9 days and hospital stay was 4.5 days. Complication rate was low (3.2%), mainly at mild level<br />
which can be treated by conversation method. Conclusion: Laparoscopic appendectomy was<br />
safe, which helps patients recover earlier.<br />
* Key words: Acute appendicitis; Laparoscopic appendectomy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu<br />
bụng ngoại khoa thường gặp nhất chiếm<br />
22,5 - 62,3% trong phẫu thuật cấp cứu<br />
bụng [1, 3]. Cùng với sự phát triển mạnh<br />
mẽ của PTNS gần đây, PTNS cắt ruột<br />
thừa viêm đã được ứng dụng khá rộng<br />
<br />
rãi, mang lại nhiều lợi ích cho BN. Đó là<br />
khả năng đánh giá chính xác tình trạng<br />
tổn thương tại ruột thừa cũng như các cơ<br />
quan trong ổ bụng, giúp cho lựa chọn<br />
chiến thuật điều trị hợp lý và giá trị của<br />
phẫu thuật xâm nhập tối thiểu trong điều<br />
trị [1, 2, 7].<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thanh Sơn (ltson103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 15/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016<br />
<br />
156<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
PTNS điều trị VRTC đang dần được<br />
nhiều bệnh viện thực hiện. Khoa Phẫu<br />
thuật Bụng, Bệnh viện Quân y 103 bắt<br />
đầu thực hiện kỹ thuật này từ 8 - 2008 [3].<br />
Cho tới nay, phương pháp này trở thành<br />
thường quy trong điều trị VRTC. Để góp<br />
phần làm rõ thêm giá trị của PTNS điều trị<br />
VRTC và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao<br />
chất lượng điều trị, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm: Đánh giá kết quả<br />
điều trị cắt ruột thừa nội soi tại Khoa Phẫu<br />
thuật Bụng, Bệnh viện Quân y 103 giai<br />
đoạn 2014 - 2015.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
BN được xác chẩn VRTC bằng mô<br />
bệnh học, điều trị PTNS tại Khoa Phẫu<br />
thuật Bụng, Bệnh viện Quân y 103 từ 1 2014 đến 6 - 2015.<br />
* Loại trừ các trường hợp: áp xe ruột<br />
thừa, đám quánh ruột thừa, viêm phúc<br />
mạc ruột thừa, điều trị bằng mổ mở.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang,<br />
không đối chứng.<br />
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Yếu tố kỹ thuật: phương pháp vô<br />
cảm, kỹ thuật tạo trường mổ, số lượng<br />
trocar, kỹ thuật cắt ruột thừa, thời gian<br />
phẫu thuật.<br />
- Đánh giá phục hồi sau mổ: thời gian<br />
trung tiện, thời gian bắt đầu ăn uống trở<br />
lại, thời gian nằm viện sau mổ.<br />
- Tỷ lệ tai biến, biến chứng sớm và tử<br />
vong phẫu thuật.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Tổng số: 625 BN đủ tiêu chuẩn được<br />
đưa vào nghiên cứu. Trong đó: viêm ruột<br />
thừa thể sung huyết 51 BN (8,1%); viêm<br />
ruột thừa thể mủ 467 BN (74,8%) và viêm<br />
ruột thừa thể hoại tử 107 BN (17,1%).<br />
Nam: 321 BN (51,3%), tỷ lệ nam/nữ:<br />
1,05/1. Tuổi trung bình: 34,5 ± 17,6; 51<br />
BN có tiền sử mổ bụng trước đó (8,2%);<br />
126 BN có bệnh kết hợp với tổng số 137<br />
lượt bệnh (bệnh lý tim mạch: 51 BN; bệnh<br />
lý hô hấp: 19 BN; bệnh lý tiết niệu: 12 BN;<br />
đái tháo đường: 45 BN; sỏi túi mật: 6 BN;<br />
nang buồng trứng: 4 BN).<br />
* Phương pháp vô cảm và tạo trường<br />
mổ:<br />
Bảng 1: Phương pháp vô cảm và tạo<br />
trường mổ.<br />
Vô cảm<br />
Tạo<br />
trƣờng mổ<br />
<br />
Bơm CO2<br />
Khung nâng<br />
thành bụng<br />
Tổng<br />
<br />
Gây mê<br />
nội khí quản<br />
<br />
Gây tê<br />
tủy sống<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
592<br />
<br />
17<br />
<br />
609<br />
<br />
2<br />
<br />
14<br />
<br />
16<br />
<br />
594<br />
<br />
31<br />
<br />
625<br />
<br />
Phần lớn cắt ruột thừa nội soi được<br />
thực hiện dưới gây mê nội khí quản, gây<br />
tê tủy sống (31 BN = 4,9%). Tạo trường<br />
mổ chủ yếu bằng bơm CO2, sử dụng<br />
khung nâng thành bụng ở 16 BN (2,6%).<br />
Đặc biệt, 14 BN (2,2%) được tiến hành<br />
phẫu thuật dưới sự kết hợp của gây tê<br />
tủy sống và khung nâng thành bụng. Đây<br />
là những trường hợp VRTC có các bệnh<br />
lý kết hợp ở hệ thống hô hấp hoặc tim<br />
mạch, có chống chỉ định gây mê nội khí<br />
quản hoặc bơm hơi ổ bụng [4].<br />
157<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Bảng 2: Các yếu tố kỹ thuật trong mổ.<br />
Các yếu tố kỹ thuật<br />
Số lượng trocar<br />
<br />
Kỹ thuật cắt ruột thừa<br />
<br />
Phương tiện dụng cụ<br />
<br />
Xử lý gốc ruột thừa<br />
<br />
Số lƣợng BN<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
3 trocar<br />
<br />
597<br />
<br />
95,5<br />
<br />
625 (100,0%)<br />
<br />
4 trocar<br />
<br />
28<br />
<br />
4,5<br />
<br />
Xuôi dòng<br />
<br />
586<br />
<br />
93,7<br />
<br />
Ngược dòng<br />
<br />
39<br />
<br />
6,3<br />
<br />
Dao điện đơn cực<br />
<br />
488<br />
<br />
78,1<br />
<br />
Bipoler<br />
<br />
25<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Ligasure<br />
<br />
112<br />
<br />
17,9<br />
<br />
Kẹp, buộc<br />
<br />
408<br />
<br />
65,3<br />
<br />
Khâu vùi<br />
<br />
217<br />
<br />
34,7<br />
<br />
* Thời gian phẫu thuật: trung bình:<br />
41,5 ± 11,6 phút, nhanh nhất 25 phút, lâu<br />
nhất 95 phút. Phần lớn phẫu thuật được<br />
thực hiện với 3 trocar theo quy trình<br />
thường quy tại Khoa Phẫu thuật Bụng,<br />
Bệnh viện Quân y 103 [3]. Kỹ thuật cắt<br />
ruột thừa ngược dòng chỉ thực hiện ở<br />
6,3% số BN. Số liệu này phần nào cho<br />
thấy giá trị của PTNS làm tăng khả năng<br />
cắt ruột thừa xuôi dòng, khi mà các thống<br />
kê cho thấy tỷ lệ VRTC ở sau manh tràng<br />
<br />
625 (100,0%)<br />
<br />
625 (100,0%)<br />
<br />
625 (100,0%)<br />
<br />
dao động 10,8 - 16,7% [1, 3]. Từ đầu<br />
2015, dao ligasure được trang bị cho<br />
phòng mổ cấp cứu của Bệnh viện Quân y<br />
103. Từ đó, nhiều BN VRTC được sử<br />
dụng dụng cụ này. Kinh nghiệm thực tiễn<br />
cho thấy, sử dụng ligasure trong cắt ruột<br />
thừa nội soi giúp cầm máu tốt, trường mổ<br />
sạch, giảm nguy cơ ô nhiễm, rút ngắn<br />
thời gian phẫu thuật. Những đặc điểm<br />
này trở nên rất hữu ích trong điều kiện<br />
cấp cứu.<br />
<br />
* Thời gian phục hồi:<br />
Bảng 3: Thời gian phục hồi sau mổ.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Ngắn nhất<br />
<br />
Dài nhất<br />
<br />
Trung tiện (giờ)<br />
<br />
16,5 ± 9,7<br />
<br />
8<br />
<br />
96<br />
<br />
Ăn lỏng (ngày)<br />
<br />
1,9 ± 0,7<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Ngày nằm viện sau mổ (ngày)<br />
<br />
4,5 ± 3,6<br />
<br />
3<br />
<br />
9<br />
<br />
Ưu thế lớn của PTNS là khả năng giúp<br />
BN sớm phục hồi sau mổ dựa vào tính<br />
chất can thiệp và xâm nhập tối thiểu của<br />
cuộc mổ [1, 2, 3]. Các nghiên cứu trong<br />
và ngoài nước đều khẳng định PTNS cắt<br />
158<br />
<br />
ruột thừa viêm giúp BN nhanh chóng<br />
phục hồi, rút ngắn thời gian nằm viện.<br />
Thời gian nằm viện trung bình dao động<br />
từ 3 - 6 ngày [1, 3, 5, 6]. Các nghiên cứu<br />
so sánh về thời gian phục hồi sau mổ<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
giữa cắt ruột thừa nội soi và cắt ruột thừa<br />
mở kinh điển đều cho thấy PTNS không<br />
chỉ giúp ngắn ngày nằm điều trị sau mổ<br />
mà còn giúp BN nhanh chóng trở lại cuộc<br />
sống lao động bình thường. Kald A (1999)<br />
cho biết thời gian trung bình để BN cắt<br />
ruột thừa nội soi bắt đầu đi làm trở lại sau<br />
mổ 17 ngày trong khi ở nhóm BN mổ mở<br />
là 20 ngày [5]. Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, thời gian phục hồi nhu động<br />
ruột trở lại sau mổ trung bình 16,5 giờ;<br />
điều này cho phép BN có thể sớm ăn<br />
uống trở lại, thường là ngày thứ 2 sau<br />
mổ. Thời gian nằm viện trung bình sau<br />
mổ 4,5 ngày. Kết quả này phù hợp với<br />
nghiên cứu của các tác giả khác. Trong<br />
thực tiễn lâm sàng, hầu hết BN có thời<br />
gian nằm viện kéo dài là do có biến<br />
chứng hoặc bệnh lý kết hợp. Từ đây,<br />
chúng tôi chủ trương chọn thời gian nằm<br />
viện và phục hồi sau mổ như một tiêu chí<br />
đánh giá kết quả ứng dụng của PTNS<br />
điều trị VRTC. Mối liên quan giữa thời<br />
gian phục hồi sau mổ với các yếu tố cân<br />
nhắc khi lựa chọn chỉ định mổ cắt ruột<br />
thừa nội soi (thời gian bị bệnh, tiền sử mổ<br />
cũ, bệnh lý kết hợp, tuổi…) sẽ được trình<br />
bày trong một báo cáo khác.<br />
* Biến chứng sớm: 20/625 BN (3,2%)<br />
có biến chứng sớm sau mổ. Mỗi BN có<br />
thể có một hoặc nhiều biến chứng. Tổng<br />
số lượt biến chứng được ghi nhận là 30<br />
(4,65%); trong đó nhiễm trùng chân<br />
trocar: 5 BN (0,8%); 11 BN (1,7%) áp xe<br />
tồn dư được điều trị bằng chọc hút dưới<br />
hướng dẫn của siêu âm kết hợp kháng<br />
sinh. 2 BN (0,3%) rò manh tràng đều<br />
được đặt dẫn lưu hố chậu phải ngay từ<br />
trong mổ, tự liền ở ngày 7 và 9 sau mổ.<br />
Những BN này đều được phẫu thuật viên<br />
tiên lượng nguy cơ xì rò nên đã được đặt<br />
<br />
dẫn lưu dự phòng ở hố chậu phải ngay<br />
trong mổ. Nhờ đó, rò manh tràng trên số<br />
BN này đều khỏi dưới hỗ trợ điều trị của<br />
kháng sinh và tăng cường nuôi dưỡng.<br />
Tỷ lệ biến chứng trong nghiên cứu giảm<br />
đáng kể so với thống kê ở giai đoạn đầu<br />
chúng tôi áp dụng PTNS điều trị VRTC<br />
(6,0%) [3]. Không có tai biến liên quan tới<br />
kỹ thuật và tử vong phẫu thuật. Các biến<br />
chứng sau mổ thường gặp liên quan đến<br />
nhiễm trùng. Không có trường hợp nào<br />
phải mổ lại để xử lý các biến chứng.<br />
Liệt ruột kéo dài ở 2 trường hợp<br />
(0,3%) có thời gian nhu động ruột trở lại<br />
vào ngày thứ 5 và 6 sau mổ, không kèm<br />
theo tình trạng áp xe tồn dư, viêm phúc<br />
mạc hay tắc ruột sau mổ.<br />
Viêm phổi - phế quản: 2 BN (0,3%);<br />
viêm tiết niệu: 1 BN (0,15%); tăng huyết<br />
áp: 5 BN (0,8%); loạn nhịp tim: 2 BN<br />
(0,3%).<br />
Biến chứng bên ngoài ổ bụng (viêm<br />
phổi, viêm tiết niệu, tim mạch…) có xu<br />
hướng xảy ra ở BN có bệnh lý kết hợp ở<br />
cơ quan tương ứng. Mối liên quan này<br />
chúng tôi sẽ trình bày trong báo cáo khác.<br />
* Các tai biến trong mổ: không có.<br />
* Tử vong phẫu thuật: không có.<br />
Các nghiên cứu trên thế giới đều<br />
thống nhất, biến chứng hay gặp trong<br />
phẫu thuật cắt ruột thừa viêm có liên<br />
quan tới nhiễm trùng vết mổ và trong ổ<br />
bụng. Tuy nhiên, kết quả so sánh cho<br />
thấy tỷ lệ này giảm đáng kể ở nhóm cắt<br />
ruột thừa nội soi so với nhóm mổ mở cắt<br />
ruột thừa. Kuowenhoven EA (2005) thông<br />
báo tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ ở nhóm cắt<br />
ruột thừa mở là 2,1% và giảm còn 0,6% ở<br />
nhóm mổ nội soi. Tác giả cũng khẳng<br />
định PTNS cắt ruột thừa viêm đã giúp<br />
159<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
giảm đáng kể tỷ lệ áp xe tồn dư nhờ khả<br />
năng đánh giá đầy đủ tình trạng ổ bụng<br />
cũng như khả năng lau, hút sạch dịch<br />
viêm trong quá trình PTNS [7]. Năm 2007,<br />
Khan MN cũng cho biết tỷ lệ biến chứng<br />
nhiễm trùng nói chung sau mổ mở cắt<br />
ruột thừa là 9,2% và tỷ lệ này giảm xuống<br />
còn 1,2% sau mổ nội soi cắt ruột thừa [6].<br />
Các biến chứng sau mổ liệu có liên<br />
quan với thời gian bị bệnh, vị trí của ruột<br />
thừa, tiền sử phẫu thuật bụng và bệnh lý<br />
kết hợp?. Vấn đề này chúng tôi xin trình<br />
bày trong một báo cáo tiếp sau.<br />
Có thể nói, PTNS đã cải thiện đáng kể<br />
kết quả điều trị VRTC. Tỷ lệ biến chứng<br />
thấp. Thời gian phục hồi sau mổ và ngày<br />
nằm điều trị được rút ngắn, BN sớm trở<br />
lại lao động bình thường. Những ưu thế<br />
này đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ về<br />
sức khoẻ mà còn giúp tiết kiệm chi phí<br />
cho BN [5, 8].<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 625 BN VRTC được<br />
cắt ruột thừa nội soi tại Bệnh viện Quân y<br />
103 giai đoạn 2014 - 2015, chúng tôi rút<br />
ra kết luận:<br />
- Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa an<br />
toàn, không có tai biến và tử vong phẫu<br />
thuật.<br />
- BN sớm phục hồi, thời gian bắt đầu<br />
ăn trở lại vào ngày thứ 2 sau mổ, thời<br />
gian nằm viện trung bình 4,5 ngày.<br />
<br />
160<br />
<br />
- Tỷ lệ biến chứng thấp (3,2%), hầu<br />
hết là biến chứng nhẹ, điều trị khỏi bằng<br />
phương pháp bảo tồn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Triệu Triều Dương. Nghiên cứu chẩn<br />
đoán VRTC và kỹ thuật cắt ruột thừa qua nội<br />
soi. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y.<br />
2002.<br />
2. Trần Bình Giang. Lịch sử của nội soi và<br />
PTNS. PTNS. NXB Y học. Hà Nội. 2003.<br />
3. Lê Thanh Sơn. Nghiên cứu ứng dụng<br />
PTNS điều trị VRTC tại Bệnh viện Quân y 103.<br />
Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Học viện<br />
Quân y. 2010.<br />
4. Lê Thanh Sơn, Đặng Việt Dũng. Cắt<br />
ruột thừa nội soi dưới gây tê tủy sống và<br />
khung nâng thành bụng. Tạp chí Y - Dược học<br />
quân sự. 2015, số 3, tr.36-38.<br />
5. Kald A, Kullman E et al. Cost<br />
minimisation analysis of laparoscopic and<br />
open appendectomy. Eur J Surg. 1999, 165,<br />
pp.579-582.<br />
6. Khan MN, Faayd T et al. Laparoscopic<br />
vs open appendectomy: the postoperative<br />
infectiuos complications. JSLS. 2007, 11,<br />
pp.363-367.<br />
7. Kouwenhoven EA, Repelaer OJ et al.<br />
Fear of intraabdominal abscess after laparoscopic<br />
appendectomy. Not realistic. Surg Endosc.<br />
2005, 19. pp.923-926.<br />
8. Marzouk M, Khater M et al. Laparoscopic<br />
vs open appendectomy: a prospective<br />
comparative study of 227 patients. Surg<br />
Endosc. 2003, 17, pp.721-724.<br />
<br />